* Mục tiêu chung:
Góp phần thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, thực hiện Chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho người dân.
* Mục tiêu cụ thể:
- Đến năm 2015 đạt 2.100 ha hoa, cây kiểng, trong đó diện tích hoa lan đạt 400 ha; nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản xuất hoa, cây kiểng trên địa bàn thành phố, đáp ứng thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu.
- Đến năm 2015 đưa vào sản xuất 4 - 5 giống hoa kiểng mới.
- Lập quy hoạch làng nghề hoa kiểng nằm trong quy hoạch phát triển làng nghề nhà vườn kết hợp du lịch sinh thái tại huyện Củ Chi.
- 70 % hộ trồng hoa lan có qui mô sản xuất từ 5.000 m2 trở lên có áp dụng cơ giới hóa (hệ thống tưới phun sương tiết kiệm nước).
- Hình thành 2 Trung tâm giao dịch hoa kiểng.
- Phấn đấu thành lập mới từ 10 hợp tác xã, 15 tổ hợp tác trong lĩnh vực hoa, cây kiểng.
* Nội dung, quy mô chương trình:
1. Quy mô, diện tích:
Phấn đấu đến năm 2015, diện tích hoa, cây kiểng đạt 2.100 ha, tăng 190 ha so với năm 2010. Cụ thể như sau:
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN HOA, CÂY KIỂNG ĐẾN NĂM 2015
Đvt: ha
|
Quận, huyện
|
Năm 2010
|
Năm 2015
|
Hoa nền
|
Hoa, kiểng lâu năm
|
1
|
Thủ Đức
|
250
|
20
|
20
|
2
|
Quận 9
|
80
|
10
|
100
|
3
|
Quận 12
|
320
|
10
|
280
|
6
|
Bình Tân
|
20
|
10
|
10
|
7
|
Bình Chánh
|
320
|
250
|
240
|
8
|
Củ Chi
|
515
|
400
|
210
|
9
|
Hóc Môn
|
160
|
100
|
150
|
10
|
Nhà Bè
|
20
|
-
|
100
|
11
|
Cần Giờ
|
-
|
-
|
10
|
12
|
Các quận còn lại
|
225
|
-
|
20
|
Tổng cộng
|
1.910
|
800
|
1.300
|
2. Chủng loại:
- Hoa lan: tập trung phát triển hoa Dendrobium (đang phát triển mạnh, có tiềm năng xuất khẩu và tiêu thụ nội địa) và Mokara (sử dụng cho nhu cầu nội địa).
- Hoa nền: tập trung một số chủng loại có khả năng phát triển lâu dài và có thị trường tiêu thụ, cả xuất khẩu lẫn nội địa như cúc, vạn thọ, huệ, layơn nhiệt đới.
- Mai: tập trung phát triển mai ghép, kết hợp với các tỉnh có quỹ đất để sản xuất mai nguyên liệu.
- Kiểng, bonsai: tập trung phát triển các loại cây thành phẩm có giá trị kinh tế cao và có giá trị thẩm mỹ như mai chiếu thủy, cần thăng, vạn niên tùng, thiên tuế….; liên kết với các tỉnh có quỹ đất để sản xuất cây nguyên liệu.
3. Địa bàn:
Tập trung chủ yếu ở huyện Củ Chi và Bình Chánh. Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng và cho các doanh nghiệp, các đơn vị có năng lực thuê dài hạn để xây dựng những trang trại sản xuất tập trung với quy mô vài ha đến vài chục ha. Chính những trang trại hạt nhân này sẽ là đầu tàu trong việc phát triển ngành hoa kiểng thành phố.
* Một số giải pháp chính phát triển hoa, cây kiểng:
1. Giải pháp quy hoạch vùng sản xuất:
Quy hoạch vùng sản xuất hoa, cây kiểng tập trung, chuyên canh đến năm 2015 là 2.100 ha, trong đó: Huyện Củ Chi: 700 ha, Bình Chánh: 500 ha, Hóc Môn: 250 ha, quận 12: 300 ha, quận Thủ Đức: 180 ha, quận 9: 60 ha, huyện Nhà Bè: 50 ha và các quận huyện khác là 30 ha.
2. Giải pháp kỹ thuật, chuyển giao công nghệ:
- Giống:
+ Tăng cường công tác nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong việc chọn tạo, nhân các giống hoa, cây kiểng mới, sạch bệnh, phù hợp với điều kiện của thành phố và thị hiếu người tiêu dùng.
+ Đẩy mạnh nhân nhanh giống đảm bảo chất lượng và số lượng cung ứng cho sản xuất trong và ngoài thành phố. Trong đó, có những giống hoa lan chủ lực của thành phố như Dendrobium, Mokara.
+ Trung tâm Quản lý và Kiểm định giống cây trồng vật nuôi đẩy mạnh công tác kiểm định giống hoa kiểng và hướng dẫn các đơn vị sản xuất, kinh doanh giống hoa, cây kiểng công bố và đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng giống, tránh thiệt hại cho người trồng.
+ Đẩy mạnh và tăng cường công tác sưu tập, bảo tồn, phục tráng các giống hoa kiểng địa phương.
- Chuyển giao công nghệ:
+ Đẩy mạnh việc ứng dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến và công tác chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trong đó, tăng cường công tác xây dựng mô hình hoàn chỉnh, áp dụng đồng bộ các giải pháp về giống mới, cơ giới hóa, chăm sóc, sơ chế, bảo quản...
+ Xây dựng chương trình đào tạo, trong đó có tăng cường hợp tác với các nghệ nhân, đơn vị sản xuất kinh doanh hoa kiểng thành công trong và ngoài thành phố, tham gia giảng dạy chuyển giao kỹ thuật trồng, tạo dáng bon sai và một số loại hoa có giá trị; chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh; kỹ thuật xử lý ra hoa; giới thiệu các giống hoa, cây kiểng mới cho người dân đang và sẽ tham gia phát triển sản xuất hoa, cây kiểng ở các vùng chuyên canh của thành phố.
+ Khuyến khích nghiên cứu ứng dụng và triển khai các mô hình sản xuất hoa, cây kiểng ứng phó với biến đổi khí hậu.
3. Tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm:
- Tổ chức sản xuất:
+ Đẩy mạnh công tác vận động nông dân tham gia vào hợp tác xã, tổ hợp tác để tăng cường năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh. Tăng cường củng cố, hỗ trợ nâng cao vai trò của các hợp tác xã, tổ hợp tác trong công tác điều hành, quản lý hộ, nghiên cứu thị trường để tiêu thụ sản phẩm.
+ Tăng cường vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang các chủng loại hoa kiểng phù hợp, có hiệu quả kinh tế cao; nhằm hình thành khu sản xuất tập trung với quy mô lớn tại Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn.
+ Đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng hệ thống giao thông thuận lợi phục vụ sản xuất, vận chuyển, kinh doanh.
+ Xây dựng mô hình trồng hoa kiểng gắn với thực hiện chương trình nông thôn mới, mỗi xã xây dựng một mô hình trồng hoa kiểng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Xây dựng các vùng trồng hoa kiểng gắn với phát triển du lịch sinh thái.
- Tiêu thụ sản phẩm:
+ Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho hoa kiểng thành phố: sớm xây dựng Trung tâm giao dịch và triển lãm tại Củ Chi; phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa các sản phẩm hoa kiểng vào sân bay, nhà hàng, khách sạn.
+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức khảo sát, nghiên cứu thị trường hoa kiểng, xác định nhu cầu về chủng loại, giống của người sản xuất và tiêu thụ; xây dựng hệ thống sản xuất, tiêu thụ giữa hợp tác xã, tổ hợp tác, các chợ hoa trong và ngoài thành phố để cung cấp và nắm bắt kịp thời các thông tin về giá cả thị trường cũng như nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân, nghệ nhân trồng hoa kiểng trên địa bàn thành phố tham gia các hội chợ, hội hoa xuân để quảng bá sản phẩm.
+ Hội Sinh vật cảnh, Hội Hoa lan cây kiểng thành phố, Hội Làm vườn và Trang trại tăng cường hỗ trợ kinh nghiệm sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm, giới thiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ hoa kiểng.
+ Đẩy mạnh và phát triển thương mại điện tử, công tác cung cấp thông tin thương mại và thị trường: Tiếp tục công tác xây dựng website cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoa kiểng.
- Cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển:
+ Nghiên cứu đề xuất các chính sách hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn thành phố.
+ Tăng cường đầu tư và khai thác các nguồn vốn đầu tư của các dự án nước ngoài, vốn của các doanh nghiệp hợp đồng đầu tư bao tiêu sản phẩm, các nông hộ.
+ Phối hợp với các tổ chức tín dụng, ngân hàng hỗ trợ nhiều hình thức vay vốn khác nhau: thế chấp bằng tài sản, vay theo dự án sản xuất với lãi suất ưu đãi.
+ Các ban, ngành nỗ lực tuyên truyền, hướng dẫn giúp người dân tiếp cận và sử dụng các nguồn vốn trên để phát triển sản xuất.
* Các chương trình, đề án trọng điểm giai đoạn 2011 - 2015:
- Đề án lai tạo, chọn tạo, nhập nội, thuần hóa và khảo nghiệm các giống hoa, cây kiểng mới phục vụ sản xuất;
- Chương trình ứng dụng và chuyển giao các công nghệ tiên tiến; xây dựng mô hình hoa, cây kiểng ở các xã nông thôn mới; nhân rộng mô hình, nâng cao hiệu quả sản xuất;
- Đề án xây dựng và đẩy mạnh kênh tiêu thụ, tiếp thị hoa kiểng thành phố;
- Đề án đào tạo, nâng cao năng lực hoạt động hợp tác xã, tổ hợp tác hoa, cây kiểng.
(Theo congbao.hochimincity.gov.vn)