SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
7
6
8
8
2
Chương trình công tác 14 Tháng Hai 2017 10:25:00 SA

Triển khai thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị Quyết số 63/NQ-CP ngày 22/7/2016 của Chính phủ

về Chương trình hành động triển khai của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020

 

Nhằm tạo sự thống nhất trong toàn ngành về quán triệt và thực hiện hiệu quả Nghị Quyết số 63/NQ-CP ngày 22/7/2016 của Chính phủ về Chương trình hành động triển khai  của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Kế hoạch số 3421/KH-SNN ngày 21 tháng 12 năm 2016, nhằm hoàn thành các  mục tiêu nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội đề ra: Phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học, là trung tâm sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng cao, an toàn của khu vực, bảo vệ môi trường và đáp ứng tốt hơn nhu cầu về rau sạch, hoa tươi, cá kiểng, sữa của thị trường và gắn với phát triển du lịch mang đặc trưng thành phố; sản xuất hàng hóa lớn trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh, tổ chức lại sản xuất và khả năng cạnh tranh, xây dựng các chuỗi liên kết và chuỗi cung ứng trong nông nghiệp góp phần nâng cao thu nhập đời sống của dân cư nông thôn, bảo vệ và sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Để thực hiện các mục tiêu cụ thể đó, toàn ngành nông nghiệp thành phố cần phối hợp với nhau thực hiện các nhiệm vụ giải pháp chủ yếu cụ thể:

- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp, tạo môi trường và động lực cho phát triển ngành

Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, giám sát và tiết kiệm nguồn lực, giảm chi phí. Đến năm 2020, 100% dịch vụ công trực tiếp được thực hiên ở mức độ 3 và một số dịch vụ công phổ biến liên quan đến người dân và doanh nghiệp thực hiện ở mức độ 4. Nâng cao hiệu quả các hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nông sản giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí theo Quyết định số 33/2016/QĐ-UBND ngày 6 tháng 9 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh sau đăng ký thành lập và các quy định khác.

- Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của ngành, sản phẩm nông, lâm, thủy sản

 

- Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản phẩm phù hợp với lợi thế, thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; rà soát lại quy hoạch các loại cây trồng chính, đồng thời thực hiện các giải pháp căn cơ quy trình kỹ thuật để cải tạo và tái canh vườn cây lâu năm (cây công nghiệp, cây ăn quả…) phổ biến áp dụng các quy trình sản xuất tốt nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả sự dụng các nguồn tài nguyên và tăng thu nhập cho người dân.

Phấn đấu đến năm 2020, hàng năm cung ứng trên 10.000 tấn hạt giống các loại và 30 triệu cây giống. Diện tích gieo trồng rau an toàn đạt 17.000 ha, giá trị sản xuất đạt trên 800 triệu/ha/năm, 100% diện tích trồng rau của Hợp tác xã, tổ hợp tác được chứng nhận VietGAP; lai tạo từ 3-5 giống lan mới từ nguồn gen đã có, đưa vào sản xuất 5-10 giống hoa, cây kiểng mới phục vụ thị trường, 70% hợp tác xã hoa, cây kiểng hoạt động có hiệu quả.

- Trong chăn nuôi, tập trung cải tạo giống và nâng cao năng suất, chất lượng đàn vật nuôi; từng bước chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại, gia trại; duy trì chăn nuôi nông hộ nhưng theo hình thức công nghiệp, ứng dụng khoa học kỹ thuật; kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng chất cấm, chất độc hại trong chăn nuôi và tăng cường thực hiện các biện pháp an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường trong chăn nuôi; phát triển mạnh công nghiệp chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi.

Phấn đấu đến 2020, mỗi năm cung ứng cho thị trường trên 20.000 con giống bò sữa, sản lượng sữa hàng hóa đạt 360.000 tấn/năm, năng suất sữa bình quân 7.700 tấn/con/năm (tương đương 21 kg/con/ngày), tỉ lệ cơ giới hóa, hiện đại hóa trong chăn nuôi bò sữa đạt 50 – 60%, tỷ lệ sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (TMR) lên 45 - 50%. Tổng đàn giống bò thịt đạt trên 30.238 con, trong đó đàn bò nền đạt 30% tổng đàn bò thịt Thành phố. Hàng năm cung ứng 10.000 tấn thịt bò hơi và 7.000 bò cái giống. Khối lượng trưởng thành bò thịt đạt yêu cầu kỹ thuật 300 - 350 kg, tỉ lệ thịt xẻ đạt 50-55%. Tổng đàn heo nái sinh sản đạt 50.000 con, chứng nhận 3-5 dòng heo có năng suất chất lượng tốt. Hàng năm cung cấp cho thị trường 1 triệu đến 1,2 triệu heo con giống các loại.

- Phát triển đồng bộ khai thác và nuôi trồng thủy sản. Tổ chức lại sản xuất trên biển để nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác thủy sản, bảo vệ nguồn lợi và góp phần giữ vững an ninh biển đảo quốc gia. Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng đa dạng hóa đối tượng và phương thức nuôi với cơ cấu diện tích và sản lượng phù hợp; đẩy mạnh áp dụng thực hành nuôi trồng thủy sản tốt, nuôi thâm canh công nghệ cao, an toàn sinh học và bảo vệ môi trường sinh thái.

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt với số lượng 1,5-2 tỷ con giống, trong đó giống rô phi toàn đực 500 triệu con, sản xuất thuần dưỡng giống tôm 1,5 tỷ con, nhuyễn thể 4 tỷ con. Cá cảnh đạt 150-180 triệu con, xuất khẩu 40-50 triệu con đến 2020.

- Quản lý, sử dụng bền vững, hiệu quả diện tích rừng tự nhiên, tăng tỷ lệ rừng kinh tế trong tổng diện tích rừng; nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng trồng theo hướng phát triển lâm nghiệp đa chức năng, trồng rừng gỗ lớn, gỗ quý và lâm sản ngoài gỗ; nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến; phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ; phát triển kinh tế hợp tác và liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp và phát triển dịch vụ môi trường rừng.

Phấn đấu đến 2020, tỷ lệ che phủ rừng và cây xanh đạt 40,3%. Nâng tỉ lệ diện tích cây xanh/đầu người đạt 7m2, trong đó khu dân cư các quận mới đạt 7,1m2 và các huyện ngoại thành đạt 12m2.

- Triển khai các giải pháp cải tạo nâng cấp và hiện đại hóa các đồng muối hiện có, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng sản lượng muối công nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành muối, cải thiện thu nhập. Giảm và chuyển đổi diện tích đồng muối hiện có đến 2020 còn 664 ha.

- Tiếp tục đổi mới và phát triển hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, trọng tâm là phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp và các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ kết nối liên vùng và với hệ thống tiêu thụ toàn cầu; đẩy mạnh đổi mới và phát triển các hợp tác xã nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã năm 2012. Chuyển mô hình sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, thiếu liên kết, chủ yếu ở quy mô hộ sang mô hình sản xuất quy mô lớn, tập trung dựa vào doanh nghiệp, hợp tác xã và trang trại.

Vận động mỗi năm tăng thêm 4 HTX mới. Phát triển HTX bền vững theo hướng cung cứng dịch vụ từ đơn lẻ từng khâu lên làm dịch vụ tổng hợp, củng cố hợp tác xã hiện có, giải thể các hợp tác xã ngưng hoạt động, phấn đấu mỗi năm tăng từ 2-4 HTX hoạt động có hiệu quả, đến 2020 đạt 70% Hợp tác xã hoạt động có hiệu quả.

- Đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 6183/QĐ-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về Đề án nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Phấn đấu đến 2018 có 30 xã trên địa bàn thành phố và đến năm 2019 có 26 xã còn lại đạt tiêu chuẩn nông thôn mới theo Bộ Tiêu chí đặc thù vùng nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh (Quyết định số 4296/QĐ-UBND ngày 19/8/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố). Đến 2020, thêm 02 huyện còn lại đạt chuẩn huyện nông thôn mới

Thực hiện có hiệu quả Chương trình xúc tiến thương mại tiêu thụ nông, lâm và thủy sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020, theo đó trên 90% sản phẩm VietGAP được tiêu thụ thông qua hợp đồng, 80% sản phẩm nông nghiệp khác được tiêu thụ thông qua các hình thức liên kết, tiêu thụ thông qua hợp đồng  dài hạn hoặc trung hạn. 80% hộ nông dân và tổ chức sản xuất kinh doanh được hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại. Xây dựng chuỗi cung ứng hiệu quả các sản phẩm nông, lâm và thủy sản trên địa bàn thành phố.

Tiếp tục củng cố và phát triển hệ thống thủy lợi, hạ tầng nông nghiệp, nông thôn phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh và các ngành kinh tế theo Quy hoạch thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 (Quyết định số 728/QĐ-UBND ngày 21/2/2014); góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, bền vững của toàn ngành; thực hiện Điều chỉnh cơ cấu đầu tư thông qua Điều chỉnh các ưu tiên đầu tư và phương thức đầu tư theo định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp; tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng các công trình thủy lợi. Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 4250/QĐ-UBND ngày 17 tháng 8 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Đề án xây dựng quy hoạch mạng lưới thủy lợi phục vụ phát triển thủy sản và diêm nghiệp trên địa bàn huyện Cần Giờ giai đoạn 2016-2020.

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả văn bản số 553/SNN-KHTC ngày 23 tháng 3 năm 2015 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về triển khai Kế hoạch thực hiện Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, theo hướng “Thực hiện phát triển bền vững, gắn kết giữa phát triển kinh tế - xã hội với thích ứng với biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái”.

- Tăng cường năng lực công tác thống kê, dự báo và truyền thông đáp ứng nhu cầu quản lý, Điều hành và phục vụ sản xuất, kinh doanh của ngành: Đẩy mạnh thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý, bao gồm quản lý hành chính, quản lý sản xuất, quản lý chiến lược - kế hoạch, quản lý tài chính, quản lý nhân sự và tài nguyên. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý ngành để kết nối từ Trung ương đến địa phương. Xây dựng hệ thống thông tin thị trường có hiệu quả để hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh và hoạch định chính sách.

 

- Triển khai thực hiện Đề án kiện toàn tổ chức bộ máy và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Quyết định số 38/2016/QĐ-UBND ngày 27/9/2016)

- Tập trung thực hiện tốt phong trào thi đua thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới và Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong toàn ngành./.

 

Bùi Duy Ninh


Số lượt người xem: 2112    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm