SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
7
7
2
4
1
Chương trình - báo cáo 15 Tháng Sáu 2018 9:00:00 SA

Kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính 6 tháng đầu năm 2018

I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH

- Sở đã ban hành Kế hoạch số 3413/KH-SNN ngày 27 tháng 12 năm 2017 về thực hiện công tác cải cách hành chính năm 2018.

- Tại cuộc họp giao ban Ban Giám đốc Sở (hàng tháng) đều phổ biến, đánh giá kết quả triển khai thực hiện các văn bản của Trung ương, Thành phố về công tác cải cách hành chính. Đồng thời Sở đã tổ chức 3 hội nghị: triển khai công tác cải cách hành chính năm 2018, sơ kết công tác cải cách hành chính quý 1 năm 2018, sơ kết công tác cải cách hành chính 6 tháng đầu năm 2018.

- Website của Sở và các đơn vị trực thuộc đều có chuyên mục riêng về “cải cách hành chính”, hàng tháng cung cấp thông tin liên quan đến công tác cải cách hành chính.

- 03 Chi cục (Chăn nuôi và Thú y, Trồng trọt và BVTV, Thủy sản) đã tuyên tuyền bằng tờ bướm, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp thực hiện 10 thủ tục hành chính trên dịch vụ công trực tuyến mức độ 3.

Ngoài ra, tại các cuộc hội thảo, tập huấn chuyên ngành, các đơn vị trực thuộc đã tổ chức tuyên tuyền, phát tờ bướm với nội dung về thủ tục hành chính, văn bản quy phạm pháp luật (cơ chế - chính sách) của ngành cho người dân, doanh nghiệp tham gia.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN   

1. Cải cách thể chế

- Sở ban hành Kế hoạch số 56/KH-SNN ngày 08 tháng 01 năm 2018 về công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật năm 2018.

- Từ đầu năm đến nay, xây dựng, trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành 6 văn bản của ngành, trong đó có 1 văn bản quy phạm pháp luật: Quyết định số 04/2018/QĐ-UBND ngày 12/02/2018 về điều chỉnh, sửa đổi Quyết định số 15/2013/QĐ-UBND ngày 17/4/ 2013 Quy định cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng, quản lý nguồn vốn đầu tư tại các xã thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013 – 2020.

- Hiện đang hoàn chỉnh để trình Ủy ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố trong tháng 6 năm 2018 về các cơ chế, chính sách của ngành: định mức mô hình khuyến nông khuyến ngư ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và thủy sản theo quy trình VietGAP, hỗ trợ xây dựng công trình xử lý chất thải trong chăn nuôi.

- Sở đã ban hành Kế hoạch số 69/KH-SNN ngày 09/01/2018 về công tác theo dõi thi hành pháp luật năm 2018.

2. Cải cách thủ tục hành chính

- Sở ban hành Kế hoạch số 13/KH-SNN ngày 02 tháng 01 năm 2018 về công tác kiểm soát thủ tục hành chính năm 2018.

- Đến nay, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành quyết định công bố 76/120 thủ tục hành chính (21 thủ tục lĩnh vực thủy sản, 8 thủ tục lĩnh vực thủy lợi, 24 thủ tục lĩnh vực lâm nghiệp, 18 thủ tục lĩnh vực thú y và 5 thủ tục thuộc lĩnh vực bảo vệ thực vật). 120 thủ tục hành chính hiện đang rà soát danh mục, công bố theo quy định tại Thông tư số 02/2017/TT-VPCP của Văn phòng Chính phủ.

- Tại bộ phận tiếp nhận trả kết quả “một cửa”, website,… của Sở và các đơn vị trực thuộc đều niêm yết, công khai 120 bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở.

- Kết quả tiếp nhận và giải quyết trả kết quả đúng hẹn, trước hẹn tại bộ phận tiếp nhận trả kết quả “một cửa” của Cơ quan Văn phòng Sở và 06 chi cục trực thuộc trong 6 tháng đầu năm 2018 là: 16.519 hồ sơ của người dân, doanh nghiệp.

- Cơ quan Văn phòng Sở và 6 chi cục trực thuộc hiện đang tiếp tục phối hợp Bưu điện thành phố triển khai cung cấp dịch vụ “phát trả kết quả hồ sơ hành chính tận nhà” cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố và ngoài tỉnh khi đến liên hệ công việc.

3. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước

- Sở kiện toàn tổ chức bộ máy theo Quyết định số 38/2016/QĐ-UBND ngày 27 tháng 9 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố từ 08 phòng xuống còn 06 phòng ban chuyên môn và 16 đơn vị trực thuộc (06 chi cục chuyên ngành, 01 văn phòng điều phối, 04 Trung tâm, 01 Trường Trung cấp Kỹ thuật Nông nghiệp; 02 Ban Quản lý và 02 Công ty). Tổng số công chức, viên chức hiện có là 1.359 người (263 công chức, 1.096 viên chức).

- Số lượng đơn vị thực hiện cơ chế một cửa để giải quyết thủ tục hành chính cho các tổ chức, cá nhân là 07 đơn vị.

- Cơ quan Văn phòng Sở và 6 chi cục đều bố trí từ 1 đến 2 công chức, viên chức tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, để giải quyết nhanh chóng các thủ tục hành chính cho các tổ chức, cá nhân.

- Toàn Sở có 12 công chức, viên chức làm việc tại bộ phận một cửa của Cơ quan Văn phòng Sở và 6 chi cục trực thuộc, trình độ chuyên môn 4 trung cấp, 1 cao đẳng và 7 đại học. Tổng diện tích phòng tiếp nhận và trả kết quả khoảng 100 m2/11 phòng (bình quân mỗi bộ phận một cửa khoảng 9 m2).

- Sáng thứ 7 hàng tuần và các ngày lễ, ngày nghỉ, Cơ quan Văn phòng Sở và 4 chi cục (Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Trồng trọt và BVTV, Chi cục

Thủy sản, Chi cục Kiểm lâm) đều bố trí công chức, viên chức trực để xử lý công việc, tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính cho các tổ chức, cá nhân.

4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức

a) Vị trí việc làm và cơ cấu công chức, viên chức:

Sở đang tiếp tục thực hiện Quyết định số 6748/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, viên chức các phòng ban, đơn vị trực thuộc Sở.

b) Công tác đào tạo, bồi dưỡng và quản lý công chức, viên chức:

- Sở ban hành Kế hoạch số 22/KH-SNN ngày 03 tháng 01 năm 2018 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức của Sở năm 2018.

- Hoàn thành việc kê khai tài sản, thu nhập công chức lãnh đạo năm 2017 theo đúng quy định.

- Đã trình Sở Nội vụ thẩm định và ra quyết định nâng lương trước thời hạn cho 85 trường hợp công chức, viên chức tại các phòng ban, đơn vị trực thuộc.

- Trong 6 tháng đầu năm 2018, Sở đã cử 106 lượt công chức, viên chức tham gia các lớp đào tạo do Sở Nội vụ và các Sở ban ngành thành phố tổ chức.

5. Cải cách tài chính công

- Thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ cho 03 đơn vị: Cơ quan Văn phòng Sở, Chi cục Kiểm lâm và Văn phòng Điều phối Nông thôn mới. 03 đơn vị đã ban hành quy chế chi tiêu nội bộ và quản lý tài sản công năm 2018.

- 12 đơn vị (Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Trồng trọt và BVTV, Chi cục Thủy sản, Chi cục Thủy lợi, Chi cục Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm Công nghệ sinh học, Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi và thủy sản, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp, Ban quản lý Trung tâm thủy sản, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bình Chánh – Củ Chi, Trường Trung cấp Kỹ thuật nông nghiệp) tiếp tục thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định số 141/2016/NĐ-CP của Chính phủ. 12 đơn vị đã ban hành quy chế chi tiêu nội bộ và quản lý tài sản công năm 2018.

- Hiện đang trình Ủy ban nhân dân thành phố xin chủ trương giao chỉ tiêu biên chế công chức năm 2018 cho 5 chi cục trực thuộc Sở (Chi cục Phát triển nông thôn, Chi cục chăn nuôi và Thú y, Chi cục Thủy sản, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục Thủy lợi) là cơ quan hành chính để 5 chi cục thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được giao và triển khai cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ.

6. Hiện đại hoá hành chính

a) Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan hành chính nhà nước:

- Sở đã ban hành các văn bản:

+ Kế hoạch số 435/KH-SNN ngày 13 tháng 02 năm 2018 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý Nhà nước tại Sở năm 2018.

+ Quyết định số 337/QĐ-SNN ngày 22 tháng 9 năm 2017 về việc ban hành Quy chế đảm bảo an toàn, an ninh thông tin thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin trong hoạt động của Sở.

+ Quyết định số 324/QĐ-UBND ngày 05/9/2017 về quy chế quản lý, sử dụng hệ thống thư điện tử của thành phố.

- Toàn Sở có khoảng 400 hộp thư điện tử được Sở Thông tin và Truyền thông cấp. 100% công chức, viên chức các phòng ban, đơn vị đều sử dụng thư điện tử trong công việc. Hiện nay lịch công tác tuần, thư mời, văn bản của Sở đã phát hành qua hộp thư điện tử, mạng nội bộ (mạng LAN), phần mềm quản lý văn bản hồ sơ công việc đến các sở ngành, quận huyện và các đơn vị liên quan.

- Toàn Sở có 14 trang website cung cấp thông tin hoạt động của ngành.

- Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục Thủy sản tiếp tục triển khai 10 thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp trên dịch vụ công trực tuyến mức độ 3.

- Cơ quan Văn phòng Sở và các đơn vị trực thuộc ứng dụng 35 phần mềm, cụ thể:

+ 02 phần mềm do Israel chuyển giao (Afimilk quản lý bò sữa Israel, Rational theo dõi khẩu phần thức ăn cho bò sữa).

+ 05 phần mềm do Trung ương cấp, trong đó 02 phần mềm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp (PPDMS trong việc quản lý số liệu tình hình sinh vật hại trên cây trồng, theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp), 02 phần mềm do Bộ Tài chính cấp (quản lý tài sản, kế toán IMAS) và 01 phần mềm do Bộ Tư pháp cấp (kiểm soát thủ tục hành chính).

+ 12 phần mềm do Thành phố cấp (bảo hiểm xã hội, kê khai thuế, kế toán công đoàn, chữ ký số, quản lý cán bộ công chức – viên chức, quản lý văn bản hồ sơ công việc, công tác chỉ đạo điều hành, khảo sát sự hài lòng của người dân – doanh nghiệp, dịch vụ công trực tuyến, đăng ký thành phần tham dự họp, cải cách hành chính, lưu trữ hồ sơ thi đua khen thưởng).

+ 16 phần mềm do đơn vị tự xây dựng (quản lý giống bò sữa nông hộ; theo dõi khả năng sinh trưởng và phát triển của bê; kiểm dịch động vật đầu mối giao thông; thống kê tiêm phòng gia súc; quản lý nhập xuất động vật – sản phẩm động vật; quản lý cơ sở giết mổ; cấp phiếu điều trị và quản lý cửa hàng thuốc; theo dõi hồ sơ đăng ký thẩm định; cá thể bò sữa; quản lý mẫu xét nghiệm; ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp nhận và xử lý thông tin phục vụ công tác cứu nạn, cứu hộ; ứng dụng công nghệ thông tin trong bổ sung mạng lưới trạm khí tượng, trạm đo mưa và trạm đo mực nước phục vụ công tác phòng, chống, ứng phó lụt, bão, thiên tai; quản lý cơ sở dữ liệu khí tượng, thủy văn phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, chỉ huy phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai; bản đồ số hóa vùng sản xuất rau an toàn; theo dõi cơ sở dữ liệu lâm sản; theo dõi cơ sở dữ liệu cá sấu và động vật hoang dã).

- Hiện Sở đang triển khai thực hiện 20 hạng mục ứng dụng công nghệ thông tin của ngành, để tích hợp Đề án xây dựng thành phố trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017-2020.

b) Về áp dụng ISO, ISO điện tử trong hoạt động của cơ quan hành chính:

Cơ quan Văn phòng Sở và 06 chi cục trực thuộc (Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chăn nuôi và Thú y, Kiểm lâm, Thủy sản, Thủy lợi, Phát triển nông thôn) đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 và đang triển khai ISO điện tử đối với 120 thủ tục hành chính của ngành.

c) Tình hình triển khai xây dựng trụ sở cơ quan hành chính:

- 02/16 đơn vị trực thuộc (Trung tâm Công nghệ sinh học, Chi cục Thủy sản) đã xây dựng mới, đang sử dụng và tiếp tục xây dựng một số hạng mục mới.

- 06/16 đơn vị trực thuộc (Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục Kiểm lâm, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bình Chánh – Củ Chi, Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi và thủy sản, Trường Trung cấp Kỹ thuật nông nghiệp và 01 công ty) tiếp tục sửa chữa một số hạng mục.

- 08/16 đơn vị (Cơ quan Văn phòng Sở, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới, Chi cục Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp, Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Thủy lợi, Ban Quản lý Trung tâm Thủy sản) đang xin chủ trương xây dựng mới.

7. Các sáng kiến, giải pháp về mô hình CCHC, CCTTHC hiệu quả đang áp dụng

a) Tên mô hình: Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) xây dựng Bản đồ quản lý vùng nuôi thủy sản huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh.

b) Đánh giá hiệu quả:

- Công tác quản lý, giúp nhà quản lý nhìn bao quát được tình hình nuôi trong vùng nuôi. Nhìn trên bản đồ nhà quản lý có thể biết được những cơ sở nuôi đang nuôi, cơ sở nuôi ngưng nuôi và cơ sở nuôi đang bị bệnh, đồng thời có thể dự đoán được những khu vực nào, cơ sở nuôi nào có nguy cơ bị lây lan dịch bệnh, từ đó sẽ có những biện pháp ngăn chặn lây lan dịch bệnh có hiệu quả.

- Công tác truy xuất nguồn gốc sản phẩm nuôi: Dựa vào mã số cơ sở nuôi và bản đồ người ta có thể dễ dàng biết được nguồn gốc sản phẩm này được nuôi hay sản xuất tại đâu. Định hướng quy hoạch phát triển vùng nuôi được tốt hơn.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

- Hàng tháng tại các cuộc họp giao ban Ban Giám đốc Sở thường xuyên quan tâm, chỉ đạo lãnh đạo, công chức, viên chức các phòng ban, đơn vị thực hiện hiệu quả công tác cải cách hành chính của ngành theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố.

- Trong 6 tháng đầu năm 2018, Cơ quan Văn phòng Sở và các đơn vị đã tiếp nhận và giải quyết đúng hẹn tại bộ phận “một cửa” là: 16.519 hồ sơ thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả “một cửa” đã hướng dẫn tận tình, cụ thể, dễ hiểu giúp cho người dân, doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí, hạn chế tối đa các trường hợp người dân và doanh nhiệp phải đến nhiều lần để giải quyết thủ tục hành chính.

- Công tác triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống quản lý chất lượng  TCVN ISO 9001:2008, ISO điện tử trong quản lý hành chính và thực hiện cơ chế “một cửa” đã phát huy tác dụng, nâng cao ý thức trách nhiệm của công chức trong thực thi công vụ.

- 35 phần mềm quản lý (trong đó có 16 phần mềm do đơn vị tự xây dựng) đang sử dụng tại Cơ quan Văn phòng Sở và các đơn vị trực thuộc đáp ứng được nhu cầu chỉ đạo, điều hành, thuận lợi cho việc truy cập, quản lý dữ liệu của ngành.
 


Số lượt người xem: 1716    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm