SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
7
3
3
6
0
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 22 Tháng Hai 2008 1:10:00 CH

Báo cáo tháng 02 năm 2008

Báo cáo số 27/BC-SNN-VP ngày 21 tháng 02 năm 2008 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

   

1. Công tác chỉ đạo điều hành tập trung:

Trong tháng 02 năm 2008, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố đã tập trung chỉ đạo điều hành và thực hiện các mặt công tác sau đây:

1/ Thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân thành phố, Ban Giám đốc Sở đã chỉ đạo các đơn vị thuộc Sở tổ chức phân công cán bộ, nhân viên trực vào các ngày nghỉ Tết, đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ tại cơ quan đơn vị; đảm bảo lực lượng trực duy trì các hoạt động chuyên ngành như: phòng cháy chữa cháy rừng; phòng chống dịch cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng, PRRS trên gia súc; phòng chống bệnh hại trên lúa; theo dõi diễn biến của triều cường nhằm chủ động triển khai các biện pháp ứng phó kịp thời,…; thường xuyên có thông tin, báo cáo theo đúng quy định.

2/ Thực hiện Chương trình công tác năm 2008 do Ủy ban nhân dân thành phố giao tại Quyết định số 02/2008/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2008:

2.1/ Dự thảo Quyết định về giải pháp quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu, chất kháng sinh trong sản xuất, chế biến, bảo quản nông thủy sản: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố đã có Văn bản số 136/SNN-NN ngày 30 tháng 01 năm 2008 đề nghị các Sở - ngành góp ý; đến nay chỉ mới nhận được góp ý của Sở Tư pháp thành phố.

2.2/ Dự thảo Quyết định về việc quy định về thí điểm quản lý, cấp giấy chứng nhận sản xuất rau, củ, quả an toàn, sạch bệnh hoặc sản xuất theo quy trình GAP: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố đã có Văn bản số 176/SNN-NN ngày 15 tháng 02 năm 2008 đề nghị các Sở - ngành góp ý; hiện nay đang chờ trả lời của các Sở - ngành.

2.3/ Đề án quy hoạch tổng thể và xây dựng hệ thống công trình thủy lợi, kiểm soát thủy triều, tăng năng lực tiêu thoát nước và chống ngập khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận (tham gia góp ý kiến với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ - ngành liên quan): Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Quyết định số 3608/QĐ-BNN-KHCN ngày 15 tháng 11 năm 2007 về việc thành lập Tổ công tác nghiên cứu đề xuất giải pháp chống ngập úng khu vực thành phố Hồ Chí Minh; đến cuối tháng 3/2008, Tổ công tác sẽ hoàn thành Dự án giải pháp chống ngập úng khu vực thành phố Hồ Chí Minh.

2.4/ Quyết định ban hành Quy chế quản lý Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ: Ủy ban nhân dân thành phố đã có Quyết định số 05/2008/QĐ-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2008 về ban hành Quy chế quản lý Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh.

3/ Chỉ đạo sản xuất vụ Đông Xuân 2007 - 2008 theo tiến độ, kế hoạch chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại thành phố.

4/ Theo dõi, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm, dịch bệnh lở mồm long móng trên gia súc; công tác phòng ngừa bệnh PRRS (hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp) và bệnh viêm não cầu (Streptococcus suis) trên heo, bệnh gây hại trên lúa.

5/ Chỉ đạo tăng cường công tác kiểm soát, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên nông sản phục vụ Tết Nguyên đán Mậu Tý.

6/ Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình, Chính sách hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và các chương trình trọng điểm của thành phố giai đoạn 2006 - 2010.

7/ Chỉ đạo công tác kiểm tra tiến độ thực hiện các công trình xây dựng cơ bản, công trình phòng, chống lụt bão trên địa bàn thành phố.

2. Tình hình sản xuất nông nghiệp:

2.1/ Trồng trọt:

2.1.1/ Vụ Mùa 2007:

- Lúa vụ Mùa: Tổng diện tích sạ cấy trong vụ là 17.576 ha, đạt 97,64% so với kế hoạch năm 2007, đạt 89,08% so với cùng kỳ (trong quá trình thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, người dân đã từng bước phát triển các loại cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại thành phố); trong đó, đã thu hoạch 17.364 ha, tương đương so với cùng kỳ (17.201 ha).

- Rau và đậu vụ Mùa: Tổng diện tích gieo trồng trong vụ là 3.135 ha, đạt 98,6% so với cùng kỳ.

2.1.2/ Vụ Đông Xuân 2007 - 2008:

- Lúa vụ Đông Xuân 2007 - 2008: Tổng diện tích sạ cấy từ đầu vụ đến nay là 5.409 ha, đạt 77,27% so với kế hoạch năm 2008, đạt 106,30% so với cùng kỳ.

- Rau vụ Đông Xuân 2007 - 2008: Tổng diện tích gieo trồng đến nay là 3.629 ha, đạt 136,5% so với cùng kỳ.

2.1.3/ Tình hình phòng, chống sinh vật hại cây trồng:

a/ Trên lúa:

Tổng diện tích nhiễm đến nay ước khoảng 748 ha, mật số phổ biến từ 200 -700 con/m2; riêng tại huyện Củ Chi có mật số phổ biến cao, từ 3.000 - 5.000 con/m2.

c/ Trên rau: Do có sự phối hợp chặt chẽ với các quận, huyện trong việc tuyên truyền, hướng dẫn nông dân chủ động phòng trừ sâu bệnh trên rau một cách kịp thời, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng nên không có diện tích rau bị thiệt hại nặng.

2.2/ Chăn nuôi - Thú y:

2.2.1/ Tình hình dịch cúm gia cầm:

Tình hình dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố trong tháng qua tiếp tục ổn định, chưa phát hiện trường hợp gia cầm nào nhiễm bệnh.

2.2.2/ Tình hình dịch bệnh trên gia súc:

Tình hình dịch bệnh lở mồm long móng và dịch bệnh PRRS trên gia súc trên địa bàn thành phố trong tháng qua tiếp tục ổn định; không phát hiện trường hợp gia súc nào bị bệnh tại các hộ chăn nuôi và cơ sở giết mổ gia súc.

2.2.3/ Công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y:

-   Hoạt động giết mổ, kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm trong tháng như sau:

   + Số lượng kiểm soát giết mổ heo: 195.125 con, đạt 235.458% so với cùng kỳ.

   + Số lượng kiểm soát giết mổ trâu bò: 1.026 con, đạt 97,34% so với cùng kỳ.

   + Số lượng kiểm soát giết mổ dê: 463 con, đạt 104,75% so với cùng kỳ.

   + Số lượng kiểm soát giết mổ gia cầm: 1.359.633 con, đạt 142,84% so với cùng kỳ.

   + Tiêu độc sát trùng: 444.987 m2, đạt 166,77% so với cùng kỳ.

-   Trong tháng, Chi cục Thú y đã xử phạt vi phạm hành chính 435 trường hợp, đạt 77,13% so với cùng kỳ, với tổng số tiền phạt là 142.595 đồng, đạt 112,89% so với cùng kỳ.

Nhìn chung, do tình hình dịch cúm gia cầm và bệnh lở mồm long móng trên gia súc năm 2008 ổn định hơn so với năm 2007 nên nhu cầu tiêu thụ gia cầm, thịt heo tăng hơn so với cùng kỳ.

2.2.4/ Tình hình chăn nuôi gia cầm:

Tình hình chăn nuôi gia cầm trên địa bàn thành phố tính đến nay như sau: tổng số hộ chăn nuôi là 15 hộ, tổng đàn 10.152 con, chia ra: 168 con chim, 30 con đà điểu, 9.954 con gà (hộ bà Trần Thị Quang - huyện Củ Chi).

2.2.5/ Tình hình chăn nuôi gia súc:

Tình hình chăn nuôi gia súc trên địa bàn thành phố tính đến nay như sau:

: Tổng đàn 374.526 con, đạt 82,74% kế hoạch năm 2008, đạt 83,94% so với cùng kỳ (nguyên nhân giảm do tác động của tình hình biến động của giá thức ăn và đang trong quá trình biến đổi cơ cấu đàn, nhất là đối với các hộ dân nhập cư). Số hộ chăn nuôi là 12.349 hộ và 5 đơn vị quốc doanh (gồm: Xí nghiệp Gò Sao, Xí nghiệp Đồng Hiệp, Trại Tân Trung, Xí nghiệp Giống cấp I, Xí nghiệp Phước Long).

b/ Trâu bò: Tổng đàn là 121.891 con, đạt 106,27% kế hoạch năm 2008, đạt 112,756% so với cùng kỳ, trong đó có 5.639 con trâu, 116.252 con bò. Số hộ chăn nuôi là 19.553 hộ, 3 đơn vị quốc doanh (gồm: Trại Tân Thắng, Trại An Phú, Trại Công ty Quản lý khai thác dịch vụ thủy lợi) và Xí nghiệp Delta.

3. Hoạt động lâm nghiệp:

3.1/ Công tác tuyên truyền giáo dục:

- Tuyên truyền vận động nhân dân bảo vệ phát triển rừng, phòng chống cháy rừng và bảo vệ động vật hoang dã cho 395 lượt người.

  - Cung cấp 45 văn bản pháp luật có liên quan cho các cơ sở kinh doanh lâm sản và động vật hoang dã.

3.2/ Công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng:

- Trong tháng, Hạt Kiểm lâm Cần Giờ tổ chức 62 lượt tuần tra bảo vệ rừng và phối hợp với các đơn vị chủ rừng thực hiện 10 lượt.

- Tổ chức phối hợp với các đơn vị quản lý rừng giáp ranh để triển khai thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tý năm 2008.

- Phối hợp với các đơn vị thuộc huyện Bình Chánh tổ chức kiểm tra công tác PCCC rừng năm 2008 của các đơn vị chủ rừng trên địa bàn các xã Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai, Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B.

Ngày 10/2/2008, có xảy ra 01 vụ cháy (chủ yếu là cỏ năng, lác và tràm tái sinh chồi) tại khu giãn dân, ấp Nhị Tân 2 thuộc xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn, khu vực này thuộc Nông trường An Hạ cũ, nay do Ủy ban nhân dân xã Tân Thới Nhì quản lý, diện tích cháy ước 2,5 ha. Lực lượng tại chỗ do UBND xã huy động (45 người) đã kịp thời khống chế, dập tắt đám cháy trước khi lực lượng Kiểm lâm, Cảnh sát PCCC đến hỗ trợ. Nguyên nhân gây cháy theo nhận định ban đầu là do người dân đốt rác để cháy lan.

            - Tiếp tục phối hợp với các đơn vị chủ rừng tổ chức kiểm tra thống kê diện tích cây lâm nghiệp trồng phân tán của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn các huyện Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn phục vụ cho công tác PCCC rừng.

3.3/ Công tác pháp chế, thanh tra, kiểm tra, quản lý lâm sản và động vật hoang dã:

- Kiểm tra 96 lượt cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh, chế biến gỗ, lâm sản và động vật hoang dã, đã phát hiện và lập biên bản 11 vụ vi phạm hành chính (khai thác lâm sản 2 vụ; săn bắt, vận chuyển, mua bán động vật hoang dã trái phép 6 vụ; vận chuyển, mua bán lâm sản trái phép 2 vụ, vi phạm khác 01 vụ).

- Phối hợp với Công an xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh lập hồ sơ 01 vụ vận chuyển trái phép lâm sản, tạm giữ 01 xe tải, 01 ghe máy, 1,114 m3 gỗ xẻ Cẩm Thị; phối hợp với Quản lý thị trường, Đội Cảnh sát giao thông huyện Củ Chi lập hồ sơ 01 vụ vận chuyển trái phép động vật hoang dã; phối hợp với An ninh Sân bay Tân Sơn Nhất kiểm tra, lập hồ sơ 01 vụ vận chuyển trái phép động vật hoang dã với tang vật tạm giữ 190 kg rắn các loại (rắn bông súng, ri voi); Hạt Kiểm lâm Cần Giờ kiểm tra phát hiện và lập biên bản 02 vụ vận chuyển trái phép địa sâm, tang vật tạm giữ 165 kg.

- Kiểm tra lâm sản nhập xưởng: 24.330,873 m3 gỗ các loại. Thu nộp ngân sách trong tháng đạt 11.197.000 đồng; lũy kế từ đầu năm đến nay đạt 38.181.600 đồng.

3.4/ Công tác quản lý và cứu hộ động vật hoang dã:

- Tính đến nay, trên địa bàn thành phố có 64 trại gây nuôi cá sấu, tăng 01 trại so với đầu kỳ; tổng đàn cá sấu: 139.062 con. Trong tháng đã cấp 01 giấy phép vận chuyển đặc biệt cho Công ty Cây trồng thành phố vận chuyển 89 con cá sấu đi  Bình Dương (số xuất bán nội địa tới thời điểm hiện tại là 90 con, trong đó có 01 con vận chuyển đi Đà Nẵng vào tháng 01/2008); gắn 3.220 thẻ cites xuất khẩu 3.220 con cá sấu (trong đó có 3.000 con cá sấu sống đi Trung Quốc, 20 tấm da muối đi Úc, 200 tấm da muối đi Thái Lan).

            - Kiểm tra nhập da trăn từ tỉnh về thành phố: 40 tấm = 164,4 m3; làm thủ tục xác nhận 04 con nhím đi Quảng Nam; kiểm tra 03 doanh nghiệp (Công ty TNHH Thương Tín, Công ty Đặng Hiếu, Công ty Ngô Võ) gây nuôi bò sát với số lượng bò sát sinh sản là 201.225 con (gồm 12 loài); làm thủ tục xuất khẩu cho 02 Doanh nghiệp xuất khẩu bò sát với số lượng 139.964 con (gồm 12 loài).

- Công tác cứu hộ đã thực hiện: Tiếp nhận 01 con vượn đen má trắng và 02 con Culi nhỏ về nuôi dưỡng tại Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi; thả về rừng phòng hộ Cần Giờ 24 con chồn mướp có tổng trọng lượng là 57,7 kg; giao cho Công viên Đầm Sen nuôi dưỡng 26 kg rắn hổ hành.

3.5/ Công tác gieo ươm, trồng cây phân tán:

Số cây giống được Chi cục Lâm nghiệp sản xuất tính đến nay là 37.800 cây, đạt 12,60 % so với kế hoạch năm 2008, đạt 52,14% so với cùng kỳ; trong đó đã nghiệm thu đợt 1 là 20.750 cây. Chi cục Lâm nghiệp tiếp tục phối hợp với các địa phương, đoàn thể, đơn vị liên quan khảo sát, xây dựng kế hoach trồng cây phân tán năm 2008, phấn đấu đạt tỷ lệ che phủ mảng xanh thành phố trong năm 2008 đạt 38%.

4. Nuôi trồng và khai thác thủy sản:

3.1/ Sản lượng thủy sản: Sản lượng thủy sản trong tháng ước đạt 1.600 tấn, lũy kế từ đầu năm 6.650 tấn, đạt 11,53% kế hoạch năm 2008, trong đó:

- Nuôi trồng: Diện tích nuôi trồng: Lũy kế từ đầu năm 6.595 ha, đạt 59,95% so với kế hoạch năm 2008. Sản lượng nuôi trồng trong tháng ước đạt 1.015 tấn (riêng tôm sú ước đạt 250 tấn, tăng 17,3% so với cùng kỳ), lũy kế từ đầu năm 5.303 tấn, đạt 13,71% kế hoạch năm 2008.

- Khai thác: Sản lượng khai thác trong tháng ước đạt 585 tấn, lũy kế từ đầu năm 1.347 tấn, đạt 7,09% so với kế hoạch năm 2008.

3.2/ Cá cảnh: Sản xuất giống cá cảnh trong tháng ước đạt 1,7 triệu con, lũy kế từ đầu năm 3,2 triệu con, đạt 6,40% so với kế hoạch năm 2008.

5. Tình hình sản xuất diêm nghiệp (tại huyện Cần Giờ):

5.1/ Tình hình sản xuất:

- Diện tích sản xuất: 1.310 ha.

- Sản lượng: 6.750 ha tấn, đạt 112,13% so với cùng kỳ. Tổng số lượng muối bán ra hiện nay là 4.200 tấn, đạt 140% so với cùng kỳ.

- Giá bán muối ráo hiện nay là 900 đồng/kg, tăng 550 đồng/kg so với cùng kỳ; lượng muối tồn kho hiện nay là 2.250 tấn.

- Lao động nghề muối: trên 500 hộ.

5.2/ Các hoạt động liên quan:

Đến nay đã hỗ trợ thực hiện 4 mô hình, với 4 hộ tham gia sản xuất muối sạch bằng phương pháp trải bạt thuộc diện xóa đói giảm nghèo tại xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ. Chi cục Phát triển nông thôn tiếp tục phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ, Ủy ban nhân dân xã Lý Nhơn và các đoàn thể liên quan để triển khai nhân rộng mô hình này trong vụ muối năm 2007 - 2008.

6. Các hoạt động chuyên ngành:

6.1/ Hoạt động phát triển nông thôn:

- Phối hợp với UBND xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ tổ chức Hội nghị thành lập HTX muối Tiến Thành; phối hợp với UBND xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi tổ chức họp trù bị thành lập HTX nông nghiệp và dịch vụ bò sữa Tiến Thành; xúc tiến xây dựng cửa hàng giới thiệu sản phẩm rau an toàn trên địa bàn huyện Củ Chi; tiếp tục thực hiện công tác tư vấn, hỗ trợ thành lập HTX hoa kiểng Quận 2.

- Phối hợp với UBND xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn tổ chức họp trù bị ra mắt 02 Tổ hợp tác rau an toàn và tổ chức cho các thành viên của 02 tổ hợp tác gặp gỡ các doanh nghiệp tiêu thụ rau an toàn.

            - Hoàn thành công tác điều tra, thu thập thông tin về làng nghề phục vụ đề án “Bảo tồn và phát triển làng nghề tại TP.HCM giai đoạn 2008 – 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”. Hiện nay đang chuẩn bị xây dựng đề án.

- Về thực hiện Đề án thí điểm mô hình nông thôn mới tại ấp Chánh và dự án phát triển nông thôn tại huyện Củ Chi:

+ Tại ấp Chánh: Đã tiến hành khảo sát, triển khai thực hiện 10 mô hình xây dựng vườn sinh thái đẹp quy mô hộ; triển khai thực hiện 03 mô hình trình diễn về hoa lan (500 m2), rau an toàn (1.000 m2) và cây kiểng. Tiến hành khảo sát các hạng mục công trình cơ sở hạ tầng cần đầu tư của ấp Chánh (để chuẩn bị báo cáo với UBND thành phố). Hướng dẫn, triển khai xây dựng 01 hầm Biogas (hộ ông Đinh Văn Mum, ấp Chánh).

+ Tại xã Trung An: Khảo sát địa điểm thực hiện Dự án phát triển nông thôn mới; làm việc với xã Trung An về thành lập Tổ hợp tác và 04 hộ thí điểm chuyển giao kỹ thuật (cây ăn trái) trong chương trình thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Chinfon – Đài Loan.

Tình hình thực hiện Chương trình 105:

Từ ngày 01/01/2008 đến ngày 15/02/2008, tổng số phương án được phê duyệt là 16 phương án (trong đó, huyện Nhà Bè có 12 phương án, huyện Cần Giờ có 01 phương án, huyện Bình Chánh có 01 phương án, huyện Hóc Môn có 02 phương án). Tổng số hộ vay là 250 hộ, tổng vốn đầu tư là 26.947,5 triệu đồng, trong đó, tổng vốn vay được hỗ trợ lãi suất là 13.133 triệu đồng.

Lũy tiến từ khi thực hiện Chương trình (ngày có hiệu lực 27/7/2006) đến nay, tổng số phương án được phê duyệt là 494 phương án (trong đó, huyện Nhà Bè có 215 phương án, huyện Cần Giờ có 16 phương án, huyện Bình Chánh có 11 phương án, huyện Củ Chi có 136 phương án, huyện Hóc Môn có 82 phương án, quận 12 có 09 phương án, quận 2 có 06 phương án, quận Bình Tân có 02 phương án, quận 9 có 04 phương án và quận Thủ Đức có 13 phương án). Tổng số hộ vay là 7.500 hộ, tổng vốn đầu tư là 824.457,214 triệu đồng, trong đó, tổng vốn vay được hỗ trợ lãi suất là 496.710,900 triệu đồng.

6.2/ Hoạt động tư vấn, hỗ trợ và xúc tiến thương mại:

- Tham dự khoá huấn luyện các nước ASEAN về công nghệ sau thu hoạch cho rau, quả từ ngày 14/01/2008 đến ngày 26/01/2008 do Viện cơ điện nông nghiệp và sau thu hoạch tổ chức.

- Phối hợp với Đài truyền hình thành phố làm việc với các trại cá sấu Hoa Cà, Tồn Phát, cơ sở rau mầm Quách Vĩnh Tấn để quay phim về phóng sự nông nghiệp.

- Làm việc với Khu du lịch sinh thái Bình Mỹ về dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Bình Mỹ.

- Làm việc với Hợp tác xã sản xuất rau an toàn Nhuận Đức về việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa của Hợp tác xã.

- Tình hình giá cả bình quân trong tuần qua của một số mặt hàng nông sản so với cùng kỳ tháng trước như sau:

a/ Tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm Tân Xuân, huyện Hóc Môn:

+ Rau ăn lá: Bắp cải 5.000 đ/kg (tăng 2.000 đ/kg), cải thảo 4.600 đ/kg (tăng 2.000 đ/kg), xà lách búp 4.000 đ/kg (tăng 1.000 đ/kg).

+ Rau ăn quả: Su su 2.200 đ/kg (tăng 200 đ/kg), cà tím 4.000 đ/kg (giá không đổi), dưa leo 5.000 đ/kg (tăng 2.400 đ/kg), khoai lang 3.700 đ/kg (giảm 100 đ/kg), củ cải trắng 2.000 đ/kg (giá không đổi), su hào 5.200 đ/kg (tăng 200 đ/kg), đậu cove 5.800 đ/kg (tăng 800 đ/kg), cà rốt 4.800 đ/kg (giảm 300 đ/kg), cà chua 5.000 đ/kg (tăng 2.000 đ/kg), khoai tây 12.000 đ/kg (tăng 1.000 đ/kg), bí đao 3.600 đ/kg (giảm 200 đ/kg), khổ qua 4.800 đ/kg (tăng 600 đ/kg).

+ Trái cây: Quýt đường 8.000 đ/kg (tăng 2.000 đ/kg), nho 12.000 đ/kg (tăng 1.000 đ/kg), mãng cầu 9.000 đ/kg (tăng 1.000 đ/kg), bưởi 5 roi 6.000 đ/kg (giảm 1.500 đ/kg), thơm 2.200 đ/kg (giảm 800 đ/kg), nhãn 7.000 đ/kg (tăng 1.000 đ/kg), thanh long 4.800 đ/kg (tăng 800 đ/kg), đu đủ 3.000 đ/kg (giảm 800 đ/kg), cam sành 7.500 đ/kg (tăng 500 đ/kg).

b/ Tại chợ An Lạc, huyện Bình Chánh:

+ Thịt heo: Lượng thịt heo về chợ bình quân 63 tấn/ngày (giảm 27 tấn so với tháng trước Tết). Giá thịt heo hơi 34.000 đ/kg (tăng 500 đ/kg), thịt heo đùi 54.000 đ/kg (tăng 4.000 đ/kg), thịt bò thăn 90.000 đ/kg (tăng 6.000 đ/kg), thịt bò bắp 70.000 đ/kg (tăng 13.000 đ/kg), cá lóc giá 45.000 đ/kg (tăng 5.000 đ/kg)

+ Trứng gia cầm: Trứng gà 1.500 đ/trứng (giảm 100 đ/trứng), trứng vịt 1.400 đ/trứng (giảm 100 đ/trứng).

6.3/ Hoạt động Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản:

- Đăng ký, đăng kiểm tàu cá: trong tháng thực hiện 26 chiếc, lũy kế từ đầu năm 65 chiếc, đạt 9,29% kế hoạch năm 2008, đạt 147,73% so với cùng kỳ.

- Phúc kiểm và kiểm dịch thủy sản nội địa: trong tháng thực hiện 22.250.000 con, lũy kế từ đầu năm 28.330.000 con, đạt 3,54% kế hoạch năm 2008, đạt 54,38% so với cùng kỳ.

- Kiểm tra thức ăn, nguyên liệu sản xuất thức ăn: trong tháng thực hiện 6.255 tấn (thức ăn viên: 53.875 kg; thức ăn khác: 3.124 kg; nguyên liệu sản xuất thức ăn: 6.066.779 kg; chất bổ sung vào thức ăn: 62.820 kg; thức ăn tôm giống: 69.038 kg), lũy kế từ đầu năm 16.686 tấn, đạt 25,67% so với kế hoạch năm 2008, đạt 229,58% so với cùng kỳ.

- Kiểm tra thuốc, hóa chất, chế phẩm: trong tháng thực hiện 3.291 tấn (hóa chất, khoáng chất xử lý môi trường: 1.478.878 kg; khoáng, vitamin, axit amin: 81.752 kg; chế phẩm sinh học, vi sinh vật 1.722.191         kg; nguyên liệu sản xuất thuốc thú y thủy sản: 8.600 kg), lũy kế từ đầu năm 5.072 tấn, đạt 31,70% kế hoạch năm 2008, đạt 287,04% so với cùng kỳ.

- Kiểm dịch động vật thủy sản và sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu: trong tháng thực hiện 301 tấn ( động vật thủy sản: 57.414 kg; sản phẩm động vật thủy sản: 244.289 kg), lũy kế từ đầu năm 527 triệu con, đạt 13,18% so với kế hoạch năm 2008, đạt 91,02% so với cùng kỳ.

- Kiểm dịch cá cảnh xuất khẩu: trong tháng thực hiện 440.000 con, lũy kế từ đầu năm 700.000 con, đạt 20,09% so với kế hoạch năm 2008, đạt 104,46% so với cùng kỳ.

- Kiểm dịch cá cảnh nhập khẩu: trong tháng thực hiện 14.820 con, lũy kế từ đầu năm 46.030 con, đạt 30,69% so với kế hoạch năm 2008, đạt 235,33% so với cùng kỳ.

- Kiểm dịch giống thủy sản nhập khẩu: trong tháng thực hiện 620.000 con (cá mú: 117.400 con; tôm hùm giống: 1.400 con; cá chẽm giống: 500.000 con), lũy kế từ đầu năm 1.120.000 con, đạt 7,43% kế hoạch năm 2008, đạt 245,59% so với cùng kỳ.

- Kiểm dịch động vật thủy sản nhập khẩu: trong tháng thực hiện 3.680 con (tôm sú bố mẹ : 2.088  con; tôm thẻ chân trắng bố mẹ: 1.558 con; cá mú bố mẹ : 34 con; các loại khác: 126 kg, trong đó: Ốc vòi voi: 126 kg), lũy kế từ đầu năm 12.302 con, đạt 61,51% so với kế hoạch năm 2008, đạt 335,75% so với cùng kỳ.

- Kiểm tra điều kiện kinh doanh thủy sản: trong tháng thực hiện 3 cơ sở, lũy kế từ đầu năm 8 cơ sở, đạt 5,33% kế hoạch năm 2008, đạt 17,39% so với cùng kỳ; trong đó, tại Chợ Bình Điền: lấy mẫu thủy sản và sản phẩm thủy sản phân tích dư lượng Chloramphenicol ở phòng kiểm nghiệm 30 mẫu; kết quả phát hiện 06 mẫu bị nhiễm. Hàng đêm, tiến hành kiểm tra ngoại quan, cảm quan và lấy mẫu các đối tượng có nguy cơ để kiểm tra nhanh dư lượng Urê theo tiêu chuẩn ngành 29 TCN 184 : 2003. Số lượng 06 mẫu/đêm. Kết quả: không phát hiện có dư lượng.

6.4/ Công tác thủy lợi và phòng chống lụt bão:

Báo cáo tổng kết, đánh giá tiến độ gia cố cấp bách các đoạn bờ bao xung yếu để chống tràn bờ, bể bờ trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tý năm 2008; theo dõi, báo cáo diễn biến triều cường trong tháng 02 năm 2008 và triển khai các biện pháp phòng, chống, ứng phó.

6.5/ Hoạt động khuyến nông:

- Tiếp tục triển khai tập huấn kỹ thuật, tham quan học tập và xây dựng mô hình cho bà con nông dân xuống giống đúng mùa vụ sản xuất theo kế hoạch quý I năm 2008, cụ thể như sau:

+ Mô hình nuôi tôm sú theo tổ hợp tác quản lý cộng đồng tại xã Lý Nhơn (2 tổ), xã Bình Khánh (1 tổ), xã An Thới Đông (1 tổ).

+ Mô hình trồng rau an toàn theo hướng hữu cơ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại các vùng chuyển đổi đất lúa của các xã thuộc các huyện Củ Chi, Hóc Môn và Bình Chánh.

+ Mô hình nuôi cá kiểng tại quận 12 và huyện Bình Chánh; trồng rau mầm tại huyện Hóc Môn; nuôi bò sữa đảm bảo vệ sinh môi trường tại quận 9; tiếp tục theo dõi các mô hình đã triển khai năm 2007 tại các quận, huyện.

- Hoàn thành công tác chấm thi môi trường xanh - sạch - đẹp năm 2007 tại các đơn vị, quận, huyện.

- Khảo sát, tổng hợp tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa cây kiểng phục vụ Tết Nguyên đán Mậu Tý năm 2008 tại thành phố, kết quả như sau:

+ Diện tích: Diện tích sản xuất hoa, cây kiểng phục vụ Tết Nguyên đán Mậu Tý năm 2008 của thành phố ước khoảng 773 ha, tăng 47,8 % so với cùng kỳ, tập trung tại huyện Củ Chi:  221 ha, quận 12: 168 ha, quận Thủ Đức: 140 ha.

+ Về cơ cấu, chủng loại:

Mai vàng: 347 ha, tăng 31,6% so với cùng kỳ, chiếm 44.92% tổng diện tích sản xuất hoa, cây kiểng phục vụ Tết Nguyên đán Mậu Tý của thành phố, tập trung chủ yếu ở quận Thủ Đức (125 ha, chiếm 35,96%) và quận 12 (103,09 ha, 29,66%).

Hoa lan: 86 ha, tăng 49 % so với cùng kỳ, chiếm 11,17 % tổng diện tích, bao gồm: Dendrobium, Cattleya, Phalaenopsis, Oncidium. Lan cắt cành chủ yếu là Mokara và Dendrobium.

Hoa nền: 98 ha, tăng 32 % so với cùng kỳ, chiếm 12,65% tổng diện tích, bao gồm: cúc, vạn thọ, sống đời, huệ, mồng gà, ... Riêng tại huyện Bình Chánh, năm nay diện tích hoa huệ giảm nhưng diện tích cây sống đời tăng. Chủng loại hoa nền được trồng tập trung như sau: Quận Gò Vấp, quận 12 và huyện Hóc Môn chủ yếu là hoa cúc và hoa vạn thọ; huyện Bình Chánh chủ yếu là sống đời.

Bon sai (mai chiếu thủy, cần thăng, vạn niên tùng,...), kiểng (kim quất, thiên tuế, cau các loại, kim phát tài, trầu bà, nguyệt quế, sanh, si, hồng lộc, sứ Thái,...): 241 ha, tăng 89 % so với cùng kỳ, chiếm tỷ lệ 31,26% tổng diện tích, tập trung nhiều nhất tại huyện Củ Chi (142 ha, 58,91%).

+ Giá trị sản lượng:

Giá trị sản xuất hoa kiểng đạt khoảng 340 tỷ đồng, tăng 31 % so với cùng kỳ, trong đó hoa mai đạt khoảng 160 tỷ, hoa lan 57 tỷ, hoa nền 52 tỷ và bon sai 71 tỷ.

Lượng hoa kiểng sản xuất phục vụ Tết ước như sau: 410 ngàn cây và 746 ngàn chậu mai, 1,3 triệu chậu và 2,9 triệu cành hoa lan, khoảng 5,8 triệu chậu hoa nền và 206 ngàn chậu kiểng các loại.

- Phối hợp với Đài tiếng nói nhân dân thành phố Hồ Chí Minh thực hiện các chương trình phát thanh khuyến nông về các chuyên đề: kỹ thuật nuôi tôm càng xanh, trồng hoa hồng, chăm sóc hoa mai, chọn giống bò sữa, những thành tựu trong nông nghiệp trong thời gian qua,…

7. Đánh giá chung:

- Do có sự phân công chuẩn bị tốt việc trực Tết ngay từ ban đầu cùng với việc sớm hoàn thành công tác chăm lo đời sống, tinh thần cho cán bộ nhân viên vào những ngày giáp tết, các đơn vị thuộc Sở tổ chức đón Tết Nguyên đán Mậu Tý năm 2008 trên tinh thần đoàn kết, vui tươi, phấn khởi, lành mạnh, tiết kiệm, tránh lãng phí, đảm bảo an toàn; giữ vững tình hình an ninh trật tự, không để xảy ra cháy nổ tại cơ quan, đơn vị; đảm bảo lực lượng trực duy trì các hoạt động chuyên ngành như: phòng cháy chữa cháy rừng; phòng chống dịch cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng, PRRS trên gia súc; phòng chống bệnh hại trên lúa; theo dõi diễn biến của triều cường nhằm chủ động triển khai các biện pháp ứng phó kịp thời,...

- Vụ Đông Xuân 2007 - 2008 đang phát triển ổn định, phù hợp với kế hoạch chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại thành phố.

- Việc duy trì và mở rộng ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 vào 29 lĩnh vực hoạt động quản lý Nhà nước và hành chính công tại cơ quan Văn phòng Sở tiếp tục có kết quả tốt.

- Công tác tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm soát chất lượng ngay từ khâu sản xuất tiếp tục tăng cường; nhất là trong đợt cao điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Mậu Tý năm 2008.

8. Chương trình công tác tháng 03 năm 2008:

Trong tháng 3 năm 2008, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh sẽ tập trung chỉ đạo điều hành một số mặt công tác chính sau đây:

1/ Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình, chính sách về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố và các chương trình mục tiêu trọng điểm của ngành giai đoạn 2006 - 2010 theo tiến độ.

2/ Tiếp tục theo dõi, chỉ đạo công tác phòng, chống chống dịch cúm gia cầm, dịch bệnh lở mồm long móng trên gia súc; bệnh PRRS (hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp) và bệnh viêm não cầu (Streptococcus suis) trên heo.

3/ Tăng cường chỉ đạo công tác phòng chống cháy rừng, quản lý tốt cây xanh trên địa bàn; tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức Hội nghị phòng cháy chữa cháy rừng mùa khô năm 2008.

4/ Chỉ đạo sản xuất vụ Đông Xuân năm 2007 - 2008 theo tiến độ, kế hoạch chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại thành phố.

5/ Tiếp tục tăng cường công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên một số mặt hàng nông sản; từng bước triển khai thực hiện chương trình an toàn vệ sinh thực phẩm của ngành, đẩy mạnh chương trình hợp tác với các tỉnh nhằm kiểm soát chất lượng của sản phẩm trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.

6/ Tiếp tục triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, tư vấn và hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các đơn vị sản xuất kinh doanh; duy trì công tác cung cấp thông tin thị trường tại các chợ đầu mối, dự án tăng cường thông tin khuyến nông và thị trường nông sản; đẩy mạnh hợp tác với và mở rộng thêm một số đơn vị khác để giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thành phố.

7/ Tiếp tục thực hiện việc thanh, kiểm tra các công trình xây dựng cơ bản.


Số lượt người xem: 3770    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm