SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
7
4
4
6
2
Tin tức tổng hợp 14 Tháng Chín 2017 8:35:00 SA

Phát triển kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp

 

 

 

Nhà máy sản xuất sữa tươi HTX bò sữa Tân Thông Hội

 

Sơ chế tổ yến của HTX Thuận Yến

Sau hơn 04 năm thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012 trong lĩnh vực nông nghiệp, Chỉ thị 16-CT/TU ngày 05/6/2013 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả khu vực kinh tế tập thể của thành phố đến năm 2020; xác định phát triển kinh tế tập thể phải gắn với tái cơ cấu kinh tế thành phố, gắn với thực hiện các chương trình đột phá, chương trình xây dựng nông thôn mới.

Lĩnh vực phát triển kinh tế tập thể nói chung và phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp trên địa bàn thành phố nói riêng, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Quyết định số 2868/QĐ-UBND ngày 12/6/2015, xác định mục tiêu đến năm 2020 cơ bản hình thành hệ thống các hợp tác xã, tổ hợp tác liên kết với các doanh nghiệp trong cung cấp dịch vụ đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nông dân trong các vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

Kết quả phát triển kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp.

Hiện thành phố có 229 tổ hợp tác nông nghiệp, với 4.265 tổ viên, bình quân 19 tổ viên/tổ hợp tác và 68 hợp tác xã đăng ký hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có 41 hợp tác xã đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, 06 hợp tác xã không còn hoạt động và 21 hợp tác xã đã ngưng hoạt động.

Liên minh Hợp tác xã Thành phố đã giúp các hợp tác xã chính sách cán bộ có trình độ đại học về làm việc tại hợp tác xã theo quy định thành phố, hỗ trợ 65 lượt hợp tác xã, với 110 lượt cán bộ (98 lượt cán bộ có trình độ trình độ đại học, 12 lượt cán bộ có trình độ cao đẳng), tổng kinh phí hỗ trợ khoảng 1,319 tỷ đồng (mức hỗ trợ cán bộ có trình độ đại học 1,2 triệu/người/tháng và cao đẳng 0,8 triệu/người/tháng). Kinh phí hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu cho 18/36 hợp tác nông nghiệp thành lập mới, với tổng kinh phí khoảng 1,159 tỷ đồng (theo Quyết định số 26/2015/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố).

Các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức 205 lớp tuyên truyền về kinh tế hợp tác cho các hộ nông dân, với 12.300 lượt người tham dự; hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật trong quá trình sản xuất, góp phần hỗ trợ hợp tác xã tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Thực hiện dán tem truy xuất nguồn gốc rau củ quả tại Hợp tác xã Phước An (huyện Bình Chánh), Hợp tác xã Phú Lộc (huyện Củ Chi). Bình quân hàng ngày 2 hợp tác xã cung ứng ra thị trường khoảng 8-10 tấn rau củ quả có dán tem truy xuất nguồn gốc, với 18 chủng loại của 168 hộ dân (xã viên). Giúp Hợp tác xã chăn nuôi bò sữa Tân Thông Hội vay 26,850 tỷ đồng để xây dựng nhà máy sản xuất sữa tươi mang thương hiệu Củ Chi, sản lượng bình quân khoảng 20 tấn sữa tươi/ngày (dự kiến cuối tháng 9 năm 2017 hợp tác xã ra mắt sản phẩm sữa tươi), Hợp tác xã rau an toàn Phú Lộc vay 280 triệu đồng để mở rộng sản xuất, hưởng hỗ trợ lãi vay theo chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị theo Quyết định số 04/2016/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố.

Khó khăn, thánh thức trong quá trình phát triển kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của hợp tác xã còn hạn chế (tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của 41 hợp tác xã chỉ đạt 36,6%), thiếu nhân lực có tâm huyết đối với hoạt động của hợp tác xã.

- Chưa thu hút doanh nghiệp đầu tư vào hợp tác xã để giúp hợp tác xã giải quyết vấn đề đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp của hợp tác xã. Chưa thu hút thành viên hợp tác xã tích cực đóng góp vào hoạt động của hợp tác xã, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dịch vụ phục vụ thành viên.

- Vốn hoạt động còn hạn chế (nếu không tính vốn điều lệ của HTX
Hà Quang 100 tỷ đồng, HTX Phương Đông Đồng Tiến 70 tỷ triệu đồng) thì vốn điều lệ của 39/41 hợp tác xã là 87,058 tỷ đồng, bình quân 01 hợp tác xã chỉ đạt 2,232 tỷ đồng.

- Chưa tiếp cận được vay vốn tín chấp theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Cơ sở hạ tầng, trụ sở (văn phòng làm việc, giao dịch, khu vực nhà xưởng, sơ chế, chế biến,...) của các hợp tác xã còn hạn chế.

- Đất sản xuất nông nghiệp tiếp tục giảm do quá trình đô thị hóa, một số hợp tác xã chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên chưa yên tâm
đầu tư mở rộng sản xuất.

Tiếp tục ban hành và thực hiện các chính sách phát triển kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Quỹ trợ vốn xã viên hợp tác xã (gọi tắt là Quỹ CCM) của Liên minh Hợp tác xã Thành phố, Qũy hỗ trợ nông dân của Hội Nông dân Thành phố.

- Hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu cho hợp tác nông nghiệp thành lập mới theo Quyết định số 26/2015/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố.

- Nghị quyết số 02/2017/NQ-HDND ngày 06/7/2017 của HĐNDTP về chính sách hỗ trợ cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng công tác tại các hợp tác xã nông nghiệp giai đoạn 2017 – 2020.

- Quyết định số 31/2017/QĐ-UBND ngày 31/7/2017 của UBNDTP quy định về hỗ trợ xây dựng công trình xử lý chất thải chăn nuôi giai đoạn 2017 – 2020.

- Thực hiện thí điểm 07 hợp tác xã điển hình, tiên tiến trong lĩnh vực nông nghiệp: Huyện Củ Chi (3 Hợp tác xã: Heo Tiên Phong, Phú Lộc, Tân Thông Hội), huyện Nhà Bè (Hợp tác xã Hiệp Thành), huyện Hóc Môn (Hợp tác xã Mai Hoa), huyện Cần Giờ (Hợp tác xã Thuận Yến) và huyện Bình Chánh (Hợp tác xã Phước An).

- Sửa đổi một số điều tại Quyết định số 04/2016/QĐ-UBND quy định chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị và Quyết định số 62/2016/QĐ-UBND quy định chính sách sản xuất nông nghiệp theo quy trình VietGAP.

Đặng Kiệt


Số lượt người xem: 2862    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm