SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
7
7
0
1
6
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 13 Tháng Hai 2019 1:50:00 CH

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại thành phố Hồ Chí Minh

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 về phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản xuất (OCOP) giai đoạn 2018 – 2020. Mục tiêu của chương trình: Tiêu chuẩn hóa ít nhất 50% số sản phẩm hiện có, tương ứng khoảng 2.400 sản phẩm; củng cố, hoàn thiện tổ chức sản xuất theo hướng liên kết giữa hộ sản xuất với hợp tác xã và doanh nghiệp. Củng cố, kiện toàn 100% doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia chương trình OCOP. Phát triển mới khoảng 500 doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã tham gia chương trình OCOP. Phát triển sản phẩm, dịch vụ theo 6 nhóm, bao gồm: Nông sản tươi sống và nông sản chế biến; Đồ ung có cồn; đồ uống không cồn; Các sản phẩm có thành phần từ cây dược liệu; Các sản phẩm làm từ bông, sợi; Các sản phẩm từ gỗ, sợi, mây tre, kim loại, gốm sứ, dệt may,... làm đồ lưu niệm, đồ gia dụng; Các sản phẩm dịch vụ phục vụ tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí, học tập, nghiên cứu,... Nguồn vốn thực hiện chương trình 45.000 tỷ, chủ yếu là nguồn xã hội hoá từ vốn của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tự huy động, vốn vay từ các tổ chức tín dụng, các quỹ đầu tư.

Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 385/QĐ-UBND ngày 28/01/2019 về phê duyệt đề án Chương trình mỗi xã một sản xuất (gọi tắt Chương trình OCOP) trên địa bàn vùng nông thôn thành phố đến năm 2020. Chương trình OCOP tập trung vào phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực đã được thành phố xác định và lựa chọn tại Quyết định 4545/QĐ-UBND ngày 15/10/2018, bao gồm: Rau, hoa cây kiểng, bò sữa, heo, tôm nước lợ và cá cảnh. 6 sản phẩm thuộc 6 làng nghề truyền thống tại Quyết định số 3891/QĐ-UBND ngày 17/7/2013, bao gồm: Làng nghề đan đát Thái Mỹ, làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đồng, làng nghề mành trúc Tân Thông Hội (huyện Củ Chi), làng nghề đan giỏ trạc Xuân Thới Sơn (huyện Hóc Môn), làng nghề se nhang Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh), làng nghề muối Lý Nhơn (huyện Cần Giờ). 3 sản phẩm ngành nghề nông thôn đặc trưng của huyện ngoại thành thành phố, bao gồm: Khô cá dứa Cần Giờ, khô cá sặc Củ Chi, tổ yến Cần Giờ và 1 sản phẩm nông nghiệp mang đậm nét vùng miền của huyện Cần Giờ (xoài cát Long Hòa).

Tình hình phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, làng nghể truyền thống và ngành nghề nông thôn.

Các sản phẩm nông nghiệp chủ lực (rau, hoa cây kiểng, bò sữa, heo, tôm nước lợ và cá cảnh) đều được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt từng chương trình trọng điểm để phát triển trong giai đoạn 2016 – 2020. Năm 2018, diện tích gieo trồng rau an toàn đạt 18.756 ha, tăng 8,6% so cùng kỳ; sản lượng đạt 526.106 tấn, tăng 8,8% so cùng kỳ. Diện tích hoa, cây kiểng đạt 2.395 ha, tăng 4,1% so cùng kỳ. Đàn bò sữa giảm còn 80.000 con nhưng sản lượng sữa bò tươi đạt 292.248 tấn, tăng 2,3% so cùng kỳ và đàn bò thịt đạt 44.300 con, tăng 9,1% so cùng kỳ. Đàn heo giảm còn 290.000 con nhưng thịt heo hơi đạt 94.500 tấn, tăng 3,2% so cùng kỳ. Cung cấp cho thị trường thành phố và các tỉnh lân cận trên 900.000 heo con giống và 1 triệu liều tinh heo giống, 20.000 con giống bò sữa. Có 557 cơ sở, hộ dân nuôi tôm nước lợ với diện tích nuôi 5.946 ha, sản lượng 15.900 tấn. Sản xuất cá cảnh đạt 182 triệu con, tăng 17,4% so cùng kỳxuất khẩu đạt 20,3 triệu con, kim ngạch xuất khẩu 22,4 triệu USD, tăng 11,5% so cùng kỳ.

6 làng nghề truyền thống, bao gồm: Làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông (huyện Củ Chi) có 10 doanh nghiệp, 55 cơ sở, 01 hợp tác xã làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông, 83 hộ tham gia sản xuất; làng nghề có 02 hình thức sản xuất là tráng bánh thủ công và tráng máy. Làng nghề đan đát Thái Mỹ (huyện Củ Chi) có 01 cở sở đan đát, 7 tổ hợp tác và 195 hộ tham gia sản xuất (trong đó 32 hộ là thành viên của 7 tổ hợp tác). Làng nghề mành trúc Tân Thông Hội (huyện Củ Chi) có 01 cơ sở sản xuất, kinh doanh mành trúc; 400 hộ gia công mành trúc. Làng nghề đan giỏ trạc Xuân Thới Sơn (huyện Hóc Môn) có 01 tổ ngành nghề, 55 hộ tham gia sản xuất (trong đó 33/55 hộ là thành viên của tổ ngành nghề). Làng nghề se nhang Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh) có 02 doanh nghiệp, 04 tổ hợp tác, 124 thành viên tham gia sản xuất. Làng nghề muối Lý Nhơn (huyện Cần Giờ) có 475 hộ tham gia sản xuất, năng suất muối bình quân đạt 75 tấn/ha/năm, tổng sản lượng đạt 43.800 tấn/năm; diện tích sản xuất muối của làng nghề 584 ha, trong đó 100% diện tích sản xuất theo phương pháp kết tinh trên nền ruộng trải bạt.

3 sản phẩm ngành nghề nông thôn đặc trưng của huyện ngoại thành thành phố: Khô cá Dứa Cần Giờ có 66 cơ sở chế biến thủy hải sản, với 240 lao động (Cần Thạnh 14 cơ sở, Long Hòa 47 cơ sở, Thạnh An 03 cơ sở, Tam Thôn Hiệp 01 cơ sở, Bình Khánh 01 cơ sở), trong đó có chế biến sản phẩm khô cá dứa một nắng (chiếm 20% sản lượng sản lượng chế biến). Khô cá sặc Củ Chi tập trung tại xã Phước Hiệp có 07 hộ tham gia, sản lượng khoảng 80 tấn/năm. Tổ yến Cần Giờ có 231 nhà (toàn thành phố 507 nhà), sản lượng khai thác bình quân đạt 5,4 tấn/năm (toàn thành phố đạt 9,5 tấn/năm) và sản phẩm xoài cát Long Hòa, huyện Cần Giờ với 535 hộ trồng, diện tích 235 ha, sản lượng bình quân đạt 1.500 tấn/năm.

Giải pháp thực hiện Chương trình OCOP.

Nông nghiệp thành phố hiện chỉ chiếm khoảng 0,7% trên tổng GRDP của thành phố nhưng có vai trò quan trọng khoảng 1,7 triệu người dân sinh sống tại 5 huyện ngoại thành. Sản xuất nông nghiệp tại thành phố chỉ đáp ứng được khoảng 15 – 20% nhu cầu thực phẩm của người dân, phần còn lại phải nhập từ các tỉnh hoặc nhập khẩu qua nhiều đường khác nhau. Với dân số ngày càng tăng, hiện nay đạt khoảng 9 triệu người (không tính tạm trú), nhu cầu tiêu dùng của người dân thành phố cũng ngày càng tăng, đặc biệt là nhu cầu về chất lượng sản phẩm sạch, an toàn, giá trị dinh dưỡng cao.

Do đó, việc thành phố ban hành đề án Chương trình OCOP trên địa bàn vùng nông thôn thành phố là cần thiết cho thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập đời sống cho người dân nông thôn, thực hiện hiệu quả tiêu chí “Sản xuất và hình thức tổ chức sản xuất” trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh để sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm ngành nghề nông thôn đặc trưng của địa phương, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng gia tăng giá trị. Xây dựng và phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực và ngành nghề nông thôn đặc trưng vùng nông thôn thành phố thành thương hiệu trên phạm vi cả nước và định hướng đến thị trường quốc tế.

Để có hướng đi thích hợp, thành phố ban hành các giải pháp thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP; trong đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong việc triển khai thực hiện chương trình. Ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; phát triển kinh tế tập thể và chính sách hỗ trợ về vốn, tín dụng, xúc tiến thương mại. Hỗ trợ cụ thể đối với các doanh nghiệp, cơ sở, hợp tác xã, hộ dân được lựa chọn tham gia chương trình đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, 6 sản phẩm thuộc 6 làng nghề truyền thống, 3 sản phẩm ngành nghề nông thôn đặc trưng của huyện ngoại thành thành phố và 1 sản phẩm nông nghiệp mang đậm nét vùng miền của huyện Cần Giờ (xoài cát Long Hòa).

Ủy ban nhân dân thành phố giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực triển khai Chương trình OCOP. Trong đó ưu tiên lựa chọn các hợp tác xã, hộ dân là thành viên hợp tác xã, doanh nghiệp có tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với hợp tác xã là đối tượng tham gia thực hiện chương trình./.

Đặng Kiệt

 


Số lượt người xem: 5549    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm