SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
5
8
3
2
5
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 12 Tháng Giêng 2005 2:15:00 CH

Chi cục Bảo vệ thực vật TP bế giảng lớp Huấn luyện nâng cao năng lực kỹ thuật cho Cán bộ kỹ thuật và nông dân giỏi trên cây đậu Côve vụ Đông Xuân 2004 – 2005

Sáng ngày 11/01/2005, tại nhà ông Lê Văn Khôi, nông dân xã Xuân Thới Sơn, Huyện Hóc Môn đã diễn ra lễ bế giảng lớp Huấn luyện nâng cao năng lực kỹ thuật cho Cán bộ kỹ thuật và nông dân giỏi trên cây đậu Côve vụ Đông Xuân 2004 – 2005 do Chi cục Bảo vệ thực vật TP tổ chức. Đây là hình thức huấn luyện mới của Chi cục BVTV TP với sự tham gia của cả cán bộ kỹ thuật của các Trạm BVTV lẫn nông dân giỏi. Lớp được tổ chức suốt vụ, từ gieo trồng cho đến thu hoạch đậu Côve (22/10/2004 – 13/01/2005).

          Mục đích của chương trình huấn luyện là nâng cao kiến thức về các nguyên tắc IPM, nâng cao kỹ năng nhận biết và giải quyết các khó khăn, nâng cao kỹ năng quản lý lớp huấn luyện nông dân. Học viên tham dự lớp được huấn luyện theo phương pháp tự làm để học, học bằng các đúc kết kinh nghiệm từ thực tiễn đồng ruộng. Tham dự lớp huấn luyện có 30 học viên là cán bộ kỹ thuật từ các Trạm BVTV và 10 nông dân giỏi từ huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Thủ Đức.

Hình thức huấn luyện này đã được Chi cục ứng dụng từ phương pháp huấn luyện của Tổ chức Lương nông thế giới (FAO) rất có hiệu quả, kết hợp được kiến thức về lý thuyết chuyên môn của Cán bộ kỹ thuật với kinh nghiệm thực tiễn của nông dân, tạo tinh thần làm việc nhóm. Hàng tuần các học viên gặp nhau để thảo luận và thực nghiệm trồng Côve tại đồng ruộng sau khi đã được bốc thăm chia nhóm để thực hiện theo chuyên đề và kết thúc khóa học, mỗi nhóm trình bày kết quả thực hiện của nhóm mình, có sự trao đổi ý kiến của các thành viên của nhóm khác. Hình thức này đã được Chi cục tổ chức trên cây Khổ qua vào vụ Hè Thu năm 2004 với kết quả rất đáng khích lệ. Qua kết quả thực nghiệm tại đồng ruộng, các chỉ tiêu Nitrát, các dư lượng thuốc BVTV trên đậu Côve của các phương pháp được ứng dụng đều đạt dưới mức cho phép. Các nhóm đã thực hiện các thực nghiệm trên từng lĩnh vực cụ thể như so sánh các giống đậu Côve, điều tra kỹ thuật canh tác, khảo sát ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và năng suất, đánh giá các hiệu quả phòng trừ sâu bệnh hại, so sánh hiệu quả của phương pháp phủ bạt và không phủ bạt, khảo sát sâu đục trái và ruồi đục lá đậu Côve. Lớp học cũng được nghe 2 quy trình canh tác an toàn đậu Côve do một nông dân của xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi và một cán bộ kỹ thuật của Trạm BVTV Hóc Môn đề xuất. Kết quả cho thấy năng suất của đậu Côve sử dụng giống F1, được phủ bạt, bón phân hữu cơ kết hợp vi sinh, ứng dụng IPM cho năng suất cao hơn cách làm thông thường của nông dân và tăng hiệu quả kinh tế của mô hình. Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy việc quyết định giống, phương pháp canh tác còn tùy thuộc rất  nhiều vào điều kiện tự nhiên của từng vùng và yêu cầu của thị trường.

Qua kết quả thực tế và ý kiến của các học viên cho thấy đây là hình thức huấn luyện có hiệu quả và được sự ủng hộ của nông dân lẫn cán bộ kỹ thuật. Hy vọng hình thức tổ chức sẽ được tổ chức rộng rãi hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn của TP trong năm 2005.

                                                    Từ Minh Thiện

                                                   


Số lượt người xem: 4288    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm