SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
7
7
3
4
7
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 25 Tháng Sáu 2019 9:30:00 SA

Một số nhóm giải pháp cho việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp

1.     Giải pháp về khoa học - công nghệ:

- Tiếp tục hoàn thiện về tổ chức, chuyển giao công nghệ sản xuất cho từng loại cây trồng, vật nuôi; đặc biệt mở rộng thị trường xuất khẩu theo mô hình liên kết chuỗi giá trị hàng hóa để phát huy lợi thế sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Tiến hành xây dựng các mô hình ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ để đưa vào phục vụ nông nghiệp. Phối hợp với các sở, ngành, viện, trường, các tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp, các tổ chức nước ngoài tập hợp các dữ liệu, tài liệu, mô hình đã có.

- Tổ chức hoàn thiện cá mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã có và hiện đang triển khai thực hiện trên địa bàn thành phố thông qua việc gắn kết với viện, trường, tổ chức khoa học và công nghệ, từ đó lựa chọn mô hình phù hợp để chuyển giao qua mạng lưới liên kết 4 nhà (nhà nước, nhà quản lý, nhà doanh nghiệp, nhà nông).

- Tổ chức tiếp nhận việc chuyển giao một số công nghệ cao từ nước ngoài phù hợp với điều kiện ứng dụng tại thành phố Hồ Chí Minh.

- Áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường và đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

- Đề xuất, đặt hàng các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. tiếp nhận, chuyển giao, hợp tác trong quá trình triển khai áp dụng công nghệ.

- Ứng dụng khoa học, công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin trong nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

 

2. Giải pháp đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Đào tạo dài hạn (trình độ thạc sĩ, tiến sĩ ) và ngắn hạn cho cán bộ trẻ có năng lực học tập và nghiên cứu về ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp (công nghệ sinh học, kỹ thuật nông nghiệp, nuôi trông thủy sản, chế tạo máy móc phục vụ sản xuất, sơ chế, chế biến các sản phẩm nông lâm thủy sản đáp ứng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao) tại các viện, trường trong nước và các nước có trình độ khoa học công nghệ phát triển.

- Đào tạo nâng cao kỹ thuật, kỹ năng sử dụng vận hành công nghệ và làm chủ công nghệ trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp; cập nhật thông tin kiến thức về tiến bộ khoa học công nghệ, kỹ năng thực hành ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp cho cán bộ quản lý khoa học và công nghệ, cán bộ nghiên cứu, cán bộ kỹ thuật, nhân lực của doanh nghiệp, người quản lý, kỹ thuật viên hợp tác xã, tổ hợp tác.

- Đẩy mạnh công tác hợp tác với các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước am hiểu điều kiện phát triển nông nghiệp của thành phố, có khả năng đưa ra các giải pháp công nghệ ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp.

- Chú trọng công tác đào tạo tay nghề ngắn hạn và thường xuyên cho nông dân để tham gia thực hiện sản xuất ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao.

- Tổ chức lớp bồi dưỡng, tập huấn cho các doanh nghiệp, nông dân về kiến thức công nghệ cao trong sản xuất, tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, khuyến khích triển khai các hoạt động ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao.

 

3. Giải pháp về cơ chế chính sách, nguồn vốn

Áp dụng các cơ chế chính sách quy định trong Luật Công nghệ cao Quyết định số 1895/QĐ-TTg  của Thủ tướng Chính phủ, và các quyết định của Ủy bân nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành như:

- Thực hiện chính sách ưu tiên, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao trong nông nghiệp theo khoảng 1,2,3 Điều 27 của Luật Công nghệ cao và các quy định khác của pháp luật.

- Thực hiện chính sách ưu đặc biệt để thu hút, sử dụng nhân lực công nghệ cao trong nông nghiệp theo khoản 1 Điều 29 Điều 27 của Luật Công nghệ cao và các quy định khác của pháp luật.

- Thực hiện chính sách ưu đãi của thành phố theo Chương trình nghiên cứu khoa học- phát triển công nghệ và nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ thành phố giai đoạn 2016-2020. Ngoài ra thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu ban hành thêm các chính sách ưu đãi hơn để thu hút nguồn nhân lực và đầu tư, nhất là chính sách đất đai và thuế phù hợp với điều kiện cụ thể từng thời kỳ

- Tổ chức, cá nhân nghiên cứu và phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp được ưu đãi, hỗ trợ cao nhất theo Luật Công nghệ cao và các quy định khác của pháp luật; được hỗ trợ mức cao nhất kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các dự án sản xuất thử nghiệm các công nghệ cao mới tạo ra trong nước hoặc các công nghệ cao nhập từ nước ngoài trong 2 năm đầu áp dụng, không thu hồi kinh phí hỗ trợ.

- Chủ đầu tư dự án xây dựng cơ sở nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp được ưu đãi cao nhất về thu tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

- Hỗ trợ chi phí thiết kế đồng ruộng, cơ sở hạ tầng, tạo vùng sản xuất tập trung chuyên canh sản xuất hàng hóa, thuận tiện cho áp dụng cơ giới hóa để sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; chi phí đo đạc, lập hồ sơ, chuyển đổi đất đai giữa các tổ chức, hộ nông dân, doanh nghiệp tham gia đầu tư trong vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

 

4. Giải pháp phát triển thị trường, dịch vụ hỗ trợ hoạt động công nghệ cao trong nông nghiệp

Hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân xúc tiến thị trường bằng nhiều hình thức như tham gia hội nghị hội thảo, hội chợ ở nước ngoài, bước đầu hỗ trợ các doanh nghiệp, nông dân xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.

5. Giải pháp về thông tin, tuyên truyền

Các doanh nghiệp được hỗ trợ, tạo điều kiện để đăng ký thành các doanh nghiệp khoa học công nghệ.

Các doanh nghiệp được tạo điều kiện tiếp cận thông tin về khoa học công nghệ nước ngoài (thông qua hội nghị, hội chợ, triển lãm,….tại nước ngoài).

Cần tiếp cận nhanh thông tin về các nghiên cứu, sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, thị trường...trong sản xuất, thương mại.

6. Các dự án kêu gọi doanh nghiệp tham gia đầu tư

- Khu nuôi trồng thủy sản công nghệ cao tại xã Long Hòa, huyện Cần Giờ (98 ha); Khu Nông nghiệp Công nghệ cao tại  huyện Củ Chi (23 ha) về lĩnh vực chế biến, bảo quản và trồng trọt.

- Dự án trung tâm thủy sản thành phố 100 ha xã Bình Khánh – huyện Cần Giờ, khoảng 55 triệu đô.

- Dự án nâng cấp hệ thống thủy lợi Hốc Môn – Bắc Bình Chánh, khoảng 22 triệu đô nhằm nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi phù hợp với quy hoạch mới, tình hình mới nhằm phục vụ đa ngành, đa mục tiêu cho việc phát triển nông nghiệp đô thị, công nghiệp – dân sinh, xây dựng nông thôn mới và đáp ứng với điều kiện biến đổi khí hậu nước biển dâng.

Bùi Duy Ninh


Số lượt người xem: 9830    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm