SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
7
9
3
4
3
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 14 Tháng Tám 2007 11:10:00 CH

Tình hình quản lý động vật, thực vật hoang dã của thành phố Hồ Chí Minh

Thực hiện Chỉ thị số 1284/CT-BNN-KL ngày 11/5/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường công tác quản lý các trại nuôi sinh sản, sinh trưởng và cơ sở trồng cấy nhân tạo động vật và thực vật hoang dã; theo báo cáo của Chi cục Kiểm Lâm (Văn bản 219/KL-TC ngày 14/6/2007), Chi cục QL Chất lượng và BV Nguồn lợi Thủy sản (Văn bản 328/CCQLTS ngày 19/6/2007) và Chi cục Lâm nghiệp (Văn bản 275/BC-PTLN-KTTHTC ngày 8/6/2007) về công tác quản lý động vật hoang dã trên địa bàn Thành phố; Sở Nông nghiệp và PTNT đã thực hiện như sau:
 
 

 

           I- CÔNG TÁC KIỂM TRA, LẬP HỒ SƠ QUẢN LÝ CÁC TRẠI NUÔI VÀ CƠ SỞ TRỒNG CẤY NHÂN TẠO:

1.Kết quả thực hiện trong năm 2006

     - Kiểm tra thường xuyên: 139 lượt; 

     - Kiểm tra đột xuất: 86 lượt; 

     - Đội Kiểm lâm cơ động tiến hành công tác thống kê lại các địa điểm sản xuất, buôn bán, trưng bày, quảng cáo các sản phẩm động vật hoang dã, kể cả ở sân bay, bến cảng.

2. Qua kết quả cho thấy công tác quản lý gấu nuôi nhốt trên hai địa bàn Tp Hồ Chí Minh và tỉnh Tây ninh, đã hoàn thành công việc gắn chíp điện tử cho 466 con gấu chó và gấu ngựa an toàn (gồm gấu ngựa: 403 con;  gấu chó: 63 con, do 118 tổ chức cá nhân đang gây nuôi chăm sóc), không có sự cố xảy ra trong quản lý gắn chíp điện tử cho gấu. Đến nay, số gấu đã được gắn chíp điện tử sức khoẻ vn bình thường; mỗi con gấu gắn chíp điện tử đều có hồ sơ, lý lịch, biên bản theo dõi. Qua các đợt tái kiểm tra sau gắn chíp, nhìn chung gấu vẩn khoẻ bình thường, được các chủ gây nuôi chăm sóc bảo quản tốt. Quá trình kiểm tra đã phát hiện có sự thay đổi như sau: hiện còn 415 con gấu trong đó tăng 01 con gấu con mới đẻ khoảng gần 2kg, 04 con do chủ nuôi chuyển đến nơi nuôi mới nhưng trong nội hạt; giảm 21 con;  30 con xin chuyển ra ngoài tỉnh khác nuôi.

3. Chi cục Kiểm lâm đã xây dựng và đưa vào hoạt động Trạm cứu hộ Động vật hoang dã, diện tích khoảng gần 400m2 tại xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi (được tổ chức WAR tài trợ). Phối hợp với Trung tâm Tư vấn, Hỗ trợ nông nghiệp, tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển nghề nuôi cá sấu địa bàn thành phố đến năm 2010 theo Quyết định số 208/2005/QĐ-UBND ngày 02/12/2005 của UBND Thành phố.

          4. Về công tác cứu hộ động vật hoang dã:

- Chi cục Kiểm lâm đã nhận cứu hộ và chuyển giao Vườn Quốc gia Cúc Phương 01 con Voọc xám do người dân tự giác muốn thả nó về nơi hoang dã.

- Nhận cứu hộ và chuyển giao trả cho nước bạn Indonesia 02 con Tinh Tinh do người dân nuôi.

- Tiếp nhận 01 con khỉ mặt đỏ nặng khoảng 20 kg; 01 con vượn đen má trắng, 01 con khỉ đuôi dài, 02 con cu ly của người dân nuôi, đã giao cho Thảo Cầm Viên Sài Gòn, Công viên văn hóa Đầm Sen và tổ chức Wildelife at Risk chăm sóc bảo quản trả về thiên nhiên .

II- CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN CÁC TRẠI NUÔI VÀ CƠ SỞ TRỒNG CẤY NHÂN TẠO:

1- Tình hình phát triển các trại nuôi động vật hoang dã ngành lâm nghiệp:

+ Gây nuôi cá sấu:

          Trong năm 2006, tổng đàn cá sấu của 50 trại nuôi đang quản lý: 113.609 con, tổng diện tích chuồng nuôi: 354.284 m2

Tiêu thụ cá sấu năm 2006 :

- Xuất khẩu 19.414 sản phẩm và con sống (gấp 3 lần năm 2005).

- Xuất bán nội địa: 8.828  con  (gấp 4 lần năm 2005).

+ Trăn - rắn  các loại: Với 10 trại nuôi của doanh nghiệp và hộ gia đình

Trăn đen: 13.207 con; Trăn vàng : 7072 con; Rắn Ráo trâu: 1.950 con.

Da trăn đen khô: (23.592 mét x 0,3 m = 7.600 m2); da trăn vàng khô: (22.280 mét x 0,3 m = 6.684 m2); da rắn ri cá: (3.000 mét  x 0,3 m = 900 m2);

+ Động vật hoang dã khác:

Bó sát khác: 05 trang trại với 303.050 con (kỳ sừng, kỳ tôm, bò cạp, cóc, ểnh ương, Thằn lằn nhà, Liu điu, Tắc kè, Cắc ké, Chàng hiu, Thằn lằn núi);

Nhím: 08 trại với 406 con;

Chi cục Kiểm lâm đã tổ chức kiểm tra 42.000 con/tổng số 500.000 con ba ba của các trang trại gây nuôi; Hươu sao: 12 con;  Nai: 11con;  Cua đinh: 1.000 con;  Vượn 4 con; Voọc 01 con, Chồn gấu: 03 con;  Khỉ : 07 con; Bò tót: 03 con (01 đực + 01 cái và 01 con bê).

2- Tình hình phát triển các trại nuôi động vật hoang dã ngành thủy sản:

- Cá Hải Tượng: có 5 cơ sở nuôi Hải Tượng tổng số: 23 con, trọng lượng bình quân: 80-100 kg/con: 12 con , 30-50 kg/con: 4 con, nhỏ bé 0,3kg – 0,6 kg/con: 7 con.

- Cá Huyết Long: có 2 cơ sở nuôi Huyết Long: tổng số 115 con, chiều dài bình quân: 2 - 3cm: 55 con , 4-5 cm: 60 con.

III- CÔNG TÁC KIỂM TRA, XỬ LÝ CÁC HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT HOANG DÃ.

1. Về kiểm tra, giám sát:

Năm 2006, đã thực hiện các công tác sau:

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tại những điểm nóng.

- Tiếp tục thực hiện các chương trình tuyên truyền giáo dục sâu rộng trong cộng đồng dân cư, trực tiếp đến các đối tượng mua, bán trái phép động vật hoang dã.

          - Phối hợp với các ngành hữu quan và với Chính quyền địa phương tăng cường giáo dục, vận động các đối tượng buôn bán động vật hoang dã chuyển  sang làm nghề khác hợp pháp.

          - Làm việc với chính quyền một số địa phương để có biện pháp phối hợp tốt trong quản lý động vật hoang dã. Giải tán một số trọng điểm về buôn bán động vật hoang dã.

- Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn các trại nuôi động vật hoang dã hợp pháp, đúng quy định của Pháp luật

2. Về phát hiện xử lý:

2.1. Khu vực nội thành TP Hồ Chí Minh:

          - Lập 60 biên bản vi phạm hành chính trong đó

+ 58 biên bản về hành vi mua, bán trái phép động vật hoang dã.

+ 02 biên bản về hành vi vận chuyển  trái phép động vật hoang dã.

+ Có 05 Nhà hàng quán ăn có hành vi quảng cáo trái phép việc mua, bán trái phép động vật hoang dã.

+ Có 06 vụ phối hợp với Cảnh sát điều tra tội phạm về chức vụ và kinh tế các quận 2, 12, Bình Thạnh,

          - Tịch thu: 55 con động vật hoang dã quý hiếm (Cầy hương, Kỳ Đà, Rắn Hổ các loại, CuLy, Têtê); 266 con động vật hoang dã thông thường (Rắn nước, nhen, Dúi, Chim nhỏ, Giông, Kỳ Tôm, heo rừng); 107 kg động vật hoang dã quý hiếm (Rắn Hổ các loại); 741,4 kg động vật hoang dã thông thường (Rắn nước các loại …)

          - Tổng số tiền xử phạt là 353,83 triệu đồng.

2.2. Tại khu vực rừng Phòng hộ Cần Giờ:

          - Lập 09 biên bản vi phạm hành chính về việc dân địa phương vận chuyển trái phép Động vật hoang dã; tịch thu  646 kg con Địa sâm; tổng tiền phạt là: 29.350.000 đồng.

3.3. Tại khu vực rừng phòng hộ Củ Chi:

          - Lập 41 biên bản vi phạm hành chính trong đó: 31 vụ vận chuyển trái phép Động vật hoang dã; 06 vụ mua, bán động vật hoang dã trong nhà hàng quán ăn.

          - Tịch thu:  119 con và 271,8 kg quý hiếm;05 con và 376,4 kg thông thường; 02 xe môtô.

          - Tổng tiền phạt là: 44,45 triệu đồng.

 

 

(P. Kế hoạch Tài chính)

Số lượt người xem: 12133    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm