SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
7
8
1
7
5
6
8
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 23 Tháng Mười 2013 3:05:00 CH

An toàn thực phẩm nông lâm thủy sản 10 tháng đầu năm và kế hoạch 2 tháng cuối năm 2013

Thực hiện công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với nông sản thực phẩm; căn cứ mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra trong năm 2013, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo kết quả công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản 10 tháng đầu năm và kế hoạch 2 tháng cuối năm 2013 như sau:

 

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Công tác xây dựng cơ chế, chính sách về ATTP

 

1.1. Xây dựng chiến lược, đề án, dự án, chương trình

 

1.1.1. Lĩnh vực rau, củ, quả

- Dự án Xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm do Canada tài trợ (Dự án CIDA):

+ Triển khai kế hoạch giai đoạn tiếp theo mô hình thí điểm áp dụng VietGAP/GMPs ngành hàng rau an toàn.

+ Giám sát việc áp dụng quy trình điều hành chuẩn (SOPs) đảm bảo duy trì chất lượng an toàn thực phẩm (ATTP) tại Hợp tác xã Nông nghiệp sản xuất Thương mại và Dịch vụ Phước An và Liên tổ sản xuất rau an toàn Tân Trung.

+ Đánh giá nội bộ tại 02 mô hình đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP để làm thủ tục chứng nhận lại và chứng nhận mở rộng VietGAP tại Hợp tác xã Nông nghiệp sản xuất Thương mại và Dịch vụ Phước An và Liên tổ sản xuất rau an toàn Tân Trung.

- Xây dựng kế hoạch triển khai mô hình thí điểm quản lý rau theo “Chuỗi thực phẩm an toàn” năm 2013.

1.1.2. Lĩnh vực chăn nuôi

Xây dựng kế hoạch triển khai mô hình thí điểm theo “Chuỗi thực phẩm an toàn” đối với thịt heo, thịt gà, trứng gà giai đoạn 2013.

 

1.1.3. Lĩnh vực thủy sản

Xây dựng kế hoạch triển khai mô hình thí điểm quản lý thực phẩm thủy sản theo “Chuỗi thực phẩm an toàn” năm 2013.

 

1.1.4. Đề án xây dựng mô hình thí điểm quản lý thực phẩm theo “chuỗi thực phẩm an toàn” của Thành phố

 

- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án xây dựng mô hình thí điểm quản lý thực phẩm theo “Chuỗi thực phẩm an toàn” trên địa bàn thành phố năm 2013 (Kế hoạch số 1003/KH-SNN ngày 5/6/2013).

- Phối hợp với Ban Quản lý Đề án Chuỗi thực phẩm an toàn xây dựng và ban hành Quy chế quản lý, cấp và thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện tham gia “Chuỗi thực phẩm an toàn” tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2015.

 

1.2. Tham mưu ban hành và ban hành các văn bản tổ chức triển khai thực hiện

- Ban hành Kế hoạch về quản lý an toàn thực phẩm đối với nông lâm thủy sản năm 2013 (Kế hoạch số 160/KH-SNN ngày 28/01/2013 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

- Triển khai công tác cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Nghị định 38/2012/NĐ-CP của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với cơ sở do Ủy ban nhân dân quận, huyện cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh (văn bản số 292/SNN-TS ngày 27/02/2013; văn bản số 1039/ SNN-QLCL ngày 10/ 6/ 2013).

- Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định 4226/QĐ-UBND ngày 07 tháng 8 năm 2013 về công bố thủ tục hành chính về an toàn thực phẩm thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân quận - huyện.

- Triển khai tháng hàng động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2013 (Kế hoạch số 552/KH-SNN ngày 9/4/2013).

2. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về ATTP

 

2.1. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật

 

2.1.1. Số lớp tuyên truyền, phổ biến và số người tham dự

Tổng số lớp tuyên truyền, phổ biến là 173 lớp, số người tham dự là 6.877 người (Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản: 19 lớp, 876 người tham dự; Chi cục Thú y: 152 lớp, 5.929 người tham dự; Chi cục Bảo vệ thực vật: 02 lớp, 72 người tham dự).

 

2.2.2. Nội dung tuyên truyền, phổ biến

- Tuyên truyền, phổ biến Luật An toàn thực phẩm; Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, Nghị định 91/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP.

- Treo 832 băng rôn tại cơ quan , đường phố và các chợ với nội dung “Phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; lựa chọn thực phẩm an toàn”.

- Phát 85.901 tờ rơi cho người kinh doanh, người sản xuất và người tiêu dùng với nội dung “Phòng chống dịch bệnh; 10 thông điệp về an toàn vệ sinh thực phẩm; hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật”.

- Phát thanh hàng ngày trong nhà lồng chợ nội dung Nghị định 91/2012/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về ATTP.

- Đưa tin trên đài truyền hình (HTV): 05 đợt về công tác quản lý ATTP gừng củ, khoai tây nhập khẩu, vùng sản xuất rau muống nước.

- Tuyên truyền, phổ biến các Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý an toàn thực phẩm đối với nông lâm thủy sản:

+ Thông tư 57/2012/TT-BNNPTNT cho chủ cơ sở giết mổ, hộ kinh doanh giết mổ các nội dung về biện pháp xét nghiệm và hình thức xử phạt đối với các lô heo nhập vào giết mổ vi phạm các quy định về tồn dư chất cấm; Thông tư 60/2010/TT-BNN-PTNT và Thông tư 61/2010/TT-BNN-PTNT về cải thiện  điều kiện VSTY các CSGM.

+ Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT; Thông tư 01/2013/TT-BNNPTNT tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc thủy sản để triển khai có hiệu quả công tác cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

+ Thông tư 59/2012/TT-BNNPTNT; Thông tư 01/2013/TT-BNNPTNT tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc thực vật để triển khai có hiệu quả công tác cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

2.2. Sản xuất và đăng tải sản phẩm truyền thông về ATTP

 

TT

Sản phẩm

 

truyền thông

 

Nội dung

 

thông điệp chính

Hình thức chuyển tải

 

Số lượng

01

Băng rôn

Phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; lựa chọn thực phẩm an toàn.

Treo tại cơ quan, đường phố và các chợ

832 cái

02

Tờ rơi

Phòng chống dịch bệnh; 10 thông điệp về an toàn vệ sinh thực phẩm; hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Phát cho người kinh doanh, người sản xuất và người tiêu dùng

85.901

 tờ

03

Phát trên hệ thống loa phát thanh nội bộ của chợ đầu mối

Tuyên truyền, phổ biến Nghị định 91 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về VSATTP

Phát loa trong nhà lồng chợ

Hàng ngày

04

Phát loa

Chấn chỉnh vệ sinh thú y các quày sạp; Nghị định 91/2012/NĐ-CP về xử phạt về VSATTP.

Xe lưu động, phát loa cố định tại các chợ

6.805 lần

05

 

Đưa tin (chuyên đề) về công tác quản lý ATTP gừng củ, khoai tây nhập khẩu, vùng sản xuất rau muống nước của Thành phố

Đưa tin trên đài truyền hình (HTV)

05 đợt

3. Công tác xây dựng và phát triển mô hình sản xuất an toàn

 

3.1. Lĩnh vực rau, quả

Diện tích gieo trồng rau 10 tháng đầu năm 2013 ước đạt 14.274 ha, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó rau an toàn là 13.988 ha, tăng 2,8% so cùng kỳ; sản lượng đạt 288.273 tấn, tăng 4,1% so với cùng kỳ. Trong 10 tháng đầu năm 2013, Hợp tác xã Thỏ Việt đã xuất khẩu sang Dubai (thuộc Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất - UAE) khoảng 200 tấn rau củ quả các loại.

- Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT (rau an toàn). Lũy kế đến nay thành phố đã có 18 tổ chức/cá nhân (diện tích 73,18ha; số hộ: 176 hộ) được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT.

- Cấp Giấy chứng nhận chuyên môn về sản xuất, sơ chế rau: Lũy kế đến nay đã cấp 5.684 Giấy chứng nhận chuyên môn về sản xuất rau (5.000 hộ trồng rau) và 455 giấy chứng nhận chuyên môn về sơ chế rau, quả.

- Số hộ trồng rau trên địa bàn ký Bản cam kết chấp hành đúng các quy định của Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật: đến nay đã có 4.129 hộ/5.000 hộ trồng rau (đạt tỷ lệ 82,5%) ký Bản cam kết chấp hành đúng các quy định của Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật.

- Về chứng nhận VietGAP: Từ đầu năm 2013 đến nay đã chứng nhận cho 62 tổ chức cá nhân với tổng diện tích 82,97 ha; tương đương 370 ha diện tích gieo trồng; sản lượng dự kiến 1.957 tấn/năm. Lũy tiến đến nay, tổng số đơn vị sản xuất rau, quả trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã được chứng nhận VietGAP là 329 tổ chức cá nhân (bao gồm xã viên 4 HTX và 2 Tổ hợp tác: HTX Ngã 3 Giòng, HTX Thỏ Việt, HTX Phước An, HTX Nhuận Đức, Liên tổ Tân Trung và Tổ cây ăn trái Trung An; 7 công ty và các nông hộ), với tổng diện tích 145,6 ha; tương đương 649,7 ha diện tích gieo trồng; sản lượng dự kiến 15.637 tấn/năm.

 

3.2. Lĩnh vực chăn nuôi

- Tình hình chăn nuôi 10 tháng đầu năm trên địa bàn thành phố:

- Bò sữa: Tổng đàn bò sữa 95.285 con, tăng 8,3% so với cùng kỳ; riêng cái vắt sữa 45.570 con, tăng 8,5% so cùng kỳ. Sản lượng sữa bò tươi trong 10 tháng đầu năm đạt 207.116 tấn, tăng 8,9% so cùng kỳ.

- Heo: Tổng đàn 342.922 con, đạt 94,7% so với cùng kỳ; trong đó, nái sinh sản là 44.210 con.

- Cơ sở chăn nuôi đạt chứng nhận chăn nuôi an toàn dịch bệnh: đến nay thành phố đã có 57 cơ sở chăn nuôi đạt an toàn dịch bệnh (chăn nuôi heo: 43 cơ sở với tổng đàn là 74.743 con; chăn nuôi bò sữa (09 cơ sở) và chăn nuôi dê (01 cơ sở) với tổng đàn là 3.556 con; chăn nuôi gà: 03 cơ sở với tổng đàn là 218.000 con/đợt và 01 cơ sở chăn nuôi bồ câu với tổng đàn là 7.952 con).

 

- Cấp giấy chứng nhận chăn nuôi an toàn theo VietGAP: đến nay thành phố đã có 08 trại chăn nuôi heo thuộc hợp tác xã chăn nuôi Tiên Phong được chứng nhận trại chăn nuôi an toàn theo VietGAP, với tổng đàn 30.000 con và 04 trại gà (thuộc Công ty Phạm Tôn) được chứng nhận trại chăn nuôi an toàn theo VietGAHP, với tổng đàn là 240.000 con. 

 

- Thành phố Hồ Chí Minh đã được Cục Thú y công nhận vùng an toàn với bệnh lao và sẩy thai truyền nhiễm tại 4 quận huyện nuôi bò sữa trọng điểm (Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Quận 12).

- Dự án nâng cao năng lực ngành chăn nuôi trên địa bàn thành phố (Dự án Lifsap): Đến nay Ban quản lý dự án đã hình thành được 30 nhóm GAHP (thực hành chăn nuôi an toàn) tại 8 xã Huyện Củ Chi (xã Nhuận Đức, xã An Phú, xã Phú Hòa Đông, xã Tân Thạnh Đông, An Nhơn Tây, Phạm Văn Cội, Trung Lập Hạ, Tân Phú Trung) và xã Xuân Thới Thượng (Huyện Hóc Môn) với sự tham gia của 694 hộ chăn nuôi, với tổng đàn: 42.000 con. Ngoài ra, Ban quản lý dự án cũng đã tổ chức huấn luyện quy trình chăn nuôi an toàn cho các nông hộ tham gia dự án, thực hiện sửa chữa chuồng trại, cung cấp vật tư chăn nuôi (bình bơm tay khử trùng, ủng cao su, tủ thuốc thú y, hóa chất, thuốc sát trùng, máng ăn cho heo con, máng ăn cho heo thịt,…). Ngoài ra, Ban Quản lý Lifsap cũng đã hoàn thành vệc nâng cấp quầy, sạp kinh doanh thực phẩm tươi sống trên địa bàn thành phố đủ điều kiện ATTP và đưa vào hoạt động ở 11 chợ truyền thống, tổng quy mô là 422 quầy sạp.

 

3.3. Lĩnh vực thủy sản

Tổng sản lượng thủy sản trong 10 tháng đầu năm ước đạt 47.978 tấn, tăng 8,6% so với cùng kỳ, trong đó: sản lượng nuôi trồng: 26.678 tấn, tăng 13,3% so cùng kỳ; sản lượng đánh bắt: 21.300 tấn, tăng 3,3% so cùng kỳ.

- Xây dựng mô hình nuôi thủy sản an toàn: tính đến nay, tại vùng nuôi tôm tập trung 2 huyện Nhà Bè, Cần Giờ có tổng cộng 191 cơ sở nuôi tôm (Nhà Bè: 51 cơ sở, Cần Giờ: 140 cơ sở) xây dựng mô hình nuôi tôm đảm bảo an toàn thực phẩm, với tổng diện tích là 348,5 ha và 2 mô hình nuôi tôm chân trắng theo VietGAP. Ngoài ra.Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản triển khai các mô hình nuôi thủy sản an toàn cho các đối tượng khác như: 13 mô hình nuôi lươn; 2 mô hình nuôi cua; 1 mô hình nuôi cá bóng tượng.

4. Công tác kiểm tra, giám sát ATTP

 

4.1. Lĩnh vực rau củ quả

Tổng số mẫu kiểm tra phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật 10 tháng đầu năm là: 7.095 mẫu (phân tích nhanh: 6.833 mẫu, phân tích định lượng: 262 mẫu) cụ thể tại từng khu vực như sau:

4.1.1. Khu vực xuất:

 

- Lấy mẫu phân tích test nhanh 849 mẫu rau đang thu hoạch, kết quả phân tích 849/849 (tỷ lệ 100%) không phát hiện dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng cho phép.

- Phân tích định lượng 83 mẫu rau thuộc nhóm nguy cơ cao (rau muống, cải các loại) đang thu hoạch, kết quả 83/83 mẫu không phát hiện dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng cho phép.

 4.1.2. Khu vực sơ chế - kinh doanh:

Kiểm tra 13 đơn vị sản xuất, sơ chế, kinh doanh rau, quả (02 siêu thị và 11 doanh nghiệp) và lấy 28 mẫu rau, trái cây đang kinh doanh phân tích định lượng dư lượng thuốc BVTV (rau nội địa: 22 mẫu, trái cây ngoại nhập: 03 mẫu và sản phẩm nhập khẩu khác: 03 mẫu). Kết quả 28/28 (tỷ lệ 100%) không phát hiện dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng cho phép.

4.1.3. Tại 3 chợ đầu mối:

v Kiểm tra dư lượng thuốc BVTV trên rau quả nhập vào chợ hàng đêm:

- Kiểm tra phân tích nhanh rau, quả nhập vào 3 chợ: tổng số mẫu lấy phân tích nhanh là 5.984 mẫu (rau nội địa: 5.476 mẫu; rau ngoại nhập: 194 mẫu ; trái cây nội địa: 275 mẫu; trái cây ngoại nhập: 39 mẫu), kết quả có 100% mẫu không phát hiện dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng cho phép.

 

- Kiểm tra định lượng dư lượng thuốc BVTV: 143 mẫu ((rau nội địa: 114 mẫu, rau ngoại nhập: 02 mẫu), kết quả 100% số mẫu không phát hiện dư lượng thuốc BVTV. 

 

 

4.2. Lĩnh vực thủy sản

4.2.1. Khu vực sản xuất:

Thực hiện Chương trình kiểm soát dư lượng: Chi cục phối hợp cùng cơ quan Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản Nam Bộ và Trung tâm vùng 4 triển khai thực hiện Chương trình kiểm soát dư lượng chất độc hại tôm nuôi trên địa bàn huyện Cần Giờ, Nhà Bè: Lấy 14 mẫu tôm sú và 77 mẫu tôm chân trắng để phân tích các chỉ tiêu dư lượng chất độc hại. Kết quả không phát hiện dư lượng chất độc hại trong mẫu kiểm.

 

- Thực hiện Chương trình kiểm soát thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ: Trong 10 tháng đầu năm, lấy 38 mẫu nghêu, 72 mẫu nước để phân tích độc tố sinh học biển, kim loại nặng và vi sinh kết quả đều không phát hiện độc tố sinh học, vi sinh và kim loại nặng vượt ngưỡng cho phép.

 

 

4.2.2. Tại chợ Bình Điền:

- Kiểm tra ngoại quan, cảm quan thủy sản và sản phẩm thủy sản: đã thực hiện kiểm tra ngoại quan, cảm quan các sản phẩm thủy sản tươi, ướp đá của các điểm kinh doanh được 264.600 tấn đảm bảo độ tươi, không có tạp chất.

- Kiểm tra test nhanh: phối hợp với công ty Quản lý và kinh doanh chợ Bình Điền lấy 165 mẫu chả cá kiểm tra nhanh hàn the đều không phát hiện.

4.3. Lĩnh vực thú y

- Trong 10 tháng đầu năm 2013, Chi cục Thú y đã phát hiện và xử lý 23 trường hợp giết mổ trái phép (gia cầm: 11 trường hợp; gia súc: 12 trường hợp). Tang vật xử lý gồm: 539 con gia cầm sống, 229 con và 140 kg gia cầm làm sẵn, 06 con chim bồ cầu, 02 kg phụ phẩm gia cầm, 76 con heo sống, 02 mảnh heo bên, 488 kg thịt và 154 kg phụ phẩm heo, 03 con bò, 222 kg thịt và 641 kg phụ phẩm bò, 43 kg thịt dê. Trạm Thú y chuyển hồ sơ đề nghị UBND huyện ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 20 trường hợp và 03 trường hợp chủ bỏ hàng.

 

5. Công tác phối hợp kiểm tra, thanh tra

 

5.1. Lĩnh vực rau, quả

Thực hiện Chương trình giám sát ATTP do Cục bảo vệ thực vật triển khai: Chi cục BVTV phối hợp với Trung tâm BVTV phía Nam tổ chức 01 đợt lấy mẫu rau có nguy cơ cao (09 mẫu rau bồ ngót và 13 mẫu khổ qua) tại các vựa kinh doanh rau tại Chợ Bình Điền và Chợ đầu mối NS TP Hóc Môn kiểm tra định lượng dư lượng thuốc BVTV. Kết quả 100% số mẫu không phát hiện dư lượng thuốc BVTV.

 

5.2. Lĩnh vực thú y

- Trong 10 tháng đầu năm, Chi cục Thú y đã xử phạt 4.037 trường hợp với số tiền là 4.412.050.000 đồng (giảm 4,36% số trường hợp và giảm 2,89% số tiền phạt so với cùng kỳ năm 2012). Trong đó Trạm Kiểm dịch động vật Thủ Đức đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính 277 trường hợp với số tiền phạt là 642.650.000 đồng (giảm 35,73% trường hợp và giảm 29,55% số tiền phạt so với cùng kỳ), số tang vật tiêu hủy khoảng 35.918,7kg (giảm 65,38% so cùng kỳ).

- Ngoài xử phạt vi hành chính, Chi cục thú y cùng với các cơ quan chức năng đã tiến hành xử lý 6.085 trường hợp (không phạt),tang vật tiêu hủy khoảng 221,7 tấn, giảm 0,66% so cùng kỳ 2012.

Các hành vi vi phạm chủ yếu tập trung việc vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật không có giấy chứng nhận kiểm dịch, không dấu kiểm soát giết mổ, không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y đối với phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật lưu thông trong nước, không chấp hành tiêm phòng bắt buộc theo quy định.

 

5.3. Lĩnh vực thủy sản

Kiểm tra và phát hiện 03 vựa kinh doanh tại chợ Bình Điền vi phạm về điều kiện ATTP theo Nghị định 91/2012/NĐ-CP của Chính phủ, Chi cục đã ra Quyết định xử phạt, tổng số tiền phạt là 4.500.000 đồng.

 

6. Tình hình áp dụng GMP, HACCP, ISO 22000 trong sơ chế, giết mổ, chế biến kinh doanh thực phẩm

- Lĩnh vực rau củ quả:

+ 04 cơ sở đang áp dụng HACCP (Chi nhánh Công ty cổ phần XNK hạt điều và hàng nông sản thực phẩm, Cở sở Kim Quý, Công ty TNHH MTV nấm Trang Sinh, Công ty cổ phần chế biến kinh doanh nông sản thực phẩm Nosafood).

+ 01 cơ sở áp dụng GMP (Công ty cổ phần thực phẩm Việt Nông).

+ 01 cơ sở áp dụng ISO (Xí nghiệp nước chấm Nam Dương).

 - Lĩnh vực thủy sản: 01 áp dụng HACCP; 15 cơ sở áp dụng GMP trong sơ chế, chế biến, kinh doanh thủy sản.

 

7. Tăng cường năng lực quản lý ATTP

 

7.1.Về tổ chức, bộ máy

Bộ máy quản lý ATTP của Sở ngành nông nghiệp thành phố gồm: Phòng quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các Chi cục: Thú y, Bảo vệ thực vật, Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Phát triển nông thôn.

 

7.2. Về nhân sự

Phòng quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Sở có 06 nhân sự. Đối với cán bộ tại các Chi cục vừa thực hiện công tác ATTP vừa thực hiện các công tác chuyên ngành khác.

7.3. Về cơ sở vật chất, kỹ thuật:

Hiện tại, cơ sở vật chất, kỹ thuật tương đối đầy đủ cho hoạt động đảm bảo ATTP của ngành nông nghiệp thành phố.

 

7.4. Về năng lực kiểm nghiệm, xét nghiệm

- Trạm Chẩn đoán xét nghiệm của Chi cục Thú y thực hiện kiểm nghiệm theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 17025.2005 đã được Bộ Khoa học Công nghệ công nhận đạt Vilas 338; được Bộ Nông nghiệp chỉ định là phòng thử nghiệm của Bộ Nông nghiệp với mã số LAS-NN 10. Thực hiện kiểm nghiệm các chỉ tiêu vi sinh và hóa lý về ATTP.

- Ngoài ra, các Chi cục Bảo vệ thực vật, Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng có phòng kiểm nghiệm trực thuộc có thể kiểm nghiệm các chỉ tiêu vi sinh và hóa lý về ATTP.

 

8. Phối hợp với các tỉnh trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm

Triển khai thực hiện đề án chuỗi thực phẩm an toàn trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013-2015, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức họp, khảo sát chọn các đơn vị đáp ứng được các tiêu chí, yêu cầu của chuỗi, tham gia vào để án chuỗi thực phẩm an toàn của thành phố.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động phối hợp với các  tỉnh thực hiện chương trình hợp tác về kiểm soát ATTP nông sản. Đến nay đã ký thỏa thuận hợp tác với 18 tỉnh (Lâm Đồng, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Hậu Giang, An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Bình Thuận, Khánh Hòa). Sau khi triển khai thực hiện các bản thỏa thuận hợp tác với các tỉnh, thành phố sẽ kiểm soát được khoảng 71.500 tấn rau, quả/tháng (chiếm 69% tổng nhu cầu rau, quả của thành phố); khoảng 13.600 tấn thịt heo/ tháng (chiếm 78,8% tổng nhu cầu thịt heo của thành phố); 4.976 tấn thịt gà/tháng (chiếm 86,5% tổng nhu cầu thịt gà của thành phố); 76,9 triệu quả trứng gia cầm/tháng (chiếm 71,1% tổng nhu cầu trứng của thành phố); khoảng 16.721 tấn thủy sản /tháng (chiếm 75,3% tổng nhu cầu thủy sản của thành phố).

8.1. Lĩnh vực rau củ quả

Trong 10 tháng đầu năm 2013, tại 3 Chợ đầu mối NSTP, Chi cục BVTV đã kiểm tra: 5.984 mẫu, trong đó có 4.937 mẫu rau, quả của Thành phố và 5 tỉnh. Kết quả kiểm tra nhanh dư dượng thuốc BVTV có 4.926/4.937 mẫu không phát hiện (đạt tỷ lệ 99,78%) và 11/4.937 mẫu có dư lượng thuốc BVTV (tỷ lệ 0,22%), bao gồm tại Tiền Giang (5 mẫu), Long An (4 mẫu),  Tây Ninh (1 mẫu), Lâm Đồng (1 mẫu). Phân tích định lượng 11 mẫu này, kết quả 11/11 mẫu không phát hiện dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng cho phép.

 

8.2. Lĩnh vực thú y

  - Chi cục Thú y tiếp tục duy trì hợp tác trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, thủy sản và nâng cao chất lượng sản phẩm động vật nhập về TP. Hồ Chí Minh với Chi cục Thú y các tỉnh giáp ranh Bà Rịa -Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Long An và các Chi cục Thú y Tiền Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bình Phước, Lâm Đồng, Bình Thuận, Khánh Hòa nhằm tăng cường hợp tác trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật và nâng cao chất lượng sản phẩm động vật nhập về TP. Hồ Chí Minh.

 

- Lượng động vật và SPĐV nhập từ các tỉnh về TP. Hồ Chí Minh tiêu thụ gồm: Trâu bò hơi: 3.016 con (giảm 2.462 con so với cùng kỳ); thịt trâu bò: 139.247 kg (tăng 564 kg so với cùng kỳ); heo hơi:  1.872.633  con (tăng 281.002 con so với cùng kỳ); thịt heo: 742.331 kg (tăng 34.460 kg so với cùng kỳ); gia cầm sống: 15.767.848 con (tăng 732.771 con so với cùng kỳ); thịt gia cầm: 13.110.862 kg (giảm 94.708 kg so với cùng kỳ); trứng gia cầm: 887.340.904 quả (giảm 111.424.120 quả so với cùng kỳ); sản phẩm đông lạnh 39.591.256 kg (tăng 3.668.210 kg so với cùng kỳ).        

 

          - Kết quả xử lý vi phạm hành chính các trường hợp vi phạm nguồn gốc từ các tỉnh: 278 trường hợp vi phạm, với số tiền 364.650.000 đồng.

 

8.3. Lĩnh vực thủy sản

-  Số tỉnh/thành liên kết, phối hợp: 15 tỉnh/thành.

 

- Nội dung phối hợp:   

 

+ Tuyền truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản.

+ Kiểm soát về an toàn thực phẩm thủy sản từ nơi sản xuất đến nơi lưu thông tiêu thụ sản phẩm trong đó có “Chuỗi thực phẩm an toàn”.

+ Trao đổi, cung cấp thông tin kinh nghiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn thực phẩm.

-Tổng sản lượng thực phẩm thủy sản từ các tỉnh/thành đã kiểm soát 264.600/264.600 tấn (đạt 100%).

 

9. Công tác kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP

 

9.1. Chi cục Thú y

Từ đầu năm đến nay, Chi cục Thú y đã tiếp nhận 32 hồ sơ đăng ký thẩm định, kết quả kiểm tra 13 hồ sơ đạt yêu cầu và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (06 cơ sở pha lóc, đóng gói, kinh doanh gia súc, gia cầm; 03 cơ sở xử lý, đóng gói kinh doanh trứng; 03 cơ sở chế biến, kinh doanh thịt quay; 01 cơ sở đóng gói, kinh doanh mật ong).

 

9.2. Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Trong 10 tháng đầu năm, Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã cấp 20 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT gồm: 05 cơ sở thu mua, sơ chế thủy sản; 06 cơ sở sản xuất nước mắm và sản phẩm dạng mắm, 05 cơ sở sản xuất thủy sản khô, 04 điểm kinh doanh thủy tại chở Bình Điền.

 

9.3. Chi cục Bảo vệ thực vật

Trong 10 tháng đầu năm 2013, có 152 cơ sở nộp hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Chi cục Bảo vệ thực vật đã kiểm tra và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho 75 cơ sở bao gồm: 30 cơ sở sơ chế, kinh doanh rau quả; 11 cơ sở sơ chế, đóng gói trà, cà phê; 03 cơ sở sơ chế kinh doanh hạt điều; 31 cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nguồn gốc thực vật khác.

 

9.4. Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản

Trong 10 tháng đầu năm 2013, có 130 hồ sơ đăng ký, Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản kiểm tra, đánh giá và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho 107 cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản.

 

9.5. Công tác cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP thuộc thẩm quyền quản lý của UBND quận, huyện:

Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân các quận, huyện về việc triển khai cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của ngành Nông nghiệp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân quận, huyện (Quyết định 4226/QĐ-UBND ngày 7/8/2013), đến nay các quận, huyện đã kiểm tra, đánh giá và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho 29 cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản (Quận Tân Phú: 9 cơ sở, Hóc Môn: 7 cơ sở; Củ Chi: 13 cơ sở); các quận, huyện khác đang xây dựng quy trình và triển khai thực hiện theo quy định.

 

II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN

 

1.     Thuận lợi

Các cơ quan chức năng duy trì thường xuyên, liên tục công tác phối hợp kiểm tra, không xảy ra tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả trong kiểm tra, xử lý vi phạm. Đặc biệt là sự tham gia tích cực của lực lượng Cảnh sát giao thông, tăng cuờng hiệu quả việc ngăn chặn tình trạng vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, hư hỏng từ các tỉnh về thành phố, góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng chống dịch bệnh.

 

2.     Khó khăn

Đến nay chưa có Thông tư liên tịch giữa 3 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công thương hướng dẫn triển khai công tác quản lý ATTP theo Nghị định 38/2012/NĐ-CP nên công tác quản lý nhà nước về ATTP còn khó khăn.

 

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa ban hành đầy đủ các quy định để triển khai Nghị định 38/2012/NĐ-CP như: quản lý dụng cụ bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm; tập huấn cho cán bộ làm công tác quản lý an toàn thực phẩm cấp quận – huyện; về thu phí, lệ phí...

III. KẾ HOẠCH 2 THÁNG CUỐI NĂM 2013

1. Công tác xây dựng cơ chế, chính sách về ATTP

- Góp ý nội dung dự thảo Chỉ thị về "tăng cường các giải pháp nhằm đảm bảo ATTP trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh".

 

- Tiếp tục tập trung tham mưu, góp ý, xây dựng cơ chế, chính sách pháp luật của địa phương và Trung ương để quản lý ATTP nông lâm thủy sản được tốt hơn.

 

2. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về ATTP

Tiếp tục tập huấn, tuyên truyền bằng nhiều hình thức và biện pháp để phổ biến pháp luật đến mọi đối tượng hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm liên quan đến nông lâm thủy sản.

 

3. Công tác xây dựng và phát triển mô hình sản xuất an toàn

 

3.1. Lĩnh vực rau, quả

- Triển khai các mô hình sản xuất rau an toàn thuộc Đề án phát triển sản xuất, tiêu thụ rau an toàn tại các xã nông thôn mới.

 

- Triển khai 02 mô hình ứng dụng phân hữu cơ vi sinh và áp dụng VietGAP.

 

- Duy trì giám sát việc áp dụng SOPs đảm bảo duy trì chất lượng, ATTP tại các mô hình thí điểm (Hợp tác xã NN SX TM và DV Phước An, Liên tổ sản xuất rau an toàn Tân Trung).

 

3.2. Lĩnh vực thú y

- Tiếp tục triển khai và thực hiện đề án chuỗi thực phẩm an toàn thịt heo, thịt gà, trứng gà (công tác khảo sát, tuyên truyền, xét nghiệm mẫu).

 

- Tiếp tục thực hiện và duy trì 10 mô hình mẫu trong chương trình CIDA.

 

 

3.3. Lĩnh vực thủy sản

Tập trung vận động, hướng dẫn và hỗ trợ phát triển mô hình nuôi thủy sản an toàn thực phẩm tại các vùng nuôi tôm, thủy sản tập trung trên địa bàn thành phố.

 

4. Công tác kiểm tra, giám sát ATTP

 

4.1. Lĩnh vực rau, quả

Tiếp tục Thực hiện Kế hoạch số 10/KH-CCBVTV ngày 27/02/2013 của Chi cục Bảo vệ thực vật về “kiểm tra, thanh tra chất lượng, an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc thực vật trên địa bàn Thành phố năm 2013.

 

4.2. Lĩnh vực thú y

Tiếp tục kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy trình ISO trong công tác kiểm dịch động vật, kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm như:

- Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch SPĐV đông lạnh nhập khẩu đóng gói lại;

- Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận chuyển trong tỉnh;

- Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch SPĐV vận chuyển trong tỉnh tại cơ sở giết mổ;

- Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch SPĐV tại nơi kinh doanh;

- Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch SPTS vận chuyển trong nước dùng làm thực phẩm tại vùng, cơ sở có công bố dịch bệnh;

- Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh thú y tại cơ sở kinh doanh, sơ chế, bảo quản, chăn nuôi tập trung.

- Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh, sơ chế, bảo quản sản phẩm động vật.

 

4.3. Lĩnh vực thủy sản

Tập trung kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm tại các vùng nuôi, khu vự thu mua, sơ chế, chế biến, lưu thông, tiêu thụ theo quy định hiện hành.

 

5. Công tác thanh tra và xử lý vi phạm

 

5.1. Lĩnh vực thú y

- Duy trì công tác thanh, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi, vi phạm về an toàn thực phẩm.

- Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ hàng năm (quý 4/2013 -Thanh tra diện rộng năm 2013).

- Xử lý nghiệm các hành vi, vi phạm về an toàn thực phẩm.

 

5.2. Lĩnh vực thủy sản

Kiện toàn tổ chức làm công tác thanh tra chuyên ngành thủy sản, để tăng cường kiểm tra, kiểm soát về các hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân đối với lĩnh vực an toàn thực phẩm thủy sản trên địa bàn thành phố theo chức năng nhiệm vụ được giao.

 

5.3. Lĩnh vực rau, củ, quả

- Duy trì công tác thanh, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi, vi phạm về an toàn thực phẩm.

- Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ hàng năm (quý 4/2013 -Thanh tra diện rộng năm 2013).

6. Công tác phối hợp kiểm tra, thanh tra liên ngành: Tiếp tục phối hợp liên ngành thanh kiểm tra thường xuyên, và đột xuất.

7. Tình hình áp dụng VietGAP, VietGAP, An toàn dịch bệnh, GMP, HACCP, ISO 22000

Tiếp tục tuyên truyền vận động các cơ sở thực hiện, áp dụng VietGAP, VietGAHP, An toàn dịch bệnh, GMP, HACCP, ISO 22000.

8. Tình hình cảnh báo các sản phẩm nông lâm, thủy sản mất ATTP

Tập trung theo dõi thông tin cảnh báo về nông lâm thủy sản mất ATTP trên thông tin báo, đài,…và có biện pháp giải quyết kịp thời.

 

9. Tăng cường năng lực quản lý ATTP

- Rà soát chức năng, nhiệm vụ được giao để kiện toàn tổ chức cho phù hợp với quy định Nhà nước.

- Tăng cường công tác tập huấn cho đội ngũ các bộ công tác về ATTP.

- Trang bị thiết bị dụng cụ cho phòng xét nghiệm theo kế hoạch quí 3/2013.

10. Phối hợp các tỉnh trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm đối nông sản thực phẩm về thành phố

Tiếp tục phối hợp với các tỉnh đã ký kết để kiểm tra, kiểm soát nông sản thực phẩm về tiêu thụ trên thành phố

11. Công tác kiểm tra, đánh giá theo Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT và cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Tiếp tục thực hiện việc kiểm tra đánh giá theo thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT theo kế hoạch đã đề ra.

 

12. Công tác khác

 

Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án xây dựng mô hình thí điểm quản lý thực phẩm theo “Chuỗi thực phẩm an toàn” năm 2013 đối với nông sản thực phẩm trên địa bàn thành phố.

Phối hợp Đoàn kiểm tra liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tham gia kiểm tra công tác chuẩn bị nguồn hàng, kế hoạch cung cấp hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nhóm hàng hóa phục vụ bình ổn giá của các doanh nghiệp được thành phố giao nhiệm vụ bình ổn giá lương thực, thực phẩm thiết yếu phục phục Tết Nguyên đán.


Số lượt người xem: 5458    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm