SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
9
9
7
5
1
Tin tức tổng hợp 10 Tháng Giêng 2017 8:00:00 SA

Kết quả thực hiện một số chương trình, kế hoạch trọng điểm của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2016

 

 

Chương trình xây dựng nông thôn mới

Thành phố có 54/56 xã và 3 huyện Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè đạt chuẩn nông thôn mới.

Từ khi triển khai chương trình đến nay, đã huy động 19.650 hộ dân hiến trên 2 triệu m2 đất, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội, giá trị khoảng 1.500 tỷ đồng. Tổng kinh phí thực hiện đến nay là 47.336 tỷ 378 triệu đồng. Trong đó vốn huy động từ cộng đồng 37.121 tỷ 857 triệu đồng (chiếm 77,3%).

Phong trào Thành phố chung sức xây dựng nông thôn mới, đã xóa 2.923 căn nhà tạm, dột nát tại 5 huyện (sửa chữa 682 căn, xây mới 2.241 căn); tổng kinh phí thực hiện xóa nhà tạm, dột nát và công tác an sinh xã hội (học bổng, hộ nghèo…) trên 98,7 tỷ đồng.

Với mục tiêu xây dựng nông thôn mới là góp phần nâng cao thu nhập khu vực nông thôn Thành phố, thực hiện tiêu chí thu nhập trong Chương trình xây dựng nông thôn mới. Nếu thu nhập bình quân khu vực nông thôn năm 2010 là 23,17 triệu đồng/người/năm (1,93 triệu đồng/người/tháng), đạt 66,6% so với thu nhập khu vực thành thị thì đến cuối năm 2014, thu nhập khu vực nông thôn là 39,72 triệu đồng/người/năm (3,31 triệu đồng/người/tháng), đạt 78,7% so với thu nhập khu vực thành thị.

Thành phố ban hành Bộ tiêu chí nông thôn mới, đề án nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới và Kế hoạch thực hiện phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020.

Công tác an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp

Công tác quản lý an toàn thực phẩm của Thành phố trong thời gian qua đã được ngành chủ động triển khai công tác thông tin tuyên truyền bằng hình thức phát thanh, áp phích, tờ rơi, đào tạo tập huấn, tăng cường kiểm tra phát hiện và xử lý kiên quyết các trường hợp vi phạm. Từ đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm, ý thức tự giác chấp hành của các tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm an toàn. Kết quả đã kéo giảm đáng kể tình trạng sử dụng chất cấm và kháng sinh trong chăn nuôi và thủy sản.

Hiện trên địa bàn Thành phố401 điểm kinh doanh đăng ký công bố điểm kinh doanh sản phẩm an toàn tại các hệ thống siêu thị Coop mart thuộc Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố, hệ thống siêu thị thuộc Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn TNHH Một thành viên, hệ thống cửa hàng trực thuộc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH Một thành viên, hệ thống cửa hàng thuộc Công ty TNHH Một thành viên Kỹ nghệ Súc Sản, hệ thống siêu thị Big C, Lotte, hệ thống cửa hàng, điểm kinh doanh thuộc Công ty TNHH An Hạ cơ sở kinh doanh riêng lẻ, hợp tác xã.

Chứng nhận sản xuất theo quy trình VietGAP:

Năm 2016, chứng nhận cho 88 tổ chức, cá nhân sản xuất rau, với tổng diện tích 70,38 ha diện tích canh tác, tương đương 490,92 ha diện tích gieo trồng; sản lượng đạt 10.862,19 tấn/năm. Tổng số tổ chức, cá nhân đã được chứng nhận VietGAP còn hạn 377 tổ chức, cá nhân, tương đương 322,60 ha diện tích canh tác, 1.388,23 ha diện tích gieo trồng, sản lượng đạt 30.319,90 tấn/năm. Lũy tiến đến nay, tổng số đơn vị sản xuất rau, quả đã được chứng nhận VietGAP là 885 tổ chức, cá nhân, với tổng diện tích 571,13 ha, tương đương 3.334,66 ha diện tích gieo trồng, sản lượng dự kiến 65.840,05 tấn/năm.

Trên heo, đã chứng nhận VietGAP cho 784 hộ; trong đó, tái chứng nhận 133 hộ và chứng nhận mới 01 hợp tác xã (Hợp tác xã Tiên Phong, 40 hộ), với tổng đàn là 68.263 con, chiếm 18,96% so tổng đàn heo Thành phố.

Chuỗi thực phẩm an toàn, đến nay đã cấp 98 giấy chứng nhận cho trang trại, cơ sở sản xuất, sơ chế vào chuỗi cho 47 cơ sở thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và 11 tỉnh, với tổng sản lượng 132.210 tấn/năm, 1.018.560 quả trứng/ngày và 4,4 triệu lít nước mắm/năm.

Sở đã chủ động phối hợp Sở Công thương thực hiện Đề án nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo thuộc Dự án mô hình Chợ thí điểm đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2016-2020. Đến nay có 21 cơ sở chăn nuôi (với số lượng cung ứng khoảng 10.000 con/ngày), 15 cơ sở giết mổ, 02 chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn, Bình Điền4 chợ truyền thống (Hòa Bình, Bến Thành, An Đông, Thái Bình) đăng ký tham gia. Xây dựng và triển khai mô hình thí điểm quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm rau tại Hợp tác xã rau Phước An và Hợp tác xã Phú Lộc.

Chương trình phát triển giống cây, giống con chất lượng cao

Năm 2016, các doanh nghiệp sản xuất cung ứng 10.000 tấn hạt giống rau các loại; 24 phòng cấy mô trên địa bàn Thành phố, sản xuất khoảng 16 triệu cây giống cấy mô các loại (chủ yếu là các giống lan).

Sản xuất và cung cấp khoảng 20.000 con giống bò sữa cho Thành phố và các tỉnh, doanh thu đạt 500 t đồng/năm và cung cấp 171 liều tinh bò sữa có nguồn gốc từ Mỹ, Hà Lan, Cannada, Newzeland, Israel và Việt Nam. Sản xuất và cung cấp ra thị trường trên 900.000 heo con giống các loại và gần 1.000.000 liều tinh heo giống cho ngành chăn nuôi heo Thành phố và nhiều tỉnh thành khác.

Toàn Thành phố 25 cơ sở sản xuất và thuần dưỡng giống thủy sản; 20 cơ sở sản xuất và thuần dưỡng giống tôm, với công suất 1,2 tỷ con giống/năm; 285 hộ và 280 cửa hàng kinh doanh, sản xuất cá cảnh.

Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô th

Năm 2016, đã phê duyệt 792 quyết định, 2.185 hộ được hỗ trợ lãi vay, vốn đầu tư 1.387 tỷ đồng, vốn vay 901 tỷ đồng.

Lũy kế từ khi triển khai chương trình đến nay, Thành phố đã phê duyệt phê duyệt 6.668 quyết định, với 20.757 lượt hộ vay, tổng vốn đầu tư 9.563,2 tỷ đồng, vốn vay 5.873,02 tỷ đồng.

Qua thực hiện chương trình cho thấy với 1 đồng vốn ngân sách hỗ trợ lãi vay (340.481 triệu đồng), sẽ huy động được 28 đồng vốn xã hội (9.563.294 triệu đồng), trong đó huy động từ ngân hàng là 17 đồng (5.873.029 triệu đồng), huy động trong dân là 11 đồng (3.690.265 triệu đồng).

Chương trình phát triển ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao

Khu Nông nghiệp Công nghệ cao, với diện tích 88,17 ha tại xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, trong đó có 56,53 ha dành cho kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư. Trung tâm Công nghệ sinh học Thành phố, với quy mô 23 ha, hoạt động các hạng mục với công nghệ hiện đại. Dự án trại trình diễn và thực nghiệm chăn nuôi bò sữa công nghệ cao, được hỗ trợ kỹ thuật do phía Israel hỗ trợ các thiết bị kỹ thuật, phần mềm quản lý, công nghệ mới trong chăn nuôi bò sữa của Israel.

Năm 2016, các doanh nghiệp tại Khu Nông nghiệp Công nghệ cao đã ứng dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến, sản xuất giống hoa, rau, các sản phẩm rau, quả có chất lượng cao, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, cũng như sản xuất các chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp. Cung cấp cho thị trường 2.641 tấn thành phẩm (dưa lưới, bầu, bí đao, dưa leo, thanh long); 903.000 bịch phôi nấm các loại, 44.500 túi meo giống nấm, 57 tấn nấm Linh Chi và nấm tươi, 170.000 cành lan Dendrobium và 61.379 chậu lan Dendrobium.

Trung tâm Công nghệ sinh học đã sưu tập nguồn gen hoa lan, hoa nền, kiểng lá và dược liệu, gồm 360 mẫu giống hoa lan các loại (lan rừng Việt Nam và lan ngoại nhập), 124 mẫu giống kiểng lá, 77 mẫu giống hoa nền, 100 mẫu giống dược liệu. Năm 2016, nhân giống và cung cấp thị trường 350.000 cây cấy mô các loại (chủ yếu là hoa lan).

Dự án trại thực nghiệm chăn nuôi bò sữa công nghệ cao Israel: Tổng đàn bò sữa hiện nay 230 con, tăng 11,7% so cùng kỳ. Trong đó, cái vắt sữa 91 con; sản lượng sữa bình quân đạt 24,4 kg/con/ngày, tăng so với các năm: Năm 2013 đạt 15,6 kg/con/ngày; năm 2014 đạt 22,15 kg/con/ngày; năm 2015 đạt 22,32 kg/con/ngày, năng suất sữa hiện cao hơn gấp 1,4 lần so với năng suất sữa bình quân đàn bò sữa Thành phố 16 kg/con/ngày.

Chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm nông nghiệp

Đến nay, đã thiết kế website cho 146 đơn vị; logo, bao bì cho 180 đơn vị ấn phẩm cho 150 đơn vị.

Định kỳ thứ 7 hàng tuần tổ chức Chợ phiên nông sản an toàn, tổ chức 15 phiên (bình quân mỗi phiên có 23 đơn vị tham gia là các HTX, doanh nghiệp; bình quân 25 gian hàng). Ngoài cung cấp hàng hóa đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP hoặc sản phẩm tham gia chuỗi tại chợ phiên, các đơn vị còn tiến hành ký kết các đơn đặt hàng tiêu thụ sản phẩm. Qua 15 phiên đã ghi nhận 46 đơn đặt hàng, hợp đồng cung ứng hàng hóa, đã có 25 đơn đặt hàng, hợp đồng được triển khai, với giá trị bình quân hàng tháng trên 3,5 tỷ đồng.

Tổ chức khu trưng bày và bán các sản phẩm sinh vật cảnh Thành phố trong Chợ hoa Tết Nguyên đán Bính thân – 2016, từ ngày 01/02 đến 12 giờ trưa ngày 7/02/2016 (nhằm ngày từ 23 đến trưa 29 tháng chạp) tại Công viên 23/9. Tổng giá trị sinh vật cảnh tham gia khu tiêu thụ ước đạt 56 tỷ đồng. Trong 7 ngày diễn ra, khu trưng bày tiếp đón gần 10.000 lượt khách tham quan (cao điểm nhất từ ngày 26 đến 28 tháng chạp).

Tổ chức “Hội thi Trái ngon - An toàn Nam bộ lần 8”, ngày 01/6/2016, tại Công viên Du lịch Văn hóa Suối Tiên (Quận 9). Hội thi có 09 chủng loại, 16 nhà vườn, với 569  mẫu dự thi, trong đó 557 mẫu dự thi trái ngon – an toàn, 12 mẫu dự thi củ - quả lạ, hiếm; đến từ 13 tỉnh, thành Nam bộ. Kết quả 72 giải trái ngon - an toàn, bao gồm: 04 giải nhất, 10 giải nhì, 19 giải ba, 39 giải khuyến khích và 04 giải củ - quả lạ, hiếm. Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh đạt 01 giải nhất (măng cụt), 03 giải khuyến khích (xoài ăn xanh, xài cát Hòa Lộc, bưởi đường An Phú Đông).

Tổ chức “Hội chợ - Triển lãm Xúc tiến đầu tư giống nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016”, từ ngày 23 đến ngày 27 tháng 6 năm 2016 tại Trung tâm Công nghệ sinh học (Quận 12), với quy mô 310 gian hàng của 130 đơn vị đến từ 12 tỉnh thành bao gồm các hoạt động: hội thi hoa lan, hội thi bonsai, triển lãm cá cảnh, triển lãm thành tựu nông nghiệp và hội nghị “Xúc tiến chuyển giao công nghệ và đầu tư Giống nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016”, tọa đàm “Giới thiệu một số giống cây trồng, vật nuôi mới phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp”. Trong 05 ngày diễn ra hội chợ, thu hút khoảng 15.000 lượt khách tham quan. Tổng giá trị sản phẩm trưng bày, giới thiệu tại hội chợ hơn 30 tỷ đồng, trong đó các đơn vị đã bán và giới thiệu các sản phẩm với tổng giá trị hơn 10 tỷ đồng. Ngoài ra trong hội chợ các đơn vị, doanh nghiệp đã ký kết được 95 hợp đồng, biên bản ghi nhớ với tổng trị giá hơn 35 tỷ đồng.

Tổ chức cho các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia “Hội chợ - Triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam, lần thứ V năm 2016”, từ ngày 27 tháng 7 đến ngày 02 tháng 8 năm 2016, tại Công viên Văn hóa Thanh Lễ, tỉnh Bình Dương; Hội chợ - Triển lãm Nông nghiệp Công nghệ cao và Công nghiệp thực phẩm năm 2016 – lần thứ V, từ ngày 10 tháng 11 đến ngày 14 tháng 11 năm 2016, tại Công viên Lê Văn Tám, Quận I; Hội chợ - Triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 16 – AgroViet 2016, từ ngày 11 tháng 11 đến ngày 15 tháng 11 năm 2016, tại Khu Hội chợ Triển lãm giao dịch kinh tế và thương mại, Thành phố Hà Nội; Chợ phiên nông sản lần V năm 2016, từ ngày 06 tháng 10 đến ngày 10 tháng 10 năm 2016, tại Công viên Làng hoa quận Gò Vấp...

 

 

Đ.K

 

Một số hình ảnh hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản an toàn

 

 

 

Một số hình ảnh hội chợ Agroviet 2016

 

 

 

 

Một số hình ảnh hội thi trái ngon an toàn Nam bộ 2016

 

 

 


Số lượt người xem: 3118    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm