SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
8
0
6
9
0
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 07 Tháng Sáu 2011 8:10:00 SA

Kết quả thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành, tình hình sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn 6 tháng đầu năm 2011 và kế hoạch 6 tháng cuối năm 2011

Trong 6 tháng đầu năm 2011, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố đã tập trung đẩy mạnh tiến độ thực hiện các chương trình, đề án, dự án để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2011 – 2015; triển khai chương trình hành động của Thành ủy và kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ IX, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI trong lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; tập trung công tác tuyên truyền, vận động bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.


I.- Kết quả thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành tập trung:

Căn cứ Kế hoạch chỉ đạo, điều hành và chương trình công tác của Sở năm 2011 (ban hành kèm theo Quyết định số 18/QĐ-SNN-VP ngày 21/01/2011), trong 6 tháng đầu năm 2011, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố đã tập trung đẩy mạnh tiến độ thực hiện các chương trình, đề án, dự án để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2011 – 2015; triển khai chương trình hành động của Thành ủy và kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ IX, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI trong lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; tập trung công tác tuyên truyền, vận động bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Một số nhiệm vụ cụ thể đã triển khai thực hiện trong 06 tháng đầu năm 2011 như sau:

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố về triển khai các hoạt động chuẩn bị Tết Nguyên đán Tân Mão năm 2011: vận động, tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; tăng cường theo dõi chặt chẽ tình hình chăn nuôi, kinh doanh, vận chuyển gia súc, gia cầm, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm; kế hoạch cung ứng hoa kiểng phục vụ Tết,...

- Tiếp tục tập trung triển khai thực hiện Chương trình hành động của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 22/01/2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 43-CTr/TU ngày 20/10/2008 của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X.

- Tiếp tục tổ chức thực hiện kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố (Quyết định số 28/2008/QĐ-UBND ngày 03/04/2008) thực hiện Chương trình hành động số 24-CTr/TU ngày 26/10/2007 của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW của Ban chấp hành TW Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam trên địa bàn thành phố.

- Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 02/2011/CT-UBND ngày 12/01/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về tập trung triển khai các giải pháp chủ yếu để thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách thành phố năm 2011; Kế hoạch chỉ đạo, điều hành và Chương trình công tác năm 2011 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (ban hành kèm theo Quyết định số 18/QĐ-SNN-VP ngày 21/01/2011) thực hiện Quyết định số 03/2011/QĐ-UBND ngày 12/01/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách thành phố năm 2011.

- Tập trung thực hiện Chỉ thị số 08/2011/CT-UBND ngày 02/3/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, phấn đấu thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, ngân sách thành phố năm 2011.

- Triển khai thực hiện Chỉ thị số 07/2011/CT-UBND ngày 01/3/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về đẩy mạnh các biện pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; Chỉ thị số 10/2011/CT-UBND ngày 17/3/2011 về tăng cường các biện pháp phòng trừ rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa năm 2011. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện đúng các quy định về sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thủy sản; tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình chăn nuôi, kinh doanh, vận chuyển gia súc, gia cầm, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Triển khai thực hiện Chỉ thị số 25/CT-BNN-TCLN ngày 06/01/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc triển khai các biện pháp bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng trong mùa khô 2011 và Chỉ thị số 04/2011/CT-UBND ngày 10/02/2011 về tăng cường các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng và cây phân tán năm 2011. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiểm tra, quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ lâm sản và động vật hoang dã; tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa khô.

- Triển khai thực hiện Chỉ thị số 12/2011/CT-UBND ngày 09/4/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2011 trên địa bàn thành phố và Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 – 2015.

- Tập trung xây dựng các mô hình nông thôn mới đúng tiến độ theo chủ trương của Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố (đặc biệt là xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi) và chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới theo Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Tập trung công tác tuyên truyền, vận động bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII, đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố khóa VIII, đại biểu Hội đồng nhân dân xã, thị trấn nhiệm kỳ 2011 – 2016. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Sở thực hiện nghiêm chế độ trực ban, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn phòng chống cháy nổ tại cơ quan đơn vị trong thời gian tiến hành cuộc bầu cử.

- Sở đã tổ chức tổng kết tình hình sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2010, 5 năm 2006 – 2010 và triển khai kế hoạch năm 2011, 5 năm 2011 – 2015. Các đơn vị trực thuộc Sở đã tổ chức tốt Hội nghị Cán bộ Công chức hoặc Đại hội Công nhân viên chức năm 2011 đúng thời gian quy định.

- Triển khai xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu giai đoạn 2011 – 2015: chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển bò sữa, rau an toàn, hoa - cây kiểng, cá cảnh, cá sấu, chương trình giống cây, giống con chất lượng cao, chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật, thủy sản ...

- Chỉ đạo sản xuất Vụ Đông Xuân 2010 – 2011 và vụ Hè Thu 2011 theo tiến độ, đẩy mạnh triển khai chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại thành phố. Tập trung chỉ đạo phòng, chống hạn, phục vụ sản xuất nông nghiệp có hiệu quả.

- Tiếp tục triển khai các chương trình khuyến nông chuyển giao khoa học kỹ thuật phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, khuyến nông 3 giảm, chương trình khuyến nông xóa đói giảm nghèo.

- Tập trung xây dựng các chương trình, đề án, dự án và trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt theo đúng tiến độ. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản.

- Đoàn Thanh niên Sở phối hợp với Đoàn Chi cục Thú y, Đoàn Trường trung cấp kỹ thuật nông nghiệp và các đơn vị thuộc Sở triển khai kế hoạch hưởng ứng “Năm Thanh niên”, tập trung vào các hoạt động trong xây dựng nông thôn mới: trồng cây xanh, chuyển giao khoa học kỹ thuật, phổ biến cơ chế chính sách, hướng dẫn xử lý nước đảm bảo chất lượng và sức khỏe của người sử dụng.

II.- Tình hình sản xuất nông nghiệp:

1.- Về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nông lâm ngư nghiệp:

1.1.- Về tốc độ tăng trưởng:

Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp trên địa bàn thành phố trong 6 tháng đầu năm 2011 ước đạt 1.349,3 tỉ đồng (giá cố định năm 1994), tăng 6,1% so cùng kỳ năm 2010. Trong đó:

- Trồng trọt: giá trị sản xuất ước đạt 378,9 tỉ đồng, tăng 4,5% so cùng kỳ.

- Chăn nuôi: giá trị sản xuất ước đạt 409,4 tỉ đồng, tăng 6,6% so cùng kỳ.

- Dịch vụ nông nghiệp: đạt 101,4 tỉ đồng, tăng 7,5% so cùng kỳ.

- Lâm nghiệp: giá trị sản xuất ước đạt 13,1 tỉ đồng, tăng 3,1% so cùng kỳ.

- Thủy sản: giá trị sản xuất ước đạt 446,4 tỉ đồng, tăng 6,7% so cùng kỳ. Trong đó khai thác đạt 73 tỉ đồng, tăng 1,4%; nuôi trồng đạt 357,1 tỉ, tăng 7,8%; dịch vụ thủy sản: đạt 16,3 tỉ đồng, tăng 8,7% so cùng kỳ.

1.2.- Về cơ cấu nông lâm ngư nghiệp:

Giá trị sản xuất 6 tháng đầu năm 2011 ước đạt 4.231,8 tỉ đồng (theo giá thực tế), trong đó:

- Trồng trọt: 1.199 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 28,3%.

- Chăn nuôi: 1.697 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 40,1%.

- Dịch vụ nông nghiệp: 192,9 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 4,6%.

- Lâm nghiệp: 59,1 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 1,4%.

- Thủy sản: 1.083,9 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 25,6%.

2.- Về trồng trọt: Đã hoàn thành sản xuất vụ Đông Xuân 2010 – 2011, đang triển khai sản xuất vụ Hè Thu 2011. Theo thống kê sơ bộ:

            2.1.- Lúa: Diện tích gieo trồng trong 6 tháng đầu năm đạt 10.724 ha, trong đó:

- Vụ Đông Xuân: Diện tích gieo trồng 5.408 ha, giảm 18,5% so cùng kỳ. Đã thu hoạch xong, năng suất đạt 5 tấn/ha, sản lượng 27.040 tấn, giảm 15,1% so cùng kỳ.

- Vụ Hè Thu: đã gieo trồng trên 5.316 ha, tăng 2% so cùng kỳ.

            2.2.- Rau: Diện tích gieo trồng khoảng 7.520 ha, xấp xỉ cùng kỳ, trong đó:

- Vụ Đông Xuân: Diện tích gieo trồng đạt 5.115 ha, tăng 5,8% so cùng kỳ. Sản lượng đạt 116.111 tấn, năng suất bình quân 22,7 tấn/ha.

- Vụ Hè Thu: đã gieo trồng khoảng 2.405 ha, đạt 91% so cùng kỳ.

            2.3.- Hoa kiểng:

- Diện tích gieo trồng hoa kiểng trong 6 tháng đầu năm 2011 ước đạt 1.300 ha, tăng 2,9% so cùng kỳ, trong đó mai: 493 ha, lan: 190 ha, còn lại là hoa nền và kiểng, bonsai.

- Riêng trong dịp Tết nguyên đán Tân Mão năm 2011, diện tích sản xuất hoa, cây kiểng phục vụ Tết là 1.121,8 ha, tăng 17,6% so với cùng kỳ; tổng giá trị sản xuất cây kiểng phục vụ Tết Tân Mão tính theo giá thực tế khoảng 1.008,7 tỉ đồng (tăng 32,5% so với cùng kỳ).

            2.4.- Cỏ chăn nuôi: Diện tích hiện có 3.000 ha, tăng 11,1% so cùng kỳ. Sản lượng thu hoạch ước đạt 330.000 tấn, tăng 10% so cùng kỳ.

3.- Về chăn nuôi gia súc:

Tổng đàn gia súc trên địa bàn thành phố như sau:

3.1.- Trâu: tổng đàn 5.828 con, tăng 22,6% so cùng kỳ.

3.2.- Bò: tổng đàn 107.043 con, tăng 3,9% so cùng kỳ; trong đó bò sữa: 81.555 con, tăng 6,6% so cùng kỳ.

3.3.- Heo: tổng đàn 308.070 con, tăng 4,4% so cùng kỳ; trong đó nái sinh sản là 45.814 con.

3.4.- Dê: 3.760 con, xấp xỉ cùng kỳ.

3.5.- Cừu: 587 con, xấp xỉ cùng kỳ.

4.- Chăn nuôi khác:

4.1.- Nuôi chim yến lấy tổ: Sản lượng 6 tháng đầu năm 2011 đạt 170 kg, tăng 1,8% so cùng kỳ.

4.2.- Cá sấu: Tổng đàn cá sấu trên địa bàn thành phố hiện nay khoảng 184.021 con, tăng 6,5% so cùng kỳ.

5.- Về thủy sản: Tổng sản lượng thủy sản trong 6 tháng đầu năm 2011 ước đạt 22.054 tấn, tăng 3,4% so cùng kỳ. Trong đó:

          5.1.- Sản lượng khai thác: 11.145 tấn, tăng 2,7% so cùng kỳ.

5.2.- Sản lượng nuôi trồng: 10.909 tấn, tăng 4,2% so cùng kỳ. Trong đó, cá nước ngọt: 4.604 tấn (tăng 9,4% so cùng kỳ), tôm sú 870 tấn (đạt 90,4% so cùng kỳ), tôm thẻ chân trắng 2.560 tấn (tăng 19,1% so cùng kỳ), nghêu, sò: 1.340 tấn (giảm 38,4 so cùng kỳ).

5.3.- Cá cảnh: Sản lượng ước đạt 33 triệu con, tăng 17,9% so cùng kỳ. Đã có 4 đơn vị sản xuất cá cảnh được Cục Thú y công nhận an toàn dịch bệnh đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

5.4.- Dịch vụ thủy sản: Từ đầu năm đến nay đã sản xuất 750 triệu con cá giống, 25 triệu con tôm giống và thuần dưỡng 460 triệu tôm giống.

5.- Về diêm nghiệp:

Trong 6 tháng đầu năm 2011, diện tích sản xuất muối ở huyện Cần Giờ là 1567,2 ha (trong đó, xã Long Hòa: 202,2 ha; xã Thạnh An: 400 ha; xã Lý Nhơn: 880 ha, xã Cần Thạnh: 85 ha); sản lượng đạt 75.491 tấn (trong đó, muối đất: 71.709 tấn, muối bạt: 3.782 tấn); sản lượng tiêu thụ 17.700 tấn (trong đó, muối đất: 9.700 tấn, muối bạt: 8.000 tấn). Sản lượng muối tồn: 57.791 tấn. Giá muối trắng hiện nay là 1.000 đồng/kg, muối vàng: 800 đồng/kg.

III.- Kết quả công tác một số lĩnh vực chuyên ngành:

1.- Lĩnh vực Trồng trọt – Bảo vệ thực vật:

            - Triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/2011/CT-UBND ngày 17/3/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về tăng cường các biện pháp phòng trừ rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa năm 2011.

          - Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các văn bản triển khai thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Công điện số 20/CĐ-BNN ngày 28/10/2010 về việc triển khai sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2010 – 2011; Công điện số 14/CĐ-BNN-BVTV ngày 19/5/2011 về việc tập trung phòng trừ, ngăn chặn tái bùng phát dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá trên lúa Hè Thu năm 2011 ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ; Kế hoạch số 4051/KH-BNN-BVTV ngày 07/12/2010 về thực hiện Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 21/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên phạm vi cả nước.

- Sơ kết chương trình hoa, cây kiểng trên địa bàn thành phố giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2015; xây dựng kế hoạch sản xuất, tiêu thụ hoa kiểng Tết Nguyên đán năm 2011; sơ kết tình hình sản xuất vụ Đông Xuân 2010 – 2011; theo dõi tình hình sản xuất, kinh doanh rau an toàn, công tác chứng nhận VietGAP cho rau, quả an toàn trên địa bàn thành phố; theo dõi tình hình khảo nghiệm phân bón của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.

- Tập trung thực hiện công tác kiểm tra theo dõi tiến độ sản xuất, sinh trưởng cây lúa và rau, điều tra phát hiện, dự tính dự báo tình hình sinh vật hại cây trồng vụ Đông Xuân 2010 – 2011 và vụ Hè Thu 2011, khoanh vùng những khu vực đã xuất hiện bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá những năm trước, theo dõi sát diễn biến của rầy nâu và bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá hại lúa trên đồng ruộng, tổ chức phòng trừ rầy nâu đồng loạt tại các khu vực có mức độ nhiễm cao. Hàng tuần, qua các phương tiện thông tin đại chúng đã thông tin và hướng dẫn cho bà con nông dân các biện pháp phòng trị sinh vật hại cây trồng kịp thời, hiệu quả.

- Tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia về Vệ sinh - An toàn lao động - Phòng chống cháy nổ lần thứ 13 năm 2011.

- Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra kho nông sản mùa khô năm 2011 trên toàn thành phố. Trong 6 tháng đầu năm 2011, Chi cục Bảo vệ thực vật đã tiến hành tổng kiểm tra kho nông sản của 59 doanh nghiệp, với sản lượng 78.345 tấn; có 05 doanh nghiệp báo cáo tự kiểm tra với sản lượng 12.319 tấn. Chưa phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Thực hiện công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Mão – 2011; tham gia đoàn thanh tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm với Sở Y tế tại các chợ đầu mối, doanh nghiệp, siêu thị mua bán, kinh doanh rau quả trên địa bàn thành phố; tăng cường công tác kiểm tra dư lượng tại vùng sản xuất rau; thực hiện công tác kiểm soát dư lượng trên rau quả hàng đêm tại các chợ đầu mối Bình Điền, Tân Xuân, Tam Bình.

- Thực hiện kế hoạch tăng cường công tác thanh kiểm tra thuốc bảo vệ thực vật, Chi cục Bảo vệ thực vật đã tiến hành kiểm tra 06 đợt với 105 cơ sở mua bán thuốc BVTVkiểm tra 06 đợt với tổng số 1.073 hộ nông dân đang sử dụng thuốc BVTV trên đồng ruộng.

2.- Lĩnh vực Chăn nuôi – Thú y:

  - Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố triển khai thực hiện Quyết định số 69/2010/QĐ-TTg ngày 03/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thẩm quyền, trình tự thủ tục công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Triển khai Quy hoạch cơ sở giết mổ trên địa bàn thành phố đến năm 2020, định hướng 2025.

          - Phối hợp với Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính hoàn chỉnh Báo cáo 3 năm thực hiện chương trình bình ổn giá (2008 – 2010); triển khai kế hoạch bình ổn giá năm 2011 và Chương trình bình ổn giá đến năm 2015.

          - Báo cáo tình hình hoạt động của các doanh nghiệp tham gia Đề án chiến lược chăn nuôi tạo nguồn thực phẩm bình ổn giá năm 2010 theo Quyết định số 75/2008/QĐ-UBND ngày 24/10/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố.

- Triển khai thực hiện Chỉ thị số 07/2011/CT-UBND ngày 01/3/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về đẩy mạnh các biện pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tham gia đoàn kiểm tra liên ngành về tình hình dịch bệnh vật nuôi trên địa bàn thành phố; công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết nguyên đán Tân Mão – 2011. Tiếp tục phối hợp với các ban ngành tăng cường kiểm tra tại các Trạm Kiểm dịch động vật đầu mối giao thông, các địa bàn giáp ranh với các tỉnh nhằm xử lý các trường hợp kinh doanh, vận chuyển gia súc, gia cầm trái phép nhập về thành phố. Tăng cường công tác kiểm tra lâm sàng tại các cơ sở giết mổ, tổ chức kiểm tra dịch tễ tại các hộ chăn nuôi nhập cư, yêu cầu các hộ cam kết không nhập đàn nuôi mới, chấp hành tiêm phòng và khai báo kiểm dịch khi xuất nhập gia súc; triển khai công tác tiêm phòng đại trà đợt I/2011.

- Triển khai thực hiện Kế hoạch số 1163/KH-UBND ngày 18/3/2011 của UBND thành phố; Công văn số 10/BCĐTƯVSATTP ngày 28/4/2011 của Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm và Kế hoạch số 40/KH-SNN-TS ngày 28/3/2011 của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc triển khai thực hiện “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm” năm 2011.

- Xây dựng chương trình nâng cao năng lực hoạt động ngành Thú y giai đoạn 2011 – 2015, trong đó bao hàm các nội dung chương trình xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh, chương trình giám sát dịch bệnh gia súc, thủy sản; chương trình thú y phục vụ phát triển bò sữa và vệ sinh thực phẩm có nguồn gốc động vật.

- Về công tác thú y thủy sản: Thực hiện công tác kiểm dịch nhập 166 lô tôm giống nhập với số lượng 128.800.000 PL từ các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa; kiểm dịch xuất với 544 giấy chứng nhận kiểm dịch tôm giống xuất về Nhà Bè, Cần Giờ và Long An gồm 128.925.000 PL. Hỗ trợ hóa chất xử lý dịch bệnh 164 trường hợp với diện tích ao nuôi tôm là 124,16 ha. Phối hợp cùng Cơ quan Thú y Vùng 6 kiểm tra, đánh giá việc duy trì các yêu cầu đối với 03 cơ sở (Cơ sở cá cảnh Ba Sanh, Cơ sở cá cảnh Châu Tống và Công ty CP Sài Gòn cá kiểng), tổng hợp báo cáo Cục Thú y làm cơ sở gia hạn công nhận cơ sở an toàn dịch đối với 03 cơ sở nói trên.

3.- Lĩnh vực Lâm nghiệp – Kiểm lâm:

- Tiếp tục quản lý công tác xây dựng, phục hồi, sử dụng và phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất; phát triển lâm nghiệp xã hội, mảng xanh đô thị và quản lý bảo vệ rừng với tổng diện tích rừng, đất lâm nghiệp và cây lâm nghiệp phân tán trên địa bàn thành phố hiện nay là 41.634,04 ha. Thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã, phòng cháy, chữa cháy rừng, không để xảy ra vụ việc vi phạm nghiêm trọng đến rừng.

- Tiếp tục triển khai tuyên truyền thực hiện Quyết định số 89/QĐ-BNN ngày 29/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về triển khai thực hiện Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp, sản xuất cây giống theo chuỗi hành trình; tiếp tục cấp giấy chứng nhận nguồn gốc lô giống cây trồng lâm nghiệp, nguồn gốc lô cây con và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh cây giống lâm nghiệp. Chuẩn bị điều tra các cơ sở chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để phân tích thông tin và xây dựng phương pháp đề xuất quản lý nhà nước về ngành chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn thành phố.

- Triển khai thực hiện Đề án bảo vệ, phát triển các loại rừng, cây xanh trên địa bàn thành phố đến năm 2020, định hướng năm 2025; xây dựng chương trình bảo vệ và phát triển rừng, cây xanh giai đoạn 2011 – 2015. Tổ chức điều tra, xây dựng kế hoạch sản xuất, cấp cây phân tán cho các đơn vị đăng ký nhận cây trồng. Đến nay, đã sản xuất được 250.000 cây giống cung cấp trồng cây phân tán năm 2011 (đạt 100% kế hoạch). Hiện đã xuất 51.183 cây cho 17 đơn vị trồng cây nhân kỷ niệm ngày sinh của Bác Hồ 19/5. Bên cạnh đó, đã cung cấp và hướng dẫn kỹ thuật trồng 200 cây Sao đen tặng kinh đô Phnômpênh, Campuchia.

- Tiếp tục thi công công tác trồng chuyển hóa rừng và chăm sóc rừng phòng hộ tại ấp 3, 6, 7, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh năm 2011. Phối hợp với Ủy ban nhân dân quận 9 và Ban quản lý Khu Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” trên địa bàn thành phố nhân ngày sinh nhật lần thứ 121 của Bác Hồ (19/5/1890 – 19/5/2011), tại Đền tưởng niệm các Vua Hùng. Tiếp tục trồng dặm và chăm sóc 6.037 cây cảnh quan tại Đền tưởng niệm các Vua Hùng trong Khu Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc. Thực hiện chương trình liên tịch giữa Sở Nông nghiệp và PTNT với Thành Đoàn thành phố trồng 500.000 cây xanh, hiện nay đã cung cấp cho Thành Đoàn 5.365 cây giống trồng tại 5 điểm ở huyện Củ Chi, Hóc Môn, quận 12, Bình Thạnh và Thủ Đức.

- Triển khai thực hiện Chỉ thị số 25/CT-BNN-TCLN ngày 06/01/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai các biện pháp bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2011; triển khai Chỉ thị số 04/2011/CT-UBND ngày 10/02/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về tăng cường các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng và cây phân tán năm 2011 đến các chủ rừng, UBND các huyện, xã có rừng và cây lâm nghiệp phân tán; theo dõi cập nhật hệ thống bản đồ trọng điểm cháy rừng; tổ chức trực ban 24/24 giờ tại Văn phòng Ban chỉ huy 2203 và các đơn vị thuộc Chi cục Kiểm lâm; phối hợp với chính quyền địa phương, chủ rừng, bộ đội biên phòng, công an, quân đội và các đơn vị giáp ranh tổ chức kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn. Tổ chức kiểm tra, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm hoạt động sản xuất thủy sản, sản xuất muối và đào bắt địa sâm gây hại rừng tại Cần Giờ.

- Tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN-KL và công văn số 970/BNN-KL ngày 14/4/2008 về quản lý gấu nuôi nhốt; Chỉ thị số 3417/CT-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và PTNT về tăng cường công tác quản lý động vật hoang dã.

- Trong 06 tháng đầu năm 2011, Chi cục Kiểm lâm đã tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân bảo vệ, phát triển rừng, phòng chống cháy rừng và bảo vệ động vật hoang dã cho 9.850 lượt người và ký 912 bản cam kết bảo vệ rừng; hợp đồng với Công ty Tâm Điểm thực hiện chương trình phát hình cảnh báo cháy rừng và thảm thực vật trên địa bàn thành phố hàng tuần trên kênh HTV7. Chi cục cũng đã tổ chức 485 lượt tuần tra bảo vệ rừng, 216 lượt tuần tra bảo vệ động vật hoang dã; phối hợp với chủ rừng thực hiện 361 lượt tuần tra bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; phối hợp với các xã và lực lượng giáp ranh tổ chức 42 lượt tuần tra truy quét bảo vệ rừng; kiểm tra 646 lượt tại 155 cơ sở lượt cơ sở sản xuất, chế biến lâm sản. Thu nộp ngân sách nhà nước trong xử lý vi phạm hành chính tổng cộng 946 triệu đồng và tịch thu nhiều tang vật.

- Tiếp tục phối hợp với Tổ chức Wildlife At Risk xây dựng và nghiên cứu phát triển hệ thống chuồng trại cứu hộ động vật hoang dã phù hợp với yêu cầu cứu hộ, đáp ứng việc tiếp nhận, chuyển giao và nuôi dưỡng động vật hoang dã qua công tác xử lý vi phạm hành chính và do các tổ chức, cá nhân chuyển giao.

4.- Lĩnh vực Thủy sản – Bảo vệ nguồn lợi thủy sản:

- Tiếp tục phối hợp các sở - ngành, quận - huyện triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 9 (khóa X) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, gồm các nội dung: Quy hoạch vùng và công nhận cho các hộ nông dân nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy định; tiếp tục rà soát hỗ trợ bảo hiểm thuyền viên, đóng mới tàu thuyền, thay máy mới.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 3477/QĐ-BNN-KTBVNL ngày 04/12/2009 về việc ban hành Quy chế chứng nhận thủy sản khai thác xuất khẩu vào thị trường Châu Âu; tiếp tục phối hợp triển khai thực hiện các Quyết định của Bộ Nông nghiệp và PTNT: Quyết định số 117/2008/QĐ-BNN ngày 11/12/2008 về Quy chế kiểm tra và công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và Quyết định số 118/2008/QĐ-BNN ngày 11/12/2008 về Quy chế kiểm tra và công nhận chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hoá thủy sản. Triển khai Quyết định số 142/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên vùng biển xa.

- Phối hợp với các sở ngành và huyện Cần Giờ hoàn chỉnh Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 và đã trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.

- Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch liên kiểm bảo vệ nguồn lợi thủy sản gồm 11 tỉnh, thành ven biển Nam bộ.

- Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản phối hợp Cơ quan Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Nam bộ và Trung tâm vùng 4 tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình kiểm soát dư lượng chất độc hại tôm nuôi trên địa bàn huyện Cần Giờ, Nhà Bè và kiểm soát thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ tại huyện Cần Giờ.

5.- Lĩnh vực Thủy lợi – Phòng chống lụt bão:

5.1.- Công tác thủy lợi:

- Triển khai kế hoạch kiểm tra công tác quản lý, vận hành công trình thủy lợi trước tình hình xâm nhập mặn, diễn biến chua khu vực thành phố Hồ Chí Minh mùa khô 2010 2011. Khảo sát thực địa vị trí xây dựng mốc cảnh báo ngập lụt theo kế hoạch xây dựng mốc cảnh báo ngập lụt năm 2011.

- Tiếp tục theo dõi thời tiết, diễn biến về khí tượng thủy văn (hạn hán, mặn, chua), thủy triều, cảnh báo kịp thời phục vụ sản xuất nông nghiệp, theo dõi về nhu cầu dùng nước, cấp nước từ hồ Dầu Tiếng, cụ thể như sau:

+ Hồ Dầu Tiếng bảo đảm nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, phòng chống hạn, phòng cháy chữa cháy rừng và nhu cầu sinh hoạt của thành phố.

- Mức mặn 4‰ đã chuyển xuống vùng Cát Lái và cửa sông Sài Gòn, nhỏ hơn kỳ đầu tháng 5 khoảng 0,5. Độ mặn nước sông Sài Gòn khoảng 3,5‰ (tại Thủ Thiêm), nhỏ hơn kỳ đầu tháng 5 là 0,7‰. Ở khu vực Bình Chánh, mức mặn 10‰ dao động quanh vùng cầu Ông Thìn, nhỏ hơn kỳ đầu tháng 5 khoảng 1‰. Xâm nhập mặn vào vùng nội đồng quận 2 và 9 nhỏ hơn kỳ đầu tháng 5, tuy nhiên vẫn còn cao: khu vực rạch Xây Dựng, cầu Ông Tố độ mặn từ 2 - 4‰. So với cùng kỳ năm 2010, độ mặn còn lớn gần gấp đôi và ảnh hưởng đến chất lượng nước. Sở đã triển khai kế hoạch kiểm tra công tác quản lý, vận hành công trình thủy lợi trước tình hình xâm nhập mặn, diễn biến chua khu vực thành phố Hồ Chí Minh mùa khô 2010 – 2011.

5.2.- Công tác phòng chống lụt bão:

- Triển khai thực hiện Chỉ thị số 12/2011/CT-UBND ngày 09/4/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2011 trên địa bàn thành phố và Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 – 2015.

- Phối hợp với các sở, ngành, quận, huyện kiểm tra công trình trước mùa mưa lũ tại các quận, huyện Thủ Đức, Bình Thạnh, 12, Củ Chi, Nhà Bè và Cần Giờ; kiểm tra bờ bao xung yếu tại địa bàn trọng điểm; kiểm tra, rà soát phương tiện trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống lụt, bão, tìm kiếm cứu nạn.

- Trong 6 tháng đầu năm 2011, trên biển Đông đã xuất hiện 6 vùng thời tiết nguy hiểm, 1 cơn áp thấp nhiệt đới và 2 cơn bão, biển động mạnh. Để chủ động phòng, chống, giảm thiểu tối đa các thiệt hại, Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão đã tham mưu cho Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố ban hành các văn bản để triển khai công tác phòng, chống, ứng phó; đồng thời, phối hợp với Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố và Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ tiến hành kiểm tra, nắm toàn bộ tàu thuyền, thường xuyên thông tin, liên lạc với tàu thuyền đang hoạt động trên biển, đặc biệt là các tàu thuyền đánh bắt xa bờ để chủ động phòng, tránh và thoát ra hoặc không đi vào vùng nguy hiểm.

- Đối với 135 công trình đê bao phòng, chống triều cường, đê bao kết hợp giao thông nông thôn, chống sạt lỡ bờ sông, tiêu thoát nước năm 2008 (theo Công văn số 4358/UBND-CNN ngày 10/7/2008 của UBND thành phố), đến nay các địa phương đã phê duyệt 135/135 hồ sơ; trong đó, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 125/135 công trình (đạt 92,59%), đang thi công 09 công trình và đang chuẩn bị thi công 01 công trình. Đối với 125 công trình đê bao phòng, chống triều cường, đê bao kết hợp giao thông nông thôn, chống sạt lở bờ sông, tiêu thoát nước năm 2009 (theo Công văn số 3777/UBND-CNN ngày 29/7/2009 của UBND thành phố), đến nay các địa phương đã phê duyệt 123/125 hồ sơ (đạt 98,4%); trong đó, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 115/125 công trình (đạt 92%), đang thi công 07 công trình, chuẩn bị thi công 01 công trình và đang thẩm định 02 công trình. Tổng cộng trong ba năm 2008 – 2010 đã hoàn thành 240/260 hạng mục công trình, với tổng chiều dài là 217,7 km/228,8 km (đạt 95,14%), phục vụ cho 8.920 ha và bảo vệ cho 15.200 hộ dân.

5.3.- Công tác quản lý môi trường và biến đổi khí hậu:

- Về công tác biến đổi khí hậu, đã ban hành Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố theo Quyết định số 04/QĐ-BCĐBĐKH ngày 15/11/2010 của Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu thành phố.

- Xây dựng Chương trình giảm ô nhiễm môi trường nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011 2015.

5.4.- Công ty TNHH một thành viên Quản lý khai thác dịch vụ thủy lợi:

          - Tổ chức điều tiết hợp lý, tiết kiệm nguồn nước tưới; hệ thống kênh mương được tu sửa, nạo vét tốt, đảm bảo tưới tiêu chủ động hết diện tích, phục vụ thắng lợi sản xuất nông nghiệp trên khu tưới hệ thống Kênh Đông Củ Chi.

- Vận hành công trình đảm bảo phục vụ tưới, tiêu úng, ngăn lũ, xổ phèn, trữ nước phòng chống cháy rừng mùa khô, ngăn và tiêu thoát nước ô nhiễm trên địa bàn Hóc Môn - Bình Chánh và khu vực ven sông Sài Gòn.

- Tăng cường kiểm tra, ngăn chặn và đề xuất xử lý kịp thời các vi phạm công trình và xả thải gây ô nhiễm nguồn nước, đảm bảo chất lượng và khối lượng nước phục vụ đa mục tiêu.

6.- Lĩnh vực Phát triển nông thôn:

6.1.- Về kinh tế hợp tác: Tính đến nay, trên địa bàn thành phố có 48 hợp tác xã và 220 tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; phần lớn các hợp tác xã đều đáp ứng được nhu cầu hợp tác của xã viên. Hiện nay đang chuẩn bị thành lập 04 Hợp tác xã, gồm: HTX nông nghiệp Ngày Mới tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh; HTX hoa lan tại xã Hòa Phú, huyện Củ Chi; HTX sản xuất nấm tại tại xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi và HTX hoa lan tại xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi (từ Tổ hợp tác Lan Việt tại ấp Chánh). Bên cạnh đó, Tổ HT se nhang tại xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè và Tổ HT nuôi thỏ tại xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi đã hoàn thành các thủ tục để thành lập hợp tác xã. Hỗ trợ các HTX Bò sữa Tiến Thành, HTX nông nghiệp quận 9 HTX muối Tiến Thành liên kết trong tiêu thụ. Phối hợp với tổ chức SOCODEVI tổng hợp tình hình thực hiện, chuẩn bị cho chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2012 – 2017.

6.2.- Về kết quả thực hiện Đề án xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới:

- Tổ chức Hội nghị sơ kết 01 năm xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

- Tại 06 xã thí điểm xây dựng nông thôn mới: Hoàn chỉnh kế hoạch về lĩnh vực phát triển nông thôn tại 06 xã thí điểm xây dựng nông thôn mới, gồm: phát triển kinh tế tập thể, ngành nghề nông thôn, phát triển cộng đồng, các chính sách hỗ trợ về phát triển nông nghiệp – nông thôn. Phối hợp cùng Tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo xây dựng NTM thành phố kiểm tra công tác tài chính, báo cáo các công trình ưu tiên đầu tư trong năm 2011 tại 6 xã. Phối hợp với Ban quản lý xây dựng nông thôn mới tại 6 xã thí điểm xác định số lượng và đăng ký đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại 6 xã; đồng thời triển khai thực hiện kế hoạch trồng cây xanh tại 6 xã. Tính đến cuối tháng 3 năm 2011, xã Tân Thông Hội đạt 15/19 tiêu chí, xã Thái Mỹ đạt 11/19 tiêu chí, xã Xuân Thới Thượng đạt 10/19 tiêu chí, xã Tân Nhựt đạt 8/19 tiêu chí, xã Nhơn Đức đạt 9/19 tiêu chí, xã Lý Nhơn đạt 9/19 tiêu chí.

- Đối với 22 xã nhân rộng trong năm 2011: Hỗ trợ các xã xây dựng đề án phát triển nông thôn mới; hiện nay đã thông qua Tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo xây dựng NTM thành phố lần thứ 1 và đang phối hợp chỉnh sửa, bổ sung để trình lần 2. Tiến hành điều tra, tổng hợp và phân tích số liệu về mức thu nhập của các hộ dân trên địa bàn 22 xã xây dựng nông thôn mới, làm cơ sở để xác định mức thu nhập của hộ trong quá trình xây dựng đề án; hiện nay đã thống nhất số liệu và bổ sung vào đề án của từng xã.

6.3.- Về diêm nghiệp: Tham mưu xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nội dung theo Đề án quy hoạch sản xuất muối trên địa bàn thành phố đến năm 2020, tầm nhìn 202 đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt, triển khai trong niên vụ muối 2010 – 2011; phương án thu mua muối còn tồn đọng trong niên vụ muối 2010 cho diêm dân. Tham mưu đề xuất thực hiện chính sách nhân rộng mô hình sản xuất muối trải bạt theo quy hoạch được duyệt. Phối hợp xây dựng đề án nâng cao năng lực hoạt động cho Hợp tác xã Muối Tiến Thành (xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ).

6.4.- Về ngành nghề nông thôn: Sơ kết 01 năm thực hiện Đề án thí điểm nuôi chim Yến trong nhà tại xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ để chuẩn bị cho Đề án quy hoạch phát triển nuôi chim Yến trong nhà. Triển khai kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tại 06 xã thí điểm xây dựng nông thôn mới năm 2011. Triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Dự án phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2011 – 2015 theo Quyết định phê duyệt của UBND thành phố. Tiếp tục triển khai kế hoạch tuyên truyền, phổ biến quy trình thực hiện thủ tục công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống, nghề truyền thống, thủ tục thu hồi giấy công nhận làng nghề truyền thống trên địa bàn thành phố: hoàn thiện cẩm nang về quy trình thực hiện thủ tục công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống.

6.5.- Về Chương trình liên tịch phát triển nông nghiệp - nông thôn ngoại thành: Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm Nghị quyết 47/NQLT-BNN-HLHPN về Hỗ trợ phụ nữ phát triển sản xuất nâng cao thu nhập. Tổng kết thực hiện Nghị quyết Liên tịch giai đoạn 2006 – 2010; triển khai Nghị quyết Liên tịch giai đoạn 2011 – 2015 giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ và Thành Đoàn thành phố. Triển khai kế hoạch tổ chức Hội thi “Tìm hiểu về an toàn vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp và làng nghề” lần thứ V - năm 2011.

6.6.- Về Chương trình Liên tịch phát triển nông nghiệp - nông thôn giữa TP.HCM với các tỉnh thành: Đã tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm về Chương trình hợp tác phát triển nông nghiệp, nông thôn 2009 - 2010 giữa Chi cục Phát triển nông thôn thành phố với các Chi cục PTNT Cần Thơ, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bạc Liêu và Cà Mau, triển khai ký kết hợp tác trong năm 2011. Các lĩnh vực hợp tác gồm: kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế tập thể, các mô hình kinh tế có hiệu quả,…

6.7.- Về công tác di dân và xóa đói giảm nghèo: Xây dựng kế hoạch và kinh phí tổ chức thực hiện Đề án Quy hoạch bố trí dân cư giai đoạn 2011 – 2015 theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

7.- Hoạt động cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn:

- Tiếp tục quản lý khai thác 120 Trạm cấp nước tập trung, phục vụ nước sinh hoạt cho 284.663 nhân khẩu của 50.562 hộ dân ngoại thành. Trong 6 tháng đầu năm 2011 đã lắp đặt thêm 1.600 đồng hồ nước cho các hộ sử dụng.

- Triển khai phúc tra các hộ sử dụng nước không hợp vệ sinh tại 5 huyện, với tổng số 7.900 hộ.

- Tiếp tục thi công xây dựng các Trạm cấp nước Bình Trị Đông A, Tân Tạo 2 và nâng cấp mở rộng các Trạm cấp nước Nhơn Đức 2, Tân Nhựt 1. Khảo sát thiết kế để nâng cấp mở rộng các Trạm cấp nước Tân Nhựt 3, Bình Chánh 1 và Bình Hưng Hòa B1.

- Thực hiện Dự án Bạn hữu trẻ em thành phố do UBND thành phố ký kết với tổ chức UNICEF và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì thực hiện.

        - Xây dựng kế hoạch và tổ chức sự kiện hưởng ứng Ngày Nước thế giới (22/3/2011) tại Trường trung học cơ sở Tân Tạo, phường Tân Tạo, quận Bình Tân. Tổ chức Lễ mít tinh của thành phố về Tháng hành động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia nước sạch, vệ sinh môi trường và Ngày Môi trường thế giới tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn; phối hợp với các huyện ngoại thành tổ chức Tháng hành động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia nước sạch, vệ sinh môi trường và Ngày Môi trường thế giới.

8.- Hoạt động khuyến nông:

- Trong 6 tháng đầu năm 2011, Trung tâm Khuyến nông tập trung các hoạt động hỗ trợ nông dân sản xuất, kinh doanh hoa kiểng phục vụ Tết Nguyên đán Tân Mão – năm 2011 và các hoạt động tại các xã nông thôn mới, cụ thể: Tổ chức 71 lớp tập huấn kỹ thuật cho 1.800 lượt nông dân tham dự; 03 lớp huấn luyện cho 120 nông dân các quận - huyện; 21 chuyến tham quan, đưa nông dân các quận - huyện tham quan các mô hình sản xuất tiên tiến, hiệu quả; triển khai 08 cuộc hội thảo chuyên đề. Trung tâm cũng đã tổ chức 01 lớp đào tạo nghề lao động nông thôn “Kỹ thuật chăn nuôi bò sữa theo hướng GAHP”, thời lượng 30 buổi, cho 30 nông dân xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi (đã bế giảng vào ngày 27/4/2011).

- Xây dựng đề cương và triển khai thực hiện 50 mô hình khuyến nông các loại; trong đó có 37 mô hình trồng trọt, 02 mô hình chăn nuôi, 03 mô hình thủy sản và 08 mô hình cơ giới hóa.

- Tiến hành khảo sát thu thập số liệu để xây dựng chương trình phát triển hoa cây kiểng và đề án phát triển cơ giới hóa ngành chăn nuôi bò sữa trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2015.

- Tổ chức làm việc với các ban ngành địa phương để triển khai kế hoạch hoạt động khuyến nông năm 2011, đặc biệt công tác khuyến nông tại các xã xây dựng nông thôn mới. Trong 6 tháng đầu năm 2011, Trung tâm Khuyến nông đã phối hợp tốt với các ban, ngành, đoàn thể địa phương của 28 xã xây dựng nông thôn mới để tổ chức 26 lớp tập huấn, 09 chuyến tham quan, 02 cuộc hội thảo và xây dựng 32 mô hình trình diễn.

- Tiếp tục theo dõi các mô hình trình diễn khuyến nông, mô hình thực nghiệm chuyển tiếp năm 2010.

- Duy trì thường xuyên chương trình phát thanh khuyến nông, tập san, tập tin, trang Web,….

- Chuẩn bị tổng kết Hội thi Môi trường xanh thành phố năm 2010.

9.- Hoạt động tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp:

- Tổ chức khảo sát tình hình cung ứng và tiêu thụ các mặt hàng nông sản, hoa cây kiểng vào dịp Tết Tân Mão – 2011 nhằm xác định nhu cầu tiêu dùng và khả năng cung ứng. Tiến hành điều tra kênh tiêu thụ sản phẩm hoa cây kiểng, cá cảnh, rau, nấm trên địa bàn các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè và các quận 7, 8, 12, Bình Tân, Gò Vấp, Thủ Đức.

- Phối hợp với Hội Nông dân thành phố tổ chức “Khu hoa cây kiểng của nông dân thành phố Hồ Chí Minh” tham gia chợ hoa Tết Tân Mão – 2011, tại công viên 23/9; xây dựng kế hoạch tham gia Lễ hội Lâm sản Việt Nam lần thứ I tại Quy Nhơn từ ngày 26 đến 29/3/2011; phối hợp với Viện nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam và Công ty cổ phần du lịch Suối Tiên tổ chức Hội thi “Trái ngon an toàn Nam Bộ lần III - 2011”.

- Thực hiện chương trình “Mỗi nhà nông 1 website”, từ đầu năm đến nay, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp đã xây dựng thêm 02 website và đã bàn giao cho Hợp tác xã nông nghiệp - sản xuất - thương mại - dịch vụ Đại Lộc, xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh và Hợp tác xã Ngã Ba Giòng, huyện Hóc Môn; nâng tổng số website đã xây dựng cho các đơn vị đến nay là 40.

- Hoàn tất thiết kế logo và bao bì cho 04 đơn vị là Cơ sở giống Chánh Phong, Cơ sở hoa kiểng Lan Việt, Cơ sở nấm Đực Tư, Cơ sở hoa lan Út Hài; lũy kế từ đầu chương trình đến nay là 25 đơn vị.

- Về kết quả chứng nhận VietGAP: Trong 6 tháng đầu năm 2011, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp đã tổ chức chứng nhận sản xuất theo quy trình VietGAP cho 14 hộ sản xuất rau với tổng diện tích là 10,5 ha; sản lượng dự kiến 1.098 tấn/năm (trong đó có 10 hộ được Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ, hướng dẫn với diện tích 3,9 ha). Lũy kế đến nay, Trung tâm đã tổ chức chứng nhận cho 66 hộ (là xã viên của 3 Hợp tác xã Nhuận Đức, Ngã 3 Giòng, Thỏ Việt và một số hộ sản xuất cá thể) và 03 công ty sản xuất rau, quả trên địa bàn thành phố, với tổng diện tích là 49,7803 ha; tổng sản lượng thu hoạch rau, củ, quả các hộ sản xuất theo quy trình VietGAP ước đạt 6.111 tấn/năm.

10.- Hoạt động Công nghệ Sinh học:

- Tiếp tục thực hiện các công tác trọng tâm: tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực công nghệ sinh học của thành phố giai đoạn 2008 - 2012 (theo Văn bản số 797/UBND-CNN ngày 04/02/2008 của UBND thành phố); công tác đầu tư và thực hiện Dự án xây dựng Trung tâm Công nghệ Sinh học thành phố; triển khai Chương trình ứng dụng và phát triển Công nghệ Sinh học phục vụ Nông nghiệp - Nông thôn tại TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 và những đề tài nghiên cứu khác có tính chất ứng dụng trước mắt và lâu dài, định hướng theo 5 lĩnh vực gồm: CNSH Thực vật, CNSH Thủy sản, CNSH Y dược, CNSH Động vật, Công nghệ Vi sinh - Thực phẩm. Tiếp tục theo dõi các mô hình đã triển khai và chuẩn bị xây dựng một số mô hình mới tại 06 xã thí điểm xây dựng nông thôn mới.

- Về lĩnh vực công nghệ sinh học thực vật: Tập trung nhân nhanh giống Dendrobium, Phalaenopsis; đã nhân giống được 27.075 cây lan cấy mô và cung cấp cho các nhà vườn 21.502 cây con các loại. Đã thực hiện 9 phép lai phục vụ công tác lai tạo.

- Về lĩnh vực công nghệ sinh học thủy sản: Tiếp tục triển khai các nghiệp vụ: “Nghiên cứu tạo kit ELISA phát hiện các loại virus gây bệnh chính trên tôm nuôi: Đốm trắng (WSSV), Taura (TSV)”, “Nghiên cứu tạo kit RT-PCR và RT-LAMP phát hiện nhanh các virus gây bệnh Đỏ đuôi (Taura Syndrome Disease) và bệnh Đầu vàng (Yellow Head Disease) trên tôm”, Nghiên cứu thử nghiệm quy trình phân lập, nuôi và nhân sinh khối một số loài vi tảo thuộc nhóm tảo khuê phục vụ cho nuôi trồng thủy sản tại TP.HCMvà một số nghiệp vụ khác.

- Về lĩnh vực công nghệ sinh học y dược: “Nghiên cứu Kit PCR và realtime PCR chẩn đoán các vi khuẩn gây hại trên người trong thực phẩm”, “Phát triển kỹ thuật tạo phôi và cấy phôi cho bò sữa” và một số nghiệp vụ khác.

- Về lĩnh vực công nghệ sinh học vi sinh - thực phẩm: Phân lập và tuyển chọn một số chủng lactobacillus để sản xuất probiotic bổ sung vào thức ăn chăn nuôi; nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất một số chế phẩm vi sinh phục vụ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh.

11.- Hoạt động Quản lý và Kiểm định giống:

11.1.- Công tác quản lý và kiểm định giống vật nuôi: Tiếp tục triển khai công tác bình tuyển giống bò sữa (đã thực hiện 3.250 con); khảo sát khả năng sinh sản, phối giống, năng suất sữa bò nông hộ (đã thực hiện 2.300 con); khảo sát, đánh giá chất lượng đời sau các dòng tinh bò sữa (đã thực hiện 1.430 con). Tiếp tục nuôi kiểm định giống bò tại cơ sở Nhị Xuân với tổng đàn là 31 cái. Về công tác đánh giá tiến bộ di truyền giống heo theo phương pháp BLUP, Trung tâm Quản lý và Kiểm định giống cây trồng - vật nuôi đang tiếp tục triển khai thực hiện đợt II số liệu đàn heo tại các xí nghiệp chăn nuôi heo quốc doanh và mở rộng đối tượng thu thập số liệu ở các trại chăn nuôi heo ngoài quốc doanh. Ngoài ra, Trung tâm cũng đã tổ chức nhiều buổi hội thảo về giống và công tác giống với các xí nghiệp chăn nuôi heo quốc doanh và tư nhân, nhằm giới thiệu biểu mẫu và các quy trình để tiến tới chứng nhận thí điểm chất lượng giống heo.

11.2.- Công tác quản lý và kiểm định giống cây trồng: Thử nghiệm tính thích nghi giống hoa mới: Tiếp tục theo dõi thử nghiệm tính thích nghi 13 giống hoa Đồng tiền, xác định thêm 2 giống hoa Đồng tiền cắt cành có khả năng thích nghi tốt và cho sản phẩm hoa đẹp, phù hợp với thị trường thành phố Hồ Chí Minh. Trong dịp Tết Nguyên đán Tân Mão – 2011, Trung tâm Quản lý và Kiểm định giống cây trồng - vật nuôi đã tham gia trưng bày sản phẩm hoa Đồng tiền tại Công viên 23/9. Trung tâm cũng đã phối hợp với Trạm Khuyến nông quận 12 – Gò Vấp chuyển giao thành công 3 giống hoa Đồng tiền tại phường 12, quận Gò Vấp, kết quả lượng giá mô hình trình diễn được nông dân đánh giá cao. Về kết quả thử nghiệm tính thích nghi giống cải bông tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, đã xác định 02 giống cải bông TN150 và TN169 của Công ty Trang Nông có năng suất cao, thời gian thu hoạch sớm và chất lượng phù hợp với thị hiếu. Đang thử nghiệm 2 giống bí đỏ ngoài đồng ruộng và trong nhà màn tại Nhị Xuân. Ngoài ra, Trung tâm đã tổ chức kiểm tra nhãn hiệu hàng hóa 3 cơ sở sản xuất kinh doanh giống cây trồng, lũy kế đến nay đã thực hiện 9 cơ sở; kết quả kiểm tra cho thấy cả 9 cơ sở điều tuân thủ các quy định về quản lý giống cây trồng.

12.- Lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản:

Kế hoạch vốn đầu tư xây dựng năm 2011 (đợt 1) được Ủy ban nhân dân thành phố giao theo Quyết định số 405/QĐ-UBND ngày 25/01/2011 cho các chủ đầu tư trực thuộc Sở gồm 08 dự án chuyển tiếp, 03 dự án vốn ODA, 02 dự án quy hoạch, tổng kinh phí: 343.026 triệu đồng. Riêng Công ty TNHH một thành viên Quản lý khai thác dịch vụ thủy lợi được ghi vốn 06 dự án chuyển tiếp với tổng vốn 51.037 triệu đồng. Theo báo cáo của các chủ đầu tư, tính đến ngày 31/5/2011, kết quả thực hiện kế hoạch vốn đầu tư năm 2011 như sau:

Giá trị khối lượng giải ngân: 100.113/ 394.063 triệu đồng, đạt 25,4% KH. Cụ thể giá trị khối lượng đã giải ngân như sau:

- Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình thuộc Sở: 64.735/ 303.000 triệu đồng, đạt 21,34% KH.

- Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn: 6.870/ 15.000 triệu đồng, đạt 45,8% KH.

- Trung tâm Quản lý và Kiểm định giống cây trồng, vật nuôi: 2.605/ 20.000 triệu đồng, đạt 13,03% KH.

- Công ty TNHH một thành viên Quản lý khai thác dịch vụ thủy lợi: 25.903/ 51.037 triệu đồng, đạt 50,75% KH.

Ước giá trị khối lượng giải ngân trong tháng 6/2011 là 123.800 triệu đồng, nâng giá trị khối lượng giải ngân trong 6 tháng đầu năm 2011 là 224.200/ 394.063 triệu đồng, đạt 56,89% KH.

13.- Hoạt động Ban quản lý Trung tâm Thủy sản:

- Kết quả triển khai thực hiện dự án tại xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ: Đã được Chính phủ điều chỉnh về bản đồ quy hoạch cảng cá tại huyện Cần Giờ. Đã phối hợp đơn vị tư vấn hoàn chỉnh và trình Sở Quy hoạch - Kiến trúc thẩm định nhiệm vụ quy hoạch phân khu 1/2000; đã giải trình, bổ sung hồ sơ (lần 3) theo yêu cầu; hiện đang chờ kết quả thẩm định và phê duyệt.

- Kết quả giải quyết tồn đọng khu đất dự kiến đầu tư Trung tâm Thủy sản tại huyện Nhà Bè: Phối hợp Ban Bồi thường huyện Nhà Bè hoàn chỉnh phương án đền bù điều chỉnh và đã được UBND huyện Nhà Bè phê duyệt, làm cơ sở cho đơn vị tư vấn kiểm toán thực hiện hoàn chỉnh kết quả kiểm toán theo quy định. Hiện đang chờ kết quả kiểm toán để triển khai các bước tiếp theo về thanh quyết toán và bàn giao khu đất.

14.- Công tác tổ chức cán bộ:

- Triển khai thực hiện các Quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố: Quyết định số 06/2011/QĐ-UBND ngày 28/01/2011 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Quyết định số 16/2011/QĐ-UBND ngày 18/3/2011 ban hành Quy chế quản lý, phối hợp công tác và chế độ thông tin báo cáo của ngành Nông nghiệp.

- Tham mưu cho Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố ra quyết định điều chỉnh bổ sung thành viên Ban Chỉ đạo và kiện toàn Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo nông thôn mới; thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp - nông thôn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025; thành lập Ban chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp giai đoạn 2011 – 2015 trên địa bàn thành phố.

- Sở đã ban hành quyết định thành lập Tổ công tác thực hiện mô hình thí điểm áp dụng quy trình thực hành sản xuất tốt cho thịt lợn và thịt gà thuộc Dự án “Xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm”; thành lập Ban Quản lý dự án hợp phần thực hiện dự án phát triển nông thôn mới tại huyện Củ Chi giai đoạn 2011 – 2013.

- Ban hành Quyết định giao chỉ tiêu biên chế năm 2011 cho các đơn vị trực thuộc. Ban hành Quyết định phân công các đơn vị tổ chức thực hiện Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, về quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản.

- Báo cáo kết quả kê khai tài sản, thu nhập năm 2010 và bàn giao kê khai của Ban Giám đốc Sở cho Ban Tổ chức Thành ủy, Ủy ban kiểm tra Thành ủy; thực hiện đánh giá cán bộ công chức, viên chức năm 2010.

- Tổ chức hội nghị cán bộ công chức năm 2011 tại các đơn vị; tổ chức Tuần lế Quốc gia an toàn vệ sinh lao động phòng chống cháy nổ lần thứ 13 năm 2011.

15.- Công tác thanh tra:

- Tiến hành 03 cuộc thanh kiểm tra, gồm 01 cuộc thanh tra hành chính và 04 cuộc thanh tra chuyên ngành về việc chấp hành các quy định về sản xuất kinh doanh giống cây trồng, phân bón và thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra, Thanh tra chuyên ngành các Chi cục đã tổ chức và triển khai thực hiện 55 đợt thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, gồm 06 đợt thanh tra, kiểm tra về quản lý sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đối với 21 cơ sở, doanh nghiệp và 105 hộ nông dân; 44 lượt kiểm tra về lĩnh vực thú y, trong đó có 32 lượt kiểm dịch sản phẩm động vật tại các cơ sở kinh doanh và 10 lượt kiểm tra chấn chỉnh điều kiện vệ sinh thú y tại các cơ sở giết mổ; 05 đợt thanh tra, kiểm tra về bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn huyện Cần Giờ, đã kiểm tra 221 phương tiện; bên cạnh đó, Chi cục Kiểm lâm cũng đã tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất, chế biến lâm sản, kinh doanh động vật hoang dã.

- Tổ chức tiếp 01 lượt công dân. Tiếp nhận 03 đơn khiếu nại, 02 đơn tố cáo, 02 đơn kiến nghị, 02 đơn xin trợ giúp; trong đó chỉ có 03 đơn thuộc thẩm quyền xử lý (gồm 01 đơn khiếu nại và 02 đơn tố cáo). Đối với 06 đơn còn lại không thuộc thẩm quyền xử lý, Thanh tra Sở đã có văn bản hướng dẫn người gửi đơn đúng cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

- Đã xây dựng và ban hành Chương trình công tác phòng, chống tham nhũng năm 2011 của Sở.

16.- Công tác đào tạo:

16.1.- Chương trình đào tạo nâng cao năng lực cán bộ phụ trách nông nghiệp - nông thôn cấp phường, xã ngoại thành: Kết quả thực hiện như sau:

- Hệ đại học: Nhập học 121/140 học viên, đạt tỷ lệ 86,4% chỉ tiêu. Đã công nhận tốt nghiệp 93/121 học viên, đạt tỷ lệ 76,86% hiệu suất đào tạo.

- Hệ trung cấp: Nhập học 119/160 học viên, đạt tỷ lệ 74,4% chỉ tiêu. Đã công nhận tốt nghiệp 103/119 học viên, đạt tỷ lệ 86,55% hiệu suất đào tạo.

- Đang chuẩn bị tổng kết rút kinh nghiệm chương trình, mục tiêu đào tạo cán bộ phường, xã (Chương trình 300) theo yêu cầu của Thành phố.

16.2.- Chương trình đào tạo lao động nông thôn phục vụ xây dựng thí điểm xã nông thôn mới:

Thực hiện Quyết định số 5602/QĐ-UBND và Quyết định số 5604/QĐ-UBND ngày 08/12/2010 của Ủy ban nhân dân thành phố về đào tạo nghề tại 6 xã nông thôn mới năm 2011 – 2012, Trường Trung cấp kỹ thuật nông nghiệp đã triển khai đào tạo nghề tại các xã như sau:

- Xã Thái Mỹ: Lớp Cơ điện nông thôn với 33 học viên, đã kết thúc vào đầu tháng 05/2011. Kết quả tốt nghiệp và cấp chứng chỉ sơ cấp nghề cho 20 học viên.

- Xã Xuân Thới Thượng: Lớp Chăn nuôi – Thú y với 26 học viên. Đã hoàn thành và cấp chứng chỉ sơ cấp nghề 10 học viên.

- Xã Tân Nhựt: Lớp Kỹ thuật trồng rau – Hoa cây cảnh – Bảo vệ thực vật với 44 học viên. Lớp học kết thúc vào đầu tháng 06/2011.

- Xã Nhơn Đức: Lớp Kỹ thuật trồng rau - Hoa cây cảnh - Bảo vệ thực vật với 28 học viên. Hiện nay lớp đang còn học.

IV.- Một số nhận xét, đánh giá chung:

Nhìn chung trong 06 tháng đầu năm, bên cạnh những thuận lợi vẫn còn nhiều khó khăn nhưng nhờ được sự quan tâm của Lãnh đạo Thành phố, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sự phối hợp của các sở ngành, quận huyện, sự nỗ lực của bà con nông dân, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai thực hiện tốt công tác chỉ đạo, điều hành, chương trình công tác, sự phấn đấu tích cực vượt qua khó khăn của các phòng ban, đơn vị trực thuộc Sở nên sản xuất nông nghiệp vẫn tăng trưởng khá và ổn định; cơ cấu cây trồng, vật nuôi tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, phát triển nghề trồng rau, hoa - cây kiểng, nuôi bò sữa, cá sấu, cá cảnh. Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp trên địa bàn thành phố trong 06 tháng đầu năm 2011 duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, tăng 6,1% so cùng kỳ 2010, trong đó trồng trọt tăng 4,5%, chăn nuôi tăng 6,6%, lâm nghiệp tăng 3,1%, thủy sản tăng 6,7%, dịch vụ nông nghiệp tăng 7,5%; một số chỉ tiêu chủ yếu tăng khá như diện tích cây ăn trái tăng 7,8%, diện tích trồng Lan tăng 5,6%, diện tích hoa nền tăng 5,3%, diện tích trồng cỏ thức ăn gia súc tăng 11,1%, đàn trâu tăng 22,6%, đàn bò tăng 3,9%, trong đó đàn bò sữa tăng 6,6%, sản lượng thịt heo hơi tăng 5,3%, sản lượng thịt trâu bò hơi tăng 8,1%, sản lượng sữa bò tươi tăng 6,8%, tổng sản lượng thủy sản tăng 3,4%, cá cảnh tăng 17,9%, đàn cá sấu tăng 6,5% so cùng kỳ.

Công tác phòng chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi đã được thực hiện tốt, tăng cường công tác kiểm tra sinh vật hại trên đồng ruộng không để dịch bệnh xảy ra gây thiệt hại cho nông dân; chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh động vật, từ đó đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm thành phố, không xảy ra các ổ dịch bệnh lây lan trên diện rộng; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng nông sản, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm soát chất lượng ngay từ khâu sản xuất, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với người tiêu dùng. Các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với các tỉnh trong việc kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm các loại nông sản nhập vào thành phố. Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm vẫn còn diễn biến phức tạp trong cả nước, để chủ động đối phó với nguy cơ phát sinh dịch bệnh gia súc, gia cầm, các ban ngành địa phương trên địa bàn thành phố cần phải tập trung thực hiện các biện pháp phòng chống dịch một cách tích cực, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến cho các hộ chăn nuôi về các biện pháp phòng chống dịch, đẩy mạnh công tác tiêm phòng, đồng thời duy trì việc lập chốt kiểm tra tại các điểm nóng, tăng cường hiệu quả hoạt động các đoàn kiểm tra liên ngành.

Công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng được thực hiện khá tốt, đặc biệt rất chú trọng công tác tuyên truyền. Trong 06 tháng đầu năm 2011, tình hình rừng trên địa bàn thành phố ổn định, hoạt động bảo vệ rừng được duy trì thường xuyên; có sự phối hợp tốt giữa các lực lượng trên toàn địa bàn nên đạt hiệu quả cao trong quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và bảo vệ động vật hoang dã.

Tập trung thực hiện quyết liệt công tác phòng, chống triều cường; tình hình khí tượng, thủy văn, xâm nhập mặn, diễn biến triều cường được theo dõi và dự báo thường xuyên chặt chẽ, kịp thời triển khai các biện pháp phòng và ứng phó; tổ chức trực ban 24/24 giờ để cảnh báo, ứng phó, phòng tránh tại các điểm xung yếu khi xảy ra áp thấp nhiệt đới, bão, triều cường,... Trong các ngày nghỉ Tết nguyên đán Tân Mão năm 2011 và trong thời gian diễn ra cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp vừa qua, trên địa bàn quận 12, Thủ Đức, Bình Thạnh, Gò Vấp, Củ Chi, Bình Chánh tình hình đê bao ổn định, không xảy ra sự cố bể bờ, tràn bờ.

Mặc dù vốn kế hoạch đầu tư xây dựng năm 2011 được giao từ ngày 25/01/2011 và bị ảnh hưởng bởi nghỉ Tết nguyên đán, nhưng các chủ đầu tư đã tập trung và tổ chức thi công sớm các công trình chuyển tiếp; đồng thời liên hệ các địa phương để thực hiện triển khai công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, do một số dự án đã hết thời gian hoàn thành (Dự án tiêu thoát nước và cải thiện ô nhiễm kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên, Dự án nạo vét cải tạo rạch Cầu Sa,…) và một số dự án đền bù vượt tổng dự toán (Công trình thủy lợi bờ hữu ven sông Sài Gòn - Quận 12) nên Kho bạc Nhà nước không đồng ý giải chi vốn, làm chậm tiến độ giải ngân. Sở đã có văn bản đề nghị các địa phương liên quan xác định thời gian hoàn thành công tác đền bù để trình cấp thẩm quyền điều chỉnh thời gian hoàn thành dự án; đề nghị Ủy ban nhân dân quận 12 nhanh chóng điều chỉnh dự toán đền bù Dự án bờ hữu ven sông Sài Gòn. Ngoài ra, các dự án chuẩn bị đầu tư (Trung tâm Công nghệ Sinh học, Trung tâm Thủy sản thành phố, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp,…) chưa được ghi vốn kế hoạch đã gây khó khăn cho các chủ đầu tư trong quá trình tiếp tục triển khai thực hiện.

V.- Kế hoạch công tác chỉ đạo, điều hành tập trung trong 6 tháng cuối năm 2011:

Trong 6 tháng cuối năm 2011, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố tập trung chỉ đạo điều hành một số mặt công tác chính sau đây:

1.- Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động số 43-CTr/TU ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh và Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Thành ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X. Tập trung xây dựng và triển khai Đề án xây dựng nông thôn mới tại 06 xã.

2.- Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 02/2011/CT-UBND ngày 12/01/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về tập trung triển khai các giải pháp chủ yếu để thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách thành phố năm 2011; Kế hoạch chỉ đạo, điều hành và Chương trình công tác năm 2011 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (ban hành kèm theo Quyết định số 18/QĐ-SNN-VP ngày 21/01/2011) thực hiện Quyết định số 03/2011/QĐ-UBND ngày 12/01/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách thành phố năm 2011.

3.- Triển khai thực hiện Chỉ thị số 12/2011/CT-UBND ngày 09/4/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2011 trên địa bàn thành phố và Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 – 2015.

4.- Chỉ đạo sản xuất Vụ Mùa năm 2011 theo tiến độ, đẩy mạnh triển khai chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại thành phố.

5.- Tiếp tục vận động, tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; tăng cường theo dõi chặt chẽ tình hình chăn nuôi, kinh doanh, vận chuyển gia súc, gia cầm, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm.

6.- Tiếp tục tổ chức, thực hiện đúng tiến độ và hiệu quả các chương trình mục tiêu: chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; phát triển bò sữa, rau an toàn, hoa - cây kiểng, cá cảnh, cá sấu, chương trình giống cây, giống con chất lượng cao giai đoạn 2011 - 2015; chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật, thủy sản ...

7.- Tiếp tục tập trung xây dựng các mô hình nông thôn mới đúng tiến độ theo chủ trương của Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố; chỉ đạo đẩy mạnh phát triển ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn, xây dựng và phát triển làng nghề ở nông thôn theo hướng mỗi làng một sản phẩm. Triển khai Nghị quyết liên tịch giữa Sở Nông nghiệp và PTNT với Hội Nông dân thành phố, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố và Thành Đoàn thành phố về phát huy vai trò của nông dân, phụ nữ và tuổi trẻ thành phố trong sự nghiệp phát triển và đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ngoại thành, giai đoạn 2011 – 2015.

8.- Tiếp tục triển khai các chương trình khuyến nông chuyển giao khoa học kỹ thuật phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, khuyến nông 3 giảm, chương trình khuyến nông xóa đói giảm nghèo.

9.- Tập trung triển khai thực hiện Chỉ thị số 25/CT-BNN-TCLN ngày 06/01/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc triển khai các biện pháp bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng trong mùa khô 2011 và Chỉ thị số 04/2011/CT-UBND ngày 10/02/2011 về tăng cường các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng và cây phân tán năm 2011. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiểm tra, quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ lâm sản và động vật hoang dã; tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa khô. Tập trung chỉ đạo phòng, chống hạn, phục vụ sản xuất Vụ Hè Thu năm 2011 có hiệu quả.

10.- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản.

11.- Hoàn thành việc xây dựng các chương trình, đề án, dự án và trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt theo đúng tiến độ.

12.- Đoàn Thanh niên Sở phối hợp với Đoàn Chi cục Thú y, Đoàn Trường trung cấp kỹ thuật nông nghiệp và các đơn vị thuộc Sở tiếp tục triển khai kế hoạch hưởng ứng “Năm Thanh niên”, tập trung vào các hoạt động trong xây dựng nông thôn mới: trồng cây xanh, chuyển giao khoa học kỹ thuật, phổ biến cơ chế chính sách, hướng dẫn xử lý nước đảm bảo chất lượng và sức khỏe của người sử dụng.

VI.- Một số nhiệm vụ giải pháp trọng tâm trong 6 tháng cuối năm 2011:

1.- Về phát triển sản xuất:

          - Tổ chức sơ kết tình hình sản xuất nông nghiệp vụ Hè Thu, vụ Mùa năm 2011 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân 2011 – 2012; đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất vụ Mùa; tiếp tục chỉ đạo sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn GAP.

  - Tiếp tục duy trì công tác chỉ đạo phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa; chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng; đảm bảo mục tiêu không để dịch bệnh xảy ra trên cây trồng, vật nuôi trên địa bàn thành phố.

- Tiếp tục chỉ đạo phát triển chăn nuôi, thủy sản theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; phát triển các loại giống cây trồng, vật nuôi.

- Tập trung xây dựng và triển khai các mô hình khuyến nông trình diễn với chất lượng cao nhất, gắn kết đầu ra cho sản phẩm của nông dân, ưu tiên triển khai nhanh các mô hình cho người nghèo, các xã nông thôn mới, hỗ trợ cho kinh tế tập thể, ...

2.- Về quản lý bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng:

- Tăng cường kiểm tra bảo vệ rừng, bảo vệ lâm sản, quản lý động vật hoang dã và phòng chống cháy rừng trên địa bàn thành phố. Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện phương án tổ chức chữa cháy rừng cấp thành phố và hướng dẫn các địa phương có rừng bổ sung hoàn thiện phương án tổ chức chữa cháy rừng cấp quận, huyện.

- Tăng cường công tác thanh kiểm tra để quản lý chặt chẽ lượng giống cây lâm nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố. Đẩy nhanh tiến độ các dự án trồng chuyển hóa rừng, chăm sóc rừng, phong trào trồng cây phân tán năm 2011.

3.- Về công tác phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai:

- Theo dõi diễn biến thời tiết, cảnh báo phục vụ sản xuất nông nghiệp. Thực hiện thường xuyên các quy định về quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

  - Kiểm tra, bổ sung, hoàn chỉnh việc xây dựng và triển khai phương án, kế hoạch phòng chống lụt bão, thiên tai của thành phố, các Sở ngành, quận huyện.

  - Kiểm tra, đôn đốc việc duy tu, nâng cấp, nạo vét, sửa chữa các công trình tiêu thoát nước, phòng chống ngập, triều cường; kiểm tra công trình trước mùa mưa bão năm 2011.

4.- Tập trung chỉ đạo, tăng cường đầu tư để thúc đẩy nhanh tiến độ các chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm.

5.- Công tác đầu tư xây dựng các công trình, dự án:

- Tập trung chỉ đạo hoàn thành Dự án đê bao bờ hữu ven sông Sài Gòn đúng tiến độ; hoàn thành công tác đền bù giải phóng mặt bằng đối với Dự án tiêu thoát nước và cải thiện ô nhiễm môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước lên.

6.- Công tác phát triển nông thôn:

- Tiếp tục phối hợp Ban quản lý Nông thôn mới các xã xây dựng kế hoạch thực hiện các nội dung cơ bản trong năm 2011 trong đề án xây dựng mô hình nông thôn mới tại 06 xã thí điểm xây dựng nông thôn mới. Tham mưu xây dựng lộ trình và giải pháp thực hiện các tiêu chí còn lại của 06 xã điểm; đặc biệt tập trung hoàn thành 04 tiêu chí còn lại của xã Tân Thông Hội (Trường học; Cơ sở vật chất văn hóa; Chợ và Thu nhập).

- Tiếp tục phối hợp các huyện, xã hoàn thiện đề án phát triển nông thôn mới tại 22 xã, tham mưu trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt để sớm triển khai thực hiện đề án.

7.- Tiếp tục triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, tư vấn và xây dựng thương hiệu cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh việc hợp tác với Metro Cash & Carry và Sài Gòn Co.op để giới thiệu và tiêu thụ nông sản phẩm của thành phố.

 


Số lượt người xem: 10641    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm