SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
6
8
2
8
7
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 26 Tháng Chín 2013 4:15:00 CH

quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ven biển trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

 

Theo đề nghị của Tổng cục Lâm nghiệp tại công văn số 1207/TCLN-BCS ngày 05 tháng 8 năm 2013 về việc báo cáo và cung cấp thông tin về tình hình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ven biển, qua rà soát, tổng hợp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố xin báo cáo như sau:

 

I. Hiện trạng

 

1. Về diện tích và công tác đầu tư phát triển rừng ngập mặn ven biển

Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố đến năm 2012 là:  37.149,64 ha, phân bố tại các huyện Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, Cần Giờ, quận 9. Rừng ngập mặn ven biển tại huyện Cần Giờ có diện tích là 35.489,6 ha, trong đó rừng phòng hộ là 34.052,33 ha và diện tích rừng sản xuất là 1.437,27 ha.

 

2. Về quản lý bảo vệ rừng, sử dụng rừng và đất rừng ngập mặn ven biển

          Diện tích rừng phòng hộ là 34.052,33 ha do Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ trực tiếp quản lý từ ngày 07/01/2000 theo quyết định số 169/QĐ-UB-CNN của Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Diện tích rừng sản xuất tại Cần Giờ là 1.437,27 ha, do Ủy ban nhân dân các xã tổ chức quản lý.

           - Ban Quản lý rừng phòng hộ đã tổ chức giao khoán bảo vệ rừng cho 141 hộ dân, 14 đơn vị và một phần diện tích do Ban tự bảo vệ để thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng và hoạt động dịch vụ du lịch.

 

 

STT

 

TÊN ĐƠN VỊ

 

Tiểu khu

 

Loại rừng

 

Cộng diện tích có rừng

 

Diện tích BVR được duyệt năm 2013

 

Ghi chú


 

Rừng trồng

 

RTN



 

A

 

NÔNG LÂM TRƯỜNG

 

 

 

 

 

14.653,64

 

9.037,10

 

5.616,54

 


1

Nông Trường Duyên Hải (Gò Vấp)

10a

3

1.171,68

987,76

183,92

 


2

XN DV-KD NTTS Cholimex (Q5)

5a

3

287,66

175,98

111,68

 


3

Cty TNHH MTV Dịch vụ DL Phú Thọ

15a

3

1.299,82

719,18

580,64

 


4

Hạt Kiểm Lâm Cần Giờ

23a

1

674,88

411,05

263,83

 


5

Công ty Minh Thành

23b

1

1.177,42

705,84

471,58

 


6

Khu Di tích Lịch sử Địa đạo Củ Chi

17

3

1.841,26

1.120,00

721,26

 


7

TT.NC RNM_   Chi cục Lâm nghiệp TP

10c

3

167,64

105,72

61,92

 


8

BCH QS Huyện Cần Giờ

14a

1

333,65

193,66

139,99

 


9

BCH QS Xã Tam Thôn Hiệp

AH

2

144,91

140,79

4,12

 


10

Đồn Biên Phòng Cần Thạnh

18;21

 

202,28

124,52

77,76

 


 


11

Đồn Biên Phòng Long Hòa

20b

1

383,32

140,64

242,68

 


12

Đồn Biên Phòng Thạnh An

19;14

 

155,77

21,35

134,42

 


 


13

Hải Đội II

13

1

193,96

142,74

51,22

 


14

Cty TNHH MTV DVCI - TNXP

 

 

6.619,39

4.047,87

2.571,52

 


 

 

Đội Long Giang Xây

9

1

1.209,64

872,59

337,05

 


 

 

Đội Gò Gia

2a

1

715,86

537,06

178,80

 


 

 

Đội Thanh Niên

4a-6a

2

1.053,85

834,20

219,65

 


 

 

Đội Lý Nhơn

20a

1

928,93

524,14

404,79

 


 

 

Đội An Bình (Q8)

5b

3

734,03

594,18

139,85

 


 

 

Đội Đỗ Hòa

24

2

1.977,08

685,70

1.291,38

 


 

B

 

CÁC HỘ DÂN

 

 

 

 

 

10.695,96

 

6.691,32

 

4.004,64

 

 


 

C

 

BAN TỰ BẢO VỆ

 

 

 

 

 

5.539,07

 

3.234,71

 

2.304,36

 


 

TỔNG CỘNG

 

 

 

30.888,67

 

18.963,13

 

11.925,54

 


 

          3. Các chương trình Dự án Rừng ngập mặn Cần Giờ

Từ năm 2000 đến nay có 3 dự án lớn đã được triển khai trên diện tích rừng ngập mặn Cần Giờ là: dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (2000 – 2011), dự án đầu tư xây dựng Khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ (2002 – 2011), dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác quản lý phát triển rừng ngập mặn Cần Giờ (2010 – 2012) với tổng vốn đầu tư là 231.821 triệu đồng. Tất cả các dự án nêu trên đã góp phần quản lý, bảo vệ và phát triển tốt diện tích rừng ngập mặn Cần Giờ.

 

II. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn Cần Giờ

          Theo Quyết định số 17/2011/QĐ-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc phê duyệt Đề án Quản lý bảo vệ, phát triển các loại rừng và cây xanh thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 tầm nhìn 2025 thì diện tích rừng ngập mặn Cần Giờ đến năm 2020 là 33.940 ha bao gồm:

          - Diện tích rừng phòng hộ: 33.595 ha;

          - Diện tích rừng đặc dụng: 165 ha;

          - Diện tích rừng sản xuất: 180 ha.

 

          III. Cơ chế chính sách ở địa phương:

Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn thành phố nói chung, trong đó có rừng ngập mặn Cần Giờ, cụ thể như sau:

-           Năm 2001, Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng Khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ theo Quyết định số 8413/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2001. Qua 12 năm triển khai thực hiện, dự án đã góp phần bảo vệ tốt diện tích rừng ngập mặn Cần Giờ.

-           Năm 2008, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định 05/2008/QĐ-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2008 về việc ban hành Quy chế quản lý khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.

-           Đến năm 2010, thành phố tiếp tục phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác quản lý phát triển rừng ngập mặn Cần Giờ với nhiệm vụ chính là xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật lâm sinh nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý bảo vệ rừng.

-           Ủy ban nhân dân thành phố cũng phê duyệt phương án thống nhất quản lý rừng phòng hộ môi trường, khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ theo Quyết định 07/2010/QĐ-UBND ngày 29 tháng 01 năm 2010.

-           Năm 2011, Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt Đề án Quản lý bảo vệ, phát triển các loại rừng và cây xanh thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 theo Quyết định 17/2011/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố ngày 18 tháng 03 năm 2011.

-           Năm 2012, Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt Đề án trồng rừng và cây xanh thành phố giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 theo Quyết định 05/2012/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố ngày 03 tháng 02 năm 2012.

-           Hằng năm Thành phố đều phê duyệt Dự án chăm sóc, bảo vệ rừng phòng hộ Cần Giờ để có nguồn kinh phí phục vụ cho công tác bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ Cần Giờ.

-           Kinh phí khoán bảo vệ rừng phòng hộ Cần Giờ cũng được Ủy ban nhân dân thành phố hết sức quan tâm nhằm cải thiện đời sống cho người dân sống trong rừng phòng hộ và người lao động tại các đơn vị nhận khoán bảo vệ rừng. Mức tiền công khoán bảo vệ rừng được điều chỉnh kịp thời theo lộ trình tăng lương của Chính phủ, cho đến nay mức tiền công khoán bảo vệ rừng tại Cần Giờ là 1.156.000 đồng/ha/năm theo Quyết định số 03/2013/QĐ-UBND ngày 17 tháng 1 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về điều chỉnh mức tiền công khoán bảo vệ rừng. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương là 200.000 đồng/ha/năm, vốn ngân sách thành phố bố trí dự toán chi thường xuyên là 956.000 đồng/ha/năm.

 

IV. Nhận xét đánh giá và kiến nghị đề xuất

 

Được sự quan tâm của Thành phố trong những năm qua, công tác bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn Cần Giờ luôn được triển khai thực hiện có hiệu quả, đời sống của người dân nhận khoán bảo vệ rừng cũng ngày được nâng cao, hạn chế tình trạng chặt phá, khai thác rừng trái phép.

Công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn đã được triển khai thực hiện kịp thời theo đúng các quy định hiện hành nhằm hướng đến việc phát triển bền vững diện tích rừng ngập mặn ven biển của thành phố.

 


Số lượt người xem: 6766    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm