SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
7
4
1
6
8
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 23 Tháng Tám 2003 9:35:00 CH

Kế hoạch phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai năm 2003 tại Tp.Hồ Chí Minh

-

 

 

1.  Thực hiện chỉ đạo của Trung ương và thành phố

 

Xây dựng phương án, kế hoạch phòng chống lụt bão – giảm nhẹ thiên tai,  tìm kiếm cứu nạn phải dựa trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và thành phố, sự chỉ đạo của Trung ương và thành phố, những kinh nghiệm từ những năm qua nhằm chủ động hơn trong công tác phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai năm 2003, chuẩn bị ứng phó trong tình huống xấu có thể xảy ra, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại.

 

2. Công tác chống hạn và xâm nhập mặn:

 

Các địa phương, đơn vị cần chú ý phòng chống hạn với biện pháp cụ thể để giữ nước và bảo vệ chất lượng nguồn nước, đề phòng xâm nhập mặn, tái xâm nhập mặn, sử dụng nước tiết kiệm, bảo đảm đủ nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dân sinh.

 

* Khu vực kênh Đông Củ Chi và ven sông Sài Gòn:

 

o      Khu vực kênh Đông Củ Chi là trọng điểm vụ hè thu, sử dụng nguồn nước từ hồ Dầu Tiếng đưa về, trong trường hợp hạn xảy ra cần chú ý:

-    Bảo đảm đủ nước sản xuất, cần phối hợp tốt lịch tưới kênh Chính Đông, tránh xung đột, tranh chấp.

-    Tiết kiệm nước, tận dụng khả năng trữ nước của các hồ, kênh chính, kênh tạo nguồn; hỗ trợ nông dân khắc phục khi gặp khó khăn.

-    Thành lập các tổ tuần tra trên các kênh chính, các kênh tạo nguồn và các khu vực sản xuất để theo dõi, nắm vững tình hình và có biện pháp điều tiết phân phối hợp lý.

 

o      Đối với khu vực ven sông Sài Gòn, tu bổ hệ thống đê bao, đóng cống để trữ nước và tận dụng nước triều, chú ý khi mặn lên cao.

 

* Khu vực Hóc Môn–Bình Chánh: đối với khu vực dự án Hóc Môn Bắc Bình Chánh trong khi chờ bàn giao chính thức, Công ty Quản lý khai thác dịch vụ thủy lợi kết hợp với các quận – huyện tổ chức quản lý, kiểm tra, rà soát cống, cửa cống, nạo vét thông tuyến các kênh rạch.

 

* Khu vực Nam Bình Chánh–quận 9–quận 2: Cần chú ý biện pháp thủy lợi, tu bổ bờ bao, cống, cửa cống. Lưu ý đóng cống khi triều lên khi có hiện tượng tái xâm nhập mặn.

 

* Khu vực Nam Nhà Bè–Cần Giờø: chủ yếu vẫn là biện pháp thủy lợi, tu bổ bờ bao trữ nước mưa (bơm chống hạn cho mạ).

 

3. Công tác chống úng ngập:    

 

3.1. Chống úng ngập cho các huyện ngoại thành và các quận ven để bảo vệ sản xuất nông lâm ngư nghiệp:

 

o      Về vốn cho dự án các công trình năm 2003, Ủy ban nhân dân thành phố  giao cho các sở, tổng công ty và Ủy ban nhân dân các quận, huyện; các quận – huyện cần phân bổ đầu tư hợp lý cho công trình PCLB.

 

o      Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông công chánh, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành liên quan kết hợp với các quận, huyện, đơn vị, cơ sở:

-    Hướng dẫn và kiểm tra việc xây dựng và triển khai kế hoạch phòng chống úng ngập (nội thành và ngoại thành).

-    Lập kế hoạch và phương án cụ thể để tu bổ, sửa chữõa và xây dựng mới các công trình phòng lũ, thoát nước, nạo vét kênh mương, sửa chữa trạm bơm tiêu ¼ nhằm bảo vệ sản xuất các vụ: hè thu, vụ mùa, ao hồ thủy sản cho từng vùng.

-    Các quận ven và các huyện ngoại thành có sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp cần tổ chức đi kiểm tra các công trình ở vùng có khả năng bị ngập úng, triển khai phương án tu bổ, sửa chữa và xây dựng mới các công trình phòng lũ, thoát nước.

-    Kiên quyết ngăn chặn, xử lý tình trạng xây dựng, san lấp mặt bằng gây tắc nghẽn dòng chảy (cả nội thành lẫn ngoại thành). Thực hiện nghiêm theo Chỉ thị số 27/2002/CT.UB ngày 19-12-2002 của UBND TP.

-    Khoanh vùng các khu vực trọng điểm có khả năng bị ngập úng, ước lượng diện tích và mức độ ngập.

-    Gia cố bờ bao, cống bọng, phương tiện bơm, tát thích hợp để không bị thiệt hại do úng ngập.

 

o      Các vùng có địa hình thấp, vùng ven các sông rạch đặc biệt là các xã, phường ven sông Sài Gòn, Đồng Nai-Nhà Bè, vùng Nam Bình Chánh; quận 2, 7, 8, 9, 12, Bình Thạnh, Gò Vấp, Thủ Đức; các huyện Cần Giờ, Củ Chi, Nhà Bè:

-    Kiểm tra, tu bổ bờ vùng, bờ thửa, sửa chữa các đập, cống bọng.

-    Trang bị lại các nắp cống bị hư hỏng; bổ sung nắp cống còn thiếu.

-    Quản lý tốt các cống, chủ động phòng chống úng ngập do mưa lớn, triều cường, ngăn chặn và tiêu thoát nước ô nhiễm.

-    Chú ý theo dõi và đề phòng trường hợp có thể có xả lũ bất thường từ các hồ Dầu Tiếng, Trị An, Thác Mơ để thông tin, thông báo về xả lũ của ba hồ nhằm bảo vệ sản xuất, tính mạng, tài sản và an toàn ở khu vực hạ du hồ chứa.

-    Ở các vùng xen lẫn hoặc gần thổ cư, các khu vực trồng rau, màu, đậu phộng trên vùng gò triền, trong trường hợp kênh mương bị bồi lắng, sạt lở, bị san lấp để gieo trồng hoặc xây dựng, việc san lấp bừa bãi cần phải được ngăn chặn và xử lý kiên quyết để giải quyết khai thông dòng chảy theo đúng chỉ thị của Ủy ban nhân dân thành phố.

-    Tổ chức các đội chuyên trách, lực lượng trực chiến để kiểm tra, sửa chữa hệ thống bờ bao sau các đợt mưa lớn, triều cường; tổ chức và thực hiện bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định tại Điều 21 và 22 Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi.

-    Các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh và các nông trường ven kênh Thầy Cai, An Hạ (Trung tâm Giáo dục dạy nghề và Giải quyết việc làm Nhị Xuân; các nông trường Lê Minh Xuân, Láng Le, Phạm Văn Hai …):

-    Hết sức chủ động kế hoạch và phương án dự phòng để chống úng ngập cho các loại cây trồng.

-    Kiểm tra và sửa chữa hệ thống bờ bao, cống bọng nạo vét kênh mương, các máy bơm, trạm bơm tiêu, tích cực lợi dụng triều để tiêu thoát tự chảy, chủ động bơm chắt nước trước các đợt mưa lớn.

-    Lập phương án chống úng cục bộ bằng động lực (bơm dầu, bơm điện). Chú ý trong các tháng mưa nhiều, mực nước sông dâng cao, chênh lệch giữa chân và đỉnh triều nhỏ (các tháng 9, 10, 11) không tiêu tự chảy được. Công ty Quản lý Khai thác dịch vụ thủy lợi phối hợp với các quận-huyện, nông trường sử dụng hiệu quả số máy bơm đã được Thành phố trang bị để thực hiện công tác này.

-    Các nông trường cần lập kế hoạch cụ thể về vật tư, nhiên liệu, điện và chuẩn bị sẵn các phương tiện vận chuyển về bơm tát, lao động ...

 

o      Công ty Điện lực thành phố và các chi nhánh điện đảm bảo nguồn điện liên tục để các nông trường, Công ty Quản lý khai thác dịch vụ thủy lợi bơm tiêu chống úng.

 

o      Công ty Quản lý Khai thác dịch vụ thủy lợi, các đơn vị sản xuất đã được phân cấp quản lý công trình phải tổ chức kiểm tra hệ thống tiêu thoát nước, phát hiện tu sửa kịp thời những hư hỏng. Đặc biệt chú trọng công trình kênh Đông Củ Chi, hệ thống thủy lợi Hóc Môn-Bắc Bình Chánh, các công trình mới thi công xong năm 2002 và các công trình đang thi công, có kế hoạch phương tiện vật tư: cát, đá, xi-măng, sắt, thép, lực lượng sẵn sàng xử lý sự cố ngay trong những giờ đầu. Riêng đối với công trình Hóc Môn-Bắc Bình Chánh, các Ban Quản lý dự án thủy lợi 416, Ban Quản lý dự án Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải khẩn trương hoàn thành các hạng mục công trình còn lại và có kế hoạch, biện pháp phòng, chống lũ cho công trình trước mùa mưa lũ.

 

o      Huyện Bình Chánh đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Bình Lợi B. Riêng công trình Bình Lợi A chuẩn bị dự phòng máy bơm, nhiên liệu cho chống úng.

 

3.2. Chống úng ngập nội thành và các khu dân cư:

 

o      Đối với nội thành và các khu dân cư: cần đề phòng các đợt mưa kèm theo giông lớn, sấm sét, gây hư hỏng các hệ thống công trình, thiết bị điện, tai nạn do cây xanh gãy, đổ, gián đoạn thông tin liên lạc, mưa to làm ngập úng các công trình xây dựng có tầng hầm, chợ kho bãi, tắc nghẽn đường giao thông, khắc phục những tồn tại. Chú ý giai đoạn mưa nhiều trong tháng 9 ¸ 11, đặc biệt đề phòng trong trường hợp mực nước lũ năm 2003 kết hợp mưa to kéo dài, triều cường, xả lũ từ thượng nguồn, lũ từ đồng bằng sông Cửu Long truyền về.

 

o      Các cơ quan, đơn vị đóng ở các quận nội thành, các khu vực đô thị hóa, các vùng đông dân cư có nhiều cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phải kết hợp chặt chẽ với các ban ngành chức năng kiểm tra kỹ hệ thống điện, kho tàng (vật tư, thiết bị, lương thực, hàng hóa ...), thoát nước, thông tin liên lạc, nhà ở, các chung cư, trạm, trại, chợ, cây to dễ đổ ngã ... Trên cơ sở đó lập phương án, kế hoạch phòng tránh những thiệt hại về người và tài sản do bão, lụt, mưa to, giông, lốc xoáy gây ra.

 

o      Để phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại, các cơ quan ban ngành thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ chuyên ngành giúp các quận huyện bảo vệ các cơ sở vật chất kỹ thuật và xử lý kịp thời các hậu quả thiên tai: kiểm tra hệ thống tiêu thoát nước mưa, nước thải, nạo vét cát, đất, rác bồi lấp dòng chảy, bồi tắc cống, hố ga, chú ý các khu chợ, khu dân cư tập trung, bến xe, các trục lộ giao thông chính, các cầu ... mé nhánh cây xanh và giải tỏa giao thông ngay sau khi có giông.

-    Các nhà máy, xí nghiệp, các công trình đã và đang xây dựng phải có biện pháp tiêu thoát nước và không gây ô nhiễm; đặc biệt chú ý các bãi tập trung rác sinh hoạt, lò thiêu tại nghĩa trang (Sở Giao thông công chánh, Sở Địa chính - Nhà đất, Sở Khoa học công nghệ và Môi trường).

-    Bảo vệ hệ thống điện, thiết bị điện, trạm biến thế, vấn đề an toàn trong sử dụng điện, khắc phục sửa chữa ngay những sự cố. Công ty Điện lực thành phố thực hiện theo phương án Phòng chống lụt bão số 08/EVN.ĐLHCM.XI ngày 13-01-2003.

-    Đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc liên tục, nhanh chóng trong mùa mưa lũ. Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh thực hiện theo phương án đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ phòng chống lụt bão.

-    Trong trường hợp có bão, áp thấp nhiệt đới, giông lớn phải thông tin kịp thời cho tàu thuyền trên sông biển, tổ chức các lực lượng xung kích, bốc dỡ, che chắn hàng hóa, giải phóng nhanh các phương tiện ở cảng Sài Gòn và các cảng sông khác.

-    Các ngành công an, quân đội tăng cường kiểm tra, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, trị an trong mọi tình huống, khi có thiên tai, bão, lũ ...

-    Ngành lao động thương binh xã hội và y tế phải có kế hoạch phòng chống dịch bệnh, dự trữ thuốc men, lực lượng cấp cứu, cùng với các địa phương tổ chức cứu trợ nhân dân ổn định đời sống vượt qua mọi khó khăn.

 

4. Công tác phòng chống bão, lốc, xoáy, sạt lở đất và các hiện tượng thời tiết nguy hiểm khác:

 

Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão các ngành, các cấp phải có phương án cụ thể cho công tác phòng chống và khắc phục hậu quả do bão, lũ gây ra, từ khâu dự báo, cảnh báo đến ứng phó và tổ chức phối hợp lực lượng, phương tiện ứng cứu, khôi phục, khắc phục hậu quả:

 

o      Tổ chức trực ban 24/24 giờ trong thời gian có áp thấp nhiệt đới, bão để theo dõi diễn biến của bão, đề phòng lũ và thông báo thường xuyên đến nhân dân và các cơ sở trong địa phương.

 

o      Trang bị, củng cố hệ thống, phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện dự báo, cảnh báo.

 

o      Thường xuyên theo dõi tin báo bão, tình hình thời tiết. Nắm chắc nội dung các thông tin, thông báo, công điện để biết tình hình diễn biến của lũ, vị trí tâm bão, cấp độ bão, hướng di chuyển và tốc độ di chuyển của bão, dự đoán hướng phát triển, ảnh hưởng và hậu quả của bão.

 

o      Chuẩn bị phương tiện, lực lượng, vật tư sẵn sàng ứng phó khi có bão đổ bộ. Dự kiến những khu vực trú ẩn, tránh nạn cho nhân dân. Kiểm tra, hướng dẫn công tác phòng chống lụt bão, đưa lực lượng ứng cứu ở các địa bàn dự kiến bão sẽ đổ bộ, di tản nhân dân đến vùng an toàn.

 

o      Huyện Cần Giờ cần xây dựng bến đậu, nơi trú ẩn cho tàu, thuyền để tránh bão.

 

o      Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản và các địa phương cần tăng cường kiểm tra chặt chẽ những hoạt động của ngư dân trong mùa lũ bão, đặc biệt kiểm tra việc trang bị an toàn và cứu nạn cho người, tàu thuyền hoạt động nghề cá như phương tiện thông tin, phao cứu sinh cũng như các đơn vị sản xuất. Khi có áp thấp nhiệt đới, bão xuất hiện phải đảm bảo thông tin liên lạc, thông báo kịp thời cho các đơn vị trực thuộc, các tàu trên biển. Đối với các tàu thuyền đang hoạt động trên biển khi có bão, thuyền trưởng hay người điều khiển tàu phải nắm rõ tình hình bão, hướng di chuyển, nhanh chóng đưa tàu đến nơi trú ẩn an toàn, bảo đảm an toàn cho tài sản và tính mạng, phân công thuyền viên vào các vị trí thích hợp chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện và biện pháp cứu nạn.

 

o      Kiên quyết cấm không cho tàu, thuyền ra khơi trong thời gian có bão, áp thấp nhiệt đới khi có lệnh của Trung ương, thành phố.

 

o      Hỗ trợ nhân dân trong việc chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện, thiết bị đối phó.

 

o      Huy động toàn bộ lực lượng các ngành, các cấp, các đơn vị vũ trang vào công tác phòng chống.

 

o      Nguyên tắc chủ yếu là tự cứu đồng thời khẩn trương báo cáo cấp trên xin hỗ trợ và cứu giúp các đơn vị khác.

 

o      Các khu vực nuôi thủy sản (tôm, cá…) trong mùa mưa bão cần chủ động tu sửa, gia cố bờ bao, củng cố đê điều vững chắc tránh khi có bão, triều lên bị vỡ làm thiệt hại tài sản.

 

o      Sau khi bão qua phải nhanh chóng huy động lực lượng phòng chống kịp thời đắp lại các đoạn đê bị vỡ nhằm giảm thiệt hại đến mức thấp nhất, nhanh chóng khôi phục lại sản xuất, ổn định tình hình sinh hoạt.

 

o      Các quận, huyện có sông lớn và tiếp giáp biển như huyện Cần Giờø, Nhà Bè, quận 2, 9, Thủ Đức cần có kế hoạch bảo vệ tính mạng, tài sản của ngư dân, phương tiện đánh bắt, có phương tiện thông tin liên lạc nhanh chóng, kịp thời cứu hộ khi có bão, sóng to, gió lớn gây chìm tàu, thuyền.

 

o      Các quận-huyện hiện đã và đang xảy ra sạt lở bờ sông, kênh rạch phải phối hợp với Sở Kế hoạch-Đầu tư, Sở Giao thông công chánh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố.

 

5. Công tác tìm kiếm, cứu nạn:

 

o      Bộ chỉ huy Quân sự thành phố và bộ đội biên phòng lên phương án chi tiết việc tìm kiếm cứu nạn cho địa bàn thành phố, thực hiện việc bắn pháo hiệu báo bão theo quy định; thực hiện theo Kế hoạch số 02/KH-PCLB ngày 1-1-2003.

 

o      Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão các ngành, các cấp lập kế hoạch tìm kiếm cứu nạn, trong phạm vi mình quản lý và tích cực chuẩn bị lực lượng sẵn sàng tham gia cứu hộ.

 

o      Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Xí nghiệp Khai thác chế biến dịch vụ thủy sản và các quận, huyện ven biển và sông lớn phải có phương án cứu hộ, tìm kiếm, cứu nạn tàu, thuyền trên sông, biển đồng thời sẵn sàng phối hợp, tiếp ứng cho các địa phương, đơn vị khác khi cần thiết. Củng cố thông tin liên lạc, cảnh báo cho ngư dân, tàu thuyền. Quy định rõ những địa điểm trú đậu cho tàu thuyền khi có bão, sóng to, gió lớn.

 

o      Thực hiện chế độ đăng kiểm các loại phương tiện nghề cá, tàu thuyền, trang thiết bị tàu phải có phao cứu sinh, mỗi cụm tàu đánh bắt có radio để thu thập thông tin khí tượng.

 

Huyện Cần Giờ quản lý, vận hành, sử dụng hiệu quả hệ thống đèn báo bão đã được lắp đặt đưa vào sử dụng.


Số lượt người xem: 5234    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày

THƯ VIỆN VIDEO

  • Không tiêu đề
Tìm kiếm