SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
7
5
5
7
6
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 31 Tháng Bảy 2008 11:15:00 SA

Đã đến lúc cần trả ơn cho nông dân.

Trả ơn cho nông dân không phải bằng hàng hóa mà trả ơn cho nông dân bằng các chủ trương chính sách để khuyến khích họ tạo ra một động lực mới để thúc đẩy nông dân vượt lên sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội. Về việc này, lãnh đạo thành phố đã có thực hiện trong thời gian gần đây, đó là việc tạo điều kiện cho nông dân chuyển đổi cây trồng,... (Trích bài phát biểu của đồng chí Dương Văn Nhân, Đại biểu Hội đồng nhân dân thành phốHồ Chí Minh tại kỳ họp thứ 13 của Hội đồng nhân dân thành phố khóa VII)

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền thành phố, thành phố chúng ta đã đạt được vượt bậc các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh. Kết quả đó đã làm cho bộ mặt thành phố thay đổi rõ nét, chất lượng cuộc sống của đa số nhân dân được nâng lên không ngừng, làm tiền đề và mục tiêu cho thành phố đi lên thành phố công nghiệp trong những năm tới.

          Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển ấy, thành phố cũng còn một bộ phận nhân dân đã và đang khó khăn, chịu thiệt thòi rất lớn do quy hoạch kéo dài, quy hoạch chưa rõ ràng, giá cả đền bù chưa hợp lý, bị ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường sản xuất do chất thải đô thị, chất thải công nghiệp, ngày càng trầm trọng chưa có dấu hiệu giảm dần, bộ phận nhân dân với hơn nửa triệu người đó chính là nông dân  của thành phố chúng ta.

          Đa số công chức của thành phố trước đây đều xuất thân từ nông dân, chính nông dân là lực lượng đông đảo nhất theo Đảng làm cách mạng, là lực lượng phải chịu nhiều mất mát hy sinh về tinh thần, vật chất trong chiến tranh, họ phải bám đất giữ làng và góp phần đóng góp nuôi dấu cán bộ để giữ ruộng vườn, mảnh đất của ông cha để lại, họ sẵn sàng hy sinh mạng sống của bản thân và gia đình trước đế quốc thực dân xâm lược.

          Chiến tranh kết thúc, nghe theo chủ trương của Đảng, chính nông dân là lực lượng nòng cốt chứ không ai khác đã biến vành đai trắng, vành đai bom mìn, chất độc của đế quốc xâm lược thành vành đai xanh, vành đai lương thực, thực phẩm thành phố, tạo nên bầu không khí trong lành cho nhân dân thành phố. Và ngày nay, trong quá trình phát triển cuả thành phố, nhiều khu công nghiệp, khu công nghệ, khu chế xuất, khu dân cư mới được hình thành và nông dân lại phải hy sinh giao lại mảnh đất nông nghiệp kể cả nhà cửa, ruộng vườn bao đời của ông cha mình để làm tư liệu phát triển kinh tế thành phố và họ được nhận lại giá đền bù quá thấp chưa tương xứng (nếu so sánh họ bán miếng đất đó cho thị trường tự do hoặc giá do định giá phát mãi tài sản).

          Với những hy sinh đóng góp của nông dân để góp phần cho thành phố phát triển, có thể nói rằng các đóng góp của họ là “lớn lắm, lớn lắm”.

          Nhưng còn cuộc sống của nông dân thành phố hiện nay so với các tầng lớp khác có thể nói rằng họ còn rất nhiều khó khăn, khổ cực sản xuất với quy mô nhỏ tự phát, sản xuất cũng không an tâm, do tình trạng quy hoạch kéo dài không ổn định, môi trường thì ô nhiễm, đồng vốn lại rất hạn chế, không dám đầu tư lớn để sản xuất, một phần muốn đầu tư cũng không có vốn, hệ quả hiện nay đồng ruộng bị hoang hóa rất nhiều. So với trước đây, thu nhập giữa nông dân nông thôn và thành phố ngày càng giãn ra nhiều lần làm cho cuộc sống họ ngày càng khó khăn hơn, 

Trình độ học vấn hạn chế, điều kiện hưởng thụ về vật chất và tinh thần kém nhất.

          Thành phố chúng ta đang bước vào giai đoạn quá độ để phát triển đi lên thành phố công nghiệp trong những năm tới, ta không thể không quan tâm để phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp, phát triển nông nghiệp đô thị.

          Ai cũng thấy tác hại của một thành phố nếu không có mảng xanh nông nghiệp thì hậu quả sẽ rất lớn và nếu đồng ruộng bị hoang hóa ngày càng nhiều là có phần trách nhiệm của chúng ta. Nhìn lại thành quả phát triển kinh tế hôm nay và định hướng cho những năm tiếp theo, đã đến lúc chúng ta cần phải trả ơn cho người dân một cách xứng đáng, vừa là nghĩa vụ, vừa là trách nhiệm với nông dân. Trả ơn cho nông dân không phải bằng hàng hóa mà trả ơn cho nông dân bằng các chủ trương chính sách để khuyến khích họ tạo ra một động lực mới để thúc đẩy nông dân vượt lên sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội. Về việc này, lãnh đạo thành phố đã có thực hiện trong thời gian gần đây, đó là việc tạo điều kiện cho nông dân chuyển đổi cây trồng, hỗ trợ cho Hội Nông dân thành phố mượn 70 tỷ để cho nông dân vay không lấy lãi. Việc làm này đã kích thích động lực cho nông dân trong thời gian gần đây nhưng với mức bình quân mỗi hộ nông dân được vay gần 300 ngàn đồng / 1 hộ thì chẳng có thấm vào đâu so với nhu cầu vốn của nông dân từ 10 – 15 triệu đồng / 1 hộ để được tạm sản xuất.

          Bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới nhằm giữ vững và phát huy thế mạnh nông nghiệp, kiến nghị với lãnh đạo thành phố sớm giải quyết các vấn đề khó khăn bức xúc của nông dân như sau:

1.       Thành phố nên xem việc quy hoạch đất sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp lâu dài của thành phố như là một nhiệm vụ trước mắt và cấp bách cần sớm thực hiện để nông dân yên tâm đầu tư sản xuất. Tránh tình trạng chung chung, nay thì qui khu này, mai thì hoạch khu khác, chưa có định hướng đất nông nghiệp trong đô thị coi như qui hoạch trong thành phố chưa đầy đủ.

2.       Thành phố nên xử lý nghiêm, xử lý nặng các tổ chức và cá nhân sản xuất gây nên ô nhiễm môi trường có tính hủy diệt, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp dọc kênh Đông, kênh Ba Bò, kênh Thầy Cai, kênh Tham Lương và một số kênh rạch trong thành phố. Tình trạng ô nhiễm nặng kể trên đều xoay quanh các khu công nghiệp, khu chế xuất không có phương án xử lý nước thải. Chính ô nhiễm đã làm nông dân không dám đầu tư, chính ô nhiễm đã làm tăng hệ quả là diện tích đất nông nghiệp bỏ hoang ngày càng nhiều, rộng khắp đâu đâu cũng thấy.

3.       Sản phẩm nông dân sản xuất mang tính nhỏ lẻ tự phát, tiêu thụ bấp bênh không ai dám đầu tư sản xuất lớn do thiếu nơi tiêu thụ ổn định, cần phải giúp nông dân xây dựng các cụm thương hiệu như rau sạch ấp Đình, Củ Chi, rau sạch Tân Quý, Bình Chánh, Xuân Thới Thượng, v.v… sản xuất cây con giống chất lượng cao thì mới mong nông nghiệp có chỗ đứng.

4.       Sớm tạo điều kiện để thực hiện xây dựng Trung tâm Hỗ trợ Nông dân thành phố để nông dân có chỗ dựa có điều kiện quảng bá sản xuất, quảng bá sản phẩm của nông dân, việc này đã được Ủy ban nhân dân thành phố duyệt từ năm 2007.

5.       Để nông dân đầu tư sản xuất, một yếu tố không kém phần quan trọng đó là hỗ trợ vốn sản xuất. Ngoài việc đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, thành phố cần dành nguồn vốn từ 350 đến 500 tỷ đồng, giai đoạn từ nay đến năm 2015 giao cho Hội Nông dân thành phố để giúp cho nông dân vay vốn không lấy lãi và chỉ có Hội Nông dân mới đủ điều kiện, biết tương đối chính xác ai cần vay vốn sản xuất.

    Truyền thống đoàn kết quý báu của dân tộc “uống nước nhớ nguồn, ăn trái nhớ người trồng cây”. Thành phố ta phát triển như hôm nay là cũng có sự góp sức một phần của nông dân thành phố. Do đó, trong thời gian tới, chúng ta cần đầu tư để giúp nông dân cùng tiến lên hòa nhập chung với sự phát triển của thành phố; đồng thời, giúp nông dân có điều kiện an tâm đầu tư sản xuất không để đồng ruộng hoang hóa như hiện nay.

 

                                                                       Dương Văn Nhân

                                         Ủy viên Thường vụ Hội Nông dân thành phố

                                                 Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ nông dân

 
()

Số lượt người xem: 4465    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm