SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
7
8
8
8
9
3
4
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 30 Tháng Mười Hai 2008 10:55:00 SA

Một số kết quả đầu tư phát triển giao thông khu vực nông thôn ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua

Hệ thống giao thông vùng nông thôn ngoại thành đã được quan tâm đầu tư; đến nay, 99% số xã đã có đường ô tô đến tận trung tâm xã (chỉ còn xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ); hệ thống đường giao thông nội bộ xã, liên thôn cũng đã được đầu tư nâng cấp.

 

Thành phố Hồ Chí Minh thuộc khu vực Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Là đô thị lớn nhất cả nước, đồng thời là một trong những đầu mối giao thông quan trọng với hệ thống đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không ... đa dạng, xuyên suốt, nối liền với các địa phương trong nước và quốc tế.

       Với vị trí địa lý và tầm quan trọng về mọi mặt. Trong các năm qua, hệ thống giao thông trên địa bàn thành phố luôn được quan tâm đầu tư, phát triển, đến nay tương đối hoàn thiện và đa dạng so với các tỉnh trong khu vực. Diện tích đất dành cho giao thông trên địa bàn thành phố chiếm 10.816,93 ha, bằng 5,16% diện tích tự nhiên, chiếm 37,62% diện tích đất chuyên dùng, chiếm 66,6% so với đất có mục đích công cộng. Mạng lưới đường bộ của thành phố bao gồm các trục quốc lộ do Trung ương quản lý và các tuyến đường do thành phố quản lý có tổng chiều dài khoảng 3.038 km; tổng diện tích chiếm đất là 2.373,2 ha. Ngoài ra còn có các hệ thống giao thông đường thủy, đường sắt, đường hàng không, cầu cống, bến bãi đỗ xe …

Hệ thống giao thông vùng nông thôn ngoại thành đã được quan tâm đầu tư; đến nay, 99% số xã đã có đường ô tô đến tận trung tâm xã (chỉ còn xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ); hệ thống đường giao thông nội bộ xã, liên thôn cũng đã được đầu tư nâng cấp.

Tại các quận huyện ngoại thành, đường bê tông nhựa chiếm tỉ lệ 46%, đường bê tông xi măng chiếm 0,6%, đường đá nhựa 14,8%, đường cấp phối 28,3%, đường đất 2,3%, các loại đường khác 8,1% trong tổng số diện tích đường quận huyện quản lý. Các huyện Củ Chi, Nhà Bè, quận 2, Bình Tân, Thủ Đức có hệ thống đường bê tông nhựa chiếm tỉ lệ cao hơn mức bình quân của các quận huyện ngoại thành, trong đó: Thủ Đức: 83%, Bình Tân: 63%, quận 2: 54%, Củ Chi: 53%, Nhà Bè: 60%.

Các quận huyện ngoại thành đã được phân cấp quản lý 579 cây cầu với tổng chiều dài 12.528 m, trong đó cầu bê tông cốt thép chiếm tỉ trọng 90,4%; cầu tạm, cầu chưa được bê tông hóa chiếm tỉ trọng trên 9% trong tổng số, chủ yếu tại các huyện Củ Chi, Nhà Bè, Cần Giờ; số lượng cầu có nhu cầu sửa chữa, nâng cấp là 131 cái (23%).

Huyện Củ Chi có hệ thống đường giao thông phát triển mạnh nhất so với các quận huyện ngoại thành khác. Trong thời gian qua, với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, huyện Củ Chi đã xây dựng được hệ thống giao thông nông thôn với giá trị trên 765,43 tỉ đồng; từ 2002 đến 2007 huyện đã nâng cấp bê tông nhựa nóng cho 251 tuyến đường (250 km), giá trị đầu tư 116,33 tỉ đồng (trong quĩ đầu tư 100 tỉ, ngân sách huyện 16,33 tỉ); đầu tư 14 tuyến đường liên xã bê tông nhựa nóng (48 km) với kinh phí 277,3 tỉ đồng, vốn nhân dân đóng góp bằng quyền sử dụng đất không nhận tiền đền bù khoảng 200 tỉ đồng …

Huyện Cần Giờ, tuy là một huyện thuộc vùng sâu, vùng xa của thành phố nhưng từ năm 2001 đến năm 2007 cũng đã đầu tư được 952,8 tỉ cho việc xây dựng mới 39,8 km đường giao thông (trong đó tráng nhựa 4,1 km, bê tông xi măng 2,5 km, cấp phối sỏi đỏ 11,4 km …); nâng cấp, mở rộng 171,7 km; làm mới 81 cầu (tổng chiều dài 2.232 m) …

Các công trình thoát nước trong hệ thống giao thông vùng nông thôn ngoại thành cũng đã được chú trọng, đầu tư nhưng chưa đồng bộ với hệ thống đường giao thông, một số vùng đất thấp có hệ thống đường tương đối hoàn chỉnh, nhưng vẫn thường xuyên bị ngập úng do mưa, triều cường. Việc bảo dưỡng hệ thống giao thông vùng nông thôn ngoại thành chủ yếu là duy tu, sửa chữa thường xuyên từ nhiều nguồn vốn (thường thiếu, khó khăn).

Hiện nay, việc quản lý, bảo dưỡng hệ thống giao thông vùng nông thôn ngoại thành chủ yếu là duy tu, sửa chữa nâng cấp với kinh phí được huy động từ nhiều nguồn vốn, bao gồm: nguồn vốn chi thường xuyên được bố trí trong ngân sách hàng năm cho công tác sự nghiệp giao thông; vốn đầu tư từ ngân sách thành phố; vốn đầu tư thành phố phân cấp hàng năm cho các quận huyện (khoảng 20 tỉ đồng/quận huyện cho đầu tư toàn bộ nhu cầu của quận huyện); nguồn thu vượt tiền sử dụng đất được thành phố cấp lại (quận 9, 12, Thủ Đức và huyện Bình Chánh); nguồn vận động theo hình thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, một phần từ nguồn tăng thu ngân sách địa phương trong thời kỳ ổn định ngân sách

Nhìn chung, việc đầu tư, nâng cấp hệ thống giao thông vùng nông thôn ngoại thành trong thời gian qua tuy được các ngành, các cấp quan tâm thực hiện nhưng vẫn còn hạn chế so với nhu cầu; đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách tập trung vẫn chiếm tỉ trọng chủ yếu; hệ thống giao thông vùng nông thôn ngoại thành chưa phát triển hoàn chỉnh, chỉ mới phục vụ được một phần nhu cầu đi lại của người dân, chưa có sức thu hút các nhà đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn ngoại thành. Trong thời gian tới, để đẩy mạnh phát triển hệ thống giao thông khu vực nông thôn ngoại thành, thành phố cần quan tâm đầu tư hơn nữa bằng cách tăng các nguồn vốn ngân sách tập trung, vốn phân cấp cho các quận huyện; bên cạnh đó các quận huyện cũng cần phải chú trọng đến việc mở rộng và đa dạng hóa các hình thức huy động, đầu tư vào giao thông, tăng cường xã hội hóa đầu tư giao thông nông thôn, vận động theo phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

 

 

(Phòng Kế hoạch Tài chính)

Số lượt người xem: 6902    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm