SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
6
0
8
5
6
0
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 06 Tháng Sáu 2012 3:25:00 CH

Kết quả tình hình thực hiện chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế Thành phố trong lĩnh vực Nông nghiệp

 Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 4359/SKHĐT-KT ngày 28 tháng 5 năm 2012 về việc chuẩn bị nội dung kỳ họp Hội đồng nhân dân thành phố lần thứ 5 khóa VIII, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã rà soát, tổng hợp tình hình thực hiện Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế thành phố trong lĩnh vực nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2012. Kết quả cụ thể như sau:

I.             CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH

Trong 6 tháng đầu năm 2012, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện Chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2015 (Quyết định số 13/2011/QĐ-UBND ngày 09/3/2011) và các chương trình, chính sách phục vụ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp như Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2015 (Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND ngày 10/6/2011); Chương trình ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp – nông thôn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 (Quyết định số 446/QĐ-UBND ngày 27/01/2011); Chương trình phát triển giống cây, giống con chất lượng cao giai đoạn 2011 – 2015 (Quyết định số 5997/2011/QĐ-UBND ngày 09/12/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố) và các chương trình phát triển cây trồng, vật nuôi trọng điểm khác.

Sở cũng đã thực hiện quyết liệt, đồng bộ và có hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và dịch hại trên cây trồng; tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật, thủy sản; công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; công tác quản lý bảo vệ rừng, động vật hoang dã và phòng chống cháy rừng trong mùa khô.

II.          KẾT QUẢ SẢN XUẤT VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012

1.            Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Về tăng trưởng:

Tốc độ tăng trưởng: giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp trên địa bàn thành phố 6 tháng đầu năm 2012 ước đạt 4.276,2 tỉ đồng (theo giá thực tế), tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó:

+          Trồng trọt: giá trị sản xuất ước đạt 977,9 tỉ đồng, tăng 3,7% so cùng kỳ.

+          Chăn nuôi: đạt 1.890,8 tỉ đồng, tăng 4,2% so cùng kỳ.

+          Dịch vụ nông nghiệp: đạt 300,7 tỉ đồng, tăng 4% so cùng kỳ.

+          Lâm nghiệp: đạt 34,1 tỉ đồng, tăng 1,7% so cùng kỳ.

+          Thủy sản: đạt 1.072,6 tỉ đồng, tăng 9,5% so cùng kỳ.

Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp:

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp có sự chuyển dịch nhẹ so với 6 tháng cùng kỳ năm 2011, trồng trọt từ 24,5% giảm còn 22,9%, chăn nuôi từ 42,8% tăng lên 44,2%, dịch vụ nông nghiệp từ 6,7% tăng lên 7%, lâm nghiệp và thủy sản xấp xỉ cùng kỳ.

2.            Trồng trọt

2.1.- Hoa, cây kiểng: tổng diện tích hoa, cây kiểng là 1.363 ha, tăng 4,9% so với cùng kỳ; trong đó lan: 210 ha, tăng 10,5% so cùng kỳ; kiểng, bonsai: 350 ha, tăng 10,4% so với cùng kỳ.

2.2.- Rau: Diện tích gieo trồng trong 6 tháng đầu năm ước đạt 9.477 ha, tăng 6,5% so cùng kỳ (trong đó rau an toàn là 9.287 ha). Vụ Đông Xuân đạt 5.977 ha, tăng 16,9% so với cùng kỳ; vụ Hè Thu ước đạt 3.500 ha, bằng 92,5% so với cùng kỳ).

2.3.- Cỏ thức ăn gia súc: diện tích hiện có khoảng 4.000 ha, tăng 21,2% so cùng kỳ.

2.4.- Lúa: diện tích gieo trồng đạt 10.576 ha, giảm 1,4% so với cùng kỳ.

2.5.- Cây cao su: diện tích hiện có là 3.945 ha, tăng 12,7% so cùng kỳ.

2.6.- Cây ăn trái: diện tích hiện có khoảng 10.000 ha, tăng 2% so với cùng kỳ.

 

 

3. Chăn nuôi:

3.1. Gia súc:

- Bò: Tổng đàn 112.210 con, tăng 4,8% so với cùng kỳ; trong đó, đàn bò sữa 88.542 con, tăng 8,6% so với cùng kỳ; cái vắt sữa 44.300 con, tăng 9,6% so cùng kỳ. Sản lượng sữa bò tươi đạt 120.407 tấn, tăng 10,3% so cùng kỳ. Năng suất bình quân đạt 15,1 kg/cái vắt sữa/ngày, tương đương 5,511 tấn/cái vắt sữa/năm.

- Heo: tổng đàn 337.974 con, tăng 9,7% so với cùng kỳ; trong đó, nái sinh sản là 48.333 con, tăng 5,5% so với cùng kỳ.

3.2. Chăn nuôi khác:

- Chim yến: sản lượng tổ yến trong 6 tháng đầu năm 2012 đạt 500 kg, tăng 11,1% so với cùng kỳ.

- Cá sấu: tổng đàn cá sấu trên địa bàn thành phố hiện nay khoảng 167.500 con, giảm 9% so cùng kỳ.

4. Thủy sản:

- Tổng sản lượng thủy sản trong 6 tháng đầu năm 2012 đạt 25.864 tấn, tăng 17,3% so với cùng kỳ, trong đó:

+          Sản lượng nuôi trồng: 14.264 tấn, tăng 30,8% so cùng kỳ.

+          Sản lượng đánh bắt: 11.600 tấn, tăng 4,1% so cùng kỳ.

+          Cá cảnh: 36 triệu con, tăng 9,1% so cùng kỳ. Số lượng cá cảnh xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2012 là 3.728.000 con, tăng 28,2% so cùng kỳ.

III.      KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG PHỤC VỤ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP

1.            Hoạt động khuyến nông

- Trong 6 tháng đầu năm 2012, Trung tâm Khuyến nông đã triển khai 36 lớp tập huấn kỹ thuật cho 1.040 lượt nông dân về trồng rau và cây ăn trái theo quy trình VietGAP, nuôi heo và nuôi bò sữa theo quy trình VietGAHP, trồng hoa lan cắt cành, nuôi tôm và nuôi cá cảnh; tổ chức 07 lớp huấn luyện kỹ thuật về trồng một số loài cây ăn trái trên vùng đất phèn và kỹ thuật nuôi cá cảnh cho 200 người tham dự; tổ chức 08 cuộc hội thảo gồm 07 cuộc hội thảo tổng kết công tác khuyến nông năm 2011 và phương hướng hoạt động khuyến nông năm 2012 tại các Trạm khuyến nông quận 29Thủ Đức, quận 12 Gò Vấp, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Cần Giờ, Nhà Bè; 01 cuộc hội thảo định hướng sản xuất và tiêu thụ rau muống nước trên địa bàn quận 12; tổ chức 09 chuyến tham quan các mô hình tiên tiến cho 270 lượt nông dân của các quận 2, 9, 12, Thủ Đức và huyện Nhà Bè; xây dựng 04 mô hình nhân giống lúa tại huyện Củ Chi, 08 mô hình thủy sản tại huyện Cần Giờ và Nhà Bè, 7 mô hình canh tác rau an toàn theo qui trình VietGAP, 5 mô hình cơ giới hóa trong chăn nuôi bò sữa và trồng rau (áp dụng máy vắt sữa, máy làm đất); thực hiện 38 chương trình phát thanh khuyến nông trên sóng AM – Đài Tiếng nói nhân dân thành phố, mỗi tuần 2 lần vào ngày thứ năm và thứ bảy, với các nội dung: VietGAP trên heo; Kỹ thuật trồng các giống cây lâm nghiệp; Kỹ thuật chăm sóc lúa Hè Thu năm 2012; Công nghệ sau thu hoạch trên vụ lúa Hè Thu; Sử dụng Zeolite trong nuôi thủy sản; Công nghệ sau thu hoạch cho cây tiêu và một số nội dung, chính sách liên quan đến nông nghiệp.

- Trung tâm Khuyến nông đã tổ chức lượng giá 41 mô hình các loại. Nhìn chung, các mô hình khuyến nông có kết quả khá tốt, mang lại hiệu quả về kinh tế, được nông dân hưởng ứng và đánh giá cao. Một số mô hình có hiệu quả cao như sau:

+ Mô hình nuôi cá Tứ vân tại phường Thạnh Xuân, quận 12 và nuôi cá Hồng kim tại phường Tam Phú, quận Thủ Đức: Kết quả mô hình cho thấy đây là đối tượng nuôi phù hợp với nông nghiệp đô thị, chi phí đầu tư thấp và tương đối dễ thực hiện trong điều kiện đất ngày càng hạn hẹp, có thị trường tiêu thụ ổn định. Với quy mô nuôi 200 – 500 m2/hộ tùy từng loại, bình quân thu nhập từ 4 - 6 triệu đồng/tháng.

+ Mô hình trồng rau ăn quả theo VietGAP tại xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn: Hướng dẫn nông dân sản xuất rau theo quy trình VietGAP, sử dụng giống F1 để sản xuất, nhằm đa dạng sản phẩm, cải tiến chất lượng rau ăn quả, giảm giá thành sản phẩm, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường và người tiêu dùng.

+ Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, tăng cường kiểm soát môi trường bằng chế phẩm sinh học tại xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ. Mô hình được triển khai với 3 hộ tham gia. Kết quả sau 4 tháng nuôi, lợi nhuận thu được là 260 triệu đồng/ha.

+ Mô hình cơ giới hóa tưới phun cho rau tại phường Hiệp Thành, quận 12: Kết quả sau 6 tháng triển khai so với cách làm phổ thông như sau: Tiết kiệm được 50% lượng nước tưới, lượng điện tiêu thụ giảm 50%, công lao động giảm 50%, thời gian tưới giảm trên 80%; tiết kiệm 1.950.000 đồng/tháng/1.000 m2.

+ Mô hình nuôi cá Chép Nhật thương phẩm tại các xã Bình Lợi và Tân Nhựt, huyện Bình Chánh với quy mô 6.000 m2/3 hộ. Kết quả sau 6 tháng nuôi, trừ chi phí, lợi nhuận thu được 96 triệu đồng.

- Tiếp tục duy trì Bản tin thị trường, tập san, trang web, mô hình cà phê khuyến nông.

2.            Hoạt động bảo vệ thực vật

Chi cục Bảo vệ thực vật đã tập trung thực hiện một số công tác quan trọng như sau:

- Kiểm tra theo dõi tiến độ sản xuất của lúa và rau; điều tra phát hiện, dự tính dự báo tình hình sinh vật hại cây trồng, khoanh vùng những khu vực đã xuất hiện bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá những năm trước, theo dõi sát diễn biến của rầy nâu và bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá hại lúa trên đồng ruộng, tổ chức phòng trừ rầy nâu đồng loạt tại các khu vực có mức độ nhiễm cao. Hàng tuần, qua các phương tiện thông tin đại chúng, đã kịp thời thông tin và hướng dẫn cho bà con nông dân thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng trị sinh vật hại cây trồng, do đó không có diện tích bị thiệt hại nặng.

- Thử nghiệm nhân nuôi bọ xít và phóng thích ở ngoài đồng ruộng để khống chế một số sâu hại chính trên rau. Xây dựng mô hình sử dụng nấm Metarhizium anisopliae để phòng trừ rầy nâu hại lúa và tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân, hướng đến hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu.

- Theo dõi tình hình sản xuất, kinh doanh rau an toàn, công tác chứng nhận VietGAP cho rau, quả an toàn trên địa bàn thành phố, đến nay đã cấp giấy chứng nhận VietGAP cho 157 tổ chức cá nhân với tổng diện tích 84,3203 ha, sản lượng dự kiến 9.940 tấn/năm.

- Chi cục cũng đã chuyển hướng các hoạt động sự nghiệp kỹ thuật và các chương trình, dự án, tập trung tại các xã xây dựng nông thôn mới: đã tổ chức các lớp tập huấn cấp giấy chứng nhận chuyên môn sản xuất rau an toàn; xây dựng 5 mô hình chuyển đổi và sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap; xây dựng và vận hành thí điểm hệ thống lưu chứa, thu gom bao bì, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật tại 6 xã điểm ...

3.            Về chăn nuôi, thú y

  - Triển khai thực hiện Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/04/2012 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm; Công điện số 218/CĐ-TTg ngày 20/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phòng, chống dịch cúm A (H5N1). Triển khai thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại các văn bản: Chỉ thị số 395/CT-BNN-TY ngày 22/02/2012 về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch cúm gia cầm; Quyết định số 647/QĐ-BNN-TY ngày 28/3/2012 của về việc phê duyệt Kế hoạch khống chế và loại trừ bệnh dại năm 2012; Công điện khẩn số 06/CĐ-BNN-TY ngày 05/4/2012 về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch lợn tai xanh; Chỉ thị số 04/2012/CT-UBND ngày 18/02/2012 của UBND thành phố về tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

- Tiếp tục triển khai mô hình điểm quản lý thực phẩm theo "Chuỗi thực phẩm an toàn - Chuỗi thịt heo, thịt gà và trứng gà" theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1325/TTg-KGVX ngày 04/8/2011 về Đề án xây dựng mô hình thí điểm quản lý thực phẩm theo Chuỗi thực phẩm an toàn tại thành phố Hồ Chí Minh. Chi cục Thú y cũng đã và đang tập trung triển khai công tác tuyên truyền và tăng cường kiểm tra tình hình dịch tễ tại các khu vực chăn nuôi nhập cư, khu vực giáp ranh các tỉnh, ổ dịch cũ...; quản lý tình hình nhập xuất đàn gia súc - gia cầm; thống kê, cập nhật dữ liệu đàn gia súc; tập trung cao điểm tiêm phòng đợt 1/2012; kiểm tra hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng, tăng cường hoạt động hệ thống giám sát dịch bệnh đến từng hộ, cơ sở chăn nuôi, đảm bảo các trường hợp dịch bệnh được phát hiện nhanh và xử lý kịp thời, không để lây lan trên diện rộng.

- Về công tác tuyên truyền, từ đầu năm 2012 đến nay, Chi cục Thú y đã thực hiện 797 băng rôn, phát hành 23.570 tài liệu bướm, phát loa tuyên truyền 3.088 lần, tổ chức 95 cuộc hội họp với 6.352 lượt người tham dự, tập huấn 75 cuộc cho 4.704 lượt người.

4.            Về thủy sản

- Phối hợp các sở - ngành, quận - huyện triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 9 (khóa X) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, gồm các nội dung: Quy hoạch vùng và công nhận cho các hộ nông dân nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy định; triển khai Chương trình hỗ trợ khai thác xa bờ ở ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa và DK1.

- Thực hiện Thông tư số 28/2011/TT-BNNPTNT về quy định việc chứng nhận thủy sản khai thác xuất khẩu vào thị trường Châu Âu; Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT về kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản; Thông tư số 15/2011/TT-BNNPTNT về Quy chế thông tin đối với tàu cá hoạt động trên biển; Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT về kiểm tra chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản; Thông tư số 89/2011/TT-BNNPTNT về ban hành danh mục khu vực cấm khai thác thủy sản có thới hạn trong năm; Quyết định số 1617/QĐ-BNN-TCTS về hướng dẫn áp dụng VietGAP đối với nuôi thương phẩm cá tra, tôm sú, tôm thẻ chân trắng.

- Triển khai thực hiện Chương trình giám sát dịch bệnh cá cảnh và Chương trình nuôi tốt cá cảnh giai đoạn 2011 – 2015.

- Triển khai công tác điều tra giống thủy sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

5.            Về công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp

- Tiếp tục thực hiện công tác đầu tư xây dựng Dự án xây dựng Trung tâm Công nghệ Sinh học thành phố; triển khai Chương trình ứng dụng và phát triển Công nghệ Sinh học phục vụ Nông nghiệp – Nông thôn tại TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 và những đề tài nghiên cứu khác có tính chất ứng dụng trước mắt và lâu dài, định hướng theo các lĩnh vực Công nghệ sinh học thực vật, Công nghệ Vi sinh - Thực phẩm, Công nghệ sinh học thủy sản, Công nghệ sinh học Y dược.

- Về lĩnh vực Công nghệ sinh học thực vật: trong 6 tháng đầu năm 2012, Trung tâm đã nhân giống được 22.700 cây và cung cấp cho nhà vườn khoảng 11.700 cây con các loại. Bên cạnh đó, Trung tâm tiếp tục thực hiện các đề tài về kit Elisa phát hiện virus gây bệnh trên lan, chuyển gen tạo rễ tóc sâm Ngọc Linh, sưu tập hoa kiểng, cây dược liệu…

- Về lĩnh vực Công nghệ sinh học thủy sản: đang tập trung thực hiện các đề tài liên quan đến vacxin ngừa bệnh cho cá tra và đề tài nghiên cứu tảo khuê phục vụ cho nuôi trồng thủy sản tại TP.HCM.

- Về lĩnh vực Công nghệ sinh học Y dược: đang nghiên cứu sản xuất thử nghiệm interferon alpha 2b của người; tinh sạch và thử nghiệm hoạt tính interferon gà; tạo phôi và cấy phôi bò sữa; tạo bộ kit phát hiện và định type virus gây bệnh lở mồm long móng, bộ kit xác định bán định lượng kháng thể kháng virus gây bệnh dịch tả ở heo phục vụ cho ngành chăn nuôi, thú y.

- Về lĩnh vực Công nghệ Vi sinh - Thực phẩm: sản xuất và ứng dụng các chế phẩm sinh học phòng trừ một số bệnh trên rau (bệnh thối rễ, lỡ cổ rễ, thối nhũn); phòng trừ bệnh rụng là trên cây cao su; nghiên cứu sản xuất cồn sinh học...

6.            Về phát triển nông thôn

- Về kinh tế tập thể: hiện nay, trên địa bàn thành phố có 52 Hợp tác xã và 220 Tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Chi cục Phát triển nông thôn đang tiếp tục triển khai các nội dung phát triển kinh tế tập thể năm 2012 tại 5 huyện và 52 xã.

- Về phát triển ngành nghề nông thôn: tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức Hội thi An toàn vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn lần thứ VI – năm 2012. Triển khai các nội dung hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn tại các xã xây dựng nông thôn mới.

7.            Hoạt động tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp

- Tổ chức giao lưu kết nối giữa các đơn vị sản xuất và kinh doanh rau, nấm trên địa bàn thành phố với sự tham gia của 63 tổ chức, cá nhân; tổ chức 03 đợt kết nối giữa tiểu thương kinh doanh rau, hoa của các chợ nội thành với các hợp tác xã nông nghiệp để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.

- Tổ chức thành công Hội thi Trái ngon – An toàn Nam bộ lần thứ 4, năm 2012 tại Khu Du lịch văn hóa Suối Tiên. Tổng cộng có khoảng 650 mẫu trái cây của trên 500 nhà vườn đến từ 16 tỉnh, thành phố tham gia dự thi. Ban tổ chức đã trao 1 giải nhất, 7 giải nhì, 27 giải ba cho các nhà vườn có mẫu dự thi xuất sắc.

- Thực hiện Chương trình “Mỗi nhà nông một website”, từ đầu năm đến nay, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp đã hỗ trợ xây dựng website cho 03 đơn vị mới, nâng tổng số website đã xây dựng cho các đơn vị từ đầu chương trình đến nay là 43 website; đồng thời tiếp tục hỗ trợ nâng cấp website cho các đơn vị.

- Về hoạt động thiết kế logo, xây dựng nhãn hiệu, từ đầu năm đến nay, Trung tâm đã thiết kế logo, xây dựng nhãn hiệu cho thêm 08 đơn vị; lũy kế từ đầu chương trình đến nay là 43 đơn vị. Ngoài ra, Trung tâm cũng đã thiết kế tờ gấp cho 05 đơn vị.

- Thực hiện chương trình “Nông dân hội nhập”, trong tháng đã phát sóng chương trình “Hưởng ứng tuần lễ quốc gia vệ sinh an toàn và phòng chống cháy nổ”; đồng thời đang thực hiện chủ đề “Nét mới trong hoạt động hỗ trợ tiêu thụ nông sản thành phố.”, “Sự cần thiết của vấn đề đào tạo cho cán bộ quản lý trong xây dựng nông thôn mới”, phóng sự Nông dân hội nhập với chủ đề: “Rau VietGAP, sự lựa chọn của người tiêu dùng thành phố”.

IV.       KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

1. Kết quả thực hiện tại 6 xã thí điểm:

So sánh số tiêu chí đạt được khi xây dựng đề án (năm 2009) và kết quả thực hiện đến tháng 6 năm 2012 tại 6 xã điểm của thành phố:

+ Xã Tân Thông Hội (xã điểm do Trung ương chọn): Khi xây dựng đề án đạt 9/19 tiêu chí, 1.776 hộ nghèo, chiếm 21,92%. Đến tháng 6 năm 2012 đạt 18/19 tiêu chí, số hộ nghèo còn lại là 636 hộ, chiếm 7,85%.

+ Thái Mỹ: Khi xây dựng đề án đạt 8/19 tiêu chí, 1.297 hộ nghèo, chiếm 38,8%. Đến tháng 6 năm 2012 đạt 13/19 tiêu chí, còn lại 187 hộ nghèo, chiếm 5,9%.

+ Xã Xuân Thới Thượng: Khi xây dựng đề án đạt 6/19 tiêu chí, 663 hộ nghèo. Đến tháng 6 năm 2012 đạt 16/19 tiêu chí, còn lại 367 hộ nghèo, chiếm 3,79%.

+ Xã Tân Nhựt: Khi xây dựng đề án đạt 5/19 tiêu chí, 1.048 hộ nghèo, chiếm 17,87%. Đến tháng 6 năm 2012 đạt 14/19 tiêu chí, còn lại 400 hộ nghèo, chiếm 8,09%.

+ Xã Nhơn Đức: Khi xây dựng đề án đạt 5/19 tiêu chí, 459 hộ nghèo, chiếm 16,55%. Đến tháng 6 năm 2012 đạt 14/19 tiêu chí, còn lại 185 hộ nghèo, chiếm 6,67%.

+ Lý Nhơn: Khi xây dựng đề án đạt 6/19 tiêu chí, 547 hộ nghèo, chiếm 37,8%. Đến tháng 6 năm 2012 đạt 13/19 tiêu chí, còn lại 224 hộ nghèo, chiếm 13,4%.

So sánh các chỉ tiêu kinh tế, nâng cao thu nhập, nhà ở dân cư tại 6 xã xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới tại TP.HCM đến tháng 6  năm 2012:

 Nhà tạm dột nát: Trước khi xây dựng đề án còn 430 căn nhà tạm, dột nát, đến tháng 6 năm 2012 không còn nhà tạm dột nát.

 Hộ nghèo (theo tiêu chí dưới 12 triệu đồng/người/năm): Trước khi xây dựng đề án có 5.790 hộ, đến tháng 6 năm 2012, số hộ vượt nghèo 3.791/5.790 hộ (giảm 66% so với khi xây dựng đề án), hiện còn 1.999 hộ nghèo. (Nếu tính theo tiêu chí của Trung ương, hộ nông thôn 4,8 triệu đồng/người/năm: tại 6 xã không còn hộ nghèo).

Cơ cấu lao động nông nghiệp: Trước khi xây dựng đề án có 30,34% lao động NN (23.261 lao động/tổng số 76.644 lao động), đến tháng 6 năm 2012, lao động nông nghiệp còn 13,2% (11.519 lao động/tổng số 87.585 lao động).

Lao động trong khu vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ: Trước khi xây dựng đề án có 69,66% (53.383 lao động/tổng số 76.644 lao động), đến tháng 6 năm 2012, lao động trong khu vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ tăng lên 86,80% (76.066 lao động/tổng số 87.585 lao động).

 Tỷ lệ lao động qua đào tạo: Trước khi xây dựng đề án, tỷ lệ lao động qua đào tạo bình quân 24,4% (18.700 lao động), đến tháng 6 năm 2012, tỷ lệ lao động qua đào tạo bình quân 49,5% (43.354 lao động)

 Thu nhập: Trước khi xây dựng đề án, thu nhập bình quân tại 6 xã đạt 16,1 triệu đồng/người/năm, đến tháng 6 năm 2012, thu nhập bình quân tại 6 xã đạt 25,9 triệu đồng/người/năm, gấp 1,61 lần khi xây dựng đề án.

  Dân hiến đất làm đường:

Từ khi thực hiện đề án đến tháng 6 năm 2012 tại 6 xã thí điểm xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố có 6.272 hộ dân hiến đất làm đường, với tổng diện tích 671.125 m2 đất, tương đương với giá trị khoảng 421,978 tỷ đồng.

2. Kết quả thực hiện chương trình đến tháng 6 năm 2012:

2.1. Kết quả thực hiện tại 6 xã điểm:

    Xã Tân Thông Hội (xã điểm do Trung ương chọn):

  - Ngày 22/12/2011 Ban CĐ NTM thành phố đã tổ chức Hội nghị Tổng kết thực hiện đề án xây dựng thí điểm mô hình NTM tại xã Tân Thông Hội. Số lượng tiêu chí đạt: 18 tiêu chí.

- Số lượng tiêu chí dự kiến đạt chuẩn trong năm 2012 (tháng 5/2012): 01 tiêu chí (tiêu chí 5: cơ sở vật chất trường học). Hoàn thành 19/19 tiêu chí từ đầu quý 2/2012 (đã có báo cáo chi tiết riêng).

Xã Thái Mỹ:

- Số lượng tiêu chí đạt: 13/19 tiêu chí (gồm các tiêu chí: 01: Quy hoạch; 04: Điện; 05: Trường học; 06: Cơ sở y tế văn hóa; 08: Bưu điện; 09: Nhà ở dân cư; 11: Hộ nghèo; 12: Cơ cấu lao động; 14: Giáo dục; 15: Y tế; 16: Văn hóa; 17: Môi trường; 19: An ninh trật tự xã hội)

- Số lượng tiêu chí dự kiến đạt chuẩn trong năm 2012: 06 tiêu chí (gồm các Tiêu chí: 02: Giao thông; 03: Thủy lợi; 07: Chợ nông thôn; 10: Thu nhập; 13: Hình thức tổ chức sản xuất; 18: Hệ thống chính trị.

- Số lượng tiêu chí dự kiến đạt chuẩn đến cuối năm 2012: 19 tiêu chí

 Xã Xuân Thới Thượng:

- Số lượng tiêu chí đạt: 16/19 tiêu chí (gồm các tiêu chí: 1: Quy hoạch; 2: Giao thông; 3: Thủy lợi; Tiêu chí 4: Điện; Tiêu chí 6 : Cơ sở vật chất văn hóa đạt; Tiêu chí 7: Chợ nông thôn; Tiêu chí 8: Bưu điện; Tiêu chí 9: Nhà ở dân cư; Tiêu chí 10 : Thu nhập; Tiêu chí 11 : Hộ nghèo; Tiêu chí 12: Cơ cấu lao động; Tiêu chí 13: Hình thức tổ chức sản xuất; Tiêu chí 14: Giáo dục;  Tiêu chí 15: Y tế; Tiêu chí 18: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh; Tiêu chí 19: An ninh, trật tự xã hội).

- Số lượng tiêu chí dự kiến đạt chuẩn trong năm 2012: 03 tiêu chí (gồm các Tiêu chí 5: Trường học;  Tiêu chí 16 : Văn hóa; Tiêu chí 17: Môi trường).

- Số lượng tiêu chí dự kiến đạt chuẩn đến cuối năm 2012: 19 tiêu chí

 

 

 

 Xã Tân Nhựt:

- Số lượng tiêu chí đạt: 14/19 tiêu chí (gồm các Tiêu chí: 1: Quy hoạch; 4: Điện; 7: Chợ nông thôn; 8: Bưu điện; 9: Nhà ở dân cư nông thôn; 10: Thu nhập;   12: Cơ cấu lao động; 13: Hình thức tổ chức sản suất; 14: Giáo dục; 15: Y tế; 16: Văn hóa; 17: Môi trường; 18: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh; 19: An ninh trật tự xã hội).

- Số lượng tiêu chí dự kiến đạt chuẩn trong năm 2012: 05 tiêu chí (gồm các tiêu chí: 2: Giao thông; 3: Thủy lợi; 5: Trường học; 6: Cơ sở vật chất văn hóa; 11: Hộ nghèo;).

- Số lượng tiêu chí dự kiến đạt chuẩn đến cuối năm 2012: 19 tiêu chí

 Xã Nhơn Đức:

- Số lượng tiêu chí đạt: 14/19 tiêu chí  (gồm các tiêu chí: 1: Quy hoạch; 4: Điện; 8: Bưu điện; 9: Nhà ở dân cư; 10: Thu nhập; 11: Hộ nghèo; 12: Cơ cấu lao động; 13: Hình thức tổ chức sản xuất;  14: Giáo dục; 15: Y tế; 16: Văn hóa;  17: Môi trường;  18: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội; 19: An ninh trật tự

- Số lượng tiêu chí dự kiến đạt chuẩn trong năm 2012: 05 Tiêu chí (gồm các tiêu chí: 2: Giao thông; 3: Thủy lợi; 5: Trường học;  6: Cơ sở vật chất văn hóa; 7: Chợ nông thôn).

- Số lượng tiêu chí dự kiến đạt chuẩn đến cuối năm 2012: 19 tiêu chí

Xã Lý Nhơn:

- Số lượng tiêu chí đạt: 13/19 tiêu chí (gồm: 1: Quy hoạch; 3: Thủy lợi;  4: Điện; 6: Cơ sở vật chất văn hóa; 8: Bưu điện; 9: Nhà ở dân cư; 11: Hộ nghèo; 13: Các hình thức tổ chức sản xuất; 15: Y tế; 16: Văn hóa; 17: Môi trường; 18: Hệ thống chính trị vững mạnh; 19: An ninh, trật tự xã hội).

- Số lượng tiêu chí dự kiến đạt chuẩn trong năm 2012: 6 tiêu chí (gồm các tiêu chí: 2: Giao thông; 5: Trường học; 7: Chợ nông thôn; 10: Thu nhập; 12: Cơ cấu lao động; 14: Giáo dục)  

- Số lượng tiêu chí dự kiến đạt chuẩn đến cuối năm 2012: 19 tiêu chí.

2.2. Kết quả thực hiện tại 52 xã nhân rộng:

  Đối với 22 xã nhân rộng – Giai đoạn 1 (gồm huyện Củ Chi: 09 xã; Hóc Môn: 05 xã; Bình Chánh: 04 xã; Nhà Bè: 02 xã; Cần Giờ: 02 xã):

  Ban quản lý XDNTM các xã đã khảo sát, hoàn thành đề án, trình Ban Chỉ đạo huyện. Tổ Công tác giúp việc Ban CĐ NTM TP đã góp ý (cuối năm 2011), Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã đã bổ sung, sửa chữa. Tổ Công tác giúp việc sẽ họp thẩm định lần 2 theo định hướng các tiêu chí đề xuất phù hợp với đặc thù vùng nông thôn thành phố, trình UBND thành phố phê duyệt:

      - Đợt 1: 05 xã:  thực hiện trong tháng 6 năm 2012.

Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố đã tiến hành thẩm định đề án 5 xã xây dựng nông thôn mới: xã Tân Phú Trung – huyện Củ Chi; xã Nhị Bình – huyện Hóc Môn; xã Bình Chánh – huyện Bình Chánh; xã Phước Lộc – huyện Nhà Bè và xã Bình Khánh – huyện Cần Giờ. Hiện nay, các xã đang hoàn chỉnh theo định hướng các tiêu chí đề xuất phù hợp với đặc thù vùng nông thôn thành phố.

      - Đợt 2: 17 xã:  thực hiện trong tháng 7 năm 2012.

  Đối với 29 xã còn lại (trừ xã Bình Hưng – huyện Bình Chánh đã đô thị hóa): hiện nay tại các xã đã hoàn thành khảo sát, đánh giá thực trạng, xây dựng Đề án nông thôn mới; lấy ý kiến của toàn thể Đảng viên, Hội đồng nhân dân, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tại các ấp, trình Ban Chỉ đạo huyện. Cụ thể:

      - Ban CĐ NTM huyện Hóc Môn (05 xã) và huyện Bình Chánh (09/10 xã – trừ xã Bình Hưng) đã hoàn thành các bước thực hiện và có văn bản gửi UBND thành phố, Tổ Công tác giúp việc Ban CĐ NTM TP đề nghị thẩm định phê duyệt đề án. Huyện Củ Chi (09 xã) và huyện Nhà Bè (03 xã) và huyện Cần Giờ (03 xã) đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân, hoàn chỉnh đề án (dự kiến gửi về UBND thành phố, Tổ Công tác giúp việc trong tháng 6 năm 2012). 

      - Tổ Công tác giúp việc Ban CĐ NTM TP (gồm các Sở ngành liên quan) hoàn tất thẩm định, trình UBND thành phố xem xét, phê duyệt trong Quý 3 năm 2012.

V.               KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRỌNG ĐIỂM

1.            Chương trình phát triển giống cây, giống con chất lượng cao

Hiện nay, trên địa bàn thành phố có trên 100 doanh nghiệp và hộ trại sản xuất, kinh doanh giống, trong đó giống cây trồng có 43 doanh nghiệp, giống vật nuôi: 23; giống thủy sản các loại: 36 ...

Về giống cây trồng:

Thành phố có 43 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giống cây trồng. Khối lượng sản xuất trong năm 2011 đạt 11.678 tấn hạt giống, xấp xỉ năm 2010, trong đó hạt giống lúa chiếm 56,2%, bắp: 35,3%. Tổng lượng giống do các công ty cung cấp phục vụ được khoảng 600.000 ha gieo trồng.

Trong năm 2011, các công ty cũng đã bổ sung, đưa vào sản xuất kinh doanh 37 giống mới, chủ yếu là giống rau (36 giống), trong đó có 3 giống do các công ty tự nghiên cứu và chọn tạo. Những giống mới đưa vào sản xuất đều có sự cải thiện về năng suất, chất lượng, khả năng kháng sâu bệnh và nhiều đặc tính tiến bộ hơn so các giống cũ. Cụ thể như giống khổ qua 344 (của công ty Trung Nông) có đặc tính trái xanh vừa, gai nở, bóng, đẹp, năng suất 31,4 tấn/ha/vụ, cao hơn so với các giống cũ (ví dụ giống 241 của công ty Đông Tây, năng suất 29,4 tấn/ha/vụ); giống bông cải F1 TN150 (công ty Trang Nông) có đặc tính bông chặt, trắng mịn, gai bông nở đều, năng suất 37,5 tấn/ha, cao hơn 30% so với giống đối chứng; giống bông cải G45 (công ty Xanh) có mặt bông chặt, thời gian thu hoạch sớm (60 ngày), năng suất 20,4 tấn/ha/vụ, cao hơn so giống đối chứng ...

Nhờ áp dụng nhiều giống mới vào sản xuất nên năng suất gieo trồng rau trên địa bàn thành phố được cải thiện rất nhiều. Năm 2006, năng suất bình quân đạt 19,07 tấn/ha/vụ; đến năm 2011 đã tăng lên 22,1 tấn/ha/vụ, bình quân giai đoạn 2006 – 2011, năng suất trồng rau tăng trưởng với tốc độ 2,5%/năm, là một sự cải thiện rất đáng kể.

Các cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp và nhà vườn trên địa bàn thành phố đã chủ động nhân một số giống hoa lan có giá trị kinh tế để mở rộng diện tích hoa kiểng trên địa bàn thành phố và các tỉnh, lượng giống thành phố cung cấp hàng năm khoảng 500.000 cây giống cấy mô và 500.000 cây giống lan nhân giống vô tính (chủ yếu từ các nhà vườn), riêng Trung tâm Công nghệ Sinh học đã nhân giống và cung cấp 150.000 cây cấy mô hàng năm.

Trong 6 tháng đầu năm 2012, diện tích sản xuất giống trên địa bàn thành phố đạt 482 ha, bao gồm 445 ha sản xuất hạt giống bắp lai, 37 ha sản xuất hạt giống rau các loại. Trung tâm Quản lý và Kiểm định giống cây trồng - vật nuôi đã triển khai thử nghiệm 05 giống dưa leo tại xã Trung Lập Thượng trên diện tích 1.000 m2. Tại Nhị Xuân, tiến hành thử nghiệm tính thích nghi 3 giống rau cải ngồng, diện tích 1.000 m2. Về công tác sưu tập giống rau, tiếp tục sưu tập 3 giống ớt mới; lũy kế từ năm 2010 đến nay đã sưu tập 20 giống rau; hiện nay, đang tiến hành trồng khảo sát, duy trì các giống sưu tập với diện tích 1.000 m2. Về sưu tập các giống hoa kiểng mới, tiếp tục sưu tập 3 giống sứ Thái, lũy kế từ năm 2010 đến nay đã sưu tập 39 giống; hiện nay, đang tiếp tục chăm sóc và nhân giống.

Đã xây dựng hoàn chỉnh thủ tục hành chính “Cấp mã số doanh nghiệp” cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn thành phố. Trong 6 tháng đầu năm 2012, đã tiếp nhận và cấp mã số cho 01 doanh nghiệp, lũy kế đến nay đã cấp mã số cho 64 doanh nghiệp theo Thông tư số 79/2011/TT-BNNPTNT ngày 14/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Ban hành Quy định chứng nhận chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn.

 

 

Về giống vật nuôi:

-  Năm 2011 thành phố đã cung cấp 920.000 heo con giống, khoảng 1 triệu liều tinh heo giống, các đơn vị kinh doanh đã cung cấp 107.666 liều tinh bò sữa có nguồn gốc từ Israel, Canada, New Zealand …

-  6 tháng đầu năm 2012, tổng đàn heo đạt 337.974 con, tăng 9,7% so cùng kỳ năm 2011. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong chăn nuôi heo đã thay đổi theo hướng nâng cao hiệu quả sản xuất. Cụ thể: so với năm 2005, số lứa đẻ tăng 10%, đạt 2,23 lứa đẻ/nái/năm, số ngày nuôi đạt trọng lượng 90 kg còn 155 ngày, giảm 14 ngày, rút ngắn thời gian xuất chuồng và giảm chi phí nuôi dưỡng, độ dày mỡ lưng giảm còn 10,98 mm …

+ Bò thịt: trên cơ sở hơn 1.000 con bò thịt nhập giống Brahman và Drought Master đã nhân lai tạo giống bò thịt có tỉ lệ thịt xẻ cao từ 59 – 64%, trọng lượng hơi từ 420 – 650 kg/con, thích nghi với khí hậu thành phố. Hiện nay đàn bò thịt tiếp tục phát triển tốt với tổng đàn trên 2.500 con (trong đó bò giống chuyên thịt là 1.780 con tại Công ty TNHH MTV Bò sữa An Phú). Năm 2011 đã cung ứng 40 con giống bò thịt cho người chăn nuôi ở các tỉnh.

+ Dê: tổng đàn 1.833 con, gồm các giống Boer thuần, boer lai, bách thảo, bách thảo lai (đạt 48,8% so cùng kỳ năm 2011), tập trung ở Công ty Bò sữa An Phú - Củ Chi, Trại dê giống Bình Hưng – Bình Chánh. Hầu hết các giống dê thích nghi được với khí hậu tại thành phố, kháng bệnh tốt, trọng lượng trưởng thành đạt 90 – 130 kg ở con đực và 80 – 100 kg ở con cái. Đây là nơi sản xuất cung ứng con giống, con thương phẩm cho thị trường thành phố và các tỉnh. Riêng Công ty Bò Sữa đã cung ứng 171 con giống cho người chăn nuôi các tỉnh thành.

Về giống thủy sản:

-  Trong năm 2011, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có 3 cơ sở sản xuất giống tôm sú; 24 cơ sở sản xuất giống cá nước ngọt và 15 cơ sở thuần dưỡng tôm thẻ đã sản xuất 25 triệu con giống tôm sú; 75,65 triệu con cá giống nước ngọt; thuần dưỡng 1,028 tỷ con giống tôm thẻ.

-   6 tháng đầu năm 2012, đã sản xuất 36 triệu cá cảnh, tăng 9,1% so cùng kỳ năm 2011, xuất khẩu 3,7 triệu con, tăng 28,2% so cùng kỳ.

2.            Chương trình phát triển rau an toàn

- Đến nay, trên toàn thành phố có 2.735 ha đất canh tác trồng rau đủ điều kiện sản xuất rau an toàn. Diện tích gieo trồng rau 6 tháng đầu năm 2012 đạt 9.477 ha, tăng 6,5% so cùng kỳ (trong đó rau an toàn là 9.287 ha). Vụ Đông Xuân đạt 5.977 ha, tăng 16,9% so với cùng kỳ; vụ Hè Thu ước đạt 3.500 ha, bằng 92,5% so với cùng kỳ).

- Về chứng nhận VietGAP: đã có 179 tổ chức, cá nhân (là xã viên của 3 Hợp tác xã Nhuận Đức, Ngã 3 Giòng, Thỏ Việt; 04 công ty và các nông hộ) được chứng nhận, với tổng diện tích là 89,75 ha, tổng sản lượng thu hoạch rau, củ, quả các hộ sản xuất theo quy trình VietGAP ước đạt 11.220 tấn/năm.

3.            Chương trình phát triển hoa – cây kiểng

Diện tích hoa, cây kiểng 6 tháng đầu năm 2012 đạt 1.363 ha, ng 4,9% so với cùng kỳ (tập trung chủ yếu tại các huyện Củ Chi, Hóc Môn và các quận 12, Thủ Đức); trong đó lan: 210 ha, tăng 10,5% so cùng kỳ; kiểng, bonsai: 350 ha, ng 10,4% so với cùng kỳ.

Riêng trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012, diện tích sản xuất hoa, cây kiểng phục vụ Tết ước khoảng 1.177,1 ha, tăng  4,93% so với cùng kỳ. Diện tích tăng tập trung vào hoa lan, bonsai, cây kiểng và hoa nền. Ước sản lượng hoa kiểng khoảng 470 ngàn chậu bonsai và kiểng cổ (tăng 17,5% so với cùng kỳ); 2,5 triệu chậu lan (tăng 8,7% so với cùng kỳ); 3 triệu cành lan (tăng 11,1% so với cùng kỳ); 6,4 triệu chậu hoa nền (tăng 3,2% so với cùng kỳ) và 1,5 triệu chậu mai (không tăng so với cùng kỳ).

4.            Chương trình phát triển bò sữa

- Đến nay, tổng đàn bò sữa đạt 112.210 con, tăng 4,8% so với cùng kỳ; trong đó, đàn bò sữa 88.542 con, tăng 8,6% so với cùng kỳ; cái vắt sữa 44.300 con, tăng 9,6% so cùng kỳ. Sản lượng sữa bò tươi đạt 120.407 tấn, tăng 10,3% so cùng kỳ. Năng suất sữa đạt 5,511 tấn/cái vắt sữa/năm, tăng 0,6%.

- Số lượng bò sữa được bình tuyển trong 6 tháng đầu năm 2012 là 1.660 con, lũy kế từ khi thực hiện chương trình từ năm 2005 đến nay đã bình tuyển gắn số tai  và lập lý lịch cho 70.253 con.

- Dự án trại thực nghiệm chăn nuôi bò sữa công nghệ cao Israel đang thực hiện hoàn chỉnh các gói thầu thuộc Dự án để chuẩn bị đưa vào vận hành. Trung tâm Quản lý, kiểm định giống cây trồng, vật nuôi đã thực hiện gói thầu bò sữa, vận chuyển 120 con (trong đó có 98 tơ và 22 tơ chửa) về nuôi tại trại. Trung tâm cũng đã tiến hành thu hoạch các giống cỏ trồng tại trại với tổng diện tích 5,8 ha từ đầu tháng 2 năm 2012; sản lượng cỏ khai thác được 54.400 kg, gồm các giống VA06, Voi xanh, Mulato II.

- Các hộ, trại đã từng bước nâng cao trình độ chăn nuôi; thực hiện các biện pháp chọn lọc, cải thiện cơ cấu đàn; tăng tỷ lệ đàn sinh sản và vắt sữa góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Tỷ lệ đàn sinh sản và vắt sữa tăng dần qua các năm, năm 2011 tỷ lệ đàn sinh sản là 69,69% và đàn vắt sữa 49,83% (năm 2010: đàn cái sinh sản là 61,13%; cái vắt sữa là 46,34%). Đồng thời, một số chỉ tiêu kỹ thuật trên đàn bò sữa thành phố đã có sự cải thiện so với năm 2010 như: tuổi phối giống lần đầu bình quân giảm 7 ngày (năm 2010: 486 ngày; năm 2011: 479 ngày); khoảng cách giữa 2 lứa đẻ giảm 8 ngày (năm 2010: 444; năm 2011: 436 ngày); hệ số phối giảm 0,14 liều tinh/con (năm 2010: 3,56; năm 2011: 3,42) đã giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng thu nhập cho nông dân. 

5.            Chương trình phát triển cá sấu

Hiện nay trên địa bàn thành phố có 59 tổ chức và cá nhân gây nuôi cá sấu. Tổng đàn cá sấu đạt 167.500 con.

Trong 6 tháng đầu năm 2012, Chi cục Kiểm lâm đã xác nhận, làm cơ sở để Cục Kiểm lâm cấp mã số thẻ CITES cho 4 doanh nghiệp với 6.777 thẻ; xuất khẩu 194 con, bao gồm 64 con cá sấu sống và 100 tấm da thuộc, giá trị xuất khẩu đạt 24.600 USD, tương đương 492 tỉ đồng; xuất bán nội địa đạt 7.405 con, giá trị ước đạt 22,215 tỉ đồng.

VI.            KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ

Trong năm 2011, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND ngày 10/6/2011 ban hành Qui định về Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2015 với nội dung chính là hỗ trợ lãi vay cho các tổ chức, cá nhân vay vốn chuyển đổi sản xuất theo định hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của thành phố.

Sau khi chính sách được ban hành, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhanh chóng và chủ động phối hợp với các Sở ngành, quận huyện và đoàn thể để triển khai thực hiện. Đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố thành lập Hội đồng thẩm định vay vốn theo Quyết định 36/2011/QĐ-UBND; tiến hành tập huấn, tuyên truyền, ban hành hướng dẫn liên tịch để thực hiện chính sách, thực hiện các thủ tục ghi vốn để hỗ trợ lãi vay ...

Trong 6 tháng đầu năm 2012, có 152 phương án được phê duyệt theo Quyết định 36/2011/QĐ-UBND, gồm 646 hộ vay vốn với tổng vốn đầu tư là 584 tỷ đồng, trong đó tổng vốn vay được hỗ trợ lãi suất là 234 tỷ đồng. Lũy kế từ khi triển khai Quyết định 36/2011/QĐ-UBND đến nay đã có 391 phương án, 1.942 hộ, tổng vốn đầu tư 1.283 tỷ đồng, tổng vốn vay được hỗ trợ lãi suất là 644 tỷ đồng. Sở Kế hoạch và Đầu tư đã phân khai vốn hỗ trợ lãi vay đợt 1 năm 2012 là 67,2 tỉ đồng.

VII.   NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

Sau hơn một năm thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, mặc dù vẫn còn gặp nhiều khó khăn, sản xuất chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, biến động giá cả vật tư đầu vào, nhờ lãnh đạo thành phố, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm chỉ đạo; các Sở ngành, quận huyện tích cực phối hợp, bà con nông dân nỗ lực sản xuất và các phòng ban, đơn vị trực thuộc Sở tích cực phấn đấu, vượt qua khó khăn nên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện tốt công tác chỉ đạo, điều hành và chương trình công tác, giúp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố tiếp tục tăng trưởng khá và ổn định, chuyển dịch theo hướng tích cực, các loại cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại thành phố tiếp tục phát triển; tình hình sản xuất và tiêu thụ rau, hoa - cây kiểng, cá cảnh tăng cao so với cùng kỳ; tình hình hỗ trợ vốn vay cho nông dân tiếp tục được thực hiện tốt, góp phần kích cầu và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.

Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp trên địa bàn thành phố trong 6 tháng đầu năm 2012 duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, tăng 5,8% so cùng kỳ (cùng kỳ năm trước tăng 5,7%, cả nước tăng 3,7%), trong đó trồng trọt tăng 3,7%, chăn nuôi tăng 4,2%, lâm nghiệp tăng 1,7%, thủy sản tăng 9,5%. Một số chỉ tiêu chủ yếu tăng khá như diện tích gieo trồng rau tăng 6,5%, hoa Lan tăng 10,5%, hoa nền tăng 6,7%, kiểng, bonsai tăng 10,4%, đàn bò sữa tăng 8,6%, sản lượng sữa bò tươi tăng 10,3%, đàn heo tăng 9,7%, nuôi chim Yến lấy tổ tăng 11,1%, sản lượng nuôi thủy sản tăng 30,8%, cá cảnh tăng 9,1%, xuất khẩu cá cảnh tăng 28,2%…

Hiệu quả sản xuất một số cây trồng, vật nuôi được cải thiện khá rõ nét: năm 2011, giá trị sản xuất hoa kiểng tăng 34,9% so năm 2010 trong khi diện tích hoa cây kiểng chỉ tăng 5,6%; giá trị sản xuất rau tăng 31,5% trong khi diện tích trồng rau tăng 7,9%; giá trị sản xuất của sữa tươi tăng 48,3% trong khi số lượng cái vắt sữa xấp xỉ năm 2010; cá cảnh: sản lượng tăng 8,3%, giá trị sản xuất tăng 30%; tôm nước lợ: diện tích xấp xỉ, giá trị sản xuất tăng 18,5% …

Nhờ phát triển và mở rộng diện tích của những cây trồng, vật nuôi có hiệu quả cao nên giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất canh tác được nâng lên. Năm 2011, giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất canh tác đạt 199,8 triệu đồng/ha, tăng 26,3% so năm 2010 (158,2 triệu/ha/năm).

Xét trong bối cảnh đô thị hóa, diện tích đất nông nghiệp giảm nhanh, việc đạt được những thành tích trên là nỗ lực rất lớn của bà con nông dân, của cả hệ thống chính trị từ thành phố đến quận huyện, phường xã, đồng thời khẳng định tính đúng đắn và hiệu quả của chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố trong thời gian qua.

Bên cạnh các biện pháp thúc đẩy sản xuất, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tiếp tục chủ động thực hiện đồng bộ và hiệu quả các biện pháp bảo vệ thành quả sản xuất như phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, dịch hại trên cây trồng, phòng chống lụt bão, triều cường, úng ngập.

Về vệ sinh an toàn thực phẩm: đã tăng cường kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm soát chất lượng ngay từ khâu sản xuất; đẩy mạnh hợp tác với các tỉnh trong việc kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm các loại nông sản nhập vào thành phố.

Công tác nghiên cứu, đề xuất các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp - nông thôn ngày càng gắn với thực tiễn. Công tác hướng dẫn thực hiện chính sách không chỉ đơn thuần là tập huấn chính sách chung, mà căn cứ theo thực tế của từng địa phương, hộ nông dân để vận dụng và hướng dẫn cụ thể theo yêu cầu. Phúc kiểm tình hình, giải quyết nhanh, thỏa đáng các khiếu nại về thụ hưởng chính sách của các nông hộ.

Công tác khuyến nông tại các địa phương đã được chính quyền địa phương và các hội đoàn quan tâm sâu sát hơn nên có nhiều thuận lợi. Tổ chức sản xuất gắn với đầu ra sản phẩm được xem trọng nên nông dân ngày càng an tâm. Nhiều mô hình triển vọng được đánh giá cao và khuyến cáo nhân rộng.

Các chương trình hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn với các tỉnh; công tác xúc tiến thương mại, tư vấn và hỗ trợ xây dựng thương hiệu, hợp tác đối ngoại được quan tâm, đạt kết quả khá hơn. Lĩnh vực công nghệ sinh học đã triển khai nhiều nội dung nghiên cứu thiết thực, gắn với thực tế sản xuất. Công tác quản lý và kiểm định giống cây trồng, vật nuôi thực hiện tốt các nhiệm vụ, mục tiêu về lĩnh vực quản lý nhà nước về giống.

VIII.          KẾ HOẠCH 6 THÁNG CUỐI NĂM 2012

1.            Một số chỉ tiêu chính

- Hoa - cây kiểng: 2.100 ha.

- Cá kiểng: 70 triệu con.

- Duy trì đàn bò sữa ở mức 82.000 con, đàn heo khoảng 330.000 con.

- Đàn cá sấu: 170.000 – 180.000 con.

- Chim yến: 1.200 kg tổ yến

- Diện tích gieo trồng rau: 14.000 - 14.500 ha

- Tôm các loại: trên 10.000 tấn.

- Hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh ở nông thôn ngoại thành: 98%.

- Tỉ lệ che phủ rừng và cây xanh trên địa bàn thành phố: 39,4%, trong đó độ che phủ rừng và cây lâm nghiệp 18,8%.

2.            Các giải pháp triển khai thực hiện

2.1.            Các giải pháp về quy hoạch và đầu tư, đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng:

a) Về quy hoạch, kế hoạch sản xuất nông nghiệp:

- Phối hợp với các ngành, các quận huyện để thực hiện quy hoạch sản xuất nông nghiệp; rà soát, xác định diện tích cụ thể trên bản đồ những vị trí đất nông nghiệp ổn định tập trung sau năm 2020 tạo thành vùng liên xã, liên huyện, trong đó cần xác định những vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, những vùng sản xuất giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao, những vùng thực hiện các dịch vụ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là dịch vụ đầu ra như bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, kết nối với cơ sở hạ tầng giao thông giữa thành phố với các tỉnh; công khai, phổ biến các quy hoạch được phê duyệt, tổ chức quản lý chặt chẽ các vùng nông nghiệp ổn định.

- Triển khai thực hiện chương trình và chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, các chương trình mục tiêu về cây con đã được phê duyệt. Xây dựng kế hoạch cụ thể từng năm, từng vụ với các giải pháp khả thi để triển khai các chương trình mục tiêu về rau an toàn, hoa - cây kiểng, cá cảnh, bò sữa, cá sấu, nuôi tôm; giống cây, giống con chất lượng cao...

b) Về đầu tư cơ sở hạ tầng, kỹ thuật nông nghiệp:

- Đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình, dự án trọng điểm như Khu Nông nghiệp công nghệ cao, Trung tâm Giao dịch, triển lãm nông sản thành phố, Trung tâm Công nghệ sinh học, Trung tâm Thủy sản thành phố; các công trình chống ngập, phòng chống lụt bão, triều cường, xâm nhập mặn kết hợp giao thông nông thôn… Phát huy hiệu quả Trạm Kiểm dịch thực vật nội địa, Trung tâm Quản lý, Kiểm định giống cây trồng, vật nuôi, Trạm kiểm dịch Thủy sản Cần Giờ và các công trình hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp khác.

- Đầu tư đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng nông nghiệp và nông thôn, trọng tâm tại các xã thí điểm mô hình nông thôn mới; các cơ sở bảo quản và chế biến sau thu hoạch; kiên cố hóa hệ thống thủy lợi đến nội đồng; các công trình, dự án phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển. Nghiên cứu và thực hiện các biện pháp phòng chống ngập úng, triều cường, cải tạo, bồi dưỡng đất sản xuất; hạn chế ảnh hưởng xâm nhập mặn; sự cố tràn dầu, chống xói lở…

2.2.            Các giải pháp về xây dựng nông thôn mới:

- Tổ chức thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố, tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo thành phố; định kỳ tổ chức kiểm tra, báo cáo, đề xuất Ban Chỉ đạo thành phố giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc để đảm bảo tiến độ thực hiện các đề án thí điểm xây dựng nông thôn mới.

- Thực hiện các Đề án, chương trình phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020. Tăng cường đầu tư, hỗ trợ để củng cố, phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn; đổi mới, các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ ở nông thôn; Đề án đổi mới hình thức sản xuất (trang trại, HTX và kinh tế hợp tác, doanh nghiệp nông thôn; liên kết sản xuất giữa các hộ nông dân với các thành phần kinh tế).

- Tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân phát triển nhanh cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp. Nghiên cứu, thực hiện chính sách về huy động các nguồn lực, thúc đẩy nhanh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ngoại thành; khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác sản xuất và hộ nông dân liên kết chặt chẽ với các nhà khoa học, cơ quan nghiên cứu, cơ quan quản lý nhà nước; tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng; tăng cường tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, kỹ năng thực hành cho lao động nông nghiệp; đầu tư, đổi mới hoạt động tư vấn hỗ trợ, chuyển giao khoa học - công nghệ để nâng cao trình độ sản xuất của nông dân.

2.3.            Các giải pháp về phát triển nguồn nhân lực và nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước:

a) Tiếp tục củng cố, tăng cường tổ chức bộ máy của ngành Nông nghiệp và PTNT phù hợp với chức năng, nhiệm vụ trong thời kỳ mới:

- Tiếp tục thực hiện việc quản lý và điều hành bộ máy cơ quan văn phòng Sở theo tiêu chuẩn ISO và quy chế 1 cửa, triển khai tại tất cả các đơn vị thuộc Sở; phối hợp với các quận huyện có sản xuất nông nghiệp củng cố tổ chức và nâng cao trình độ cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn ở địa phương, đảm bảo năng lực thực hiện chương trình và chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015.

- Tổ chức đào tạo và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của mạng lưới cộng tác viên cơ sở, nâng cao năng lực cập nhật thông tin tiến độ sản xuất, đảm bảo nắm vững tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, phối hợp chặt chẽ với địa phương trong các hoạt động, kế hoạch triển khai các chương trình mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhất là chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả.

b) Nâng cao năng lực pháp chế, hiệu quả công tác cải cách hành chính:

- Định kỳ rà soát các văn bản pháp quy của ngành và thành phố để kịp thời đề xuất với Ủy ban nhân dân thành phố hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều chỉnh cho phù hợp với các quy định và cam kết của WTO.

- Xây dựng, trình cấp thẩm quyền ban hành các quy định về việc kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (GAP) trong trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản, quy định về chăn nuôi an toàn, quy định về chuồng trại cá sấu…nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và tiến tới xây dựng và ban hành các quy định và tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của thành phố, các rào cản kỹ thuật (TBT), các biện pháp tự vệ cho ngành nông nghiệp.

c) Đổi mới nội dung, phương thức hỗ trợ nông dân:

- Tăng cường đào tạo nghề cho nông dân; tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, kỹ năng thực hành cho lao động nông nghiệp; đầu tư, đổi mới hoạt động tư vấn hỗ trợ, chuyển giao khoa học - công nghệ để nâng cao trình độ sản xuất của nông dân, kết hợp với việc phát triển các dự án nhỏ giải quyết việc làm (dự án phát triển ngành nghề nông thôn, cá cảnh, cá sấu …).

- Đổi mới các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư trong nội dung và phương thức tổ chức tập huấn, huấn luyện, chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ để nâng cao trình độ sản xuất của nông dân và hộ sản xuất nông nghiệp, đảm bảo các hộ nông dân thực hiện chuyển đổi được tập huấn đầy đủ các qui trình, thủ tục về sản xuất và vay vốn để đầu tư.

2.4.            Các giải pháp về vốn - tín dụng - đầu tư:

a) Vốn ngân sách:

- Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính nghiên cứu, đề xuất thành phố để bổ sung, tăng kinh phí phân cấp đầu tư cho các quận huyện theo chủ trương của Thành ủy (chương trình hành động số 43-CTr/TU ngày 20/10/2008 của Thành ủy) và Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 20/01/2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; các xã trong chương trình xây dựng thí điểm nông thôn mới theo chủ trương của thành phố.

- Ưu tiên đầu tư dự án cung cấp nước sạch và chương trình vệ sinh môi trường nông thôn. Đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, khuyến nông; giống mới, giống gốc; đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn (thủy lợi, trại sản xuất giống …); các hoạt động và dịch vụ hỗ trợ như kiểm dịch, phòng chống dịch bệnh, thú y, bảo vệ thực vật, bảo vệ nguồn lợi thủy sản; quản lý, bảo vệ rừng; quản lý khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi; xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản …

- Hỗ trợ, bù lãi suất tín dụng theo chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (theo Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND ngày 10/6/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố) và theo Quy định về thực hiện các dự án đầu tư thuộc Chương trình kích cầu của thành phố Hồ Chí Minh (theo Quyết định số 33/2011/QĐ-UBND ngày 28/5/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố); hỗ trợ xây dựng công trình vệ sinh môi trường nông thôn (Nghị quyết 07/2007/NQ-UBND ngày 05/07/2007 của Ủy ban nhân dân thành phố).

b) Vốn tín dụng, vốn khác:

- Tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Trung ương về tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhất là Quyết định số 497/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ nông dân mua máy móc, thiết bị, hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở. Thực hiện các Nghị định của Chính phủ như Nghị định 02/2010/NĐ-CP về công tác khuyến nông, Nghị định 61/2010/NĐ-CP về chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản.

- Phối hợp với các Sở ngành, đoàn thể và địa phương để huy động, sử dụng các nguồn vốn từ quĩ Xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, quĩ của các hội, đoàn thể để hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất và chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, chuyển đất trồng lúa sang trồng các loại cây khác, nuôi thủy sản, xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường nông thôn.

 

 

2.5.            Các giải pháp khác:

a) Các giải pháp về kỹ thuật:

Tập trung các giải pháp để tiếp tục phát triển mạnh các loại cây con và nông sản chủ lực theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp đô thị; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, ổn định, bền vững; chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ; đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật, thủy sản. Xây dựng và thực hiện đồng bộ các biện pháp bảo vệ sản xuất, phòng chống dịch, phòng chống úng ngập, chương trình quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nông sản thực phẩm trên địa bàn thành phố, phát triển cơ giới hóa theo Quyết định số 497/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ …

b) Các giải pháp về xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản:

- Tập trung các giải pháp để cải thiện, nâng cao hiệu quả các kênh phân phối đã hình thành, tiếp tục mở rộng các kênh phân phối mới; nhân rộng phương thức sản xuất, tiêu thụ theo các đơn đặt hàng.

- Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu cho các loại nông sản đặc trưng của thành phố như rau an toàn, giống heo hướng nạc, giống bò sữa năng suất cao, giống cá rô phi toàn đực...; tổ chức các hội chợ, hội thi, triển lãm giống, sản phẩm nông lâm ngư nghiệp. Hỗ trợ và tạo điều kiện để các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, các làng nghề và hộ nông dân tham gia, giới thiệu sản phẩm ở trong nước và nước ngoài.

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình hợp tác với các tỉnh để đảm bảo nguồn nông sản thực phẩm bình ổn thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thành phố, chú trọng công tác phối hợp giám sát dịch bệnh cây trồng, vật nuôi, kiểm dịch động thực vật, an toàn thực phẩm.

c) Các giải pháp thực hiện chương trình hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp:

- Nâng cao nhận thức hội nhập kinh tế quốc tế và các cam kết của Chính phủ trong lĩnh vực nông nghiệp khi gia nhập WTO thông qua các lớp tập huấn, các tài liệu về WTO có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp trọng điểm của thành phố để phổ biến đến các đơn vị trong ngành Nông nghiệp và PTNT từ thành phố đến cơ sở, các HTX, doanh nghiệp, tổ hợp tác, các hiệp hội chuyên ngành hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Đổi mới và phát triển kinh tế tập thể, tổ chức các lớp đào tạo, nâng cao kỹ năng: marketing, phân phối, nghiên cứu thị trường, quản lý sản xuất kinh doanh và tài chính, quản lý nguồn nhân lực cho các hợp tác xã, trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực nông nghệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các thành phần kinh tế. Tổ chức tham gia các hoạt động khảo sát thị trường và tìm đối tác tiêu thụ nông sản; thông qua việc tham gia các đoàn xúc tiến thương mại của thành phố, của ngành tại các hội chợ quốc tế và tổ chức kết nối giữa các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp.

- Tổ chức hội thảo chuyên đề để giới thiệu, thông tin những thành tựu, tiềm năng, chính sách khuyến khích, ưu đãi về nông nghiệp, nông thôn với các tổ chức trong và ngoài nước, nhất là trong lĩnh vực công nghệ sinh học, nông nghiệp công nghệ cao, giống mới để kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực nông nghiệp. Xây dựng chương trình, kế hoạch xúc tiến, kêu gọi đầu tư nước ngoài vào các Dự án mở rộng khu Nông nghiệp công nghệ cao.

IX.       KIẾN NGHỊ

1.     Hiện nay, giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp được Cục Thống kê thành phố phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tính toán theo phương pháp do Tổng cục Thống kê ban hành. Phương pháp này dựa trên bảng giá cố định của các loại sản phẩm, được xây dựng từ năm 1994. Với việc sử dụng cố định một mức giá trong nhiều năm thì tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp tính theo phương pháp này chỉ phản ánh được sự tăng trưởng về sản lượng mà không phản ánh được biến động giá cả của các loại cây trồng, vật nuôi và hiệu quả của chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.

Phương pháp này không còn phù hợp trong bối cảnh thành phố đang thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, phát triển nhiều đối tượng cây trồng, vật nuôi, nhiều loại hình dịch vụ nông nghiệp mới, chưa có trong bảng giá cố định 1994 và có những cách tính giá trị khác nhau. Việc đánh giá không đúng bản chất của tình hình thực tế có thể dẫn đến sai lệch trong định hướng chỉ đạo, điều hành, phát triển sản xuất. Do đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố có ý kiến đề nghị Tổng cục Thống kê xem xét, điều chỉnh phương pháp tính toán giá trị sản xuất cũng như tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu của ngành nông nghiệp theo hướng bám sát với thực tiễn của thành phố nói riêng, cũng như của cả nước nói chung

2.     Theo Quyết định số 24/2011/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế thành phố giai đoạn 2011 – 2015, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao xây dựng và thực hiện một số chương trình, đề án thành phần. Trong đó có Chương trình nâng cao năng lực quản lý, gây nuôi động vật hoang dã; Chương trình khuyến nông, khuyến ngư, chuyển giao công nghệ, giống mới trong nông nghiệp Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp góp phần nâng cao thu nhập của nông dân.

Trong năm 2011, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị giai đoạn 2011 – 2015 (theo Quyết định số 13/2011/QĐ-UBND ngày 9 tháng 3 năm 2011) và các chương trình phát triển cây trồng, vật nuôi trọng điểm của ngành như phát triển rau an toàn, hoa cây kiểng, cá sấu, phát triển và kiểm soát động vật hoang dã... Mục tiêu, nhiệm vụ, cũng như hoạt động cụ thể của những chương trình này đã bao hàm các chương trình, đề án trên. Do đó, để có thể tập trung nguồn lực, tránh chồng chéo trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận không thực hiện các Chương trình nâng cao năng lực quản lý, gây nuôi động vật hoang dã; Chương trình khuyến nông, khuyến ngư, chuyển giao công nghệ, giống mới trong nông nghiệp Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp góp phần nâng cao thu nhập của nông dân, đồng thời đưa các chương trình, đề án này ra khỏi danh mục các chương trình, đề án phục vụ Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế thành phố giai đoạn 2011 – 2015.

 


Số lượt người xem: 5751    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm