SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
7
3
1
7
3
Tin tức tổng hợp 06 Tháng Mười Hai 2021 4:30:00 CH

Kỷ niệm 45 năm ngày thành lập lực lượng Kiểm lâm Thành phố Hồ Chí Minh (06/12/1976 – 06/12/2021)

Sau ngày giải phóng miền Nam (30/4/1975) Thành phố Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh) vẫn là một trung tâm chế biến gỗ và buôn bán lâm sản lớn nhất cả nước.

Xuất phát từ yêu cầu bảo vệ và phát triển rừng của Thành phố và khu vực, theo đề nghị của UBND thành phố Hồ Chí Minh, Bộ trưởng bộ Lâm nghiệp ban hành quyết định số 866/TC ngày 6/12/1976 thành lập Chi cục Kiểm lâm nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 1994 được đổi tên là Chi cục Kiểm lâm Thành phố Hồ Chí Minh.

Được ra đời ở thành phố mang tên Bác Hồ kính yêu là một vinh dự lớn, đồng thời cũng là một trách nhiệm hết sức nặng nề của lực lượng Kiểm lâm Thành phố,

Để thực hiện nhiệm vụ được giao, với nhiều thuận lợi, song cũng có không ít khó khăn vất vả, cán bộ công chức Chi cục Kiểm lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã nhận rõ trách nhiệm của mình, đã đoàn kết giúp đỡ nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ. Là lực lượng nồng cốt trong việc khôi phục và phát triển rừng, bảo vệ rừng và hệ thống cây xanh phân tán của thành phố, góp phần nâng cao độ che phủ rừng của toàn thành phố từ dưới 4% trước năm 1975 lên đến 12,72% năm 1990, 15,60% năm 2005 và 15,90% năm 2020.

Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 35.740 ha rừng và đất lâm nghiệp, đặc biệt hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ được khôi phục sau chiến tranh với diện tích 34.813 ha, tháng 3 năm 2000 đã được MAB/UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển của thế giới. Ngoài ra rừng còn có ở Huyện Bình Chánh 827,66 ha là hệ sinh thái đất phèn, huyện Củ Chi là 99,16 ha là hệ sinh thái gò đồi cao.

Trong công tác kiểm tra, kiểm soát lâm sản, chỉ tính từ năm 2010 đến năm 2018, Chi cục đã phát hiện 938 vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp, tang vật tịch thu thu gồm: 921,48 m3 gỗ các loại; 9.009 cá thể và 14.738 kg động vật rừng; phương tiện tịch thu gồm: 11 chiếc Ghe xuồng, 15 xe ô tô, mô tô và hàng ngàn công cụ thủ công; Thu nộp ngân sách Nhà nước hơn 14,5 tỷ đồng. Từ cuối năm 2018, Luật Lâm nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp có hiệu lực thi hành. Cá nhân, doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về nguồn gốc, lưu thông lâm sản. Vì vậy nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát lâm sản được tổ chức thực hiện định kỳ và đột xuất theo quy định pháp luật.

Hiện nay, trên địa bàn Thành phố có 150 cơ sở, hộ, trại nuôi động vật hoang dã, với số lượng là 241 loài/ 228.551 con, như cá sấu, vượn, trăn, gấu, khỉ, rùa, công, trĩ, nhím, rắn, cầy vòi hương, dúi, heo rừng lai, bò sát, lưỡng cư,...; Từ năm 2010 đến nay, các doanh nghiệp đã xuất khẩu được hơn 140.389 con cá sấu, 62.139 tấm da, 47.600 kg thịt; 192.918 tấm da trăn các loại, 13.689 con trăn và hàng nghìn động vật hoang dã khác được phép gây nuôi xuất khẩu theo quy định của pháp luật qua các thị trường Đức, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung quốc,... và tiêu thụ nội địa hàng năm khoảng hơn 50.000 con cá sấu.

Hàng năm, Chi cục vận động tiếp nhận từ nhân dân và bàn giao của các cơ quan chức năng để thực hiện cứu hộ hơn 200 cá thể động vật hoang dã (đa số bị thương, mất bản năng tự nhiên,…), tỷ lệ cứu hộ thành công, tái thả về tự nhiên đạt trên 75%. Qua đó tạo được niềm tin trong nhân dân, lãnh đạo các cấp về công tác bảo tồn động vật hoang dã.

Ngoài nhiệm vụ chính trị trọng tâm là bảo vệ rừng, kiểm tra kiểm tra kiểm soát lâm sản, bảo vệ và phát triển động vật hoang dã, Hạt kiểm lâm Cần Giờ đã trồng 646 ha rừng tại các tiểu khu rừng phòng hộ Cần Giờ, vận động nhân dân hai xã Tam Thôn Hiệp và Lý Nhơn trồng gần 1.000 ha rừng. Đã hỗ trợ vốn cho 219 hộ dân 2 xã Bình Khánh và An Thới Đông trồng 300 ha dừa nước. Hạt Kiểm lâm Củ Chi trồng 121 ha rừng tại Bến Đình và Bến Dược.

Trong công tác xã hội, từ thiện: Chi cục đã tích cực tham gia phong trào đền ơn đáp nghĩa, xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, phong trào xoá đói giảm nghèo, ủng hộ đồng bào bị thiên tai lũ lụt, nạn nhân chất độc da cam, phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng.v.v…

Với những kết quả đã đạt, Chi cục đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý cho tập thể và cá nhân, cụ thể:

Cán bộ công chức Chi cục Kiểm lâm thành phố Hồ Chí Minh đã được Chủ tịch Nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba năm 1995, Huân chương Lao động hạng Nhì năm 1998, Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2003, Huân chương Độc lập hạng Ba năm 2011.

Nhiều tập thể, cá nhân được tặng thưởng Huân chương Lao động, Bằng khen của Thủ tướng chính phủ, của Bộ Nông nghiệp và PTNT, của UBND Thành Phố và Giấy khen của Cục Kiểm lâm, của Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT.

- Đảng bộ Chi cục và các Chi bộ trực thuộc được công nhận chi bộ trong sạch vững mạnh nhiều năm liền.

- Công đoàn của Chi cục luôn đạt danh hiệu công đoàn vững mạnh xuất sắc, được tặng cờ thi đua của công đoàn Khối Chính quyền Thành phố năm 2002, được Công đoàn Khối Chính quyền Thành phố chọn báo cáo điển hình toàn Thành phố năm 2004.

- Chi hội Cựu chiến binh và Chi đoàn Thanh niên Cộng sản được xếp loại xuất sắc nhiều năm.

Bên cạnh những thành tích trong sự nghiệp bảo vệ và Phát triển rừng của Thành phố, Chi cục Kiểm Lâm cũng đã có nhiều sự mất mát, hy sinh. Năm 1982 anh Ngô Xuân Thế hy sinh khi đang làm nhiệm vụ ở Cần Giờ, được công nhận là Liệt sĩ; Năm 2000 được truy phong “Anh hùng lao độn thời kỳ đổi mới”; 09 công chức đã từ trần khi đang công tác do bệnh tật phát sinh từ điều kiện khắc nghiệt trong những ngày đầu công tác Cần Giờ; nhiều công chức hiện vẫn đang chịu ảnh hưởng của bệnh sốt rét .v.v.

 

 

 

 

  

 


Số lượt người xem: 20040    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm