SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
7
8
7
8
0
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 19 Tháng Mười 2007 1:30:00 CH

Báo cáo tháng 10 năm 2007

Báo cáo số 157/BC-SNN-VP ngày 19 tháng 10 năm 2007 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố.

   

1/ Công tác chỉ đạo điều hành tập trung:

Trong tháng 10/2007, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố đã tập trung chỉ đạo điều hành và thực hiện các mặt công tác sau đây:

- Chỉ đạo sản xuất vụ Mùa 2007, kế hoạch chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại thành phố.

- Theo dõi, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa vụ Mùa năm 2007; công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm, dịch bệnh lở mồm long móng trên gia súc; công tác phòng ngừa bệnh PRRS (hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp) và bệnh viêm não cầu (Streptococcus suis) trên heo; công tác vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình, Chính sách hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và các chương trình trọng điểm của thành phố giai đoạn 2006 - 2010.

- Chỉ đạo công tác kiểm tra tiến độ thực hiện các công trình xây dựng cơ bản, công trình phòng, chống lụt bão trên địa bàn thành phố.

- Tiếp tục thực hiện khảo sát thông tin tình hình thị trường và chất lượng giống; tiếp tục tuyên truyền pháp luật bảo vệ phát triển rừng.

- Sơ kết tình hình sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn 9 tháng đầu năm, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện trong quý IV năm 2007.

- Theo dõi tình hình thời tiết, diễn biến triều cường, chỉ đạo công tác phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, đảm bảo an toàn cho sản xuất nông nghiệp và cho người, tàu cá hoạt động thủy sản trên địa bàn thành phố.

2/ Tình hình sản xuất nông nghiệp:

2.1/ Trồng trọt:

2.1.1/ Vụ Mùa:

- Lúa vụ Mùa: Trong tháng thực hiện 6.178 ha, diện tích sạ cấy từ đầu vụ đến nay là 17.232 ha, đạt 95,73 so với kế hoạch năm 2007, đạt 89,5% so với cùng kỳ.

- Rau vụ Mùa: Trong tháng thực hiện 596 ha, tổng diện tích gieo trồng đến nay là 2.780 ha, đạt 131,4 % so với cùng kỳ.

2.1.2/ Tình hình phòng, chống sinh vật hại cây trồng:

a/ Trên lúa vụ Mùa:

- Diễn biến rầy nâu trên đồng ruộng: Tổng diện tích nhiễm rầy nâu là 2.119 ha (chiếm khoảng 12,3% diện tích lúa Mùa), chủ yếu rầy ở tuổi 2 - 3, phân tán trên diện rộng nhưng mật số phổ biến rất thấp (dưới 500 con/m2).

- Diễn biến bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá: Tổng diện tích nhiễm ước khoảng 949,2 ha (chiếm khoảng 5,5% diện tích lúa Mùa), bao gồm quận 2: 12 ha, quận Bình Tân: 8 ha, huyện Bình Chánh: 535 ha, huyện Nhà Bè: 105,3 ha, huyện Cần Giờ: 215 ha, huyện Củ Chi: 20,6 ha, huyện Hóc Môn: 53,3 ha. Triệu chứng nhiễm bệnh ở các mức độ khác nhau như sau:

+ Diện tích có tỷ lệ cây bệnh trên 20%: 171,45 ha.

+ Diện tích có tỷ lệ cây bệnh trên 10%: 359,5 ha.

+ Diện tích có tỷ lệ cây bệnh dưới 10%: 418,2 ha.

So với cùng kỳ năm trước, diện tích nhiễm bệnh bằng 16%, diện tích nhiễm nặng bằng 7,9%. Hiện nay đã tiêu hủy 04 ha tại huyện Bình Chánh.

b/ Trên rau vụ Mùa: Do có sự phối hợp chặt chẽ với các quận, huyện trong việc tuyên truyền, hướng dẫn nông dân chủ động phòng trừ sâu bệnh trên rau một cách kịp thời, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng nên không có diện tích rau bị thiệt hại nặng.

2.2/ Chăn nuôi - Thú y:

2.2.1/ Tình hình dịch cúm gia cầm:

Dịch cúm gia cầm không xảy ra trên địa bàn thành phố. Tình hình dịch tễ tại hộ chăn nuôi bà Nguyễn Thị Lạc (Hóc Môn) vẫn ổn định (hộ bà Trần Thị Quang, huyện Củ Chi trong tháng đã xuất chuồng, hiện chưa nhập đàn mới).

2.2.2/ Tình hình dịch bệnh trên gia súc:

Tình hình dịch bệnh lở mồm long móng và dịch bệnh PRRS trên gia súc tại địa bàn thành phố trong tháng qua tiếp tục ổn định; không phát hiện trường hợp gia súc nào bị bệnh tại các hộ chăn nuôi và cơ sở giết mổ gia súc.

2.2.3/ Công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y:

-   Hoạt động giết mổ, kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm trong tháng như sau:

   + Số lượng kiểm soát giết mổ heo:  233.461 con.

   + Số lượng kiểm soát giết mổ trâu bò:  837 con.

   + Số lượng kiểm soát giết mổ dê:  536 con.

   + Số lượng kiểm soát giết mổ gia cầm:  1.233.286 con.

   + Tiêu độc sát trùng:  668.068 m2

-   Trong tháng, Chi cục Thú y đã xử phạt vi phạm hành chính 444 trường hợp với tổng số tiền phạt là 128.400.000 đồng.

2.2.4/ Tình hình chăn nuôi gia cầm:

Tình hình chăn nuôi gia cầm trên địa bàn thành phố tính đến nay như sau: tổng số hộ chăn nuôi 15 hộ (kể cả hộ bà Trần Thị Quang, huyện Củ Chi), tổng đàn 21.998 con, chia ra: 168 con chim, 30 con đà điểu, 21.800 con gà (hộ bà Nguyễn Thị Lạc, hộ).

2.2.5/ Tình hình chăn nuôi gia súc:

Tình hình chăn nuôi gia súc trên địa bàn thành phố tính đến nay như sau:

a/ Heo: Tổng đàn 387.258 con, đạt 129,09% kế hoạch năm 2007, đạt 104,97% so với cùng kỳ, số hộ chăn nuôi là 14.974 hộ (kể cả các đơn vị quốc doanh).

b/ Trâu bò: Tổng đàn là 114.850 con, đạt 109,38% kế hoạch năm 2007, đạt 109,31% so với cùng kỳ, trong đó có 5.377 con trâu, 109.473 con bò, số hộ chăn nuôi là 20.962 hộ (kể cả các đơn vị quốc doanh).

c/ Dê: Tổng đàn 8.140 con, đạt 97,37% so với cùng kỳ.

d/ Cừu: Tổng đàn 798 con, đạt 272,35% so với cùng kỳ.

2.3/ Nuôi trồng và khai thác thủy sản:

2.3.1/ Sản lượng: Sản lượng trong tháng ước đạt 5.101 tấn, lũy kế từ đầu năm đến nay 42.600 tấn, đạt 74,61% kế hoạch năm 2007, trong đó:

- Nuôi trồng: Sản lượng nuôi trồng trong tháng ước đạt 3.904 tấn, lũy kế từ đầu năm đến nay ước đạt 26.790 tấn, đạt 72,21% so với kế hoạch năm 2007.

- Diện tích nuôi trồng: Diện tích nuôi trồng từ đầu năm đến nay ước đạt 10.700 ha, đạt 103,38% so với kế hoạch năm 2007.

2.3.2/ Khai thác: Sản lượng khai thác trong tháng ước đạt 1.190 tấn, lũy kế từ đầu năm đến nay ước đạt 15.810 tấn, đạt 79,05% so với kế hoạch năm 2007.

2.3.3/ Cá cảnh: Sản xuất giống cá cảnh trong tháng ước đạt 2,5 triệu con, lũy kế từ đầu năm đến nay đạt 42,5 triệu con, đạt 106,25% so với kế hoạch năm 2007.

3/ Hoạt động lâm nghiệp:

3.1/ Công tác tuyên truyền giáo dục:

- Tuyên truyền pháp luật bảo vệ, phát triển và phòng cháy chữa cháy rừng cho 580 lượt người.

- Phổ biến, cung cấp 98 văn bản pháp luật có liên quan cho các cơ sở kinh doanh lâm sản và động vật hoang dã.

3.2/ Công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng:

- Phối hợp phối hợp với các chủ rừng, ban ngành và Ủy ban nhân dân các xã thuộc huyện Cần Giờ tổ chức 04 đợt truy quét bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn Cần Giờ, tạm giữ hơn 500 kg địa sâm (đã thả về rừng).

- Tổ chức 78 lượt tuần tra bảo vệ rừng, phối hợp với đơn vị chủ rừng thực hiện 32 lượt.

- Giám sát tình hình thi công các công trình chăm sóc rừng hữu nghị Việt Nhật; tuyến đường ống dẫn khí Phú Mỹ đảm bảo đúng thiết kế được duyệt.

- Khảo sát, thu thập ý kiến của người dân nhằm sơ kết đánh giá hiệu quả thực hiện Quy ước bảo vệ rừng trong cộng đồng dân cư trong thời gian qua.

3.3/ Công tác pháp chế, thanh tra, kiểm tra, quản lý lâm sản và động vật hoang dã:

- Trong tháng Chi cục Kiểm lâm đã tổ chức kiểm tra 142 lượt cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh, chế biến gỗ, lâm sản và động vật hoang dã, đã phát hiện và lập biên bản 17 vụ vi phạm hành chính (trong đó có 03 vụ không phát hiện đương sự).

 - Phối hợp với Công an phường 26, quận Bình Thạnh tiến hành kiểm tra, triệt phá 01 tụ điểm tàng trữ trái phép động vật hoang dã, tạm giữ hơn 200 kg động vật hoang dã còn sống (bao gồm rùa, chồn mướp, kỳ đà, trăn, dúi, khỉ, rắn hổ,…).

 - Phối hợp Công an phường 15, quận Tân Bình và phường Tân Quý, quận Tân Phú tiến hành kiểm tra, lập 02 hồ sơ về vi phạm tàng trữ trái phép gỗ nhóm I, tạm giữ 3,095m3 gỗ tròn Sơn Huyết và 2,226m3 gỗ xẻ Trắc.

 - Tăng cường công tác kiểm tra các quán ăn, nhà hàng, lập 03 biên bản vi phạm về quảng cáo, kinh doanh trái phép động vật hoang dã chế biến món ăn đặc sản.

- Nhận bàn giao của Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất 02 vụ vi phạm về vận chuyển động vật hoang dã trái phép với 40 con chim các loại (22 chích chòe lửa, 15 hoạ mi, 02 con sáo, 01 con chim chào mào).

- Kiểm tra lâm sản nhập xưởng 18.886,987m3 gỗ các loại, đóng búa kiểm lâm 10.198,93m3 gỗ các loại.

- Trong tháng kiểm tra nhập trại nuôi 1.200 cá sấu (từ tỉnh An Giang); 230 tấm da trăn (từ tỉnh Sóc Trăng).

- Cá sấu sinh sản qua kiểm tra trong tháng là 7.680 con.

- Lập biên bản kiểm tra cấp 4.154 mã số thẻ Cites, bao gồm 2.700 con cá sấu sống, 950 tấm da cá sấu muối, 504 tấm da thuộc để các doanh nghiệp làm thủ tục xin xuất khẩu.

- Gắn 2.472 thẻ Cites cho các doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu, bao gồm 800 con cá sấu sống (xuất đi Trung Quốc); 1.418 tấm da cá sấu muối (1.188 tấm xuất đi Nhật, 200 tấm xuất đi Ý, 30 tấm xuất đi Singapore); 254 tấm da cá sấu thuộc (xuất đi Hàn Quốc) và 04 tấm da thuộc xuất đi các nước Ý, Nga, Uraina.

3.4/ Công tác cứu hộ động vật hoang dã:

Trong tháng, Chi cục Kiểm lâm đã xử lý tịch thu và tiếp nhận 60 con động vật hoang dã, bao gồm 17 con rùa các loại, 15 cua đinh, 01 gấu ngựa (huyện Cần Giờ giao), 02 kỳ đà, 08 kỳ tôm, 05 dúi, 02 trăn gấm, 03 rắn hổ mang và 07 kg rắn các loại đưa về cứu hộ tại Trạm cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi.

- Thả về vườn quốc gia U Minh Thượng 10 con tê tê, 02 cua đinh, 03 con dúi, 01 con trăn, 01 con chồn, 02 rắn hổ mang, 06 kg rắn các loại.

3.5/ Công tác gieo ươm, trồng cây phân tán:

Số cây giống được sản xuất tính đến nay là 36.215.220 cây, trong đó số cây giống do các doanh nghiệp và các hộ dân sản xuất là 35.947.870 cây.

4/ Tình hình sản xuất diêm nghiệp:

4.1/ Tình hình sản xuất:

Theo báo cáo của Huyện Cần Giờ, tình hình sản xuất vụ muối năm 2006 - 2007 đến nay như sau:

- Diện tích sản xuất: 1.360 ha, trong đó, xã Lý Nhơn 650 ha, xã Thạnh An 400 ha, xã Long Hòa 200 ha, Thị trấn Cần Thạnh 110 ha.

- Sản lượng: 81.850 ha tấn, vượt 9,4% so với kế hoạch, tăng 25,72% (16.750 tấn) so với cùng kỳ (vụ 2005 - 2006).

- Năng suất thu hoạch: 60,18 tấn/ha, cao hơn 12,18 tấn/ha so với cùng kỳ (vụ 2005 - 2006).

- Lao động nghề muối: 575 hộ.

- Đã tiêu thụ 67.750 tấn, giá bán hiện nay là 680 đồng/kg, tăng 230 đồng/kg so với cùng kỳ.

4.2/ Các hoạt động liên quan:

Trong tháng, Chi cục Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban nhân dân xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ triển khai, hướng dẫn quy trình sản xuất muối sạch trên ruộng trải bạt cho các hộ dân thuộc diện xóa đói giảm nghèo.

5/ Các hoạt động chuyên ngành:

 5.1/ Hoạt động quản lý và kiểm định giống cây trồng, vật nuôi:

- Bình tuyển giống bò sữa: Lũy kế từ đầu năm đến nay 5.944 con, đạt 99% kế hoạch năm 2007.

- Gieo tinh bò sữa cao sản: Lũy kế từ đầu năm đến nay, tổng số liều tinh được gieo trên địa bàn thành phố là 109.132 liều; trong đó, Trung tâm Quản lý Kiểm định giống cây trồng, vật nuôi thực hiện 7.810 liều, Xí nghiệp Truyền giống gia súc và Phát triển chăn nuôi miền Nam và các đơn vị khác thực hiện 101.322 liều.

- Khảo sát đời sau các dòng tinh bò sữa: Lũy kế từ đầu năm đến nay đạt 706 con, đạt 71% kế hoạch năm 2007.

- Quản lý giống bò sữa nông hộ: Lũy kế từ đầu năm đến nay đạt 1.690 con, đạt 169 % kế hoạch năm 2007.

- Thử nghiệm tính thích nghi một số giống rau ăn lá, ăn quả, cỏ: Nghiệm thu kết quả trồng thử nghiệm 1.000 m2 khổ qua trên địa bàn xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi.

- Làm việc với Công ty Giống cây trồng về kế hoạch trồng thử nghiệm cỏ tại xã Nhị Xuân và xã điểm Tân Thạnh Đông.

- Xây dựng kế hoạch phối hợp với các hợp tác xã rau an toàn về sản xuất và cung ứng giống cây con ươm sẵn.

- Tiếp tục theo dõi sinh trưởng 250 m2 rau sản xuất theo công nghệ thủy canh.

Diễn biến tình hình hình thị trường và chất lượng giống trong tháng qua:

- Giá các loại thức ăn hỗn hợp trên thị trường tăng từ 4.000 – 6.000 đ/bao so với tháng trước.

- Giá bò sữa ổn định, dao động từ 18 - 25 triệu đồng/con.

- Giá thu mua sữa của Vinamilk từ 7.200 - 7.900.đ/kg, của Dutch Lady từ 7.200 - 8.100.đ/kg tùy theo tỷ lệ chất khô.

- Giá heo thương phẩm trong tháng qua ổn định, biến động từ 19.000 - 23.000 đ/kg.

5.2/ Hoạt động quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản:

- Hoàn chỉnh Dự thảo Quy định kiểm tra công nhận đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản, kiểm tra chứng nhận chất lượng thủy sản và sản phẩm thủy sản chợ đầu mối nông sản Bình Điền.

- Tổng kết năm 2006, 6 tháng đầu năm 2007 và kế hoạch 2008 về công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản.

- Xây dựng kế hoạch phục vụ tết Mậu Tý về công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản.

- Làm việc với đoàn công tác Châu Âu kiểm tra vùng thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ tại huyện Cần Giờ.

- Xây dựng Chương trình quan trắc cảnh báo môi trường và kiểm soát dịch bệnh cho tôm sú nuôi.

5.3/ Hoạt động phát triển nông thôn:

5.3.1/ Về kinh tế hợp tác:

- Tư vấn, hỗ trợ liên kết các hợp tác xã sản xuất rau an toàn (gồm 6 hợp tác xã: Ngã Ba Giòng, Tân Phú Trung, Nhuận Đức, Trung Lập, Phước An, Thành Trung - gọi tắt là nhóm liên kết R6). Đây sẽ là tiền đề để phát triển Liên hiệp Hợp tác xã sau này.

Qua phiên họp thường kỳ đầu tiên, nhóm liên kết R6 đã thống nhất soạn thảo quy trình kiểm soát chất lượng rau an toàn và quy chế hoạt động của nhóm, sẽ được thông qua trong kỳ họp tháng 10/2007.

- Triển khai công tác điều tra, thu thập thông tin phục vụ xây dựng đề án bảo tồn và phát triển làng nghề tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2008 - 2010.

5.3.2/ Tiến độ thực hiện Đề án thí điểm mô hình nông thôn mới tại ấp Chánh và dự án phát triển nông thôn tại huyện Củ Chi:

- Xây dựng kế hoạch tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện đề án.

- Báo cáo kết quả chuyến tham quan học tập kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp tại Đài Loan: Kết quả khảo sát tình hình sản xuất nông nghiệp; hệ thống tổ chức nông hội và tiêu thụ nông sản; tổ chức khuyến nông - Nông hội Đài Loan; hoạt động sản xuất, quản lý dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và chứng nhận nông sản an toàn tại Đài Loan.

- Làm việc với Tập đoàn ChinFon và chuyên gia nông nghiệp Quỹ Phát triển nông thôn Đài Loan; hướng dẫn đoàn chuyên gia tham quan và chọn điểm phát triển về rau an toàn tại xã Trung Lập Hạ và Nhuận Đức, chọn điểm phát triển về cây ăn trái tại xã Trung An và Bình Mỹ.

5.3.3/ Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp:

- Tổng hợp, báo cáo kết quả 01 năm thực hiện Chương trình và Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2006 - 2010.

- Góp ý 02 năm thực hiện Chương trình và Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Củ Chi, kế hoạch thực hiện trong năm 2008.

- Khảo sát việc xây dựng mô hình khuyến nông chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại 5 xã: xã Phú Hoà Đông (mô hình VAC), xã Thái Mỹ (mô hình trồng tre Điền trúc làm nguyên liệu cho làng nghề đan đát Thái Mỹ, mô hình trồng chanh giấy kết hợp chăn nuôi bò), xã Tân Phú Trung (mô hình trồng rau an toàn chất lượng cao), xã An Nhơn Tây (mô hình chăn nuôi bò sữa khép kín với quy mô trang trại), xã Phú Mỹ Hưng (mô hình chăn nuôi bò sữa).

5.3.4/ Xây dựng, triển khai, kiểm tra thực hiện Chính sách:

- Tập huấn 05 lớp về Quyết định số 97/2006/QĐ-UBND và Quyết định số 105/2006/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố cho cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo và các hộ nông dân tại các quận 2, quận 8, quận 12, quận Bình Tân, quận Thủ Đức và huyện Củ Chi theo đề nghị của Ban chỉ đạo Xóa đói Giảm nghèo và Việc làm thành phố; tập huấn 06 lớp về Luật Hợp tác xã và các Nghị định liên quan đến vấn đề phát triển kinh tế tập thể cho Ban vận động kinh tế tập thể phường Long Phước, xã Tân Thạnh Đông, xã Tân Nhựt, xã Thới Tam Thôn và xã Lý Nhơn.

- Bổ sung, chỉnh sửa các nội dung trong hướng dẫn vay vốn theo Quyết định số 105/2006/QĐ-UB.

- Điều tra, khảo sát mô hình sản xuất đạt giá trị 100 triệu đồng/ha/năm tại huyện Bình Chánh và huyện Hóc Môn.

Tình hình thực hiện Chương trình 105:

Lũy tiến từ khi thực hiện Chương trình (ngày có hiệu lực 27/7/2006; đề án đầu tiên của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ ngày 30/8/2006) đến nay, tổng số phương án được phê duyệt là 351 phương án (bao gồm: huyện Nhà Bè có 166 phương án, huyện Cần Giờ có 12 phương án, huyện Bình Chánh có 06 phương án, huyện Củ Chi có 69 phương án, huyện Hóc Môn có 71 phương án, quận 12 có 09 phương án, quận 2 có 06 phương án, quận Bình Tân có 01 phương án, quận 9 có 03 phương án và quận Thủ Đức có 08 phương án); trong đó, tổng số hộ vay là 5.499 hộ, tổng vốn đầu tư là 612.480,348 triệu đồng, tổng vốn vay được hỗ trợ lãi suất là 365.916,350 triệu đồng.

5.4/ Hoạt động phòng chống lụt bão:

- Kiểm tra tình trạng sạt lở bờ bao sông Sài Gòn thuộc tổ 3, ấp 1, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi và đề nghị có biện pháp xử lý, khắc phục.

- Tổ chức trực ban, chỉ đạo công tác triển khai ứng phó, đảm bảo an toàn cho người, tàu cá hoạt động thủy sản trên địa bàn thành phố trong cơn bão số 5 (bão Lekima).

- Trực ban, theo dõi tình hình triều cường, xã lũ trong các đợt mưa to vào đầu tháng 10/2007, kiểm tra thực địa tại các khu vực ngập úng, bể bờ bao, tràn bờ tại quận 12, quận Thủ Đức, huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn và triển khai các biện pháp cảnh báo, ứng phó và khắc phục.

- Kiểm tra thực địa, góp ý các địa phương về phương án thiết kế gia cố bờ bao rạch Lò Rèn và Rạch Bà Vinh, thuộc phường Thạnh Xuân, quận 12; đề nghị Ủy ban nhân dân quận 12 kiểm tra, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình phòng, chống lụt bão tại các phường Thạnh Lộc, Thạnh Xuân và An Phú Đông từ nguồn vốn ngân sách thành phố năm 2007.

- Lấy ý kiến góp ý của các sở ngành thành phố về Quy định phòng tránh thiên tai, thảm họa và tìm kiếm cứu nạn; xây dựng Sổ tay hướng dẫn một số biện pháp ứng phó, phòng tránh thiên tai.

- Thống kê, tổng hợp các chung cư xuống cấp, số liệu thủy văn, triều cường, bến thủy nội địa, vị trí xung yếu và thành lập bản đồ các vị trí xung yếu, sạt lở.

5.4/ Hoạt động khác:

- Làm việc với các quận, huyện về tiến độ đền bù, giải tỏa thuộc dự án Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên và công trình thủy lợi bờ hữu ven sông Sài Gòn.

- Cùng Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố kiểm tra tình hình ô nhiễm môi trường tại Khu công nghiệp Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh.

- Báo cáo tình hình công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm với đoàn giám sát của Ban Văn hóa Xã hội - Hội đồng nhân dân thành phố.

6/ Đánh giá chung:

- Tiến độ sản xuất vụ Mùa năm 2007 ổn định, phù hợp với chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của thành phố.

- Việc duy trì và mở rộng ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 vào 28 lĩnh vực hoạt động quản lý Nhà nước và hành chính công tại cơ quan Văn phòng Sở tiếp tục có kết quả tốt.

- Công tác tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm soát chất lượng ngay từ khâu sản xuất bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định:

+ Đã thành lập một số hợp tác xã và thợp tác sản xuất thực phẩm an toàn như Hợp tác xã rau an toàn Nhuận Đức, Hợp tác xã dịch vụ chăn nuôi heo an toàn Tiên Phong (huyện Củ Chi),...

+ Mô hình thí điểm ứng dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) trên một số rau ăn quả tại xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi đang triển khai tốt và phát triển ổn định; mô hình thí điểm quy phạm thực hành nuôi tôm tốt (GAP) tại xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ đã cơ bản hoàn thành, đang lượng giá mô hình.

+ Mở rộng mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn GAP tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, kết hợp dự án liên kết và tiêu thụ rau an toàn với các tỉnh.

+ Tiếp tục thực hiện công tác hướng dẫn các điều kiện công bố sản xuất rau an toàn và công bố các sản phẩm rau an toàn theo quy định mới tại Quyết định số 04/2007/QĐ-BNN ngày 19/01/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Đã hoàn chỉnh chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm của ngành, kết hợp kiểm soát chất lượng sản phẩm ngay từ khâu sản xuất trên 3 lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.

+ Đã hoàn chỉnh Dự thảo Quy định kiểm tra công nhận đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản, kiểm tra chứng nhận chất lượng thủy sản và sản phẩm thủy sản chợ đầu mối nông sản Bình Điền.

- Công tác xúc tiến thương mại, hợp tác được duy trì tăng cường; tổ chức Hội chợ triển lãm quốc tế nông nghiệp - nông thôn năm 2007; tiếp tục phối hợp với hệ thống Metro Cash & Carry, Liên hiệp hợp tác xã thương mại thành phố (Saigon Co.op),  Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre,… đẩy mạnh hơn nữa giới thiệu và tiêu thụ các mặt hàng nông sản của thành phố.

- Các hoạt động đối ngoại tiếp tục được tăng cường để thu hút các tổ chức nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và bước đầu đã có một số kết quả khả quan. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cho các doanh nghiệp, nông hộ, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh nhằm nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thương trường.

7/ Chương trình công tác tháng 11/2007:

Trong tháng 11/2007, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh sẽ tập trung chỉ đạo điều hành một số mặt công tác chính sau đây:

1/ Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình, chính sách về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố và các chương trình mục tiêu trọng điểm của ngành giai đoạn 2006 - 2010 theo tiến độ (theo Quyết định 78/QĐ-SNN-VP ngày 26/02/2007 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố); thông qua đề án chuyển đổi tại 23 xã khác thuộc huyện Bình Chánh và huyện Củ Chi.

2/ Tiếp tục theo dõi, chỉ đạo công tác phòng, chống chống dịch cúm gia cầm, dịch bệnh lở mồm long móng trên gia súc; đặc biệt chú ý công tác phòng ngừa bệnh PRRS (hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp) và bệnh viêm não cầu (Streptococcus suis) trên heo.

3/ Tăng cường công tác theo dõi, chỉ đạo kịp thời nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do ảnh hưởng của rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa vụ Mùa năm 2007.

4/ Chỉ đạo sản xuất vụ Mùa năm 2007 theo tiến độ, kế hoạch chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại thành phố.

5/ Từng bước triển khai thực hiện chương trình an toàn vệ sinh thực phẩm của ngành, đẩy mạnh chương trình hợp tác với các tỉnh nhằm kiểm soát chất lượng của sản phẩm trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản.

6/ Tiếp tục triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, tư vấn và hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các đơn vị sản xuất kinh doanh; duy trì công tác cung cấp thông tin thị trường tại các chợ đầu mối, dự án hệ thống thông tin khuyến nông và thị trường nông sản; đẩy mạnh hợp tác với và mở rộng thêm một số đơn vị khác để giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thành phố.

7/ Tiếp tục thực hiện việc thanh, kiểm tra các công trình xây dựng cơ bản chuyên ngành.

8/ Tiếp tục công khai các thủ tục hành chính của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố trên website của Sở.

9/ Tiếp tục thực hiện dự án Phát triển nông thôn mới tại ấp Chánh (xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi), dự án Phòng nuôi cấy mô tại huyện Củ Chi và dự án Phát triển nông thôn toàn diện trên địa bàn huyện Củ Chi (theo Thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tập đoàn ChinFon - Đài Loan), kết hợp chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Củ Chi, từng bước xây dựng huyện Củ Chi thành huyện phát triển nông thôn toàn diện.

10/ Theo dõi tình hình thời tiết, diễn biến triều cường, chỉ đạo kịp thời công tác phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, đảm bảo an toàn cho sản xuất nông nghiệp và cho người, tàu cá hoạt động thủy sản trên địa bàn thành phố trong mùa mưa bão năm 2007.


Số lượt người xem: 3535    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm