SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
7
2
8
3
3
Thông tin trên báo 17 Tháng Tám 2022 2:50:00 CH

Diễn đàn cấp cao thường niên về một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người (MSK) giai đoạn 2021 - 2025

 

Sáng ngày 16 tháng 8 năm 2022, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến chủ trì Diễn đàn cấp cao thường niên về một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người, giai đoạn 2021 - 2025.

Tham dự Diễn đàn có khoảng 150 đại biểu từ 90 cơ quan trong nước và quốc tế, trong đó, có sự tham gia của đầy đủ 32 đối tác ký kết bao gồm 03 bộ (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường) và 29 đối tác phát triển quốc tế và trong nước, hơn 20 tỉnh thành trong cả nước và hàng trăm đầu cầu tham dự trực tuyến.

Khung đối tác một sức khỏe giai đoạn 2021 - 2025 được ký kết ngày 23 tháng 3 năm 2022. Đến nay, có 32 đối tác thành viên chính thức. Kế hoạch tổng thể quốc gia một sức khỏe về phòng chống bệnh dịch từ động vật sang người do EU-Việt Nam hỗ trợ được 03 bộ phê duyệt ngày 21 tháng 3 năm 2022. Từ khi ký kết đến nay, có trên 50 chương trình, dự án đang được chuẩn bị và triển khai nhằm nỗ lực hỗ trợ triển khai kế hoạch. Cả 03 bộ đánh giá rất cao sự hợp tác và đồng hành của các đối tác phát triển trong nước và quốc tế cho Khung đối tác một sức khỏe.

Diễn đàn đã nêu bật những chủ trương, ưu tiên cấp bách của Chính phủ, ngành y tế, môi trường và nông nghiệp liên quan tới một sức khỏe; tạo cơ hội cho các bên liên quan kiến nghị, bày tỏ nguyện vọng, xác định các khó khăn, vướng mắc cần có sự can thiệp của chính sách nhằm đưa ra những giải pháp phù hợp. Đồng thời cũng là cơ hội để kết nối các cơ quan chính phủ với các đối tác quốc tế và các tổ chức dân sự, xã hội, phi chính phủ, tư nhân và đặc biệt là có sự tham gia và đóng góp ý kiến của các tỉnh thành.

Theo đó, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nhấn mạnh các lĩnh vực được Đảng, Chính phủ, các cấp và các đối tác quan tâm bao gồm: giảm thiểu nguy cơ làm phát sinh và lan truyền tác nhân gây bệnh trong mối tương tác con người- động vật- hệ sinh thái; tăng cường quản lý an toàn thực phẩm, quản lý, giám sát và ngăn chặn kháng kháng sinh; phục hồi , tái thiết và kiểm soát rủi ro dịch bệnh mới nổi và tái nổi gây ra; kiểm soát tác nhân môi trường có khả năng ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, động vật và thực vật.

Bộ Y tế - cơ quan đồng chủ trì Khung đối tác một sức khỏe cho rằng hầu hết các quốc gia đều áp dụng phương pháp tiếp cận toàn bộ xã hội để kiểm soát dịch bởi vì dịch ảnh hưởng đến mọi mặt của xã hội cũng như cuộc sống người dân nên một mình ngành y tế không thể kiểm soát được dịch. Đây chính là phương pháp tiếp cận một sức khỏe mà Việt Nam cũng đá áp dụng thành công để kiểm soát dịch cúm gia cầm độc lực cao A(H5N1), SARS, đại dịch cúm H1N1 trong những năm đầu thế kỷ 21.

03 bộ đồng chủ trì đều khẳng định: Khung đối tác một sức khỏe giai đoạn 2021 - 2025 được quản lý theo phương pháp có sự tham gia, chủ thể chính là các đối tác quốc tế, trong nước, các tổ chức dân sự, xã, hội, tư nhân, Tổ chức phi chính phủ (NGO) phối hợp với các cơ quan chính phủ của Việt Nam, dưới sự điều phối, kết nối mạng của Văn phòng Điều phối một sức khỏe để Khung đối tác được thực hiện thuận lợi, phù hợp với nhu cầu và tình hình thế giới và Việt Nam về hợp tác một sức khoẻ; coi nhiệm vụ điều phối một sức khỏe là nhiệm vụ thường xuyên của 03 bộ; sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu, học hỏi và hỗ trợ tốt nhất cho các hoạt động một sức khỏe. Khẳng định sử dụng phương pháp tiếp cận một sức khoẻ và quản lý Khung đối tác một sức khỏe theo cách thức có sự tham gia (participatory management).

Về phía các đối tác phát triển, Bà Kristina Buende, trưởng Bộ phận hợp tác của EU tại Việt Nam; Ngài Micheal Olery, USAID tại Việt Nam, đại diện của WB.v.v. và các đại diện cấp cao của các tổ chức quốc tế như WHO, các cơ quan phi chính phủ: WCS, WWF, các đối tác tư nhân.v.v. đều cam kết cao đồng hành và hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong việc phòng chống bệnh dịch từ động vật sang người sử dụng phương pháp tiếp cận một sức khỏe, thực hiện các nhiệm vụ và mục tiêu trong kế hoạch tổng thể quốc gia về một sức khỏe giai đoạn 2021 - 2025.

Hội nghị tái khẳng định cam kết tăng cường hợp tác trong lĩnh vực phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người và tăng cường vai trò đầu mối, chủ trì của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với Khung đối tác một sức khỏe về phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người, nhấn mạnh vai trò đầu mối của Văn phòng Điều phối một sức khỏe trong việc điều phối đối tác và các bên liên quan, hỗ trợ, kiến nghị các giải pháp nhằm tháo gỡ những vướng mắc liên quan tới việc chuẩn bị, triển khai các hoạt động, chương trình một sức khỏe nhằm thực hiện tốt chức năng, mục tiêu của Khung đối tác một cách hiệu quả.

Trong thời gian tới, các bên đều mong muốn thúc đẩy toàn diện các lĩnh vực thuộc một sức khỏe trong mối tương tác giữa con người, thực vật, động vật và hệ môi trường sinh thái, đặc biệt, coi trọng cả sức khỏe thực vật (plant health) trong nội dung Khung đối tác để đảm bảo tính toàn diện. Hội nghị bày tỏ quan tâm và đề xuất các nội dung về cập nhật, điều chỉnh nhằm giải quyết những hạn chế và tồn tại của các quy định hiện hành liên quan tới dịch bệnh lây lan từ động vật sang người, đặc biệt là dịch bệnh từ chuỗi cung ứng động vật hoang dã nhằm đảm bảo sự tham gia đa ngành và thống nhất của các bên liên quan.

Với sự tham gia tích cực của trên 90 cơ quan, ban ngành của Chính phủ Việt Nam và các đối tác phát triển quốc tế và trong nước, 21 tỉnh thành tham dự trực tuyến, hàng trăm điểm cầu khác ở quốc tế; trên tinh thần hợp tác, xây dựng, sự chuẩn bị chu đáo của cơ quan chủ trì đối tác (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cùng với sự thống nhất, phối hợp tích cực của 02 bộ đồng chủ trì là Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường và sự đồng hành và hỗ trợ tích cực của Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã (WCS), diễn đàn đã diễn ra trong không khí đóng góp, cởi mở và thành công tốt đẹp.

Theo Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ Nông nghiệp và PTNT


Số lượt người xem: 3548    
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm