SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
6
0
4
6
6
TIN THỦY SẢN 02 Tháng Mười Hai 2009 7:15:00 CH

Quản lý và sử dụng đúng cách các hoá chất trong xí nghiệp chế biến thủy sản

Bài 2: Các nhóm hoá chất sử dụng trong XN CBTS (tiếp theo và hết)

III- Nhóm chất diệt côn trùng và động vật gây hại:

3.1/ Khái niệm:

          - Thuốc diệt côn trùng là một chất hoặc hỗn hợp của nhiều chất có tác dụng ngăn chặn, tiêu diệt hoặc làm giảm bớt số lượng loài gây hại;

          - Có công dụng tiêu diệt côn trùng và động vật gây hại trong môi trường chế biến thủy sản nhằm ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm vi sinh vật, tạp chất vào nguyên liệu hay sản phẩm thủy sản.

          - Các loại côn trùng và động vật gây hại cần tiêu diệt gồm: các loài bò sát, côn trùng, gặm nhắm.

3.2/ Tác hại của chất diệt côn trùng và ĐVGH:

          - Gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người như: ung thư, ngộ độc, tổn thương hệ hô hấp, hệ thần kinh… đặc biệt, dễ gây ảnh hưởng đối với người già, trẻ em và phụ nữ mang thai.

          - Gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước và làm tổn hại cho sinh vật thủy sinh (do các chất này có khả năng tồn lưu lâu, di chuyển xa theo gió hoặc theo không khí hay dòng nước…).

3.3/ Các yêu cầu khi sử dụng:

          - Phối hợp chặt chẽ với nhà sản xuất hay nhà nhập khẩu để có đầy đủ các thông tin về sản phẩm cần sử dụng.

          - Chất diệt côn trùng phải được bảo quản ở khu vực riêng biệt, kho chứa phải có khoá và phải cách ly xa khỏi xưởng chế biến.

          - Phải có kế hoạch sử dụng định kỳ; khi phát sinh sự xâm nhập của côn trùng hoặc ĐVGH, phải khảo sát thật kỹ rồi mới sử dụng và phải đúng quy trình và đúng liều lượng.

          - Không phun thuốc diệt côn trùng bên trong khu sơ chế và chế biến.

          - Có hồ sơ ghi chép về kế hoạch tiêu diệt côn trùng và có bộ phận phụ trách cụ thể (bộ phận này phải có kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm).

IV- Nhóm chất gas lạnh, dầu nhớt sử dụng trong thiết bị, máy móc:

4.1/ Công dụng và tác hại của gas lạnh, dầu nhớt trong XNCBTS:

   4.1.1- Công dụng:

   * Sử dụng để bôi trơn, làm tác nhân gây lạnh (làm đông đặc) hay làm nguội cho trang thiết bị, máy móc.

   *  nhiệm vụ vận hành cho các trang thiết bị, máy móc.

   4.1.2- Tác hại:

   * Nếu vô tình làm lây nhiễm sẽ ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh thực phẩm (gây ngộ độc cấp) và chất lượng sản phẩm (thay đổi mùi vị, cảm quan).

   * Là nhóm chất dễ gây cháy nổ, do đó cần đặc biệt lưu ý khi vận chuyể, bảo quản và khi sử dụng.

   * Dễ gây ngộ độc cho người thường xuyên tiếp xúc lâu ngày và hậu quả khi kết hợp với các tác nhân khác thường là ung thư.

4.2/ Các yêu cầu khi sử dụng:

   - Thường xuyên bảo trì các tủ cấp đông, các trang thiết bị máy lạnh, máy nén và các máy hút chân không.

   - Khi có sự cố phải tách riêng sản phẩm bị nhiễm gas, dầu máy trong quá trình sản xuất, sau đó xử lý tái chế nếu có thể, cuối cùng hủy bỏ khi không thể sử dụng được.

   - Phải đào tạo thật nghiêm túc các kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm cho đội ngũ chuyên trách sử dụng và vận hành thiết bị.

   - Không bảo quản bán thành phẩm, sản phẩm phụ bên cạnh các trang thiết bị có dùng gas lạnh hoặc dầu, nhớt trong xưởng sản xuất.

Các số liệu tham khảo kèm theo:

Bảng 1: Giới hạn tối đa của một số chất phụ gia đã có số hiệu quốc tế

                                                                                                          (mg/kg)

Tên phụ gia

Số hiệu

Tên thực phẩm

Tối đa

Benzoic acid

210

Thủy sản(cả sơ chế),nhuyễn thể,giáp xác

2000

Sodium benzoate

211

-nt-

2000

Potassium benzoate

212

-nt-

2000

Calcium benzoate

213

-nt-

2000

Citric acid

300

-nt-

GMP

Calcium citrates

333

-nt-

GMP

Sorbic acid

200

-nt-

2000

Natri metabisulfit

223

Thủy sản,sản phẩm TS hun khói, sấy, lên men, ướp muối và nhuyễn thể, giáp xác

450

Natri sulfit

222

-nt-

450

Kali sulfit

228

-nt-

450

Natri nitrat

251

-nt-

218

Ascorbic acid

300

TS, TS đông lạnh, nhuyễn thể, giáp xác

400

Calcium ascorbate

302

-nt-

400

Butylated hydroxyanisole

320

-nt-

1000

Butylated hydroxytoluene

321

-nt-

1000

 

Bảng 2: Ứng dụng của các chất khử trùng

Tên chất khử trùng

Ứng dụng

Chất khử trùng tính acid, iodophor, Chlorin paracetic acid

Ngăn chặn hình thành màng sinh học

QAC, axit-aquat, axit-anionic

Màng vi khuẩn cố định

Tẩy rửa tính axít, Chlorine, Iodophor

Hệ thống rửa CIP

Chorine, QAC

Nền bê tông; sương mù và không khí

Iodophor

Dung dịch khử trùng tay

Iodophor, QAC, Chlorhexadine

Khử trùng nhà vệ sinh

QAC

Kiểm soát mùi

Iodophor, QAC

Thùng nhựa; thiết bị chế biến (nhôm)

Chlorine

Thùng gỗ; bề mặt rổ

 

Tẩy rửa tính axít, axít-quat, Chlorine, Iodophor, Amphoteric

Thiết bị chế biến (thép không gỉ)

Iodophor,  QAC

Đai cao su; tường đá

Chlorine, QAC

Tường

Chlorine, Ozone, Chlorine dioxide

Xử lý nước

                                                                      

                                                                        Trịnh Biên

                                                                                    Phòng Thủy sản

(Nguồn: VASEP)


Số lượt người xem: 8783    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm