SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
7
1
0
6
9
Tin tức tổng hợp 10 Tháng Sáu 2019 8:45:00 SA

Kết quả sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2019

Trong 6 tháng đầu năm 2019, ngành nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp giai đoạn 2019 – 2025 theo hướng cơ cấu lại và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, tập trung vào phát triển sản xuất giống cây con chất lượng cao, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học kết hợp du lịch sinh thái góp phần nâng cao giá trị gia tăng, năng suất chất lượng và thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đẩy mạnh các hoạt động tổ chức sản xuất, sơ chế, chế biến, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường; tiếp tục tạo thuận lợi hơn nữa cho phát triển doanh nghiệp; đào tạo nghề cho khu vực nông thôn; phát huy vai trò trung tâm của hợp tác xã giúp sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định bền vững; thúc đẩy xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn ngoại thành.

Tập trung chuyển đổi mạnh đất trồng lúa, mía, muối hiệu quả thấp sang phát triển 06 loại cây trồng, vật nuôi là sản phẩm chủ lực ngành nông nghiệp của thành phố theo hướng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học gồm: rau, hoa cây kiểng, bò sữa (con giống, sữa), heo (con giống, thịt), tôm nước lợ, cá cảnh (sản phẩm có tiềm năng). Triển khai các cơ chế, chính sách phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tiếp cận được các cơ chế ưu đãi để vay vốn phát triển sản xuất. Triển khai thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới và tiến hành thẩm định các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại 56 xã của 5 huyện ngoại thành. Thực hiện 8 chỉ tiêu, nhiệm vụ của công tác cải cách hành chính, với chủ đề của năm “Năm đột phá cải cách hành chính và thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội”. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động cải cách hành chính. Phát huy sự sáng tạo, cải tiến trong cải cách hành chính để phục vụ người dân và doanh nghiệp. Phát triển khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin trong nông nghiệp góp phần thực hiện xây dựng thành phố trở thành đô thị thông minh.

Chủ động phối hợp Sở ngành, quận huyện và các đơn vị liên quan triển khai khẩn cấp các tình huống phòng chống bệnh dịch tả heo Châu Phi trên địa bàn thành phố theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố tại Quyết định số 122/QĐ-UBND ngày 09/01/2019 và Quyết định số 1534/QĐ-UBND ngày 20/4/2019. Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức nhiều buổi làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị liên quan, doanh nghiệp, hợp tác xã về công tác phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Đến cuối tháng 5 năm 2019, đã cấp phát 10.000 tờ bướm tuyên truyền phòng chống dịch và 4.000 tờ bướm hướng dẫn việc sử dụng thuốc tiêu độc khử trùng. Phối hợp Đài Tiếng nói nhân dân thành phố ghi âm bài tuyên truyền hướng dẫn phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi, chuyển cho các huyện ngoại thành phát thanh hướng dẫn người chăn nuôi các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Tổ chức 2 cuộc giao lưu trực tuyến về bệnh dịch tả lợn Châu Phi và an toàn thực phẩm, kiểm soát, ứng xử đúng bệnh dịch tả lợn Châu Phi tại Báo Sài gòn Giải phóng có sự tham dự của lãnh đạo Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở ngành, 13 cơ quan báo đài với 22 phóng viên và bạn đọc đã đặt 72 câu hỏi gửi đến các đơn vị, ban ngành tham gia họp báo trả lời, có trên 83.561 lượt người truy cập. Cấp phát 2.000 ủng nhựa cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và các hộ nuôi heo rừng lai, 4.000 bảng cảnh báo gắn trước cổng cho các hộ chăn nuôi, 10 tấn vôi bột cho hộ chăn nuôi có sử dụng thức ăn thu gom từ nhà hàng quán ăn và đang tiếp tục cấp phát thuốc sát trùng cho 1.854 hộ chăn nuôi heo có qui mô nhỏ (từ 20 con/hộ trở xuống). Phối hợp Ủy ban nhân dân quận, huyện và các đơn vị liên quan thành lập 5 chốt kiểm dịch tạm thời để giám sát nguồn heo và sản phẩm thịt heo vào thành phố. Hướng dẫn hộ dân thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho các trang trại, hộ chăn nuôi, cơ sở giết mổ, đặc biệt tập trung kiểm tra thực tế tại các hộ có nguy cơ cao dễ xảy ra dịch bệnh để hướng dẫn thực hiện các biện pháp an toàn sinh học.  

Giá trị sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt 9.930 tỷ đồng, tăng 5,96 % so với cùng; trong đó: Trồng trọt ước đạt 2.266 tỷ đồng, tăng 5,61% so cùng kỳ; chăn nuôi ước đạt 3.893 tỉ đồng, tăng 4,2% so cùng kỳ; thủy sản ước đạt 2.973 tỉ đồng, tăng 6,97% cùng kỳ; dịch vụ nông nghiệp ước đạt 720 tỉ đồng, tăng 14,74% so cùng kỳ.

Diện tích gieo trồng rau an toàn đạt 7.106 ha, tăng 9,5% so cùng kỳ; sản lượng đạt 199.323 tấn, tăng 9,7% so cùng kỳ. Diện tích hoa, cây kiểng đạt 2.265 ha, tăng 8,2% so cùng kỳ. Tổng đàn bò 129.500 con, tăng 1,2% cùng kỳ; trong đó, đàn bò sữa 62.983 con, giảm 4,1% so cùng kỳ, riêng cái vắt sữa 33.381 con, xấp xỉ so cùng kỳ. Sản lượng sữa bò tươi 100.343 tấn, tăng 1,3% so cùng kỳ. Tổng đàn heo 265.600 con, giảm 2,7% so cùng kỳ; trong đó, nái sinh sản 37.400 con, giảm 7,1% so cùng kỳ. Sản lượng thịt heo hơi 46.500 tấn, tăng 3,3% so cùng kỳ. Sản lượng nuôi chim yến lấy tổ 5.770 kg, tăng 24,9% so cùng kỳ. Tổng sản lượng thủy sản đạt 27.747 tấn, tăng 7% so cùng kỳ. Sản lượng cá cảnh đạt 109 triệu con, tăng 18,2% so cùng kỳ. Sản lượng cá cảnh xuất khẩu đạt 11,18 triệu con, tăng 5,7% so cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu cá cảnh đạt 13,44 triệu USD, tăng 5,1% so cùng kỳ.

 

Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trong 6 tháng các quận huyện đã phê duyệt 120 quyết định, tăng 122% so cùng kỳ (cùng kỳ 54 quyết định) với 322 lượt vay, tăng 168% so cùng kỳ (cùng kỳ 142 lượt vay)  tổng vốn đầu tư  364,133 t đồng, tăng 117% so cùng kỳ (cùng kỳ 167,923 t đồng) tổng vốn vay 196,985 t đồng tăng 80% so cùng kỳ (cùng kỳ 109,425 t đồng). Lũy tiến thực hiện từ năm 2011 đến nay, đã phê duyệt 8.185 quyết định, 24.153 hộ, doanh nghiệp, hợp tác xã được hỗ trợ lãi vay, tổng vốn đầu tư 12.896,965 t đồng, tổng vốn vay 7.749,628 t đồng. Từ số liệu tổng vốn đầu tư, vốn vay và kinh phí hỗ trợ lãi vay cho thấy với 1 đồng vốn ngân sách hỗ trợ lãi vay (668,605 t đồng), sẽ huy động được 19 đồng vốn xã hội (12.896,965 t đồng), trong đó huy động từ tổ chức tín dụng là 12 đồng (7.872,273 t đồng), huy động trong dân là 7 đồng 5.024,692 t đồng.

Chương trình xây dựng nông thôn mới, đến nay bình quân mỗi xã đạt 16,7 tiêu chí (tăng 1,3 tiêu chí so với cuối năm 2018 là 15,4 tiêu chí). Bình quân mỗi huyện đạt 5,8 tiêu chí (tăng 1,2 tiêu chí so với cuối năm 2018 là 4,6 tiêu chí/huyện).

Công tác quản lý an toàn thực phẩm tại vùng sản xuất đặc biệt quan tâm thực hiện theo Chương trình an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016 – 2020. Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất theo quy trình VietGAP, quản lý thực phẩm theo “chuỗi thực phẩm an toàn”, hỗ trợ các hộ dân, cơ sở áp dụng các quy phạm thực hành sản xuất tốt (GMP, HACCP) trong quá trình sản xuất. Đặc biệt tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, thực hiện xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Đến nay, đã chứng nhận VietGAP lĩnh vực trồng trọt là 1.240 tổ chức, cá nhân, với tổng diện tích canh tác1.438 ha, sản lượng đạt 147.710 tấn/năm. Tổ chức 75 kỳ chợ phiên nông sản an toàn tại 10 địa điểm, có 1.249 lượt đơn vị tham gia, với 1.320 gian hàng. Lũy tiến từ năm 2016 đến nay, đã tổ chức 375 kỳ chợ phiên, có 7.026 lượt đơn vị tham gia, với 7.890 gian hàng. Qua các kỳ chợ phiên các đơn vị đã kết nối tiêu thụ nông sản trên 200 hợp đồng, đơn đặt hàng với giá trị khoảng 22,5 tỷ đồng/tháng.  

Tổ chức Festival hoa lan năm 2019 với chủ đề “Sắc màu nhiệt đới”, từ ngày 27/4 đến ngày 01/5/2019 tại Công viên Tao Đàn, Quận 1; qua 5 ngày tổ chức Festival thu hút khoảng 90.000 lượt khách tham quan. Tổ chức Hội thi trái ngon an toàn Nam bộ tại Khu du lịch văn hóa Suối Tiên, Quận 9. Hội thi thu hút 460 nhà vườn, với 604 mẫu đến từ 15 tỉnh thành Nam bộ tham gia, có 9 chủng loại với 23 giống trái cây và sản phẩm rau củ quả lạ, hiếm tham gia dự thi. Kết quả hội thi, có 68 giải thưởng được trao cho các cá nhân, đơn vị, nhà vườn gồm: 2 giải nhất, 8 giải nhì, 23 giải ba, 32 giải khuyến khích và 3 giải khuyến khích củ quả lạ - hiếm.

Công tác cải cách hành chính luôn được sự quan tâm của Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính Sở chỉ đạo ban hành 22 văn bản chỉ đạo, điều hành thực hiện 8 chỉ tiêu công tác cải cách hành chính đã ký kết và 39 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Đặc biệt nâng cao vai trò của người đứng đầu tại các phòng ban, đơn vị trực thuộc trong công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện cải cách hành chính đã chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể triển khai thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Kết quả 6 tháng đầu năm 2019 tiếp nhận và giải quyết trước hạn, đúng han tại bộ phận “một cửa” là 15.569/15.569 hồ sơ của người dân, doanh nghiệp (đạt 100%). Trong đó, tiếp nhận và giải quyết 130/291 hồ sơ nộp trực tiếp và trực tuyến của 23 thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp (đạt 44,7%). 98,1% người dân, doanh nghiệp đánh giá hài lòng thông qua phiếu khảo sát tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả “một cửa”. Khi người dân, doanh nghiệp thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 của 23 thủ tục hành chính của ngành được hưởng thụ dịch vụ thuận lợi. Đặc biệt là triển khai thủ tục hành chính cấp, cấp lại giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá tại Trạm Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Cần Giờ, thị trấn Cần Thạnh (thuộc Chi cục Thủy sản) giúp ngư dân tiết kiệm chi phí cũng như thời gian thực hiện thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh./.

Đ.K

 


Số lượt người xem: 2595    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm