SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
7
8
1
8
8
4
5
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 12 Tháng Sáu 2013 4:30:00 CH

An toàn thực phẩm đối với nông, lâm sản và thủy sản 5 tháng 2013


 

1.  Công tác thông tin, tuyên truyền:

 

Chi cục Thú y, Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tập trung tuyên truyền và tập huấn việc thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP); tập huấn quy trình sản xuất an toàn cho các đối tượng là những người sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm thông qua một số hoạt động cụ thể như sau:

- Chi cục Thú y: tổ chức tập huấn cho các hộ chăn nuôi các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, định kỳ vệ sinh tiêu độc sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, chấp hành tiêm phòng các bệnh bắt buộc cho gia súc, gia cầm; thực hiện khai báo kiểm dịch khi nhập, xuất đàn; sử dụng thuốc thú y đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và đặc biệt không sử dụng các chất kích thích tố tăng trọng,… nhằm đảm bảo phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; đảm bảo chất lượng, an toàn sản phẩm thực phẩm có nguồn động vật.

Triển khai Công điện số 10/CĐ-BNN-TY ngày 18/4/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm trên chim yến; Công điện số 09/CĐ-BNN-TY ngày 12/4/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc áp dụng các biện pháp quyết liệt dập tắt các ổ dịch lở mồm long móng gia súc và tai xanh ở lợn; Công văn số 1377/BNN-TY ngày 24/4/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc triển khai tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng; Chỉ thị số 07/2013/CT-UBND ngày 17/4/2013 của UBND thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Cúm gia cầm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; Kế hoạch số 1750/KH-UBND ngày 15/4/2013 của Ủy ban Nhân dân thành phố về kế hoạch hành động phòng chống dịch cúm A (H7N9) tại thành phố Hồ Chí Minh; Kế hoạch 715/KH-SNN ngày 26/4/2013 2013 của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Cúm gia cầm năm 2013; Công văn số 436/CCTY-PCD ngày 12/4/2013 của Chi cục Thú y về việc phối hợp giám sát bệnh Cúm gia cầm trên chim cảnh.

- Chi cục Bảo vệ thực vật: tổ chức phát 3.500 tờ gấp về 10 thông điệp an toàn vệ sinh thực phẩm và tờ rơi (mỗi loại 8.000 tờ) về hướng dẫn xử lý thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và bao bì đã qua sử dụng trên đồng ruộng; những quy định hình thức xử phạt, mức phạt về quản lý thuốc BVTV và vệ sinh an toàn thực phẩm; hướng dẫn lựa chọn và chế biến rau quả đảm bảo an toàn thực phẩm; hướng dẫn kinh doanh rau quả đảm bảo an toàn thực phẩm; dán 450 tờ áp phích tại khu vực sản xuất đối với người sản xuất rau quả về hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV, sử dụng phân bón, thu hoạch sơ chế, sử dụng nước tưới.

- Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản: Treo 3 băng rôn tuyên truyền ở 3 nhà lồng chợ Bình Điền với nội dung “Thương nhân chợ Bình Điền cam kết không sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm trong bảo quản, kinh doanh thủy sản tại chợ” và tổ chức 2 lớp tập huấn kiến thức về ATTP cho 137 thương nhân kinh doanh thủy sản tại chợ.

- Tham gia Lễ phát động “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm” năm 2013 cấp thành phố và cấp quận, huyện tổ chức.

 

2. Hoạt động kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm:

 

2.1.  Lĩnh vực rau, củ, quả: Chi cục BVTV chưa báo cáo

 

2.1.1. Tại vùng sản xuất:

- Kiểm tra sử dụng thuốc BVTV ở các vùng sản xuất rau: Hộ dân được kiểm tra: 43 hộ (Củ Chi: 10 hộ; Bình Chánh: 04 hộ; Hóc Môn: 13 hộ; Quận 12: 11 hộ; Thủ Đức: 04 hộ; Quận 9: 01 hộ). Kết quả các hộ đều sử dụng thuốc trong danh mục cho phép.

       - Kiểm tra dư lượng thuốc BVTV: Lấy 48 mẫu rau (39 mẫu kiểm tra nhanh dư lượng thuốc BVTV bằng phương pháp GT TestKit, 9 mẫu phân tích định lượng); kết quả 48/48 mẫu không phát hiện dư lượng thuốc BVTV.

 

2.1.2. Tại 03 chợ đầu mối nông sản thực phẩm:

 

- Tổng số mẫu kiểm tra nhanh dư lượng thuốc BVTV là 705 mẫu, kết quả 704/705  mẫu (tỷ lệ 99,86%)  âm tính, và 01/705 mẫu có phát hiện dương tính với dư lượng thuốc BVTV. Mẫu phát hiện là cải ngọt có nguồn gốc Long An, đang chờ kết quả phân tích định lượng. 

 

       - Thực hiện chương trình giám sát ATTP tại chợ đầu mối, Chi cục BVTV phối hợp với Trung tâm BVTV phía Nam tổ chức lấy 22 mẫu rau có nguy cơ cao (13 mẫu rau bồ ngót, 9 mẫu khổ qua) tại các vựa kinh doanh rau tại chợ Bình Điền, chợ Hóc Môn phân tích dư lượng thuốc BVTV. Kết quả 22/22 mẫu (tỷ lệ 100%) không phát hiện dư lượng thuốc BVTV.

 

2.2. Lĩnh vực thú y:

2.2.1. Công tác kiểm soát giết mổ, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật và kiểm tra vệ sinh thú y:

- Kiểm soát giết mổ: Trong tháng 5, Chi cục Thú y đã kiểm soát giết mổ cho 502 con trâu bò, 207.224 con heo, 1.577.640 con gia cầm.

- Kiểm dịch động vật và kiểm tra vệ sinh thú y sản phẩm động vật: Trong tháng 5, Chi cục Thú y đã kiểm soát giết mổ cho 2.316 con trâu bò hơi, 76.855 con trâu bò tuột, 978.153 con heo hơi, 419.303 con heo bên, 8.271.988 con gia cầm sống, 6.836.111 con gia cầm tươi, 501.340.839 trứng gia cầm, 4.588.999.35 kg sản phẩm đông lạnh nhập khẩu.

 

2.2.2. Công tác thanh tra và xử lý:

 

a) Kết quả xử phạt vi phạm hành chính:

* Trong tháng 05/2013:

- Số trường hợp xử phạt vi phạm hành chánh là 497 trường hợp với tổng số tiền là 538.800.000 đồng (so với cùng kỳ năm 2012: giảm 12,04% số trường hợp và giảm 7,27% số tiền phạt; tuy nhiên so với tháng 4/2013 thì tăng 36,54% số trường hợp và tăng 29,75% số tiền phạt).

- Số tang vật bị xử lý hủy gồm: dê: 01 con, chó: 16 con, heo: 13 con, gia cầm sống: 2.178 con, thịt heo: 69 kg, thịt gia cầm: 131 kg,  phụ phẩm trâu, bò: 41 kg, phụ phẩm heo: 1.199 kg, trứng gia cầm: 22.500 quả (tổng cộng khoảng 8.510,1 kg: tăng 267% so tháng trước).

- Riêng tại Trạm KDĐV Thủ Đức đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính gồm 46 trường hợp với số tiền phạt là 94.250.000 đồng (so với cùng kỳ năm 2012: giảm 16,36% trường hợp và giảm 27,36% số tiền phạt; tuy nhiên so với tháng 4/2013 thì tăng 27,78% số trường hợp và tăng 8,40% số tiền phạt).

 

* Lũy tiến 05 tháng/2013:

- Toàn Chi cục đã xử phạt 1.864 trường hợp với số tiền là 2.045.800.000 đồng (giảm 13,62% số trường hợp và giảm 10,55% số tiền phạt so với cùng kỳ năm 2012).

- Tổng số tang vật bị xử lý gồm: dê: 01 con, chó: 16 con, heo: 13 con, gia cầm sống: 3.836 con, 2.709 con chim các loại, thịt bò: 100 kg, thịt dê, cừu: 300 kg, thịt bê cạo: 03 con, thịt heo: 1.870 kg, thịt heo sữa: 479 con và 2.001 kg, thịt gia cầm: 23 con và 3.201 kg,  phụ phẩm trâu, bò: 1.507 kg, phụ phẩm heo: 2.741 kg, phụ phẩm gia cầm: 79 kg, thịt mèo: 247 kg, trứng gia cầm: 27.889 quả, trứng cút: 238 kg (tổng cộng khoảng 24.782,0 kg, giảm 75,85% so cùng kỳ)

 

- Trong đó Trạm KDĐV Thủ Đức đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính lũy tiến gồm 150 trường hợp với số tiền phạt là 350.450.000 đồng và số tang vật tiêu hủy khoảng 12.706,5 kg (so với cùng kỳ năm 2012 giảm 26,11% trường hợp, giảm 22,29% số tiền phạt và giảm 77,66% số tang vật tiêu hủy).

+ Các hành vi vi phạm chủ yếu tập trung việc vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật không có giấy chứng nhận kiểm dịch, không dấu kiểm soát giết mổ, không chấp hành tiêm phòng bắt buộc theo quy định.

 

 

b) Kết quả xử lý kỹ thuật:

    Ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính, các Trạm Thú y quận huyện cũng đã phối hợp tốt với các đoàn liên ngành kiểm tra, phát hiện, xử lý kỹ thuật (không phạt) các trường hợp vi phạm trong vận chuyển, giết mổ, kinh doanh trái phép động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch, với số liệu cụ thể như sau:

 

* Trong tháng 05/2013:

- Đã xử lý 850 trường hợp (tăng 19,72% so cùng kỳ và tăng 48,34% so tháng 4/2013)

- Với tang vật tiêu hủy gồm: 4.040 con gà sống (trong đó có 1.126 con gà đá); 950 con vịt sống; 280 con và 1.313 kg thịt gà; 35 con và 34 kg thịt vịt; 122 kg phụ phẩm gia cầm; 391 con chim; 1.105 con cút; 26.730 quả trứng gia cầm, 1.350 quả trứng cút, 38 con và 1.274 kg thịt heo; 388 kg phụ phẩm heo; 323 kg thịt bò; 58 kg phụ phẩm bò; 04 kg thịt dê; 05 kg thịt bê, 119 con heo sữa, 05 kg thịt thỏ, 17 con và 190 kg thịt mèo, 585 kg sản phẩm chế biến (tổng cộng khoảng 20.161,2 kg, tăng 30,33% so với tháng trước).

 

* Lũy tiến 05 tháng/2013:

- Đã xử lý 3.270 trường hợp (giảm 6,46% so cùng kỳ).

 

- Với tang vật tiêu hủy gồm: 22.145 con gà sống (trong đó có 3.352 con gà đá); 2.753 con vịt sống; 1.067 con và 6.638 kg thịt gà; 336 con và 140 kg thịt vịt; 562 kg phụ phẩm gia cầm; 7.229 con chim; 9.944 con cút; 131.021 quả trứng gia cầm, 44.609 quả trứng cút, 39 con và 6.822 kg thịt heo; 2.628 kg phụ phẩm heo; 01 con bò và 1.933 kg thịt bò; 7.292 kg phụ phẩm bò; 03 con và 08 kg thịt chó; 02 con và 35 kg thịt dê, 01 con và 05 kg thịt bê, 358 con và 3.436 kg thịt heo sữa, 42 kg thịt dê, 21 kg thịt thỏ, 17 con và 322 kg thịt mèo, 765 kg sản phẩm chế biến (tổng cộng khoảng 99.100,0 kg, tăng 3,03% so cùng kỳ 2012).

 

2.3. Lĩnh vực thủy sản:

2.3.1. Công tác kiểm soát an toàn thực phẩm thủy sản và sản phẩm thủy sản:

a) Kiểm tra ngoại quan, cảm quan thủy sản và sản phẩm thủy sản

Chi cục thực hiện kiểm tra ngoại quan, cảm quan các sản phẩm thủy sản tươi, ướp đá các điểm kinh doanh được 56.400 tấn tại chợ đầu mối NSTP Bình Điền đảm bảo độ tươi, không tạp chất, nhắc nhở các điểm kinh doanh không xử lý, phân loại sơ chế sản phẩm dưới nền điểm kinh doanh, bảo quản tốt sản phẩm, bày bán sản phẩm trên kệ cao để đảm bảo chất lượng sản phẩm thủy sản.

b) Kiểm tra nhanh tại chợ Bình Điền:

Chi cục phối hợp với công ty Quản lý và kinh doanh chợ Bình Điền lấy 106 mẫu chả cá kiểm tra nhanh hàn the đều không phát hiện dư lượng.

 

c) Kiểm tra định lượng tại phòng thí nghiệm

- Thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia: Chi cục lấy tổng cộng 122 mẫu, trong đó:

+ Tại chợ đầu mối NSTP Bình Điền, Chi cục lấy 27 mẫu, kết quả như sau: có 04 mẫu phát hiện dư lượng (trong đó: 2 mẫu cá tra và 1 mẫu tôm thẻ nhiễm CAP, 1 mẫu cá điêu hồng nhiễm Trifluralin).

+ Tại vùng nuôi, Chi cục lấy 22 mẫu, kết quả01 mẫu tôm sú thương phẩm phát hiện nhiễm CAP.

+ Tại các cơ sở độc lập: Chi cục lấy 73 mẫu, kết quả 16 mẫu nhiễm dư lượng (trong đó: 9 mẫu nhiễm CAP (7 mẫu tôm đông lạnh; 1 mẫu tôm nguyên liệu; 1 mẫu cá bạc má nguyên liệu), 4 mẫu nhiễm Histamine (3 mẫu cá biển nguyên liệu; 1 mẫu nước mắm), 2 mẫu tôm sú đông lạnh nhiễm tổng Enprofloxacin và Ciprofloxacin, 1 mẫu tôm sú đông lạnh nhiễm Trifluralin).

- Thực hiện lấy mẫu khảo sát theo kế hoạch chuỗi thí điểm của Cục: Chi cục lấy tổng cộng 12 mẫu, trong đó:

+ Tại chợ Bình Điền, Chi cục lấy 06 mẫu, kết quả phát hiện có 2 mẫu cá nục nhiễm kim loại nặng nhưng dưới ngưỡng cho phép;

+ Tại vùng nuôi Cần Giờ, Chi cục lấy  06 mẫu, kết quả có 01 mẫu tôm sú phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu (gốc Clo).

- Thực hiện kế hoạch giám sát ATTP thủy sản sau thu hoạch: Chi cục tiến hành lấy 16 mẫu tại cơ sở độc lập, hiện chưa có kết quả.

 

2.3.2. Biện pháp xử lý, khắc phục khi phát hiện

- Tăng cường lấy mẫu tại các cơ sở có mẫu thủy sản bị nhiễm dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng.

 

- Đề nghị chủ cơ sở có mẫu thủy sản bị nhiễm có biện pháp tăng cường kiểm soát và có biện pháp khắc phục và ký cam kết 

 

- Gửi công văn đến Chi cục quản lý chuyên ngành thủy sản địa phương nơi lô hàng có mẫu bị nhiễm đề nghị tăng cường kiểm soát các cơ sở nuôi trồng thủy sản và cơ sở cung cấp nguồn hàng thủy sản vào thành phố.

- Báo cáo và đề xuất theo định kỳ cho Cục QLCL, NLS và TS, Tổng Cục Thủy sản, Sở NN và PTNT để chỉ đạo.

 

2.3.3. Công tác kiểm tra và chứng nhận điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản theo TT 55/2011/TT-BNNPTNT:

 

a)    Kiểm tra và chứng nhận điều kiện ATTP tại chợ Bình Điền:

 

Chi cục tiếp tục tiến hành kiểm tra, đánh giá định kỳ 148 điểm kinh doanh thủy sản trong đó có 140 điểm xếp loại B, 08 điểm xếp loại C.  

 

Ghi chú: Tổng cộng, tính đến nay, Chi cục đã tiến hành đánh giá định kỳ lần 1 theo TT 55 được 401/414 điểm kinh doanh, chiếm tỷ lệ 97%, trong đó xếp loại A: 19 điểm; xếp loại B: 374 điểm; xếp loại C: 08 điểm.

 

b) Kiểm tra và chứng nhận điều kiện đảm bảo VSATTP các cơ sở khác.

- Tiến hành kiểm tra đánh giá gia hạn Giấy chứng nhận đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho 01 tàu cá xếp loại B.

 

- Tiến hành kiểm tra, đánh giá lần đầu cho 04 cơ sở, trong đó: 02 cơ sở thu mua thủy sản xếp loại A; 01 cơ sở sang chiết, đóng chai nước mắm và chế biến các sản phẩm dạng mắm xếp loại B, 01 cơ sở sản xuất nước mắm xếp loại A.

Trên đây là kết quả triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm đối với nông lâm thủy sản 5 tháng năm 2013, , Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố báo cáo theo chỉ đạo.


Số lượt người xem: 4604    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm