SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
8
0
8
5
5
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 18 Tháng Tư 2005 10:25:00 SA

Cách xử lý ruồi đục quả hiện nay

Trên thế giới hiện có hàng trăm loại ruồi đục quả. Mỗi khu vực thường có khoảng chục loại. Ở Việt Nam có 3 loài quan trọng là: Bactrocera Dorsalis Hendel, Bactrocera correcta, Bactrocera cucurbitate. Trong đó, nguy hại nhất là Bactrocera Dorsalis Hendel, vì nó còn đang là đối tượng kiểm dịch thực vật.
 
   


Hiện nay, trên thế giới có các biện pháp xử lý ruồi đục quả như sau: Biên pháp hóa học, Biện pháp xử lý phóng xạ, biện pháp xử lý bằng nhiệt

1.      Biên pháp hóa học: gồm 2 loại: hoá chất trừ sâu và khử trùng xông hơi.

Đối với việc sử dụng hóa chất trừ sâu: người ta sử dụng Fenthion và Dimethoate để xử lý quả sau thu hoạch. Tuy vậy, biện pháp xử lý thuốc trừ sâu dần dần tỏ  ra không phù hợp và được thay thế bằng thuốc xông hơi vì các lý do sau:

-          Dễ bị thối quả: trên thực tế đã có nhiều trường hợp rau quả bị thối sau khi được xử lý bằng thuốc trừ sâu.

-          Dư lượng thuốc sau khi xử lý có khi cao hơn mức cho phép.

Đối với việc khử trùng bằng phương pháp xông hơi: Hai hóa chất Ethylene dibromide và Methyl bromide đã được dùng làm hóa chất xông hơi xử lý quả diệt ruồi đục quả. Biện pháp dùng Ethylene dibromide rất hữu hiệu bởi tính độc của hóa chất xông hơi, với ưu điểm là dễ áp dụng, hiệu quả xử lý cao, thời gian thực hiện nhanh và ít khả năng làm hư chất lượng quả. Tuy nhiên, Bộ Y tế Hoa Kỳ, Úc đã phát hiện Ethylene dibromide có khả năng gây bệnh ung thư gan do để lại dự lượng độc hại, nên việc xử lý bằng Ethylene dibromide đã không được chấp nhận,  Còn Methyl bromide thì lại có hạn chế là làm ảnh hưởng đến chất lượng quả. Ngoài ra, xu hướng tiêu dùng ngày nay của thị trường không ưa dùng thực phẩm có dư lượng hóa chất. Vì thế, phương pháp này cũng rất ít được sử dụng.

2.     Biện pháp xử lý phóng xạ:

Biện pháp này đã được nghiên cứu sử dụng tử năm 1960 để diệt trừ nhiều đối tượng kiểm dịch thực vật khác nhau, trong đó có ruồi đục quả. Phóng xạ là quá trình xử lý bằng năng lượng ion, bao gồm cả sóng Radio, sóng rada, sóng cực ngắn microwaves, tia hồng ngoại, tia cực tím, tia X và tia gamma. Hiện tai, ở nước ta có Công  ty Son Son đã mua loại thiết bị  loại này từ Mỹ về để xử lý xoài và thanh long xuất sang Mỹ với chi phí khoảng chín ngành đồng cho một Kg quả xử lý.

Đây là phương pháp hiện đại, không xuất hiện dư lượng hoá chất, thời gian xử lý rất nhanh. Tuy nhiên phương pháp này cũng có một số hạn chế như: Giá thành thiết bị và chi phí xử lý cao, không hợp thị hiếu người tiêu dùng tại một số nước như: Nhật, Úc, New Zealand và các nước Châu Âu; gây ra một số hiệu ứng phụ làm giảm chất lượng thực phẩm, ảnh hưởng đến dinh dưỡng và hàm lượng vitamine, có khả năng gây xuất huyết trong cơ thể, gây biến  đổi gen.

3.     Các phương pháp xử lý bằng nhiệt: gồm xử lý nhiệt lạnh và nhiệt nóng.

Đối với phương pháp xử lý nhiệt lạnh:

Là cách giữ trái cây ở nhiệt độ thấp từ 1,2 đến 1,5oC trên 15 ngày. Biện pháp này thường được dùng cho trái cây ôn đới và được kết hợp trong quá trình vận chuyển63n, khi đó phải có container chuyên dùng với thiết bị tạo, giữ và kiểm soát được nhiệt độ và độ ẩm. Riêng đối với các loại rau quả vùng nhiệt đới thì biện pháp xử lý này không thể sử dụng được vì dễ làm hư tế bào quả, do nhiệt độ bảo quản quả nhiệt đới thường là từ 7 đến 13oC

Đối với phương pháp xử lý nhiệt nóng: Biện pháp xử lý nhiệt nóng được xem là một cách xử lý tốt cho nhiều loại rau quả vì không để lại dư lượng hóa chất độc hại. Tuy nhiên, đây không phải là biện pháp có ý nghĩa trừ diệt địch hại, mà chỉ là cách bảo đảm về phương diện kiểm dịch. Ưu điểm của biện pháp này là giá thành rẻ hơn so với xử lý bằng phóng xạ và không để lại dư lượng hóa chất độc hại. Có nhiều phương cách để xử lý nhiệt nóng cho rau quả: dùng khí nóng, biện pháp nước nóng, biện pháp hơi nước nóng.

-          Dùng khí nóng: sử dụng không khí nóng khô (ẩm độ khoảng 50%) để làm nóng quả đến nhiệt độ xử lý. Biện pháp này được phát triển ở Hawaii để xử lý xoài trước khi xuất vào lục địa. Tuy nhiên, cách này có nhược điểm là có thể gây bỏng vỏ quả ở một số loại quả có vỏ mỏng, mọng nước như cà chua, nho.... Biện pháp này cũng đã được New Zealand chấp thuận để nhập quả từ Thái Bình Dương.

-          Biện pháp ngâm nước nóng: ngâm quả trong nước nóng 30oC trong 2 – 3 giờ để nhiệt độ trong quả tới nhiệt độ xử lý. Giữ nhiệt độ trên trong khoảng 10 phút để nấm bệnh và ruồi đục quả chết hết. Tuy nhiên, cách này thường làm giảm chất lượng quả và giảm thời gian bảo quản vì quả bị ngâm lâu trong nước.

-          Biện pháp hơi nước nóng: Là quá trình gia nhiệt trái cây bằng khí nóng khoảng 50oC có ẩm độ cao 70 – 90%, tâm quả khi đó có nhiệt độ khoảng 46 – 47oC và được giữ thêm trong một thời gian từ 10 – 20 phút. Một điều bất lợi được ghi nhận trong biện pháp này là điều kiện trên không đủ để diệt trừ nấm bệnh ký sinh và hoại sinh. Do vậy, cần bổ sung biện pháp trừ nấm bệnh trong từng trường hợp cụ thể.

Xử lý trái cây bằng hơi nước nóng được ứng dụng đầu tiên ở Florida năm 1992 để trừ ruồi Địa trung hải trên quả cam. Từ đó được phát triển rộng ra trên đu đủ ở Hawaii, ớt xanh ở Nhật, xoài ở Úc, Mexico, Philippine và Thái Lan. Năm 1994, hai nhà máy xử lý hơi nóng được lắp đặt ở Bắc Anh để xử lý xoài xuất đi Nhật, trong năm đầu xử lý được 300 tấn xoài Kensington.

Ngày nay, trên thế giới có khoảng 7 nhà máy hơi nước nóng ứng dụng biện pháp này ở Malaysia, Thái Lan, Úc, Philippine, Hawaii, Mexico, Đài Loan chủ yếu bằng thiết bị của Nhật. Về mặt kiểm dịch thực vật thì ở một số thị trường (chủ yếu là Nhật, Mỹ) đòi hỏi trái cây phải qua xử lý nhiệt ở các nhiệt độ khác nhau như sau:

 

Nước nhập khẩu

Nước xuất khẩu

Yêu cầu xử lý

Nhật

Úc (xoài Kensington)

VHT 46,5oC, 15 phút

Philippine (Carabao)

VHT 46,5oC, 10 phút

Đài Loan (Irwin, Haden)

VHT 46,5oC, 30 phút

Thái lan (Nangking Wun, Nam Doc Mai)

VHT 46,5oC, 15 phút

VHT 47oC, 10 phút

Mỹ

Mexico hoặc Bắc Mỹ gồm cả Costa Rica

Các giống trái dẹt và dài

VHT 46,1oC

<375 gr –65 phút; 375 – 570 gr – 75 phút

<500 gr –75 phút; 500 – 700 gr – 90 phút

New Zealand

West Indies (ngoại trừ Aruba, Bonaire, Curacao, Magarita, Tortuga và Tobago)

Các giống trái dẹt và dài

VHT 46,1oC

<400 gr –65 phút;

400 – 500 gr – 75 phút

500 -  700 gr  – 90 phút

Châu Âu

Panama, Nam Mỹ hoặc West Indies

Các giống trái dẹt và dài

VHT 46,1oC

<375 gr –65 phút; 375 – 570 gr – 75 phút

<425 gr –75 phút; 425 – 650 gr – 90 phút

Giống xoài Đài Loan

VHT 46,5oC, 30 phút

 

Chú thích: VHT  - Vapour Heat Treatment (xử lý nhiệt bằng hơi nước nóng)

(nguồn: Johnson & Heather, 1995)

18/04/2005

TMT

(trích từ báo cáo của TS Lâm Trần Vũ)

Số lượt người xem: 20041    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm