SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
7
1
8
3
7
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 13 Tháng Ba 2008 8:20:00 CH

Về việc phát triển nuôi tôm Thẻ chân trắng.

Thực hiện Quyết định số 456/QĐ-BNN-NTTS ngày 04/02/2008 V/v Ban hành một số quy định về điều kiện sản xuất giống, nuôi tôm chân trắng và Chỉ thị số 228/CT-BNN-NTTS ngày 25/01/2008 về việc phát triển nuôi tôm chân trắng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhằm triển khai thực hiện tốt trên địa bàn, Sở Nông nghiệp và PTNT Thành phố có ý kiến như sau:

1. Đề nghị Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ, Nhà Bè, Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Chi cục Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông nghiên cứu quán triệt nội dung Quyết định số 456/QĐ-BNN-NTTS ngày 04/02/2008 V/v Ban hành một số quy định về điều kiện sản xuất giống, nuôi tôm chân trắng và Chỉ thị số 228/CT-BNN-NTTS ngày 25/01/2008 về việc phát triển nuôi tôm chân trắng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Cần lưu ý định hướng phát triển nuôi tôm của Bộ Nông nghiệp và PTNT trong những năm tới thì tôm sú vẫn là đối tượng nuôi chủ lực ở các tỉnh Nam bộ; Yêu cầu chung đối với vùng nuôi tôm chân trắng cần phải đảm bảo :

1.1- Tôm chân trắng chỉ được nuôi theo hình thức thâm canh ở các tỉnh Nam Bộ ( đông Nam bộ và ĐBSCL ) và thực hiện theo tiêu chuẩn 28 TCN 191:2004 Vùng nuôi tôm - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (được kèm theo Quyết định số 456/QĐ-BNN-NTTS ngày 04/02/2008 V/v Ban hành một số quy định về điều kiện sản xuất giống, nuôi tôm chân trắng)

1.2- Các cơ  sở nuôi tôm chân trắng phải quản lý không được để tôm thoát ra môi trường nước xung quanh.

1.3- Hệ thống cấp và thoát nước trong cơ sở nuôi tôm chân trắng phải được bố trí riêng rẽ để tránh gây ô nhiễm.

2. Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ, Nhà Bè:

          - Tổ chức khảo sát và qui hoạch cụ thể khu vực nuôi tôm chân trắng đảm bảo yêu cầu, điều kiện theo qui định và công bố cho người dân biết.

          - Hướng dẫn phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng theo qui hoạch, kế hoạch; các cơ sở có nhu cầu nuôi tôm thẻ chân trắng theo hình thức thâm canh phải đăng ký để phối hợp thẩm định đủ điều kiện; thống kê chi tiết và lập hồ sơ theo dõi từng cơ sở. Đảm bảo có hợp đồng tiêu thụ đầu ra ổn định trước khi quyết định nuôi thẻ chân trắng.

          - Tổ chức quản lý chặt các cơ sở nuôi tôm chân trắng, không để thất thoát ra môi trường chung quanh. Phối hợp kiểm tra và xử lý nghiêm các cơ sở không tuân thủ đầy đủ các quy định đã ban hành.

            3. Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản:

          - Chủ trì công tác tuyên truyền phổ biến các quy định cuả các văn bản chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT; tham mưu cho lãnh đạo Sở các biện pháp hữu hiệu trong công tác quản lý nuôi tôm chân trắng trên địa bàn thành phố.

          - Hướng dẫn qui trình nuôi và các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh theo tiêu chuẩn 28 TCN 191:2004 cho các cơ sở nuôi tôm chân trắng; theo dõi, kiểm tra và xử lý nghiêm những trường hợp nuôi tôm chân trắng không đúng qui định tiêu chuẩn 28 TCN 191:2004; sản xuất, lưu hành tôm giống không đạt tiêu chuẩn chất lượng; để tôm chân trắng thoát ra các vùng nước xung quanh; gây ô nhiễm môi trường, gây nguy cơ lây lan dịch bệnh vùng nuôi và các qui định khác của ngành; mọi vi phạm phải kiên quyết huỷ và xử phạt nghiêm.

- Phối hợp Ủy ban nhân dân huyện khảo sát và chọn các khu vực đủ điều kiện nuôi tôm chân trắng; kiểm tra, theo dõi, hướng dẫn phát triển nuôi tôm chân trắng theo kế hoạch, quy hoạch; đồng thời tổ chức thẩm định điều kiện đối với các cơ sở đăng ký nuôi tôm.

          - Khảo sát các Trại sản xuất giống tôm chân trắng ở các tỉnh, thành để giới thiệu cho các cơ sở nuôi tôm chọn lựa được tôm giống có chất lượng. Kiểm soát chặt các nguồn giống nhập vào 02 huyện và đảm bảo giống phải được kiểm tra, kiểm dịch đầy đủ.

          - Tiếp tục thực hiện tốt công tác quan trắc và cảnh báo môi trường đối với vùng nuôi tôm Sú, đồng thời triển khai công tác quan trắc và cảnh báo môi trường cho vùng nuôi tôm chân trắng sau khi đã được các địa phương chọn lựa.

            4. Trung tâm Khuyến nông:

          - Tập huấn, tuyên truyền chủ trương phát triển nuôi tôm chân trắng để đa dạng hoá đối tượng nuôi, tránh tình trạng nuôi ồ ạt không đủ điều kiện dẫn đến rủi ro đáng tiếc.

          - Tập huấn, xây dựng mô hình, hướng dẫn kỹ thuật nuôi cho các cơ sở có nhu cầu nuôi tôm thẻ chân trắng trong khu vực được quy hoạch.

            5. Chi cục Phát triển nông thôn:

          - Phối hợp với địa phương thực hiện và tiến hành xây dựng hợp tác xã, tổ hợp tác, cộng đồng nhằm liên kết phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng bền vững.

 

(Nguồn: Phòng Thủy sản)


Số lượt người xem: 7319    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm