SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
7
7
6
9
8
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 12 Tháng Mười Hai 2012 10:35:00 SA

TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ ĐIỂM TÂN THÔNG HỘI - HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN THÁNG 11 NĂM 2012

Thực hiện Công văn số 101/BCĐTW-VPĐP ngày 09 tháng 11 năm 2012 của Văn phòng Điều phối Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới về việc Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (CTMTQG XDNTM) ở 11 xã điểm. Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hồ Chí Minh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) báo cáo kết quả thực hiện 19 tiêu chí nông thôn mới (NTM) trên địa bàn xã Tân Thông Hội (huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh) – xã điểm do Trung ương trực tiếp chỉ đạo, đến tháng 11 năm 2012, như sau:

 

I. KẾT QUẢ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN 19 TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI ĐẾN THÁNG 11 NĂM 2012:

 

1. Đánh giá chung việc thực hiện 19 tiêu chí:

    - Khi bắt đầu triển khai thực hiện đề án: tháng 5 năm 2009, xã Tân Thông Hội đạt 09/19 tiêu chí (TC), gồm: TC3 Thủy lợi, TC 4 Điện, TC 5 Bưu điện, TC 9 Nhà ở dân cư, TC 13 Hình thức tổ chức SX, TC 15 Y tế, TC 16 Văn hóa, TC 18 Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh; TC 19 An ninh, trật tự xã hội.

- Đến tháng 12 năm 2011 (khi Trung ương tổng kết giai đoạn thí điểm): xã đạt được: 18/19 tiêu chí, gồm: TC1 Quy hoạch, TC2 Giao thông, TC3 Thủy lợi, TC 4 Điện, TC 6 Cơ sở vật chất văn hóa, TC 7 Chợ, TC 8 Bưu điện, TC 9 Nhà ở dân cư, TC 10 Thu nhập, TC 11 Hộ nghèo, TC 12 Cơ cấu lao động, TC 13 Hình thức tổ chức SX, TC 14 Giáo dục (chủ yếu thuộc chỉ tiêu 14.3: LĐ qua đào tạo) TC 15 Y tế, TC 16 Văn hóa, TC 17 Môi trường,TC 18 Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh; TC 19 An ninh, trật tự xã hội. Còn 01 tiêu chí chưa đạt: TC 5 Cơ sở vật chất Trường học (còn tiêu chí số 5 - Cơ sở vật chất trường học – chưa đạt chuẩn cấp Trung học cơ sở).

 

- Đến tháng 11 năm 2012: xã đạt được 19/19 tiêu chí (trường Trung học cơ sở Tân Tiến, đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng đầu tháng 9 năm 2012).

 

2. Kết quả cụ thể về các tiêu chí:

  2.1- Công tác quy hoạch (tiêu chí 1): đã đạt

 

  2.1.1- Kết quả đạt được:

          Công tác quy hoạch đã đạt và được cấp thẩm quyền phê duyệt: 02 Quy hoạch tổng thể và 06 đồ án quy hoạch chi tiết (hiện nay là quy hoạch phân khu). Cụ thể:

        - Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ;

        - Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế- xã hội- môi trường; 

        - Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa dân tộc: với 06 đồ án đã được phê duyệt. Cụ thể:

* Quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/2000 khu dân cư xã Tân Thông Hội;

* Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 khu dân cư  Tân Thông Hội (khu 2) thuộc cụm xã Tân Thông Hội và Phước Vĩnh An diện tích 132,04ha”, trong đó xã TTH có:77 ha;

* Quy hoạch chi tiết  xây dựng  tỷ lệ 1/2000 khu dân cư Tân Thông Hội (khu 3) diện tích 96,5ha;

* Quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/2000 khu tái định cư Tân Phú Trung (thuộc xã Tân Phú Trung và Tân Thông Hội) diện tích 43,15 ha, trong đó xã Tân Thông Hội: 26 ha, ở ấp Bàu Sim.

* Quy hoạch chi tiết 1/2000: 95 ha bao gồm các ấp: Tân Thành, Tân Lập, Tân Tiến.  

* Đối với 1200 ha nằm trong khu Đô thị Tây Bắc: do Ban quản lý khu Đô  thị Tây Bắc thực hiện quy hoạch 1/2000. Xã phối hợp với Ban Quản lý khu Đô thị Tây Bắc tổ chức Hội nghị lấy ý kiến người dân 4 ấp Thượng, Trung, Chánh, Tiền.

 

  2.1.2- Giải pháp, cách làm đã thực hiện:

- Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới (BQL) xã xác định công tác quy hoạch phải thực hiện sớm, làm cơ sở để xây dựng hạ tầng, bố trí dân cư và phát triển sản xuất. Do vậy, ngay từ đầu triển khai đề án đã mời đơn vị tư vấn có uy tín phối hợp cùng các ban ngành huyện và 10 ấp triển khai công tác quy hoạch.

- Trong quá trình triển khai, đơn vị tư vấn cùng BQL xã đã tổ chức 09 cuộc hội thảo lấy ý kiến của Trưởng ban nhân dân 10 ấp, các phòng ban chức năng huyện và thành phố. Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân thành phố đã tổ chức Hội nghị tham vấn lấy ý kiến nhân dân về quy hoạch trên địa bàn xã Tân Thông Hội.

- Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố (Ban CĐ CTXD NTM TP) đã tổ chức 2 cuộc họp phân tích, góp ý về công tác quy hoạch và bàn giải pháp đẩy nhanh tiến độ, chất lượng công tác quy hoạch.

 

  2.1.3- Đánh giá kết quả:

           - Trước và sau khi có các quy hoạch chung, Ban QLXD NTM xã đã tổ chức họp dân công khai quy hoạch, phổ biến đến các ấp, dựng panô trưng bày quy hoạch đã được phê duyệt làm cơ sở đề người dân, doanh nghiệp an tâm bỏ vốn phát triển sản xuất và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

      - Tập trung chỉ đạo, có đầu tư, công khai lấy ý kiến trong dân khi thực hiện quy hoạch; triển khai thực hiện quy hoạch sau khi được phê duyệt.

 

2.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội (tiêu chí 2 đến 9) – đã đạt 

2.2.1- Thực hiện 11 tháng đầu năm 2012: Tập trung thực hiện các công trình được Ủy ban nhân dân thành phố bổ sung, điều chỉnh; đã nghiệm thu đưa vào sử dụng thêm 07 công trình, gồm: 4 tuyến đường (đường Út Nguyện, ấp Thượng; đường Ông Lăng- Bà Bé; đường Tư Quang – bà Lình, ấp Tiền; đường ông Tỷ, ấp Chánh); sân đa năng ấp Tiền và sửa chữa trường Trung học Phổ thông Tân Thông Hội; thực hiện giải tỏa đền bù, thi công thêm trường Trung học cơ sở Tân Thông Hội, tiến độ 60%.

2.2.2- Lũy kế kết quả đạt được: Đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 72 công trình (bao gồm cả các công trình bổ sung, điều chỉnh). Trong đó: 49 công trình giao thông; 7 công trình thuỷ lợi; 16 công trình văn hoá xã hội. Cụ thể:

  - Tiêu chí 2 - Giao thông: đã hoàn thành đưa vào sử dụng 49 tuyến đường với chiều dài 33.132 m. Trong kế hoạch duy trì, nâng chất tiêu chí giai đoạn 2012 – 2015: đã khảo sát xong và đang lập phương án nắn tuyến (các cua quanh nguy hiểm) đường giao thông với hơn 20 điểm, thực hiện điểm ở ấp Trung. BQL xã đã vận động nhân dân ở nơi có khúc cua nguy hiểm, tuy nhiên vẫn chưa thực hiện được, chỉ nắn sơ bộ 1 khúc cua tại đường số 28, ấp Hậu, gần trụ sở UBND xã (chờ kinh phí thực hiện).

  - Tiêu chí 3 - Thủy lợi:  đã hoàn thành đưa vào sử dụng 7 tuyến kênh với tổng chiều dài 7.886 m giúp tưới và tiêu thoát nước cho gần 400 ha đất sản xuất.

 

- Tiêu chí 4 - Điện: 100% hộ dân sử dụng điện trực tiếp từ lưới điện quốc gia; Trang bị gần 3.000 bóng đèn do cộng đồng đóng góp. 

 

 

- Tiêu chí 5 - Cơ sở vật chất trường học: xã có 10 trường với 14 cơ sở (4 cấp học), đến nay cả 4 cấp trường đều đạt chuẩn quốc gia: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Cấp trung học cơ sở  đã nghiệm thu đưa vào sử dụng khối phòng học trường THCS Tân Tiến. Đã tổ chức công tác đền bù giải toả, thi công xây dựng mới thêm 1 trường THCS Tân Thông Hội.

 

- Tiêu chí 6 - Cơ sở vật chất Văn hóa:

+ Có 05 sân bóng đá mini. 10/10 Văn phòng ấp (kết hợp là Tụ điểm sinh hoạt Văn hóa) đã được xây dựng mới, sửa chữa khang trang.

+ Trên địa bàn xã có 01 sân vận động đa năng, 01 Nhà thiếu nhi.

 

  + Đã hoàn thành công tác chỉnh trang Đình Tân Thông Hội và Nhà bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ của xã. 

 

+ Hoàn thành xây dựng Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã với mức đầu tư 11 tỷ đồng và 2 sân đa năng (ấp Tiền và ấp Hậu).

 

- Tiêu chí 7 - Chợ: trên địa bàn xã có siêu thị Co.op Mart khánh thành tháng 7/2011, với diện tích 3.000m2, có tổng vốn đầu tư trên 20 tỷ đồng. Chợ truyền thống có diện tích 1.250m2, trên 400 tiểu thương, đã hoàn thành việc nâng cấp đưa vào sử dụng.  

 

- Tiêu chí 8 - Bưu điện: bưu điện văn hóa đạt chuẩn với diện tích 2000m2. Mỗi ấp đều có 1 điểm phục vụ bưu chính viễn thông.

- Tiêu chí 9 - Nhà ở dân cư: tổng số nhà ở trên địa bàn xã là 7.075 căn, khoảng 7%  nhà cấp 2, còn lại là nhà cấp 3, một số ít nhà cấp 4; xã không còn căn nhà tạm, dột nát. Từ đầu năm 2012 đến nay, xã đã vận động xây tặng được 12 căn nhà tình thương cho các hộ (phát sinh) khó khăn về nhà ở với tổng số tiền 365 triệu đồng.

 

2.2.3- Giải pháp, cách làm đã thực hiện:

- Trong quá trình thực hiện các dự án, công tác khó khăn nhất vẫn là giải phóng mặt bằng. Từ sự phân công trách nhiệm và vận động cán bộ, đảng viên nêu cao tính tiên phong, gương mẫu trong việc hiến đất và vật kiến trúc để xây dựng cơ sở hạ tầng. 100% hộ dân có đường đi qua nhà đều hiến đất. Cụ thể: có 1.287 hộ, hiến gần 34.000m2 đất và công trình vật kiến trúc tổng trị giá trên 60 tỷ đồng, tiêu biểu có 45 hộ đảng viên tiên phong hiến tổng cộng 3.040 m2  đất…

- Thực hiện Quyết định 37/2010/QĐ-UBND ngày 11 tháng 6 năm 2010 của UBND TP về ban hành Quy định cơ chế đặc thù về quản lý đầu tư và xây dựng, huy động và quản lý nguồn vốn tại xã Tân Thông Hội để thực hiện thí điểm chương trình xây dựng mô hình nông thôn mới BQL xã đã chủ động phối hợp với Ban quản lý dự án huyện, các đơn vị tư vấn, các đơn vị thi công có uy tín triển khai thực hiện các dự án. Cụ thể như:

+ Đường giao thông trong tổ, ấp, nội đồng: dân hiến đất, vật kiến trúc; ngân sách thành phố hỗ trợ phần còn lại.

+ Tụ điểm văn hóa ấp, công trình thể thao ấp: nguồn vốn xã hội hóa;

- Định kỳ 6 tháng, Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện các công trình hạ tầng, tiến độ giải ngân kinh phí.

 

d. Đánh giá kết quả và tác động:

* Mặt đạt được:

- Các tiêu chí về xây dựng cơ sở hạ tầng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng góp phần phát triển sản xuất, cải thiện đời sống nông thôn.

- Do đặc thù của một xã ven đô, nên các tuyến đường được đầu tư có quy mô lớn hơn theo quy định Bộ tiêu chí quốc gia.

- Cơ chế huy động vốn trong dân đối với nguồn vốn hỗ trợ một phần từ ngân sách đã tạo được sự đồng thuận cao.

* Mặt hạn chế:

Phần lớn công trình có tổng vốn đầu tư cao, kỹ thuật phức tạp nên khó giao khoán cho những nhóm thợ tại địa phương.

2.3. Về Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và chuyển dịch cơ cấu lao động (tiêu chí 10 đến 13): đã đạt

 

2.3.1- Thực hiện 11 tháng đầu năm 2012:

  - BQL nông thôn mới của xã tiếp tục vận động trong nhân dân chuyển đổi cây trồng vật nuôi đạt năng suất và chất lượng cao theo hướng nông nghiệp đô thị; diện tích rau màu vụ đông xuân với 348 ha; Tổng đàn gia súc đạt 9.700 (tăng 1.981 con), trong đó đàn bò sữa 1.317 con (tăng 95 con), đàn bò ta 2.189 con (tăng 1.200 con), đàn heo: 6.194 (tăng 686 con). Ngoài ra, trên địa bàn xã còn phát triển nuôi một số loại con mang lại giá trị cao như trăn: 246 con, cá kiểng: 1,2 ha, cá thịt: 9,6 ha. Phối hợp với các ngành chức năng tổ chức tập huấn cho nông dân về kỹ thuật chăn nuôi bò sữa, phòng ngừa dịch bệnh, tiêm phòng gia súc…tỷ lệ đạt 91,4%. Đã tổ chức hội thảo về kiểm định giống dưa leo và bí đao; hội thảo trao đổi kinh nghiệm và hướng ra cho sản xuất lúa theo hướng VietGAP; tập huấn kỹ năng tiếp cận thị trường nông sản cho 50 nông dân.

