SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
7
8
9
3
0
9
8
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 21 Tháng Bảy 2006 9:55:00 CH

Phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2000 -2005

Điểm nổi bật trong 5 năm qua là sự chuyển dịch mạnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo mô hình sản xuất hiệu quả hơn đối với quỹ đất nông nghiệp với sự phát triển của các ngành chăn nuôi, thủy sản, cây kiểng, cá kiểng. . .Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch khá nhanh sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. Lao động trong khu vực nông-lâm-ngư nghiệp hiện chỉ còn chiếm 5,43% tổng lao động đang làm việc trên địa bàn thành phố và 25% số lao động đang sinh sống ở nông thôn. Năng suất lao động chung các ngành kinh tế trên địa bàn thành phố tăng bình quân 8,5%/năm.

I.- TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2000 - 2005:

1. Khát quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố :

Thành phố Hồ Chí Minh tiếp giáp phía Bắc và phía Đông với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và một phần tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; phía Tây là các tỉnh Tây Ninh, Long An và Tiền Giang. Về phía Nam, thành phố tiếp giáp với Biển Đông, thành phố cã đầu mối giao thông vào loại lớn nhất nước với các tuyến giao thông huyết mạch như đường ô tô, đường sắt, đường biển, đường sông và đường hàng không. Do đó, việc giao lưu với các vùng trong nước và các nước trong khu vực cũng như trên thế giới rất thuận lợi.

Như vậy, vị trí địa lý của thành phố Hồ Chí Minh là một thế mạnh, góp phần mở rộng giao lưu liên kết ở trong và ngoài nước, giúp kinh tế của thành phố nhanh chóng hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới. 

1.2- Kinh tế - xã hội :

1.2.1- Về kinh tế :

Tốc độ tăng trưởng GDP của thành phố trong giai đoạn 2001 – 2005 ước tính bình quân đạt 11%/năm, nét nổi bật là tốc độ tăng trưởng GDP trong những năm qua ngày càng cao, năm sau cao hơn năm trước (2005 : trên 12,2%,             2004 : 11,7%, 2003 : 11,4%, 2002 : 10,2%, 2001 : 9,5%, 2000 : 9,0%). Về giá trị tuyệt đối, trong năm 2005, GDP của thành phố tính theo giá hiện hành ước đạt 169,6 nghìn tỉ đồng (# 10,4 tỉ USD).

Về cơ cấu kinh tế của thành phố là DỊCH VỤ - CÔNG NGHIỆP – NÔNG NGHIỆP.

+ Năm 2000 :

- Nông nghiệp (khu vực I) 2,0%,

- Công nghiệp (khu vực II) 45,4%,

- Dịch vụ (khu vực III) 52,6%.

 

+ Năm 2005 :

- Nông nghiệp (khu vực I) 1,2%,

- Công nghiệp (khu vực II) 48,2%,

- Dịch vụ (khu vực III) 50,6%.

Riêng khu vực nông nghiệp :

Trong nông nghiệp, cơ cấu cũng chuyển dịch tích cực, theo hướng tăng tỷ trọng của thủy sản và chăn nuôi, giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp năm 2004 : chăn nuôi 31,6%; thủy sản 29,2%; trồng trọt 28,8%; dịch vụ nông lâm ngư nghiệp 8% và lâm nghiệp 2,4%. Một số sản phẩm của chương trình “2 cây, 2 con “ đã có bước phát triển mạnh và chiếm tỉ trọng đáng kể trong cơ cấu nông nghiệp thành phố. Điểm nổi bật trong 5 năm qua là sự chuyển dịch mạnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo mô hình sản xuất hiệu quả hơn đối với quỹ đất nông nghiệp với sự phát triển của các ngành chăn nuôi, thủy sản, cây kiểng, cá kiểng. . .Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch khá nhanh sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. Lao động trong khu vực nông-lâm-ngư nghiệp hiện chỉ còn chiếm 5,43% tổng lao động đang làm việc trên địa bàn thành phố và 25% số lao động đang sinh sống ở nông thôn. Năng suất lao động chung các ngành kinh tế trên địa bàn thành phố tăng bình quân 8,5%/năm.

Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp năm 2005 :

+ Nông nghiệp: 67,4%, trong đó :

    - Trồng trọt: 25,9%

    - Chăn nuôi: 34,0%

    - Dịch vụ nông nghiệp: 7,4%

+ Lâm nghiệp: 2,2%

+ Thủy sản: 30,4%.

Tỉ lệ đầu tư trên GDP của kinh tế thành phố trong 5 năm qua                        (2001 - 2005) đạt khá cao, bình quân 33,6%. Tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển bình quân trong 5 năm qua là 15,5%,. Về cơ cấu đầu tư vào các ngành kinh tế, tỉ trọng đầu tư vào các ngành nông nghiệp thay đổi không đáng kể, chiếm 0,7%.

1.2.2- Về y tế :

Thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trò là trung tâm y tế của cả khu vực Nam bộ được thể hiện rõ nét. Hệ thống y tế thành phố ngày càng phát triển không chỉ đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho người dân thành phố, mà còn tiếp nhận và chữa trị bệnh nhân từ các tỉnh chuyển đến (hơn 30% bệnh nhân điều trị nội trú tại các bệnh viện thành phố là người từ các tỉnh khác). Số giường bệnh ở các bệnh viện công lập tăng từ 30 giường/10.000 dân năm 2000 lên 32,5 giường/10.000 dân năm 2004.

Công tác xã hội hóa ngành y tế thu được kết quả tích cực với việc ra đời một số bệnh viện tư nhân trong nước và có vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra hệ thống y tế tư nhân phát triển mạnh, đã góp phần giảm áp lực tại các bệnh viện lớn. Số cơ sở y tế tư nhân đến cuối năm 2004 là 10.849 cơ sở. Chăm sóc y tế cho bệnh nhân nghèo ngày càng tiến bộ.

1.2.3- Về Giáo dục :

Đã hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2002. Đang tiến hành phổ cập giáo dục bậc trung học, hiện có 129/317 phường-xã đạt chuẩn phổ cập bậc Trung học (40,7%). Dự kiến đến hết năm 2005 sẽ hoàn thành phổ cập giáo dục phổ thông trung học các quận nội thành. Năm 2005, tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi cấp trung học cơ sở ước đạt 86,4% và phổ thông trung học ước đạt 53,6%.

Toàn ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố hiện có :

- 1.425 đơn vị trường học;

- 1,2 triệu học sinh, sinh viên các ngành học, bậc học;

- 52.534 cán bộ, giáo viên (đạt chuẩn : 97,5%), trong đó :

  . Thạc sĩ: 252 người

  . Tiến sĩ: 09 người

  . Đang học Cao học: 287 người

  . Nghiên cứu sinh : 16 người (trong chương trình đào tạo 500 thạc sĩ, tiến sĩ của ngành giáo dục thành phố).

Các cơ sở đào tạo, dạy nghề phát triển nhanh, trong 5 năm 2001-2005, thành phố lập và đăng ký mới trên 100 cơ sở dạy nghề, đến cuối năm 2005 là 290 cơ sở (tăng 1,5 lần) có qui mô đào tạo trên 30.000 học sinh công nhân kỹ thuật và 300.000 học viên ngắn hạn. Tỉ lệ cơ sở dạy nghề ngoài công lập mở mới trong 5 năm chiếm 70% tổng số cơ sở dạy nghề mới mở đã nâng dần tỉ lệ lao động qua đào tạo và đào tạo nghề từ 27,4% năm 2001 lên đến 40% năm 2005.

1.2.4- Về Văn hóa - xã hội :

- Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; phát triển về chiều rộng và chiều sâu phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; ước tính đến năm 2005 đã xây dựng được 80% hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa, 40% khu phố, ấp đạt chuẩn văn hóa.

2. Chủ trương, chính sách về phát triển nông thôn giai đoạn                 2001 - 2005 :

+ Mục tiêu :

- Phấn đấu tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp hơn 2,5%/năm.                Đến năm 2005, tổng quy mô sản xuất kinh tế nông thôn ngoại thành gấp 1,5 lần năm 2000.

- Xây dựng và tổ chức triển khai chương trình giống cây, giống con chất lượng cao với mục tiêu lâu dài là chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ngoại thành thành trung tâm sản xuất giống vật nuôi, giống cây trồng chất lượng cao. Giai đoạn 2001 - 2005 xác định trọng điểm để tập trung nguồn lực thực hiện chương trình phát triển “2 cây, 2 con” (rau an toàn, dứa cayene, bò sữa, tôm sú).

- Tiếp tục triển khai chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn: tăng tỷ lệ hộ sử dụng nước máy, tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch từ 80% năm 2000 lên 90% năm 2005; cải thiện vệ sinh môi trường nông thôn.

- Bảo vệ, chăm sóc các khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất trên địa bàn thành phố.

- Triển khai thực hiện 3 mô hình thí điểm phát triển nông thôn cấp xã theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hợp tác hóa và dân chủ hóa, làm cơ sở nhân rộng mô hình cho tất cả các xã sau năm 2005.

- Tập trung công tác chuẩn bị đầu tư và tổ chức triển khai thực hiện các dự án : Trạm kiểm dịch Thủy sản Cần Giờ, Trạm kiểm dịch thực vật nội địa, Trung tâm Quản lý và kiểm định giống cây trồng, vật nuôi, Công trình Thủy lợi bờ hữu sông Sài Gòn, Công trình kiên cố hóa hệ thống kênh Đông Củ Chi và N.13A, xây dựng Khu Nông nghiệp công nghệ cao; cảng cá và Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá thành phố ở huyện Nhà Bè.

+ Thực hiện các chính sách :

- Trong 2 năm 2004, 2005 ngân sách thành phố cũng đã chi hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi, sản xuất kinh doanh gia cầm phòng chống dịch cúm, khắc phục hậu quả, chuyển đổi ngành nghề, di dời cơ sở ra các tỉnh.

- Các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại đã tiếp tục thực hiện chương trình cho vay theo chủ trương của Chính phủ (Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP) về một số chủ trương, chính sách phát triển ngành nghề nông thôn, đồng thời tích cực tham gia chương trình kích cầu thông qua các dự án           đầu tư.

3. Kết quả thực hiện các phong trào, chương trình cụ thể :

3.1- Tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp :

3.1.1- Về tăng trưởng kinh tế :

+ Năm 2005 tăng trưởng 1,9% so với năm 2004

+ Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 – 2005 : 5,8%/năm, trong đó:

- Trồng trọt giảm bình quân 3,7%/năm.

- Chăn nuôi tăng bình quân 5,6%/năm.

- Thủy sản tăng bình quân 22,6%/năm.

- Dịch vụ nông lâm ngư nghiệp: tăng 4,2%/năm.

3.1.2- Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế :

     Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp thành phố năm 2005 đạt 3.770,4 tỉ, trong đó : nông nghiệp 2.539,2 tỉ (chiếm 67,35%), lâm nghiệp 84,5 tỉ (2,24%), thủy sản 1.146 ,7 tỉ (30,41%). Góp phần chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng thủy sản, chăn nuôi, giảm tỷ trọng trồng trọt.


Số lượt người xem: 5849    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm