1/Dự báo tình hình khô hạn và thiếu hụt nguồn nước:
Mực nước hồ Dầu tiếng hiện nay là 21,2 m, thấp hơn mực nước dâng bình thường 3,2m, ứng với dung tích của hồ là 965 triệu m3, dung tích hữu ích chỉ còn 495 triệu m3 (thiếu trên 600 triệu m3). Đây là năm đầu tiên hồ Dầu Tiếng thiếu nước nghiêm trọng nhất trong vòng 20 năm qua.
-Theo dự báo từ các nguồn tin khí tượng thủy văn thì mùa khô năm 2004-2005 sẽ kéo dài hơn 6 tháng, tình hình nắng hạn sẽ gay gắt hơn, thiếu nước diễn ra trên diện rộng, khả năng xâm nhập mặn có thể lấn sâu vào nội đồng nhất là các tháng cao điểm mùa kiệt (từ tháng 2 đến tháng 4/2005)
-Tình hình thiếu nước của hồ Dầu Tiếng sẽ ảnh hưởng đến các khu vực sản xuất:
+Khu tưới của hệ thống Kênh Đông Củ Chi
+Nguồn nước ngọt bổ sung cho khu tưới Hóc Môn-Bắc Bình Chánh
+Mực nước thấp và xâm nhập mặn sẽ ảnh hưởng đến các vùng sản xuất khu vực ven sông Sài Gòn (thuộc địa bàn huyện Củ Chi, Hóc Môn, Quận 12)
2/Dự kiến kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân và mùa khô 2004-2005:
+Kế hoạch sản xuất:
-Diện tích gieo trồng vụ Đông Xuân 2004-2005:
. Lúa: 10.000 - 11.000 ha
. Rau, đậu thực phẩm 3.500 - 4.000 ha
. Bắp giống 1.500 ha
. Đậu phọng 1.500 ha
. Các loại cây lương thực khác 500 ha
. Các loại cây ăn trái, cây CN khác 12.000 ha
. Diện tích nuôi trồng thủy sản: 5.000 ha
. Diện tích rừng hiện có cần bảo vệ PCCR: 35.000 Ha, trong đó rừng phòng hộ sản xuất :30.500 ha.
-Thời vụ sản xuất từ ngày 25/11/2004 đến 31/03/2005 tại các vùng cao và đến 15/4/2005 tại các vùng trũng thấp.
+Diện tích gieo trồng ở khu vực các công trình thủy lợi:
-Khu tưới Kênh Đông Củ Chi: 7.000 ha
Trong đó: . Lúa 3.500 ha
. Đậu phộng, bắp, rau màu các loại 2.500 ha
.Vườn cây (CAT, rừng bạch đàn) 700 ha
. Ao cá (tôm, cá sấu, baba, cá kiểng) 300 ha
-Khu tưới dọc sông Sài Gòn (huyện Củ Chi, Hóc Môn, Quận 12): sử dụng trực tiếp nguồn nước từ sông Sài Gòn bằng biện pháp lợi dụng thủy triều, gồm có:
*Công trình thủy lợi An Phú –Phú Mỹ Hưng:
Diện tích sản xuất: 600 ha chủ yếu là lúa và một số vườn cây ăn trái
*Các khu vực ven sông Sài gòn:
-Huyện Củ Chi (xã Phú Hòa Đông, Trung An, Hòa Phú, Tân Thạnh Đông, Bình Mỹ): diện tích sản xuất khoảng 3.000 ha, chủ yếu là lúa và cây ăn trái.
-Huyện Hóc Môn (xã Tân Hiệp, Thới tam Thôn, Nhị Bình, Đông Thạnh) diện tích sản xuất khoảng 1.520 ha (lúa:900ha, cây ăn trái: 500ha), cây lài: 70 ha, thủy sản: 50ha).
-Quận 12 (phường Thạnh Xuân, Thạnh Lộc, An Phú Đông): diện tích sản xuất khoảng 600ha, chủ yếu cây lài, cây ăn trái.
-Khu tưới công trình thủy lợi Hóc Môn - Bắc Bình Chánh:
Nguồn nước ngọt từ hồ Dầu Tiếng thông qua rạch Thầy Cai, rạch Tra và sông Vàm Cỏ Đông cấp nước cho huyện hóc môn (xã Tân thới Nhì, Xuân Thới Sơn, Xuân thới Thượng) và huyện Bình Chánh (xã Phạm Văn Hai, Lê Minh xuân, Tân Nhựt, Tân Kiện, Tân Tạo)
Tổng diện tích kế hoạch sản xuất dự kiến 5.750 ha
.Lúa vụ Đông Xuân 350 ha
.Mía 1.800 ha
.Vườn cây ăn trái 600 ha
.Rừng Bạch đàn 1.700 ha
.Dứa Cayen 250 ha
.Ao cá 50 ha
.Các loại cây trồng khác 1.000 ha
3/Biện pháp chống hạn, phòng chống cháy rừng chủ yếu trong mùa khô 2004-2005:
-Tổ chức tuyên truyền, vận động nông dân hiểu rỏ tình hình diễn biến thời tiết khô hạn, thiếu nước trong mùa khô để nâng cao ý thức sử dụng nước tiết kiệm và chuyển đổi cây trồng cạn có nhu cầu nước tưới ít như đậu phọng, bắp, rau, màu; nếu sản xuất lúa chỉ nên sử dụng giống lúa ngắn ngày.
-Điều tiết vận hành các công trình thủy lợi để điều tiết và phân phối nước luân phiên (khu tưới kênh Đông Củ Chi); lợi dụng triều cường khi mặn chưa xâm nhập để có biện pháp tích nước phù hợp (vùng dọc sông Sài Gòn, khu tưới Hóc Môn-Bắc Bình Chánh). Lưu ý tình hình ô nhiễm nguồn nước khu vực ảnh hưởng của hệ thống Hóc Môn - Bắc Bình Chánh khi thực hiện biện pháp tích nước trong đồng ruộng, không xả ra sông trong khi các khu công nghiệp, sản xuất vẫn tiếp tục xả thải xuống hệ thống kênh mương. Nao vét kênh mương nội đồng; sử dụng các cửa, đập dâng trên kênh tiêu để tận dụng lượng nước tiêu, lượng nước hồi quy. Chuẩn bị các biện pháp tưới bổ sung bằng các máy bơm lưu động .
-Chuẩn bị các phương án, biện pháp cụ thể phòng chống cháy, chửa cháy rừng , đảm bảo tránh và giảm thiểu thiệt hại tài nguyên rừng; phương án cung cấp nước sinh hoạt hợp lý và ổn định, đảm bảo nguồn nước sạch cho các hộ dân vùng nông thôn ngoại thành.
-Thường xuyên kiển tra, thông báo cho nông dân và các hộ vùng nông thôn ngoại thành biết về mực nước, độ nhiễm mặn các kênh rạch, nguồn nước và lịch cung cấp nước tưới của các công trình thủy lợi, nhất là hệ thống kênh đông Củ Chi.
-Tổ chức thực hiện
-Các địa phương củng cố Ban Chỉ đạo chống hạn, phối hợp các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT thống nhất biện pháp, phổ biến và tổ chức thực hiện kế hoạch chống hạn; giao ban định kỳ 02tuần/lần để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phòng chống hạn, đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn.
-UBND các quận, huyện có sản xuất nông nghiệp :
-Chỉ đạo và giao nhiệm vụ cho Phòng Kinh tế, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ và các phường , xã thông báo cho nông dân biết tình hình khô hạn, thiếu nước mùa khô 2004-2005, vận động nông dân hạn chế trồng lúa để chuyển sang trồng các loại cây trồng cạn, có nhu cầu nước tưới ít như rau, màu, đậu phọng,…
-Tổ chức và hổ trợ nông dân nạo vét kinh mương để dẫn tích nước phòng chống hạn .
-Các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT :
Phối hợp với các quận, huyện và đơn vị sản xuất, các chủ rừng để tổ chức thực hiện các giải pháp chống hạn, phòng chống cháy rừng, cung cấp nước sạch sinh hoạt cho nhân dân. Cụ thể :
-Công ty Quản lý Khai thác Dịch vụ Thủy lợi :
Đảm bảo phục vụ sản xuất với khả năng nguồn nước hiện có, giảm thiểu thiệt hại múa màng có thể xảy ra. Cụ thể:
+Tổ chức điều tiết, vận hành công trình hợp lý, áp dụng các biện pháp tưới luân phiên, tiết kiệm nước; chuẩn bị các phương án tưới bổ sung để đề phòng nắng hạn kéo dài, thiếu nước phục vụ sản xuất vào cuối vụ Đông Xuân 2004-2005 và đầu Hè Thu 2005 trên khu tưới kênh Đông Củ Chi.
+Tập trung công tác dẫn và giữ nước ngọt để tưới đối với công trình thủy lợi Hóc Môn - Bắc Bình Chánh và khu vực ven sông Sài Gòn.
+Phối hợp với các địa phương vận động nhân dân ra quân nạo vét kênh mương trong hệ thống công trình thủy lợi, chủ động các biện pháp tưới bổ sung (giếng, máy bơm…).
+Quản lý các công trình để ngăn mặn xâm nhập vào các tháng cao điểm mùa kiệt nhất là khu vực Nam tỉnh lộ 10 gồm các xã Lê Minh Xuân, Tân Nhật, Tân Tạo và Tân Kiên (huyện Bình Chánh).
+Phối hợp với các đơn vị việc trữ nước trong đồng để phòng chống cháy rừng trong mùa khô, nhất là các khu vực rừng phòng hộ, khu vực sản xuất của Công ty Cây trồng và Nông trường Láng Le .
-Chi cục Kiểm lâm và Chi cục Phát triển Lâm nghiệp :
-Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 21/TTg, 12/TTg về công tác phòng chống cháy rừng.
-Phối hợp với các chủ rừng (rừng phòng hộ, rừng kinh tế…) tổ chức thực hiện các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng.
-Có biện pháp giữ nước, đảm bảo độ ẩm dưới chân rừng; tập trung lực lượng canh giữ thường xuyên, nghiêm ngặt những nơi xung yếu; chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị như máy bơm, các phương tiện chữa cháy…; thực hiện theo phương châm “4 tại chổ”.
-Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh Môi trường Nông thôn :
Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng, cân đối nguồn nước sạch hiện có; xây dựng thêm các công trình cấp nước sạch đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho sinh hoạt của nhân dân trong khu vực phụ trách.
-Trung tâm NCKHKT và Khuyến nông :
+Phối hợp với Công ty QLKTDV Thủy lợi và các địa phương phổ biến kế hoạch và biện pháp sản xuất trong tình hình khô hạn.
+Hướng dẩn các biện pháp và kỹ thuật chuyển đổi cơ cấu cây trồng, các giống lúa ngắn ngày, biện pháp tưới tiết kiệm nước,…
-Chi cục QL Nước và PCLB, Chi cục QLCL –BVNL Thủy sản :
+Tổ chức và thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, tình hình khô hạn, nguồn và chất lượng nước tưới, nuôi trồng thủy sản (nhất là tôm sú); thông báo rộng rãi, kịp thời cho địa phương và nhân dân biết để chủ động thực hiện kế hoạch sản xuất, phòng chống cháy rừng.
+Triển khai các hoạt động nghiệp vụ hổ trợ nông dân, hộ sản xuất thực hiện các biện pháp hạn chế thiệt hại .