  - Đẩy mạnh việc thực hiện các mô hình qua chương trình hỗ trợ lãi suất theo Quyết định 36/2011/QĐ-UBND của UBND thành phố (chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị giai đoạn 2011 - 2015) với các dự án trồng hoa lan, nuôi heo và mô hình nuôi cá thịt (cá thác lác, cá sặt rằn bằng công nghệ sinh học), tổng vốn vay trên 5,5 tỷ đồng (3 hộ); ngoài ra đã lập hồ sơ theo Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND, đang chờ giải ngân cho 79 hộ có nhu cầu vay vốn với tổng số tiền là 21,080 tỷ đồng để lập dự án chăn nuôi và trồng hoa lan. Đồng thời, qua các nguồn vốn vay kinh tế hộ của phụ nữ, đã hỗ trợ vốn cho các hộ phát triển sản xuất 6.080 triệu đồng (1.124 hộ).

  - Trong 11 tháng đầu năm 2012 đã giải quyết việc làm cho 529 người, đạt 132% kế hoạch năm.

2.3.2- Lũy kế kết quả đạt được:

 

- Tiêu chí 10 - Thu nhập:

+ Theo cơ cấu ngành: Công nghiệp chiếm 52,6% - Dịch vụ 26,7% - Nông nghiệp chiếm 20,7%.

+ Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân tại xã là 182,5 triệu đồng/ha;

+Thu nhập bình quân đầu người/năm tại xã là 34,3 triệu đồng/người/năm, gấp 1,84 lần khi triển khai đề án (18,6 triệu đồng/người/năm);

 

 

 

 

 

- Tiêu chí 11- Hộ nghèo:

+ So với chuẩn nghèo của thành phố giai đoạn 3, mức dưới 12 triệu đồng/người/năm, chỉ tiêu UBND thành phố phê duyệt giảm dưới 14%. Hiện nay, hộ nghèo còn 7,85% tổng số hộ toàn xã. 

+ Trong năm 2012 (tính đến tháng 11/2012): Hội phụ nữa đã hỗ trợ cho 442 hộ vay từ quỹ Quốc gia giải quyết việc làm với số tiền 3.506.714.686 đồng; Hội nông dân đã hỗ trợ vay vốn từ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội cho 36 hộ với số tiền 288.000.000 đồng, nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân thành phố cho 73 hộ với số tiền 1.387.000.000đ đồng và nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân xã cho 10 hộ với số tiền 7.000.000 đồng.

 Lũy kế từ 2009 – 2012:   Hội Liên hiệp Phụ nữ xã đã hỗ trợ cho 1.682 hộ vay từ quỹ Quốc gia giải quyết việc làm với số tiền 13.311.966.631 đồng; Hội nông dân đã hỗ trợ vay vốn từ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội cho 771hộ với số tiền 9.237.682.000 đồng, nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân thành phố cho 182 hộ với số tiền  3.122.000.000 đồng và nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân xã cho 10 hộ với số tiền 7.000.000 đồng.

 

- Tiêu chí 12 - Cơ cấu lao động – Tỷ lệ lao động có việc làm:

+ Tỷ lệ lao động chưa có việc làm: 2,4% trên tổng số lao động toàn xã.

+ Lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ 14,8%/tổng số lao động, giảm 18,8% so với trước khi triển khai đề án (33,6%).

- Tiêu chí 13 - Hình thức tổ chức sản xuất: Có Hợp tác xã chăn nuôi bò sữa Tân Thông Hội với 124 xã viên, bên cạnh việc thu mua 40 tấn sữa/ngày còn cung cấp các dịch vụ đầu vào như thức ăn, dịch vụ chăn nuôi. Trong tháng 7/2012 đã thành lập mới 1 tổ hợp tác trồng và chăm sóc hoa mai, nâng tổng số tổ hợp tác hiện có là 4 tổ hợp tác (rau an toàn Thỏ Việt, Lan Việt, nuôi trăn Định Thành, trồng hoa mai). Ngoài ra, tại xã mới thành lập và đang trong quá trình triển khai hoạt động Hợp tác xã Nông nghiệp Trường Sinh chuyên sản xuất và kinh doanh nấm.

 

2.3.3- Giải pháp và cách làm đã thực hiện:

- Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và ngành nghề nông thôn: Khi xây dựng đề án có 54 doanh nghiệp, đến nay có 145 doanh nghiệp. Phổ biến doanh nghiệp nhỏ và vừa, bình quân 36 lao động/doanh nghiệp. Cá biệt có Cty TNHH Cao Hoa gia công hàng may mặc tạo việc làm cho 704 công nhân, Cty TNHH dệt may Kim Thành thu hút 919 công nhân. Mức lương cho công nhân bình quân từ  2,7 – 4,2 triệu đồng/lao động/tháng.

- Trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn: nghề làm bánh tráng truyền thống tại xã được phục hồi và phát triển với 11 cơ sở, (phát triển mới 01 cơ sở bánh tráng, giải quyết việc làm 10 lao động) và các tổ nhóm dịch vụ như:  dịch vụ nấu ăn cho các đám tiệc, lễ hội, cho thuê rạp, quay phim, chụp ảnh tạo thu nhập từ 2,5 triệu đến 3,5 triệu đồng/người/tháng.

 

 

- Trong lĩnh vực nông nghiệp:

 

+ UBND TP đã có Quyết định thành lập Tổ công tác thực hiện đề án Phát triển kinh tế và nâng cao mức sống của nhân dân, tổ chức họp với các doanh nghiệp cung ứng các nguyên liệu đầu vào và thu mua các sản phẩm nông nghiệp đảm bảo có lợi, tạo tâm lý an tâm cho nông dân khi đầu tư sản xuất.

 

+ BQL xã đã phối hợp với các đơn vị tổ chức tuyên truyền, tập huấn chuyển giao kỹ thuật (26 lớp), xây dựng mô hình (34 mô hình), tham quan học tập kinh nghiệm (8 chuyến) để tiến tới xóa bỏ diện tích sản xuất lúa năng suất thấp, kém hiệu quả từ 329 ha, đến nay còn 70 ha; chuyển sang các cây trồng vật nuôi có hiệu quả cao, như: rau an toàn 142 ha (khi xây dựng đề án 90ha), hoa lan - cây kiểng 24 ha (khi xây dựng đề án 8 ha), cá cảnh xuất khẩu 9 triệu cá kiểng đạt giá trị 4 triệu USD, bò sữa 1.317 con (khi xây dựng đề án 1.100 con), trăn 450 con, cỏ 60 ha (khi xây dựng đề án 12 ha). Đã có nhiều mô hình triển khai thành công trên địa bàn xã với sự hỗ trợ của các đơn vị của TP.

+ UBND TP có Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND về hỗ trợ lãi vay trong SXNN; Quyết định số 13/2011/QĐ-UBND ngày 9/3/2011 về phê duyệt chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị giai đoạn 2011-2015 đã tác động rất lớn đến sản xuất của nông dân. UBND xã đã phân công 01 cán bộ kiêm nhiệm theo dõi, hướng dẫn người dân thực hiện các thủ tục vay vốn để người dân được hỗ trợ kịp thời có điều kiện phát triển sản xuất. Từ đầu năm 2012 đến nay, đã hỗ trợ 6,1 tỷ đồng cho 3 hộ phát triển sản xuất gồm : 4,8 tỷ đồng cho 01 hộ nuôi cá thịt; 900 triệu đồng cho 01 hộ chăn nuôi heo và 400 triệu đồng cho 01 hộ trồng hoa lan.

 

- Trong lĩnh vực đào tạo nghề và giải quyết việc làm: Xã chủ động phối hợp với các trường, các cơ sở đào tạo tổ chức tuyên truyền, tư vấn, khảo sát nhu cầu học và dạy nghề cho lao động nông thôn, trên cơ sở đó mở 18 lớp dạy nghề, có 644 học viên theo học và được cấp giấy chứng nhận. Trong năm 2012, đã mở 3 lớp đào tạo nghề ngắn hạn: chăn nuôi bò sữa, chăm sóc hoa mai và may công nghiệp cho 240 học viên. Tỷ lệ đào tạo nghề năm 2012 đạt 127% (1.542/1.213). Nâng tỉ lệ lao động quan đào tạo nghề tại xã Tân Thông Hội là 64,7%.

 

2.3.4-. Đánh giá kết quả và tác động:

* Mặt đạt được:

- Đã xuất hiện những nhân tố về các giống cây trồng, vật nuôi mang hiệu quả kinh tế cao theo hướng nông nghiệp đô thị: rau an toàn, hoa lan – cây kiểng, cá kiểng,…

- Ủy ban nhân dân thành phố kịp thời ban hành các chính sách phát triển sản xuất, chính sách hỗ trợ lãi vay là động lực giúp nhân dân mạnh dạn bỏ vốn đầu tư.

- Sự chủ động của các cơ sở đào tạo nghề trong khảo sát nhu cầu và đào tạo.

- Các hội đoàn thể (Hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên,...) tích cực vận động hội viên tham gia hỗ trợ phát triển sản xuất.

* Mặt hạn chế:

- Diện tích vườn tạp, lúa một vụ năng suất thấp còn nhiều.

- Chưa phát huy hết thế mạnh của vùng sản xuất nông nghiệp đô thị, sinh thái, môi trường xanh, sạch, đẹp gắn với phát triển du lịch.

- Mức hỗ trợ đào tạo nghề trung hạn còn thấp, chưa phù hợp. Nhu cầu đào tạo nghề còn tương đối lớn.

 

2.4. Về Văn hóa, xã hội, môi trường (tiêu chí 14 đến 17): đã đạt.

 

2.4.1- Thực hiện 11 tháng đầu năm 2012:

Đã tập trung phục vụ chăm lo tết nguyên đán 2012 khá tốt cho diện chính sách, diện dân nghèo và CBCNV.

 

- Về chăm lo cho diện chính sách từ nguồn của Trung ương, Thành phố   

 

+ Nguồn ngân sách TW: 1.521 xuất /1.001.700.000 đồng.

 

+ Nguồn ngân sách thành phố: 543 xuất/111.400.000 đồng.  

 

 

UBND xã đã phối hợp với các đơn vị như : Ngân hàng phát triển Việt Nam, ngân hàng VPBank, Bảo tàng phụ nữ thành phố và công ty xăng dầu khu vực 2 thăm và tặng quà cho Mẹ Việt Nam anh hùng và gia đình thương binh ¼ với tổng số tiền 17.700.000 đồng. 

 

- Về chăm lo cho các hộ nghèo:

Công tác chăm lo cho gia đình chính sách và hộ nghèo luôn được quan tâm, đến tháng 11/2012, xã đã tích cực vận động được 969 phần quà và 1,7 tấn gạo với tổng số tiền 237.920.000 đồng. Ngoài ra các cơ sở tôn giáo trên địa bàn xã còn tặng 810 phần quà với tổng số tiền 121,5 triệu đồng cho hộ nghèo trên địa bàn xã. Vận động các mạnh thường quân xây tặng được 12 căn nhà tình thương với tổng số tiền 365 triệu đồng, và 02 căn nhà tình nghĩa/165 triệu đồng, cấp 964 thẻ BHYT, cho 302 hộ, trong đó : 118 thẻ hỗ trợ 50%, 846 thẻ hỗ trợ 100%.  Trợ cấp học phí cho 300 em học sinh nghèo, mỗi xuất 300.000 đ. Hỗ trợ chi phí học nghề, học sinh là trẻ mồ côi và sinh viên tiếp xúc với chất độc hại tổng số tiền 160 triệu đồng. Nhân dịp tết Trung thu, xã đã tổ chức ngày hội “Vui ánh trăng rằm” cho các em thiếu nhi, tặng 300 lồng đèn, 2.622 bánh trung thu, 500 quyển vở, 4 xe đạp cho các em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn.

- Xã đã thành lập và ra mắt Câu lạc bộ đờn ca tài tử ấp Hậu và CLB đờn ca tài tử xã, tổ chức Hội thi và giao lưu Câu lạc bộ, Đội nhóm trên địa bàn xã nhằm phát huy thành quả của phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, tạo điều kiện cho bà con có dịp gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm, thi tài văn nghệ và các kỹ năng trong chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; đã tổ chức Hội diễn văn nghệ mừng Xuân mừng Đảng phục vụ nhân dân; phối hợp với Trung tâm văn hóa huyện tổ chức đêm văn nghệ tuyên truyền về Luật giao thông đường bộ; tổ chức giải bóng đá mini gồm 04 đội bóng gồm xã Tân Thông Hội, Điện lực Củ Chi, Ngân hàng Phương Nam và Đội hình sự Công an huyện Củ Chi; phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức giải bóng đá mini chào mừng kỷ niệm 67 năm ngày Quốc Khánh 02/9 thu hút đông đảo khán giả đến xem và cổ vũ.

Nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh liệt sĩ, xã đã tổ chức thăm hỏi các gia đình chính sách, cấp phát quà kịp thời, từ nguồn ngân sách TW 477 suất/98.800.000đ, ngân sách thành phố 613 suất/278.850.000đ; phối hợp với các đơn vị thăm hỏi và tặng 23 phần quà cho các gia đình chính sách với tổng số tiền 12.900.000đ. Đã tiến hành lập hồ sơ các trường hợp được hưởng chế độ chính sách theo quyết định số 62, kết quả có 171 hồ sơ hoàn chỉnh đã chuyển về huyện.

 

2.4.2- Lũy kế kết quả đạt được:

- Tiêu chí 14 - Giáo dục: đã đạt.

+ Trẻ 6 tuổi vào lớp 1: đạt tỷ lệ 100%.

 

+ Phổ cập giáo dục trung học: từ 18 đến 21 tuổi có bằng phổ thông trung học là 70,85% (quy định đạt chuẩn là 70%). Tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2011 đạt 93,14%. 

 

+ Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học đạt tỷ lệ 90,32% (tiêu chí là 90%).

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến nay đạt 50,7% trên tổng số lao động toàn xã (khi xây dựng đề án 21,6%; tiêu chí là 40%).

Về chương trình hỗ trợ cho học sinh, sinh viên khó khăn, hội Nông dân xã đã trợ vốn cho 09 trường hợp với số tiền 53 triệu đồng.

 

- Tiêu chí 15-Y tế : đã đạt Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế: 76,1% (tiêu chí 40%). 

 

- Tiêu chí 16 - Văn hóa: đã đạt  Xã đã được công nhận 9/10 ấp văn hóa.

- Tiêu chí 17 - Môi trường: đã đạt

+ Sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo chuẩn quốc gia: đạt tỷ lệ 100%.

+ Hội Nông dân thành phố đã hỗ trợ 33 bồn nước Inox cho nông dân nghèo. Hội Nông dân xã hỗ trợ cho 44 hộ vay dự án nước sạch và vệ sinh môi trường với tổng số tiền 352 triệu đồng. Hội LHPN xã trợ vốn cho 269 hộ / 1.566.054.000 đ; Hỗ trợ lãi vay vốn nước sạch và vệ sinh môi trường cho 565 hộ / 347.475.000 đ.

+ Các cơ sở SX – KD có phương án và xử lý chất thải đạt chuẩn môi trường.

+ Xây dựng 84 hầm Biogas và 1.053 nhà vệ sinh tự hoại nâng tỷ lệ hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh lên 99,5%. Đã tiếp tục tổ chức tập huấn về hầm Biogas cho 20 hộ.

+ Đã bố trí, sắp xếp các tổ thu gom rác dân lập, đầu tư xe đổ rác giữ gìn cảnh quan môi trường nông thôn, đến nay đã có 5.273 hộ tham gia thực hiện, đạt 105% chỉ tiêu và  chiếm tỷ lệ 93,4% hộ dân toàn xã.

+ Đã tổ chức ra quân thực hiện 2 ngày Chủ nhật xanh làm sạch đẹp đường phố.

2.4.3- Giải pháp thực hiện:

- Ban quản lý xã đã phối hợp tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường, hỗ trợ vốn cho hộ dân xây dựng hầm biogas trong chăn nuôi và nhà vệ sinh tự hoại, Hội LHPN xã tổ chức trồng tổ chức trồng mới 3.700 cây xanh nâng tổng số cây xanh trồng trên địa bàn xã là 11.200 cây xanh trên các tuyến đường, tổ chức hội thi vườn sinh thái đẹp, vận hành tổ thu gom rác dân lập.

- Xây dựng các cụm panô tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới, cung cấp thông tin hoạt động tại các trạm thông tin, bảng tin các ấp, báo Sài Gòn giải phóng  cho tổ nhân (150 tờ) đến các văn phòng ấp vào đầu mỗi buổi sáng.

 

- Thông qua các hình thức lễ hội, hội thi các cấp từ thành phố đến xã, tiếp tục tuyên truyền, vận động, xây dựng ý thức tự chủ trong xây dựng nông thôn mới, xây dựng các hoạt động văn hóa lành mạnh trong cộng đồng dân cư ở nông thôn. Bên cạnh việc sửa chữa lại đình Tân Thông, Ban tế lễ đã phối hợp với cộng đồng dân cư và các đơn vị chức năng biên tập Lịch sử quá trình hình thành và phát triển của đình làng; khôi phục lại các nghi thức tế lễ và các hình thức lễ hội. 

 

- Hàng năm, tại 10 ấp có tổ chức ký kết giao ước thi đua giữa các ấp. Một số ấp đã xây dựng được phong trào thi đua thường xuyên, có tác động lớn trong cộng đồng dân cư:

 

2.4.4- Đánh giá kết quả và tác động:

 

* Mặt đạt được:

- Ý thức của nhân dân về chấp hành pháp luật, tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp, tham gia các phong trào thi đua yêu nước dưới hình thức tự nguyện được nâng cao.

- Các hình thức tổ chức sinh hoạt văn hóa cộng đồng, lễ hội, đình làng dần được khôi phục ngày một đáp ứng nhu cầu nhân dân.

- Công tác tuyên truyền ngày càng được đầu tư nâng chất, góp phần đưa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với nhân dân địa phương.

 

* Mặt hạn chế:

- Cơ sở hạ tầng cho sinh hoạt văn hóa, xã hội chưa hoàn thiện nên phần nào ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ tại xã.

- Các hoạt động văn hóa, xã hội phần lớn mang tính chất lễ hội. Chưa thật sự trở thành phong trào thường xuyên, liên tục đến từng hộ dân, từng người lao động.

 

2.5. Về hệ thống chính trị và an ninh trật tự (tiêu chí 18 và 19): đã đạt

2.5.1- Thực hiện 11 tháng đầu năm 2012:  Đảng ủy đã tập trung chỉ đạo đại hội nhiệm kỳ 2012 – 2017 của các đoàn thể chính trị (Hội Cựu Chiến Binh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông Dân, Công đoàn), qua đó đã bổ sung và củng cố nhân sự và phương hướng cụ thể thực hiện giai đoạn 2 mô hình nông thôn mới của xã.

 

2.5.2- Đánh giá kết quả đạt được:

- Tiêu chí 18 - Hệ thống chính trị - xã hội vững mạnh:

+ Đảng bộ và chính quyền xã, các đoàn thể chính trị đều xuất sắc; Ủy ban nhân dân xã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2011.

+ Có đủ các tổ chức đoàn thể theo quy định, cán bộ Công chức của xã đã đạt chuẩn về trình độ, đã có 28 cán bộ tốt nghiệp đại học, chiếm tỉ lệ 60,7%, hiện còn 04 cán bộ đang theo học đại học chuyên ngành. Xã đã bổ sung thêm 3 cán bộ không chuyên trách, được huyện bổ sung 2 cán bộ nông thôn mới gồm 1 kế toán và 1 kỹ sư xây dựng.

Có 18/23 chi bộ cơ sở, Đảng bộ xã trong sạch, vững mạnh, các đoàn thể chính trị xuất sắc.

 

- Tiêu chí 19 - An ninh, trật tự xã hội được giữ vững:

+ Tập trung củng cố nhân sự công an, quân sự; tăng cường các giải pháp trong giữ gìn trật tự an toàn xã hội, nhất là an toàn giao thông của năm 2012, công tác phòng cháy chữa cháy  trên địa bàn  khá tốt.

 

+ Tình hình an ninh trật tự tại xã ổn định, phạm pháp hình sự và tệ nạn xã hội, tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn xã năm sau đều giảm so với cùng kỳ năm trước. 

 

+ Tập thể công an xã đạt danh hiệu Đơn vị tiên tiến 2009, 2010, năm 2011 đạt danh hiệu thi đua quyết thắng.

 

2.5.3- Giải pháp thực hiện:

- Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu toàn Đảng bộ gắn với đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới.

- Chú trọng kiện toàn tổ chức bộ máy công tác cán bộ. Đến nay, đã có 28/46 cán bộ xã có trình độ Đại học (đạt 60,86%).

-  UBND xã đã kiện toàn BCĐ phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, phân công cụ thể từng thành viên, trong đó lực lượng công an làm nòng cốt trong công tác đảm bảo trật tự xã hội, kịp thời tham mưu cho Đảng ủy, UBND xã chỉ đạo giải quyết các vụ việc có liên quan đến an ninh trật tự, không để diễn biến phức tạp.

 

2.5.4- Đánh giá kết quả và tác động:

 

* Mặt đạt được:

- Đảng ủy đã lãnh đạo cả hệ thống chính trị cụ thể hóa các nội dung xây dựng NTM thành chương trình hành động của tổ chức mình và thực hiện đạt hiệu quả.

- Các chi bộ, đảng viên, cán bộ đã phát huy được vai trò nòng cốt, lãnh đạo việc thực hiện nhiệm vụ cơ quan, đơn vị với mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

- Đội ngũ cán bộ xã được trẻ hóa, có trình độ, năng lực, năng động trong công tác, tạo bước chuyển biến tích cực cho địa phương.

 

* Mặt hạn chế:

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện trên từng địa bàn 10 ấp chưa đồng đều.

- Việc xây dựng nông thôn mới còn khá mới mẻ nên bước đầu một số chi ủy, chi bộ còn lúng túng chưa nhận thức đầy đủ về nội dung và giải pháp.

 

3. Về vốn huy động thực hiện đến tháng 11/2012:

- Tổng vốn đã thực hiện: 621.048,295 triệu đồng.

 

- Nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn: 

 

 

       + Ngân sách Trung ương  :    10.230,000 triệu đồng (tỷ lệ 01,65%);

 

 

+ Ngân sách thành phố    :  124.963,100 triệu đồng (tỷ lệ 20,12%); 

 

 

+ Dân và Doanh nghiệp   :  106.855,195 triệu đồng (tỷ lệ 17,21%); 

 

 

+ Vốn tín dụng                 : 379.000,000 triệu đồng (tỷ lệ 61,02%), trong đó dư nợ tín dụng đến tháng 11/2012 là 127 tỷ đồng; 

 

 

II. SỰ PHỐI HỢP, CHỈ ĐẠO VÀ ĐIỀU HÀNH TRONG TRIỂN KHAI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CÁC NGÀNH, CÁC CẤP, CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI Ở ĐỊA PHƯƠNG TRONG 1 NĂM QUA:

          1. Từ khi chuẩn bị tổng kết giai đoạn thí điểm xây dựng mô hình NTM tại xã Tân Thông Hội, Ban CĐ CTXDNTM TP đã chỉ đạo các Sở, ngành, đoàn thể liên quan phối hợp, hỗ trợ Ban QLXDNTM xã xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch duy trì, nâng chất lượng các tiêu chí đã đạt được trong giai đoạn 2012 – 2015. Từ đó, đã giúp Ban QLXDNTM xã chủ động triển khai thực hiện các công việc hoàn thiện các tiêu chí đã đạt được ngay sau khi tổ chức Hội nghị tổng kết.

 

        2. Trong quá trình triển khai 1 năm qua sau khi tổng kết, từ sự chỉ đạo xuyên suốt của Ban CĐ CTXD NTM TP đến huyện, xã điểm, về cách làm, phối hợp có thể đánh giá cơ bản tốt, góp phần hoàn thiện các tiêu chí đã đạt được tại xã Tân Thông Hội. Ngoài ra, không chỉ tại xã Tân Thông Hội, Ban CĐCTXD NTM TP, còn chỉ đạo thực hiện chung:  

 

           - Ở cấp thành phố có ký kết Chương trình liên tịch giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Thành Đoàn TNCS, phân công thực thực hiện các nội dung xây dựng NTM thuộc chức trách, hoặc phối hợp thực hiện. Ban CĐ NTM các huyện chỉ đạo Ban QL NTM các xã tổ chức các nhóm công tác thực hiện các tiêu chí có sự tham gia thực hiện hoặc giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH).

            - Đối với từng tổ chức CT-XH có Chương trình công tác chỉ đạo các cấp bộ chung sức thực hiện xây dựng NTM. Như: Thành Đoàn có “Tháng thanh niên hành động xây dựng NTM”, “phong trào thanh niên nông thôn lập nghiệp”; Hội Nông dân thành phố hàng năm phát động “Phong trào nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi, xây dựng xã NTM”; Hội Cựu Chiến binh đi đầu vận động nhân dân hiến đất làm đường, giữ gìn an ninh trật tự.v.v...Đặc biệt, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố đã ký kết chương trình liên tịch với Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn liên quan đến các hoạt động bảo vệ môi trường như tham quan, tập huấn, hội thảo...và phát động phong trào trồng cây xanh ở các hộ gia đình tại các xã xây dựng nông thôn mới.

        3. Thành ủy, UBND thành phố, Ban CĐ CTXDNTM thành phố đã có các văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện trong từng thời gian. Từ đầu năm 2012 đến nay, tập trung ở các văn bản chủ yếu, nhấn mạnh chỉ đạo về các cơ chế, giải pháp thực hiện cụ thể đối với từng địa phương (có liên quan đến chỉ đạo thực hiện tại xã Tân Thông Hội), như:

           - Chỉ thị số 07-CT/TU ngày 22/8/2012 của Ban Thường vụ Thành ủy, về phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/CT của Bộ Chính trị (về phương hướng nhiệm vụ phát triển thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020).

           - Thông báo kết luận chỉ đạo của đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy huyện Củ Chi (Thông báo số 340 -TB/TU ngày 30/5/ 2012), về kết quả một năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội IX Đảng bộ thành phố và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện.

           - Thông báo số 21-TB/BCĐNTM ngày 12/6/2012, về kết luận chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Văn Đua, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố tại cuộc họp về cụ thể hóa Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới phù hợp đặc điểm ngoại thành thành phố và những nhiệm vụ trọng tâm đến cuối năm 2012.

           - Thông báo số 24-TB/BCĐNTM ngày 19/10/2012, về kết luận chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Văn Đua, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố tại cuộc họp kiểm tra tình hình thực hiện Đề án xây dựng NTM và một số nhiệm vụ trọng tâm đến cuối năm 2012.

           - Các văn bản của Ủy ban nhân dân thành phố:

               * Quyết định số 402/QĐ-UBND ngày 20/01/2012 ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án thứ nhất của Thủ tướng Chính phủ, về “Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân nông thôn năm 2012 trên địa bàn thành phố.

               * Quyết định số 2041/QĐ-UBND ngày 18/4/2012 phê duyệt “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề nông thôn tại các xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố đến năm 2015, định hướng 2020;

               * Quyết định số 3286/QĐ-UBND ngày 26/6/2012 phê duyệt “Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới thuộc Chương trình mục tiêu  về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2012 – 2020”;

               * Quyết định số 3639/QĐ-UBND ngày 16/7/2012 phê duyệt “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong lĩnh vực phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố đến năm 2020”;

               * Quyết định số 4401/QĐ-UBND ngày 14/8/2012 phê duyệt “Đề án hỗ trợ Thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2012 – 2015”;

               * Quyết định số 4946/QĐ-UBND ngày 25/9/2012 về ban hành các tiêu chuẩn văn hoá giai đoạn 2012 – 2015 quy định cụ thể tiêu chuẩn gia đình văn hoá; tiêu chuẩn ấp văn hoá; tiêu chuẩn xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới; tiêu chuẩn công viên đạt chuẩn văn hoá; tiêu chuẩn chính quyền, đơn vị đạt chuẩn văn hoá...giai đoạn 2012-2015.

               * Thông báo số 306/TB-VP ngày 09/5/2012 của Phó Chủ tịch UBND TP kết luận tại cuộc họp về tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp tại 5 huyện ngoại thành;

               * Văn bản số 3382/UBND-CNN ngày 13/7/2012, về việc rà soát quỹ đất trên địa bàn các huyện để xây dựng phương án tạo vốn xây dựng nông thôn mới...

        4. Ngoài ra, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 5125/QĐ-UBND ngày 4 tháng 10 năm 2012  về phê duyệt điều chỉnh Đề án thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi giai đoạn 2009-2011, trong đó nâng tổng mức đầu tư của Đề án từ 459,580 tỷ (Quyết định số 4564/QĐ-UBND ngày 2 tháng 10 năm 2009) lên 587,818 tỷ.

 

III. NHỮNG MẶT HẠN CHẾ, VƯỚNG MẮC:

1- Trong các kỳ báo cáo cũng đã nêu: việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về NTM là công việc rất mới; tuy cấp cơ sở đã có nhiều cố gắng, nhưng do cán bộ đều kiêm nhiệm và chưa được đào tạo, tập huấn nên còn lúng túng, tiến độ đạt các mục tiêu còn chậm, so với yêu cầu mong muốn.

2- Công tác lập các Quy hoạch tiến hành chậm, vì vậy việc định hướng, đề xuất tiến độ đầu tư cơ sở hạ tầng... phải mất nhiều thời gian, có sự thống nhất các sở ngành liên quan. Đặc thù nông thôn tại TP.HCM là nông thôn vùng ven đô thị, do quá trình phát triển đô thị, công nghiệp, vì vậy việc xây dựng các đồ án quy hoạch chung có nhiều phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian hơn một số vùng khác; số đồ án chi tiết (quy hoạch phân khu) nhiều hơn so với các địa bàn khác. 

3- Sự phối hợp của các Sở ngành, đoàn thể và xã tuy đã có nhiều tiến bộ so với lúc thực hiện thí điểm xây dựng mô hình NTM cấp thôn-bản tại ấp Chánh, vẫn có lúc, có nơi còn chưa thật chặt chẽ, làm hạn chế nhất định kết quả thực hiện.

IV. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP GIAI ĐOẠN 2013 – 2015 CỦA XÃ TÂN THÔNG HỘI:

(đã có báo cáo chi tiết tại Báo cáo số 148/BC-BCĐ ngày 25 tháng 11 năm 2012 của Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới TP.HCM)

 

1. Mục tiêu chung:

1.1. Tiếp tục nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của người dân nông thôn (thu nhập, văn hóa – xã hội, giáo dục, y tế, môi trường,…)

1.2. Nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được trên chuẩn mức cao hơn, bền vững và hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội lần IX Đảng bộ thành phố đề ra vào năm 2013.

 

2. Mục tiêu cụ thể:

  2.1. Đối với nhóm tiêu chí về quy hoạch và xây dựng hạ tầng kỹ thuật (tiêu chí 1 đến tiêu chí 9):

- Vận động nhân dân thực hiện theo định hướng quy hoạch; rà soát, bổ sung trong quy hoạch cho phù hợp với nhu cầu phát triển.

- Tiếp tục đầu tư hoàn thiện đường giao thông nông thôn, cơ sở vật chất trường học đạt chuẩn, đầu tư cấp thoát nước ở các khu dân cư  tập trung.

Giải pháp cụ thể:

a. Tiêu chí 2 - giao thông

- Tiếp tục duy tu các tuyến đường đã thực hiện.

- Sửa chữa nâng cấp (láng nhựa): 2 tuyến đường liên tổ (đường Đất Thánh nối dài 400m; đường trực giữa ấp Tân Định 900m); nắn tuyến (11 khúc cua không đảm bảo tầm nhìn, dễ gây tai nạn giao thông).

b. Tiêu chí 3 - thủy lợi

- Nạo vét 4 tuyến kênh tưới, tiêu: 3000m;

- Làm cống hộp tiêu thoát nước 37 tuyến đường thuộc các ấp đô thị;

c. Tiêu chí 5 - Trường học

- Nâng cấp trang thiết bị và các phòng chức năng các trường chưa đạt chuẩn: (2 Trường mầm non: mầm non Tân Thông Hội 3, mầm non Tân Thông Hội 4); 1 Trường tiểu học: Trường tiểu học Tân Tiến);

- Xây dựng mới 3 trường: Trường Mầm non Tân Thông Hội 1; Trường tiểu học Tân Thông Hội; Trường trung học cơ sở Tân Thông Hội).

d.  Tiêu chí 6 - cơ sở vật chất văn hóa

- Bổ sung sách, thiết bị trung tâm VH-TT của xã và 2 sân đa năng;

- Bổ sung sách, thiết bị cho 10 ấp văn hóa;

- Sửa chửa trụ sở UBND xã và thiết bị xuống cấp.

 

     2.2. Các tiêu chí về lao động, thu nhập (tiêu chí 10 đến tiêu chí 13)

 

- Đẩy mạnh việc triển khai, thực hiện các dự án phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, chuyển dịch cơ cấu lao động; quan tâm đặc biệt đến sự tham gia của cộng đồng dân cư, tổ chức, doanh nghiệp qua việc kêu gọi đầu tư cũng như triển khai hướng dẫn tốt các chánh sách khuyến khích sản xuất cho nhân dân; 

 

- Tập trung triển khai các hoạt động hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ nhân dân lựa chọn mô hình, công nghệ sản xuất với các giống cây trồng – vật nuôi có giá trị kinh tế cao; phát triển ngành nghề, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ.

- Tiếp tục phối hợp, kết hợp với các công ty, xí nghiệp trên địa bàn và các vùng phụ cận thông qua các hình thức tọa đàm, ngày hội việc làm,… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho lao động địa phương tham gia làm việc. Đồng thời cũng tập huấn, hướng dẫn để lao động làm việc tại gia đình được hiệu quả hơn.

- Thường xuyên rà soát tình hình kinh tế, lao động và hiệu quả của các mô hình sản xuất trên địa bàn nhằm phát hiện và đề xuất những  chính sách kịp thời để nâng cao thu nhập cho người dân. Không ngừng tìm tòi học hỏi các mô hình sản xuất mới để phổ biến cho người dân.

- Về kinh tế hợp tác: Nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của hợp tác xã, các tổ hợp tác trong đó chú trọng mở rộng dịch vụ đầu vào và đầu ra các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là gắn sản xuất nông nghiệp, bao tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp, các siêu thị nhằm đảm bảo tính bền vững.

 

     2.3- Các tiêu chí về văn hóa xã hội và giáo dục (tiêu chí 14 đến tiêu chí 17)

a. Tiêu chí 14 - Giáo dục

-Tiếp tục thực hiện công tác đào tạo nghề cho lực lượng lao động theo 2 hướng: Lực lượng lao động còn đi học: thực hiện vận động đào tạo nghề chính quy (vào các trường trung cấp, cao đẳng, đại học,…). Đối với lực lượng lao động tại chỗ (không còn đi học): thực hiện đào tạo nghề ngắn hạn, dài hạn cho lao động chưa qua đào tạo và nâng chất cho lao động đã qua đào tạo ngắn hạn. phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 70% trong đó có 40% là lao động nữ.

 

b.Tiêu chí 15 - Y tế

Nâng cao chất lượng phục vụ y tế tại trạm y tế xã cũng như các trang thiết bị, vận động 100% người dân tham gia bảo hiểm y tế;

 

c. Tiêu chí: 16 - Văn hóa

Tiếp tục triển khai một cách mạnh mẽ phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt là triển khai đến tận các hộ gia đình, các ấp, các đoàn thể nội dung Quyết định số 4946/QĐ-UBND ngày 25 tháng 9 năm 2012 về ban hành các Tiêu chuẩn văn hóa giai đoạn 2012 – 2015. Thông qua các thiết chế văn hoá được hình thành trong quá trình xây dựng nông thôn mới Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã cần tập trung chỉ đạo việc xây dựng quy chế tổ chức hoạt động Trung tâm văn hoá thể thao xã; văn phòng ấp kết hợp với tụ điểm sinh hoạt văn hoá, chú ý hình thành và phát huy các câu lạc bộ; gia đình hạnh phúc, dưỡng sinh, đờn ca tài tử, thể dục thể thao…, tổ chức liên hoan, giao lưu văn hoá, văn nghệ, thể thao nhằm nâng cao đời sống tinh thần của người dân ở khu vực nông thôn.

 

d. Tiêu chí: 17 - Môi trường

Tiếp tục phát động phong trào nhân dân trồng xây xanh ven các tuyến đường trong vườn nhà, xây dựng các tuyến hàng rào xanh; xây dựng hầm biogas, hố xí tự hoại, thu gom và xử lý rác thải hộ gia đình; các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt chuẩn về môi trường, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.

 

     2.4. - Nhóm tiêu chí xây dựng hệ thống chính trị, an ninh- trật tự xã hội (tiêu chí 18 và 19)

a. Hệ thống chính trị vững mạnh (tiêu chí số 18)

 - Tiếp tục hưởng ứng phong trào thi đua cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới gắn với học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh.

 - Nâng cao vai trò tiên phong của cán bộ đảng viên trong xây dựng nông thôn mới.

 

b. An ninh , trật tự xã hội ổn định (tiêu chí 19)

 Chỉ đạo cũng cố nâng cao chất lượng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh chính trị, trật tự xã hội, xây dựng xã là địa bàn trong sạch không có tội phạm.

 

V. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CỦA ĐỊA PHƯƠNG ĐẠT CHUẨN (HOÀN THÀNH 19 TIÊU CHÍ) NÔNG THÔN MỚI:

Căn cứ nội dung của 19 tiêu chí theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới ban hành tại Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ, qua gần 4 năm triển khai xây dựng đề án thí điểm về mô hình nông thôn mới xã Tân Thông Hội và đề án xây dựng nông thôn mới tại 5 xã nhân rộng tại 5 huyện (xã điểm do thành phố chọn), cùng với quá trình triển khai nhân rộng tại các xã còn lại trên địa bàn vùng nông thôn thành phố, đã cho thấy một số bất cập, cần điều chỉnh, bổ sung về nội dung thực hiện – theo đặc thù vùng nông thôn thành phố Hồ Chí Minh – nông thôn vùng ven đô thị đặc biệt, để đạt được các kết quả tốt nhất theo mục tiêu Nghị quyết số 26 - NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã đề ra.

Hiện nay Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố đang xin ý kiến của Ban Thường vụ Thành ủy về kiến nghị Ban chỉ đạo Trung ương điều chỉnh một số tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo đặc thù vùng nông thôn thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể:

    - Những tiêu chí thống nhất: Thống nhất thực hiện 08/19 tiêu chí theo Quyết định 491/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư 54 và Thông tư liên tịch số 26, gồm: 1.Tiêu chí 1: Quy hoạch; 2.Tiêu chí 4: Điện; 3.Tiêu chí 8: Bưu điện; 4.Tiêu chí 9: Nhà ở dân cư; 5.Tiêu chí 16: Văn hóa; 6.Tiêu chí 17: Môi trường; 7.Tiêu chí 18: Hệ thống chính trị; 8.Tiêu chí 19: An ninh trật tự xã hội.

    - Những tiêu chí thống nhất nhưng có hướng dẫn rõ hơn trong quá trình thực hiện: Đối với 3 tiêu chí, gồm: 1.Tiêu chí 2: Giao thông; 2.Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hóa; 3.Tiêu chí 13: Hình thức tổ chức sản xuất, đề xuất: có hướng dẫn rõ hơn trong quá trình triển khai, để thuận lợi, chính xác khi thẩm định phê duyệt đề án và đánh giá kết quả thực hiện.

 

    - Những tiêu chí xin điều chỉnh:

 

Đối với 08/19 tiêu chí còn lại cần được xem xét, cập nhật cho phù hợp với điều kiện của thành phố và xu hướng điều chỉnh tiêu chí của Trung ương, cụ thể như sau: 1. .Tiêu chí 3: Thủy lợi; 2. Tiêu chí 5: Cơ sở vật chất Trường học; 3. Tiêu chí 7: Chợ; 4. Tiêu chí 10: Thu nhập; 5. Tiêu chí 11: Hộ nghèo; 6..Tiêu chí 12: Cơ cấu lao động; 7..Tiêu chí 14: Giáo dục; 8..Tiêu chí 15: Y tế.

Sau khi có ý kiến của Ban Thường vụ Thành ủy chấp thuận về chủ trương, Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố sẽ có văn bản trình Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới xem xét./.


Số lượt người xem: 14110    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm