SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
6
8
8
6
1
Tin tức tổng hợp 01 Tháng Tám 2016 10:40:00 SA

Sự phát triển các chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm nông sản trên địa bàn thành phố

Trong thời gian qua, thành phố đã có những nỗ lực trong việc kết nối các doanh nghiệp tiêu thụ và người sản xuất nông sản ngày càng gần nhau hơn bằng nhiều hình thức, nhưng những kết quả đó chưa mang tính lan truyền rộng rãi và trở thành phong trào chung, tạo những nét đột phá rõ rệt cho việc tiêu thụ nông sản thành phố. Nhằm giải quyết bài toán “đầu ra” cho nông sản và an toàn thực phẩm cho người dân thành phố, việc hình thành và phát triển các chuỗi liên kết, chuỗi an toàn thực phẩm trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, đặc biệt phát triển các hình thức kinh tế hợp tác (Hợp tác xã, Tổ hợp tác, Liên minh Hợp tác xã...) đang trở thành một trong những nhiệm vụ hàng đầu của ngành nông nghiệp thành phố trong thời gian tới. Về xúc tiến thương mại, liên kết tiêu thụ nông sản: Trong giai đoạn 2011 – 2015, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp tổ chức 165 Hội nghị giao lưu, kết nối: - Hội chợ - triển lãm các sản phẩm nông nghiệp của Thành phố. Trong đó, qua 03 lần tổ chức Hội chợ - Triển lãm giống nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh đã có 247 hợp đồng hợp tác được ký kết, với giá trị 86 tỷ đồng. Đến nay, đã có 173/247 (chiếm khoảng 70%) Hợp đồng đang triển khai thực hiện. - Hội nghị kết nối và tiêu thụ nông sản VietGAP đã ký kết 48 hợp đồng cho 21 đơn vị sản xuất với 11 chủng loại sản phẩm. Đến nay, đã có 45/48 hợp đồng đang triển khai thực hiện; - Tổ chức Hội nghị kết nối tiêu thụ các sản phẩm hoa lan với các chợ Hoa (Hồ Thị Kỷ và Đầm Sen), Hội nghị giới thiệu đưa các sản phẩm hoa lan vào các siêu thị,...đang xúc tiến đưa sản phẩm hoa lan vào hệ thống các siêu thị trên địa bàn TP.HCM. Bên cạnh đó, việc tổ chức cho các hộ sản xuất tham gia các Hội chợ - Triển lãm nông nghiệp công nghệ cao và công nghiệp thực phẩm, Hội chợ Nông sản xuất khẩu Việt Nam – Vietnam Farm Expo, Hội thi Trái ngon – An toàn Nam Bộ, Hội thi – Triển lãm Bò sữa, Hội nghị kết nối các nhà sản xuất với các doanh nghiệp xuất khẩu, họp giao ban định kỳ giữa các hợp tác xã và các siêu thị,...đã góp phần cho công tác xúc tiến thương mại tiêu thụ nông sản tại TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra, đầu năm 2015, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị “Sản xuất và cung ứng cây giống hoa lan nuôi cấy mô tại Thành phố Hồ Chí Minh” với 180 người tham dự là đại diện các cơ sở nuôi cấy mô thực vật, các Viện, Trường, Trung tâm nghiên cứu, các Sở, ban ngành, các Hợp tác xã, Tổ hợp tác sản xuất hoa lan và 60 nhà vườn trồng lan trên địa bàn Thành phố . Trên cơ sở vận động và phát triển ngành nông nghiệp trong những năm qua, đặt ra nhu cầu gắn kết giữa các chủ thể sản xuất và kinh doanh nông nghiệp ngày càng lớn. Ngành nông nghiệp thành phố đã và đang phải đối mặt với thực trạng củng cố và phát triển các quan hệ sản xuất có quy mô gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ có chọn lọc và trình độ tổ chức quản lý gắn với phương thức phân phối sản phẩm ngày càng cao, đã hình thành một số liên kết trong cung ứng đầu vào và tiêu thụ nông sản khá đa dạng như liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu đầu vào hoặc doanh nghiệp tiêu thụ với các hộ sản xuất hoặc Tổ hợp tác, Hợp tác xã, bên cạnh đó ngân hàng và nhà nước có vai trò như công cụ hỗ trợ (kỹ thuật, vốn, thông tin thị trường và xúc tiến thương mại cho sự phát triển các mối liên kết này, tạo nên một chuỗi liên kết bền vững thông qua các hợp đồng cung ứng và bao tiêu sản phẩm. Một số liên kết điển hình như Bò sữa , Rau , Bắp lai F1 , chăn nuôi heo VietGAP . Qua kết quả nghiên cứu điều tra cho thấy các hộ sản xuất nông nghiệp tham gia cung ứng nông sản cho thị trường thành phố chủ yếu qua các kênh phân phối như Hợp tác xã, Tổ hợp tác, Chợ đầu mối, Chợ bán lẻ, tư thương. Điển hình như chuỗi cung ứng tiêu thụ rau và hoa, cây kiểng, cụ thể như sau: + Rau: các Hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp chiếm 40,0% (chủ yếu là rau VietGAP); Chợ đầu mối 19,1%, Chợ bán lẻ: 10,4% và tư thương 30,5%. + Hoa, cây kiểng: Hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp: 35,9%; Chợ, shop hoa: 17,6%; tư thương 45,0% (bán ở các tỉnh) và trực tiếp người tiêu dùng: 1,5% (ngày lễ, tết, khách tham quan, khảo sát học tập). Về xây dựng chuỗi cung ứng và tiêu thụ sản phẩm an toàn: Giai đoạn 2013-2015, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố đã phối hợp với Sở Y tế, Sở Công Thương triển khai mô hình thí điểm quản lý thực phẩm theo “chuỗi thực phẩm an toàn”; đến nay đã cấp 96 Giấy chứng nhận cho trang trại, cơ sở sản xuất, sơ chế vào chuỗi cho 55 cơ sở thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và 11 tỉnh (Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tiền Giang, Long An, Lâm Đồng, Hậu Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Bạc Liêu) với tổng sản lượng 45.407 tấn/năm, 655.000 quả trứng/ngày và 4,4 triệu lít nước mắm/năm. Các sản phẩm được chứng nhận chuỗi sản phẩm an toàn cũng đã sử dụng logo chuỗi thực phẩm an toàn; các sản phẩm đạt chuỗi đã được phân phối tiêu thụ trong các điểm kinh doanh thực phẩm an toàn trên địa bàn thành phố. Cụ thể như sau: - Chuỗi sản phẩm rau, củ quả: Chi cục Bảo vệ thực vật phối hợp cùng Ban Quản lý Đề án chuỗi thực phẩm an toàn và Chi cục Bảo vệ thực vật 5 tỉnh tổ chức thẩm định cơ sở điều kiện tham gia “chuỗi thực phẩm rau, quả an toàn”. Đã khảo sát, thẩm định, kiểm tra xếp loại điều kiện đảm bảo ATTP; kết quả có 20 cơ sở đủ điều kiện (Thành phố Hồ Chí Minh: 6 cơ sở; Lâm Đồng: 11 cơ sở; Long An: 02 cơ sở; Tiền Giang: 01 cơ sở), với tổng sản lượng 20.914 tấn/năm. - Chuỗi sản phẩm thủy sản: Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản phối hợp với Ban Quản lý Đề án chuỗi thực phẩm an toàn của thành phố và Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản 15 tỉnh ký kết tổ chức khảo sát và thẩm định các cơ sở đủ điểu kiện tham gia chuỗi. Đến nay đã có 21 cơ sở tham gia chuỗi sản phẩm thuỷ sản an toàn, sản lượng thuỷ sản: 1.558 tấn/năm và nước mắm: 4,4 triệu lít/năm. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức triển khai đến các tổ chức, cá nhân có sản phẩm tham gia chuỗi thực phẩm an toàn, các điểm kinh doanh có kinh doanh các sản phẩm tham gia chuỗi, sản phẩm đã được chứng nhận VietGAP, sản phẩm sản xuất tại các cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm các tiêu chí về điều kiện để được cấp giấy xác nhận sản phẩm an toàn tại các điểm sản xuất, kinh doanh. Đến nay, Sở đã tổng hợp danh sách có 401 điểm kinh doanh đăng ký công bố điểm kinh doanh sản phẩm an toàn tại các hệ thống siêu thị Coop mart thuộc Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố, hệ thống siêu thị thuộc Tổng Cty Thương mại Sài Gòn TNHH Một thành viên, hệ thống cửa hàng trực thuộc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn, hệ thống cửa hàng thuộc Công ty TNHH Một thành viên Kỹ nghệ Súc Sản, hệ thống siêu thị BigC, Lotte , hệ thống cửa hàng, điểm kinh doanh thuộc Công ty TNHH An Hạ cơ sở kinh doanh riêng lẻ, Hợp Tác xã. Hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục phối hợp với Sở Y tế, Sở Công Thương xây dựng và triển khai mô hình quản lý thực phẩm theo “chuỗi thực phẩm an toàn” giai đoạn 2016-2020; đồng thời phối hợp với 21 tỉnh, thành phố tiếp tục triển khai Chương trình phối hợp phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn cho Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015-2020. Chuẩn bị trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt Đề án nâng cấp hệ thống thông tin thị trường nông sản giai đoạn 2016-2020. Đồng thời, tiếp tục tập trung thực hiện giải pháp về thị trường tiêu thụ thông qua tuyên truyền tập huấn sản xuất an toàn, tuyên truyền các chủ trương, chính sách, hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại tiêu thụ thủy sản như tổ chức hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm vào các kênh tiêu thụ./.

Bùi Duy Ninh


Số lượt người xem: 4209    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm