SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
7
9
5
0
0
Tin tức tổng hợp 21 Tháng Chín 2017 2:10:00 CH

Phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp thành phố hồ chí minh

Một hướng đi bền vững cho nông nghiệp thành phố từ bài học kinh nghiệm phát triển của Quảng Ninh

   

Năm 2013, Quảng Ninh phê duyệt triển khai chương trình “Mỗi xã/phường một sản phẩm” (OCOP: One  Commune one Product) với mục tiêu: Phát triển các chức sản xuất kinh doanh sản phẩm có lợi thế địa phương; thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất”; tăng thu nhập cho nhân dân, giảm di cư từ nông thôn ra thành thị và bảo vệ môi trường, giữ ổn định chính trị xã hội. Triển khai chương trình, giai đoạn 2013-2016, từ tỉnh đến các địa phương đã chủ động thành lập Ban Điều hành OCOP, triển khai các dự án phát triển sản xuất, tổ chức hội thi đánh giá và phân hạng sản phẩm...Sau 3 năm, nhãn hiệu OCOP Quảng Ninh đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp bằng bảo hộ trong phạm vi quốc gia nhãn hiệu . Chương trình đã phát triển 180 tổ chức kinh tế (daonh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất) với 210 sản phẩm, nhóm sản phẩm với bao bì, nhãn mác, kiểu dáng chuyên nghiệp, xây dựng được 24 trung tâm, điểm bán hàng sản phẩm OCOP, hàng năm tổ chức thi thăng hạng sao cho các sản phẩm OCOP, tổ chức 02 hội chợ xúc tiến sản phẩm OCOP 02 lần/năm (tháng 5 và tháng 12), xúc tiến thương mại các sản phẩm tại hội chợ thương mại quốc tế và các tỉnh trong nước. Chương trình đã khẳng định một nét riêng có của Quảng Ninh, là hướng đi đúng đắn góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị giá trị sản xuất và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015.

Giai đoạn 2017-2020, tỉnh sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đưa chương trình trở thành chương trình phát triển kinh tế quan trọng của tỉnh; khai thác thế mạnh của nông nghiệp Quảng Ninh là thủy sản và lâm sản, dược liệu; quản lý nhãn hiệu OCOP thành thương hiệu uy tín trong cả nước và quốc tế. Với mục tiêu cụ thể là củng cố 60 tổ chức kinh tế sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP, phát triển thêm 20 tổ chức kinh tế (10 doanh nghiệp, 10 Hợp tác xã); củng cố 130 sản phẩm OCOP, phát triển thêm 120 sản phẩm.

Với những kết quả đã đạt được của chương trình OCOP, Chương trình OCOP đã khẳng định hướng đi đúng đắn của tỉnh trong việc phát triển sản xuất, nâng cao đời sống người dân, góp phần xây dựng nông thôn mới. Qua 03 năm triển khai thực hiện chương trình, tỉnh Quảng Ninh đã rút ra nhiều bài học bổ ích để chương trình OCOP có thể lan toả cho các tỉnh thành khác của cả nước và là mô hình điểm về sự thành công trong việc ứng dụng mô hình hiệu quả của nước ngoài (OVOP: của Nhật Bản và OTOP của Thái Lan và Đài loan).

Thành phố Hồ Chí Minh với vai trò là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học công nghệ của đất nước và khu vực Đông Nam Á (Nghị quyết 16-NQ/TW ngày 10 tháng 8 năm 2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố đến năm 2020), trong đó ngành nông nghiệp thành phố cũng phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị hiệu quả, bền vững theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học là trung tâm sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi…theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X. Thành phố dự kiến đến năm 2020 sẽ phấn đấu đạt 500.000 doanh nghiệp, trong đó ngành nông nghiệp thành phố phấn đấu đạt 1.500 doanh nghiệp. Thành phố trong 06 tháng đầu năm có 70 doanh nghiệp mới thành lập (tăng 19,6% so với cùng kỳ, luỹ kế đến nay thành phố đã có 820 doanh nghiệp nông nghiệp, phấn đấu hoàn thành mục tiêu năm 2017 đạt 900 doanh nghiệp. Để đạt được những kết quả như trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố, cùng các Sở, ban, ngành thành phố đã nỗ lực trong công tác tuyên truyền (tập huấn, đào tạo…), hỗ trợ phát triển doanh nghiệp (hỗ trợ tạo logo, webiste, truy xuất nguồn gốc, bao bì sản phẩm, xúc tiến tham gia các hội chợ, triển lãm, hỗ trợ xây dựng nhà sơ chế…), tổ chức các diễn đàn về khởi tạo doanh nghiệp nông nghiệp cho thanh niên nông thôn. Đến nay thành phố vẫn chưa phát triển thương hiệu sản phẩm cho các sản phẩm như tại tỉnh Quảng Ninh hay nói cách khác, thành phố có nhiều sản phẩm nông nghiệp (Yến, Cá dứa, Xoài, Hoa, cây kiểng, giống cây, giống con, đan lát, sản phẩm thủ công truyền thống, handmade…), địa điểm du lịch nổi tiếng (Củ Chi, Cần Giờ, Quận 9…) và nhiều doanh nghiệp đã có những sản phẩm tinh chế tham gia vào chuỗi thực phẩm của thành phố (chùm ngây, bánh tráng, yến, cá sấu…), bởi do sản phẩm nông nghiệp, địa điểm nông nghiệp chưa được phát triển đồng bộ thành một chương trình mang tính phát triển cộng đồng địa phương cụ thể mà hiện nay sự phát triển đó còn mang tính rời rạc, chắp ghép của nhiều chương trình, đề án với nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau của nhà nước, sự tham gia của các tổ hợp tác, hợp tác xã hiện nay chủ yếu mang tính sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông dân có thể sản xuất, chưa có sự định hướng phát triển cho sản phẩm mới, sản xuất nông nghiệp đã qua tinh chế, chế biến, do vậy giá trị mang lại cho sản phẩm nông nghiệp thành phố chưa cao. Do đó, để đạt được mục tiêu kế hoạch phát triển 1.500 doanh nghiệp nông nghiệp đến 2020, chuẩn bị cho phương án đẩy mạnh phát triển nông nghiệp đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất 6,5% theo chỉ đạo của Thành uỷ, Ủy ban nhân dân thành phố, góp phần vào sự thành công của xã nông thôn mới, trong thời gian tới thành phố cần thiết phải xây dựng một chương trình phát triển sản phẩm cụ thể như Quảng Ninh nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân, đảm bảo an ninh xã hội và tham gia tích cực chương trình xây dựng sản phẩm thương hiệu quốc gia của Chính phủ./.

Bùi Duy Ninh


Số lượt người xem: 2772    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm