SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
7
8
8
4
7
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 05 Tháng Mười Một 2003 9:55:00 SA

Diện tích sản xuất rau, nỗi niềm quản lý

Nói đến cây rau (hay một loại cây trồng khác) điều mà người ta nghĩ đến đầu tiên là diện tích. Thật vậy, nhất là cán bộ quản lý thì vấn đề diện tích lại phải đặt lên hàng đầu, nó là một trong những yếu tố tạo nên giá trị tổng sản phẩm trong trong trọt. Thế mà hiện nay, trong thống kê diện tích từ quy hoạch cho đến tiến độ sản xuất, các số liệu diện tích cứ như là quay chong chóng, hôm thì như thế này hôm thì như thế khác không biết đường đâu mà báo cáo cho ngành. Thậm chí đã có những xã số liệu hai kỳ báo cáo cùng một chỉ tiêu mà lại chênh lệch nhau vài chục hec-ta, có mộc dấu hẳn hoi, cùng một chữ ký.

   

Trước đây một thời gian dài do điều kiện phải tự bảo đảm nguồn lương thực nên cả nước đã tập trung cho cây lúa và các loại màu. Loay hoay mãi mà vẫn thiếu lương thực. Từ khi có khoán 10 và với chủ trương mở cửa, đến nay nước ta đã qua rồi thuở thắt lưng buột bụng, từ thiếu ăn trở thành một quốc gia xuất khẩu lúa gạo có tầm cỡ trên thế giới. Thật là một một bước ngoặt ngoạn mục đối với một nước sản xuất nhỏ như nước ta. Giờ đây chúng ta lại phải tiếp tục chăm lo đến cây rau trong cơ cấu bữa ăn của nhân dân, một trong những yếu tố nâng cao sức khoẻ cộng đồng mà bấy lâu nay ta đã có sự quan tâm chưa thật là cơ bản.

 

Nói đến cây rau (hay một loại cây trồng khác) điều mà người ta nghĩ đến đầu tiên là diện tích. Thật vậy, nhất là cán bộ quản lý thì vấn đề diện tích lại phải đặt lên hàng đầu, nó là một trong những yếu tố tạo nên giá trị tổng sản phẩm trong trong trọt. Thế mà hiện nay, trong thống kê diện tích từ quy hoạch cho đến tiến độ sản xuất, các số liệu diện tích cứ như là quay chong chóng, hôm thì như thế này hôm thì như thế khác không biết đường đâu mà báo cáo cho ngành. Thậm chí đã có những xã số liệu hai kỳ báo cáo cùng một chỉ tiêu mà lại chênh lệch nhau vài chục hec-ta, có mộc dấu hẳn hoi, cùng một chữ ký.

 

Với chương trình hai cây hai con của thành phố, cây rau an toàn được đặc biệt lưu ý và đầu tư, nhưng với kiểu thống kê diện tích như thế này thì làm sao có căn cứ để chỉ đạo sản xuất, để dự toán, để quy hoạch…Nguyên nhân do đâu?

 

Thực ra không thể trách các cán bộ thống kê hay cán bộ xã phường vì theo tôi biết (với hiểu biết 20 năm theo dõi nông nghiệp) thì từ trước đến nay có ai mà hướng dẫn một cách thống nhất trong ngành rằng phải thống kê diện tích rau như thế này như thế kia đâu? Chỉ có cây lúa thôi mà đã có sự khác nhau về số liệu của thống kê với nông nghiệp còn bây giờ nói thêm đến cây rau thì không phải chỉ một cây rau mà nhẩm sơ cũng vài chục loại, thế mà chẳng có một văn bản hướng dẫn nào của ngành cho thống nhất thử hỏi sao lại không có số liệu nhảy múa như thế.

 

Với tư cách là một đơn vị được phân công thực hiện thẩm định điều kiện sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố, chúng tôi đã thấy sự bất cập ở chỗ này và hiện nay đang cùng với các phòng ban Sở nghiên cứu và tham mưu cho Sở có tiếng nói chung về số liệu diện tích rau, ít ra trong nội bộ Sở sau đó sẽ là đến các quận huyện.

 

Về cơ bản, sản xuất nông nghiệp bố trí thành 3 vụ: Đông xuân, hè thu và mùa. Mỗi vụ kéo dài khoảng 4 tháng, thực chất là cây trồng thường được canh tác khoảng 3 tháng thời gian còn lại là thời gian làm đất, thu hoạch, chuẩn bị mùa vụ …

 

Rau nói chung bao gồm nhiều chủng loại (trên 20 loại), tuy nhiên có những loại có thời gian sinh trưởng tương đương nhau (1, 2, 3 tháng), bộ phận sử dụng giống nhau (lá, củ, quả…) có thể ghép với nhau thành từng nhóm theo thời gian sinh trưởng và năng suất là phù hợp trong tính toán diện tích

 

Diện tích canh tác là diện tích đất hiện hữu dùng để trồng một hay nhiều loại cây trồng qua các vụ trong năm. Như vậy ta có diện tích canh tác của từng vụ, từng năm.

 

Diện tích gieo trồng là diện tích các lần gieo trồng các loại cây qua các vụ trong năm cộng lại. Như vậy ta có diện tích gieo trồng của từng vụ, từng năm.

 

Trong điều kiện các vụ có diện tích canh tác chồng lấn lên nhau như hình vẽ 1 thì cách tính diện tích phải chi tiết hơn và mức độ chính xác sẽ cao hơn. Tuy nhiên trong thực tế điều kiện này là rất khó thực hiện vì khó mà xác định chi tiết diện tích nào chồng lấn. Hiện nay đa số các xã phường đều áp dụng cách tính diện tích mùa vụ nằm trong nhau theo hình vẽ 2, tương đối đơn giản và dễ tính toán hơn có thể làm phương pháp chung được (mặc dù có những diện tích có những điều kiện đặc thù không thể nằm trong nhau được).

 

Như vậy trong vấn đề tính toán thống kê diện tích rau, điều cần thiết là phải đơn giản hóa tính chất của từng yếu tố tham gia hình thành diện tích gieo trồng. Các yếu tố đó là: phương pháp tính diện tích gieo trồng, gom nhóm chủng loại rau cho đơn giản và tính diện tích rau cho mỗi vụ.

 

1. Phương pháp tính diện tích gieo trồng:

 

a. Cách tính diện tích gieo trồng trong điều kiện chồng lấn diện tích của các mùa vụ:

- Trên hình ta có thể có 4 vùng chồng lấn, ngoài ra các vùng còn lại là diện tích của từng vụ riêng biệt ĐX, Mùa và Hè thu.

- Vùng A có DTGT (diện tích gieo trồng) = (A x số lần gieo trồng trong vụ ĐX) + (A x số lần gieo trồng trong vụ mùa).

- Vùng B có DTGT = (B x số lần gieo trồng trong vụ ĐX) + (B x số lần gieo trồng trong vụ Hè thu). Tương tự ta tính được C.

- Riêng vùng D có DTGT = (D x số lần gieo trồng trong vụ ĐX) + (D x số lần gieo trồng trong vụ Mùa) + (D x số lần gieo trồng trong vụ Hè thu).

- Vùng ĐX có DTGT = ĐX x số lần gieo trồng trong vụ ĐX. Tương tự tính vùng Hè thu và Mùa.

- Tổng DTGT = DTGT (A) + DTGT (B) + DTGT (C) + DTGT (D) + DTGT (ĐX)

                          + DTGT (M) + DTGT (HT).

Ghi chú : A, B, C, D, ĐX, HT, M là diện tích canh tác.

 

b. Cách tính diện tích gieo trồng trong điều kiện diện tích các vụ nằm trong nhau :

- DTGT (ĐX) A = (toàn bộ diện tích A x số lượt gieo trồng trong vụ Đông xuân)

- DTGT (Mùa) B = (toàn bộ diện tích B x số lượt gieo trồng trong vụ Mùa)

- DTGT (Hè thu) = (toàn bộ diện tích C x số lượt gieo trồng trong vụ Hè thu)

- Tổng DTGT = DTGT (ĐX) + DTGT (Mùa) + DTGT (Hè thu)

 

2. Gom nhóm chủng loại rau :

 

Việc đơn giản hóa cơ cấu chủng loại rau để khảo sát là việc cần thiết và phải thực hiện trong điều kiện quá nhiều chủng loại. Tuy nhiên việc gom nhóm phải đáp ứng được nhu cầu khảo sát. Nếu gom nhóm để khảo sát về bảo vệ thực vật thì phải gom nhóm theo họ, loài cây trồng vì chúng có cùng hệ sâu bệnh hại với nhau (ví dụ cà chua,ớt, thuốc lá là cùng họ); nếu gom nhóm để khảo sát dư lượng thuốc BVTV ảnh hưởng người tiêu dùng thì phải nhóm theo rau ăn lá, ăn quả, ăn củ…Ở đây sẽ gom nhóm theo thời gian sinh trưởng để có hệ số quay vòng tương đối bằng nhau.

 

Như vậy chủng loại rau sẽ được phân nhóm như sau:

- Rau ngắn ngày (khoảng 1tháng): các loại rau ăn lá như cải ngọt, cải xanh, mồng tơi, dền, rau gia vị, …

- Rau dài ngày (2-3 tháng): các loại cải bắp, cải bông, bầu bí mướp, ớt cà chua, đậu đũa, côve, khồ qua, …

- Rau hàng năm: rau muống, bồ ngót, …

 

3. Diện tích của từng nhóm rau trong mỗi vụ:

 

Về mặt tương đối, cần thể hiện diện tích canh tác từng nhóm rau trong mỗi vụ để tính toán khảo sát số vòng quay gieo trồng trung bình trong mỗi vụ hoặc từng năm nhằm có số liệu chung về diện tích gieo trồng của từng vùng cụ thể. Điều này có thể điều tra và ước tính qua thăm hỏi nông dân trong từng vụ, qua điều tra tình hình sản xuất của hệ thống cộng tác viên khuyến nông và bảo vệ thực vật tại địa phương.

 

Cuối cùng để có một hệ thống số liệu thống kê thống nhất và chấp nhận được phải có hướng dẫn thống nhất trong ngành trong một địa phương và tốt hơn hết là thống nhất từ trung ương đến cơ sở sản xuất.

 

Tháng 11 năm 2003

Nguyễn Văn Đức Tiến


Số lượt người xem: 11653    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày

THƯ VIỆN VIDEO

  • Không tiêu đề
Tìm kiếm