SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
7
8
9
4
0
9
7
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 17 Tháng Bảy 2004 3:15:00 CH

Tình hình triển khai chương trình mục tiêu phát triển thủy sản thành phố 6 tháng đầu năm 2004

Thực hiện quyết định số 53/2002/QĐ-UB ngày 21/5/2002 về triển khai thực hiện chương trình mục tiêu phát triển ngành thủy sản TP.HCM từ năm 2002-2005 , Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã triển khai chương trình mục tiêu phát triển thủy sản thành phố 6 tháng đầu năm 2004 đạt một số kết quả như sau:

   

 

1/ Nhóm giải pháp quy hoạch vùng nuôi:

 

Các dự án trại giống thủy sản nước ngọt và dự án trại giống nước lợ, mặn:

 

-Dự án trại giống nước ngọt: UBNDTP đã phê duyệt dự án , hiện Công ty Thủy sản Việt Long-Sài gòn đang trình duyệt kế hoạch dự thầu dự án và thẩm định thiết kế dự  toán. Đang thống kê và triển khai công tác đền bù giải phóng mặt bằng

 

-Dự án trại giống nước lợ, mặn: Cty Tư vấn đang hoàn chỉnh thiết kế để trình thành phố phê duyệt. Đang thống kê lập phương án đền bù giải phóng mặt bằng.

 

-Về dự án xây dựng quy hoạch khu sản xuất giống tập trung tại Hào Võ, xã Long Hoà và khu tập trung thuần dưỡng giống tôm sú tại Rạch Lá xã Bình Khánh do UBND huyện Cần Giờ thực hiện, đang hoàn chỉnh dự án để trình Sở Kế Hoạch- Đầu Tư và các ban ngành thành phố thẩm định.

 

-Dự án quy hoạch thủy lợi nuôi tôm:

 

 

Tiếp theo quyết định phê duyệt quy hoạch vùng nuôi, thành phố đã có quyết định về việc duyệt dự án quy hoạch thủy lợi vùng nuôi thủy sản ở 4 xã phía Bắc huyện Cần Giờ giai đoạn từ năm 2001-2005 với tổng diện tích là 6.990ha và huyện Nhà Bè là 1.200ha, đã giao các huyện làm chủ đầu tư và thực hiện theo phương thức đơn vị thi công  ứng vốn trước ngân sách trả lại sau, trong đó:

 

-Huyện Cần Giờ: đến cuối năm 2003, tại 4 xã cánh Bắc huyện Cần Giờ đã có 15 công trình thủy lợi phục vụ 1.579ha mặt nước nuôi/ 2.114ha tự nhiên, đáp ứng khoảng 60% diện tích nuôi hiện nay, tổng vốn đầu tư 11,7 tỷ đồng. Hiện nay UBND huyện Cần Giờ cũng đã tiếp tục xây dựng thêm 19 dự án công trình thủy lợi phục vụ 3,672ha với tổng vốn đầu tư là 50,5 tỷ đồng nhưng tiến độ triển khai từ đầu năm  đến thời điểm còn khá chậm, chưa thực hiện được công trình nào, vì trước đây UBND huyện phân cấp các dự án này cho UBND xã làm chủ đầu tư theo ngân sách địa phương. Nhưng theo qui định mới hiện nay các dự án này do BQLDA huyện làm chủ đầu tư, nên thủ tục pháp lý đầu tư các dự án phải xây dựng lại từ đầu vì vậy UBND huyện đang xúc tiến để triển khai vào 6 tháng cuối năm 2004.

 

-Huyện Nhà Bè: thành phố đã phê duyệt quy hoạch hệ thống kênh mương cấp thoát nước phục vụ nuôi tôm tại khu vực ấp 2 và 3 xã Hiệp Phước đến năm 2010 với tổng diện tích 1.028ha, và dự án nuôi tôm 200 ha tại ấp 3, 4 xã Hiệp Phước. Đến nay Ban Quản lý dự án huyện Nhà Bè đang q        ủan lý 4 dự án đầu tư thủy lơi phục vụ  cho 532 ha mặt nước nuôi tôm xã Hiệp Phước. Theo kế hoạch cácdự án này khởi công  từ qúy 4/2003 và sẽ kết thúc vào năm 2005. Tổng vốn ngân sách đầu tư cho dự án 200ha khoảng 34,8 tỷ đồng (nhân dân đầu tư 37, 85 tỉ ). Đến nay BQLDA huyện chưa triển khai được dự án nào do chưa hoàn thành các thủ tục đầu tư và đơn vị tư vấn đang chỉnh sửa theo yêu cầu thẩm định và phương thức giá đền bù.

 

-Về chương trình phát triển tôm càng xanh: UBND thành phố đã phê duyệt chương trình phát triển tôm càng xanh đến năm 2005. Sở đã hoàn thành báo cáo sơ kết 01 năm thực hiện. Đến nay thành phố có 5 trại sản xuất giống tôm càng xanh với tổng công suất đat 10 triệu giống/năm, diện tích nuôi tôm càng xanh khoảng 70 ha, Trung tâm khuyến nông  TP đã và đang triển khai các điểm mô hình thử nghiệm, trình diễn và xây dựng trại giống thực nghiệm ở quận 9, Củ Chi… năng suất nuôi tôm càng xanh quy mô công nghiệp trên 2 địa bàn quận 9, Củ Chi đạt 1,5 tấn/ha/vụ. Có thể khẳng định tôm càng xanh có thể phát triển được trên một số địa bàn quận huyện của thành phố, tuy nhiên diện tích phát triển chậm do một số nguyên nhân như: tôm càng xanh là đối tượng sinh học sống ở nước ngọt, bắt mồi phân đàn chỉ phát triển ở ao nuôi có mặt nước lớn (khoảng 1 ha) việc tiêu thụ và giá sản phẩm chưa ổn định.

 

Nhìn chung, được sự tập trung chỉ đạo của lãnh đạo TP, tình hình nuôi tôm trong 2 năm 2002-2003 ở Cần Giờ, Nhà Bè tiếp tục phát triển, hiện đã có 4.600 hộ nuôi tôm sú với diện tích 5.400ha ( Cần Giờ) 4.650ha ), sản lượng năm 2003 đạt 6.700 tấn tôm sú tăng 176% so với năm 2002 và tăng gấp 8 lần tổng sản lượng tôm sú năm 2000, các biện pháp đầu tư cơ sở hạ tầng, thủy lợi, thức ăn đang được Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ban ngành chức năng và UBND các huyện tích cực thực hiện để phục vụ nuôi tôm bền vững. Tuy  hiên trong 4 tháng đầu năm 2004 tình hình nuôi tôm sú không thuận lợi do bị bệnh đốm trắng và một số yếu tố khách quan và chủ quan, sản lượng thu hoạch tôm sú trong 4 tháng đầu năm 2004 khoảng 450 tấn ( bằng 25% so với cùng kỳ năm 2003 ). Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo Trung tâm khuyến nông, Chi Cục Thủy sản phối hợp UBND hai huyện Nhà Bè, Cần Giờ khảo sát và đánh giá kết quả nuôi tôm trái vụ và vụ I.

 

2/ Nhóm giải pháp đồng bộ hoá các khâu sản xuất dịch vụ:

 

-Dự án trung tâm thủy sản TP: Ban quản lý Trung tâm thủy sản TP đã ổn định cơ bản về mặt tổ chức, hiện đang triển khai xây dựng phương án huy động vốn đầu tư xây dựng từng phần theo dự án được duyệt. Đến nay:

 

-Đã trình Sở QH-KT hồ sơ quy hoạch chi tiết 1/2000 (chưa được phê duyệt)

 

-Đã điều tra, thống kê cácdoanh nghiệp chế biến, kinh doanh thuỷ sản có nhu cầu di dời vào khu chế biến của dự án Trung tâm thuỷ sản TP.

 

-Nghiên cứu phưong án huy động, sử dụng  vốn đầu tư xây dựng TTTS.

 

-Đang phối hợp chủ đầu tư (Ban QLDA huyện Nhà Bè) và đơn vị tư vấn  tách thành 2 dự án theo chỉ đạo của lãnh đạo TP (dự án đầu tư 16 ha và DA đầu tư khu chế biến 55 ha) dự kiến trình TP phê duyệt trong tháng 5/2004

 

-Trung tâm giao dịch thủy sản Cần Giờ hoạt động thường xuyên khi có nhu cầu giao dịch giữa nông dân và doanh nghiệp chứ không hoạt động định kỳ một lần/ tuần như trước đây. Riêng chợ thủy sản An Nghĩa đang tiếp tục  kêu gọi các hộ đăng ký thuê sạp mua bán thủy sản phục vụ du lịch và từng bước mở phiên mua bán đấu giá trực tiếp bằng sản phẩm.

 

Một số công việc tập trung thực hiện 6 tháng cuối năm 2004:

 

Trong 6 tháng đầu năm 2004, ngành thủy sản TP không thuận lợi, tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ chậm ( đặt biệt là tình hình nuôi tôm sú ) do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Vì vậy để đạt được mức tăng trưởng theo kế hoạch đến cuối năm, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp các Ban ngành thành phố, UBND hai huyện Nhà Bè, Cần Giờ tập trung thực hiện một số công việc cụ thể như sau:

 

1/ Tập trung tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát giống tôm sú trong vụ II, sớm đưa Trạm kiểm dịch giống thủy sản Cần Giờ đi vào hoạt động, tiếp tục mời gọi đầu tư sản xuất và trại thuần dưỡng giống tôm sú để đạt sản lượng  giống hơn 1 tỷ con năm 2004, đủ cung ứng con giống tại chổ và các tỉnh lân cận.

 

2/ Phối hợp với Trung tâm giao dịch thủy sản Cần Giờ và UBND huyện Cần Giờ duy trì hoạt độngvà mở các điểm mua bán thủy sản hàng ngày không những phục vụ cho bà con nuôi tôm và doanh nghiệp mà còn cho các khách du lịch khác.

 

3/ Tăng cường công tác khuyến ngư, tập huấn giúp bà con nuôi tôm giảm thiểu tối đa những rủi ro nuôi tôm sú vũ II/2004; Tiếp tục theo dõi, sơ kết, chuyển giao các mô hình luân canh tôm-cá rô phi đả, tôm-lúa, từ đó đúc kết kinh nghiệm, đồng thời nhân rộng phục vụ phát triển nuôi tôm hiệu quả, bền vững

 

4/ Phối hợp với Tổng Công ty Nông nghiệp Sài gòn khẩn trương  hoàn tất các thủ tục khởi công trung tâm giống thủy sản nước ngọt ở Củ Chi, nước mặn - lợ ở Cần Giờ.

 

5/ Triển khai thực hiện dự án Trung tâm thủy sản Mương chuối – Nhà Bè, xây dựng hoàn chỉnh phương án huy động  vốn đầu tư Trung tâm thuỷ sản theo kế hoạch, triển khai công tac giải phóng mặt bằng, đền bù của dự án.

 

6/ Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình phát triển cá cảnh thành phố đến năm 2010 ( trong tháng 6 sẽ ra mắt Câu lạc bộ cá cảnh từng bước phát triển thành Hội cá cảnh theo kế hoạch), chương trình đồng bộ hoá nuôi tôm ở Cần Giờ - Nhà Bè đã được UBND thành phố phê duyệt.

 

7/ Chi cục Quản lý chất lương và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản triển khai kế hoạch điều tra, khảo sát số lượng tàu cá và thuyền viên, nghiên cứu xây dựng chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp theo chỉ thị 04/2003/CT-BTS ngày 03/9/2003 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản và phối hợp Ban ngành thành phố xây dựng tổ chức lại hoạt động  sản xuất các dự án khai thác xa bờ theo chỉ đạo của Bộ thủy sản và UBND Thành phố. 


Số lượt người xem: 5781    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm