SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
7
8
8
8
5
6
3
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 11 Tháng Hai 2009 12:10:00 CH

Kết quả thực hiện chương trình vệ sinh môi trường nông thôn năm 2008

Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình vệ sinh môi trường nông thôn đã triển khai thực hiện trong năm 2008 như sau:

1. Về tổ chức triển khai Chương trình VSMT NT theo Quyết định số 26/2008/QĐ-UBND:

- Sở Nông nghiệp và PTNT đã xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình VSMT NT của UBND Thành phố tại văn bản số 750/KH-SNN-TTN ngày 30/5/2008.

- Tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định 26/2008/QĐ-UBND cho 11 quận, huyện với các đối tượng là cán bộ phòng ban, Hội, đoàn thể cấp quận, huyện và lãnh đạo UBND các phường, xã cùng các chi Hội, đoàn thể cấp phường, xã quán triệt nội dung và các chỉ tiêu cần phải đạt được trong giai đoạn 2008 – 2010, hướng dẫn các phường, xã xây dựng chỉ tiêu kế hoạch thực hiện chương trình năm 2008.

2. Nhiệm vụ, kế hoạch UBND thành phố giao trong năm 2008

2.1. Theo Quyết định số 26/2008/QĐ-UBND ngày 01/4/2008:

       2.1.1. Tổ chức tập huấn, huấn luyện:

Stt

Nội dung

Đơn vị

Số lượng

 

 

1

Kiến thức chung về sức khỏe và VSMT

lớp

100

 

2

Kỹ năng phát triển cộng đồng

lớp

25

 

3

Kỹ thuật xây dưỡng hầm biogas

lớp

10

 

4

Vận hành và bảo dưỡng hầm biogas

lớp

35

 

5

Sử dụng an toàn hóa chất phục vụ sản xuất nông nghiệp

lớp

40

 

6

Chế độ, chính sách hỗ trợ

lớp

100

 

                 

                     2.1.2. Xây dựng mô hình trình diễn - ứng dụng khoa học kỹ thuật

Stt

Nội dung

Đơn vị

Số lượng

 

 

1

Xây dựng chuyển giao công nghệ cải tạo chuồng trại, xây dựng hầm biogas

mô hình

20

 

2

Trình diễn sử dụng bãi thải từ hầm biogas làm phân bón 

mô hình

10

 

3

Trình diễn sử dụng thuốc BVTV hợp lý trong sản xuất

mô hình

10

 

4

Thu gom bao bì, võ chai thuốc BVTV

đợt

10

 

5

Đánh giá, phân tích mẫu nuớc khu dân cư

mẫu

107

 

                  

                    2.1.3. Tuyên truyền - truyền thông

Stt

Nội dung

Đơn vị

Số lượng

 

 

1

Phát hành tờ bướm

tờ

50.000

 

2

Phát thanh trên Đài tiếng nói ND Tp

Ch/trình

15

 

3

Phát sóng trên HTV

Phóng sự

02

 

4

Phát thanh tại hệ thống loa văn hoá xã, phường

Phường/xã

76

 

5

Tuần lễ quốc gia nước sạch và VSMT NT.

Cuộc

01

 

2.2. Kinh phí được giao theo Quyết định số: 332/QĐ-SNN-KHTC, ngày 11/6/2008: 3.200 triệu đồng.

       Kinh phí giao cho Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố: 20.000 triệu đồng.

3. Kết quả thực hiện năm 2008                                                                                                                                            

3.1. Về công tác tập huấn, huấn luyện về các kỹ năng vệ sinh môi trường:

- Đã tổ chức 100 lớp Kiến thức chung về sức khỏe và VSMT với: 4.598 lượt người tham gia (bình quân 45 người/lớp), đạt  100% kế hoạch.

+ Tổ chức 25 lớp Huấn luyện Kỹ năng Phát triển cộng đồng với 1.050 lượt người tham dự (Bình quân 42 người/lớp, Đặc biệt lớp tổ chức tại cụm xã Tân Thạnh Tây – Củ Chi với 73 người tham gia): nhằm đào tạo một đội ngũ tác viên phát triển cơ sở cho các phường/xã trong tham mưu, đề xuất các giải pháp thực hiện vệ sinh môi trường nông thôn cho UBND các phường/xã với đối tượng là các cán bộ phụ trách công tác VSMT phường/xã, các Hội, đoàn thể phường, các Ban nhân dân ấp/Ban điều hành khu phố và các Chi hội, đoàn thể, đạt 100% kế hoạch.

            + Tổ chức 10 lớp Huấn luyện kỹ thuật xây dựng hầm biogas với 136 người có tay nghề xây dựng tham gia (bình quân 13 thợ/lớp); nội dung đào tạo các kỹ thuật viên xây dựng hầm biogas tại chỗ, thực hiện xây dựng các công trình xây dựng hầm biogas cho người dân tại    địa phương. Sau khóa đào tạo, đã hình thành được 7 đội xây dựng hầm biogas như sau:

* Đội xây dựng xã Tân Thạnh Tây (đang tiến hành thực hiện cho xã Trung An và Tân Thạnh Tây)

* Đội xây dựng xã An Nhơn Tây (đang tiến hành thực hiện cho xã An Nhơn Tây )

* Đội xây dựng xã Tân Phú Trung

* Đội xây dựng xã An Phú.

* 02 Đội xây dựng xã Xuân Thới Thượng (đang tiến hành thực hiện cho xã Xuân Thới Thượng và Xuân Thới Sơn).

* Đội xây dựng xã Vĩnh Lộc B.

Với các đội trên cùng với các đội chuyên nghiệp hiện có sẽ giúp thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng công trình hầm biogas cho Chương trình. Tuy nhiên do kỹ năng thực hành còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm thực tế nên hiện nay Trung tâm vẫn theo dõi sát các đội để tư vấn, hướng dẫn thêm về kỹ năng thực hành.

+ Tổ chức 35 lớp Vận hành và bảo dưỡng hầm biogas với 1.709 lượt người tham dự ( bình quân 49 người/lớp) Đã mang lại lợi ích thiết thực cho người dân trong việc vận hành hầm biogas và phòng chống cháy nỗ trong sử dụng khí gas đun nấu, đạt 100% kế hoạch.

+ Tổ chức 40 lớp sử dụng nông dược trong sản xuất nông nghiệp an toàn và hiệu quả, với 1.942 lượt người tham dự (bình quân 49 người/lớp): hướng dẫn và vận động, tuyên truyền nông dân cách thức sử dụng các loại thuốc BVTV có nguồn gốc vi sinh sản xuất những sản phẩm sạch cho người tiêu dùng và dần hướng đến nền nông nghiệp bền vững theo hướng GAP, đạt 100% kế hoạch.

+ Tổ chức 100 lớp Tập huấn tuyên truyền chủ trương, chính sách của HĐND – UBND Thành phố hỗ trợ cho Chương trình vệ sinh môi trường nông thôn, với 4.606 lượt người tham dự (bình quân: 46 người/lớp), đạt 100% kế hoạch.

(Xem chi tiết tại phục lục1)

3.2. Công tác xây dựng mô hình trình diễn, ứng dụng khoa học kỹ thuật.

Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn đã phối hợp vớin các đơn vị chức năng của Sở và quận, huyện tổ chức xây dựng các mô hình trình diễn như sau:

- Mô hình xử lý chất thải trong chăn nuôi: 20 mô hình

Để người dân nắm bắt được mô hình hầm biogas kiểu Thái Lan - Đức và những tiện ích mang lại từ việc sử dụng khí biogas phục vụ sinh hoạt gia đình, Trung tâm đã tổ chức xây dựng 20 mô hình hầm biogas quy mô 8 m3 /hầm tại các huyện:

+ Củ Chi: 10 mô hình;

+ Hóc Môn: 07 mô hình;

+ Bình Chánh: 03 mô hình.

Các mô hình trên được xây dựng theo đúng thiết kế và yêu cầu kỹ thuật. Trung tâm nước sinh hoạt và VSMTNT đã tổ chức cho dân tham quan và học tập thực hiện; các buổi hội thảo tại chỗ về lợi ích của việc xử lý chất thải bằng công nghệ biogas và phương pháp vận hành, bảo dưỡng an toàn hầm biogas, đồng thời cung cấp bản vẽ kỹ thuật và hướng dẫn  để người dân xây dựng hầm đạt yêu cầu và hiệu quả.

- Mô hình tận dụng chất bã thải từ hầm biogas làm phân bón cho cây trồng: 10 mô hình (phối hợp với Trung tâm Khuyến nông)

Song song với việc sử dụng khí từ hầm biogas trong sinh hoạt, các mô hình tận dụng bã thải từ hầm biogas được thực hiện trên các loại cây trồng như: Bắp, bông cải, cau, cỏ, cây ăn trái và sử dụng như phân men trong quá trình ủ phân thúc đẩy nhanh quá trình hoai mục của các chất hữu cơ tại các địa phương sau:

+ Huyện Củ Chi: 04 mô hình.

+ Huyện Hóc Môn: 04 mô hình

+ Huyện Bình Chánh: 02 mô hình

- Mô hình trình diễn sử dụng thuốc BVTV an toàn (phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật):

Thực hiện 10 mô hình sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc vi sinh sản xuất những sản phẩm an toàn  cho người tiêu dùng:

+ Huyện Củ Chi (Trung lập Hạ, Phước Thạnh, Tân Phú Trung): 03 mô hình rau ăn lá và củ, quả.

+ Huyện Hóc Môn (Nhị Bình, Thới Tam Thôn): 03 mô hình  rau ăn lá

+ Huyện Bình Chánh (Hưng Long, Tân Quý Tây): 02 mô hình rau ăn lá.

+ Quận Thủ Đức (Tam Phú): 01 mô hình rau cải.

+ Quận 9 (Long Phước): 01 mô hình rau muống nước.

- Thu gom bao bì thuốc BVTV (Chi cục Bảo vệ thực vật):

Đã tổ chức 10 đợt thu gom bao bì thuốc BVTV tại các phường/xã có sản xuất nông nghiệp với sự tham gia tích cực của các Hội, đoàn thể và nhân dân địa phương. Kết quả đã thu gom được 964 kg bao bì, võ chai thuốc BVTV (huyện Củ Chi: 300 kg; Quận 12: 207 kg; huyện Bình Chánh: 60 kg; huyện Hóc Môn: 287 kg; Quận 2, 9, Thủ Đức: 110 kg) .

- Kiểm tra chất lượng nước trong khu dân cư (phối hợp với Trung tâm y tế dự phòng):

Nhằm dự báo và khuyến cáo cho người dân biết chất lượng nước đang sử dụng cho sinh hoạt tại gia đình để có phương pháp xử lý hợp vệ sinh. Trung tâm nước sinh hoạt và VSMTNT đã tiến hành kiểm tra 107 mẫu nước tại 107 hộ gia đình chủ yếu tại những nơi tình trạng ô nhiễm có nguy cơ ảnh hưởng đến nguồn nước của người dân như vùng lân cận bãi rác Phước Hiệp, kinh Ba Bò . . . các quận/huyện sau:

+ Huyện Nhà Bè: 20 mẫu;

+ Huyện Bình Chánh: 20 mẫu;

+ Huyện Hóc Môn: 20 mẫu;

+ Huyện Củ Chi: 20 mẫu;

+ Quận Thủ Đức: 20 mẫu;

+ Quận 9: 07 mẫu.

Kết quả kiểm tra chất lượng nước cho thấy tại các khu vực như  xã Phong Phú – Bình Chánh; Hiệp Phước, Long Thới, Phước Kiểng – Nhà Bè đều bị nhiễm vi sinh nặng (E.coli, Coliform, Coliform faecal) từ 2.100 – 28.000 MPN/100 ml trong khi quy định của Bộ y tế tại Quyết định số 1329/2002/BYT-QĐ thì các thành phần này phải không được có trong nuớc sinh hoạt. Các huyện cần có khuyến cáo người dân tại các khu vực nói trên cần tuân thủ theo các quy định về vệ sinh nguồn nước và nấu chín trước khi sử dụng ăn, uống.

3.3. Tuyên truyền và công tác truyền thông.

Công tác tuyên truyền và truyền thông được tập trung vào 02 kênh truyền thông cộng đồng và truyền thông đại chúng. nhằm đưa đến cho người dân kịp thời những chủ trương, chính sách của HĐND và UBND thành phố hỗ trợ cho Chương trình vệ sinh môi trường.

3.3.1. Tuyên truyền qua kênh truyền thông đại chúng:

+ Tuyên truyền trên sóng truyền hình: đã xây dựng 02 phóng sự, được Đài truyền hình thành phố cho phát sóng:

* Phóng sự 1: Nước sạch và Vệ sinh môi trường

Tuyên truyền Chương trình vệ sinh môi trường nông thôn và nhà vệ sinh tự hoại.

* Phóng sự 2: Biogas và vệ sinh môi trường

Tuyên truyền những lợi ích của vệc sử dụng biogas đối với môi trường, một giải pháp xử lý chất thải gia súc tiết kiệm và hiệu quả.

+ Tuyên truyền trên sóng Đài tiếng nói nhân dân thành phố tổng cộng 15 chương trình nhằm vào các chủ đề: chương trình vệ sinh môi trường, sản xuất sạch và bảo vệ môi trường, biogas nguồn năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Các sự cố thường gặp khi sử dụng hầm biogas và các lợi ích mang lại từ việc tận dụng bã thải từ hầm biogas . . . Chương trình đã được người dân quan tâm và đã có 30 câu hỏi phản hồi được Trung tâm nước sinh hoạt và VSMTNT trả lời và hướng dẫn trực tiếp (05 câu hỏi về chế độ, chính sách hỗ trợ, 18 câu về kỹ thuật xây dựng hầm biogas, 05 câu hỏi về xử lý sự cố của hầm biogas, 02 câu hỏi về Nhà tiêu hợp vệ sinh). Trung tâm nước sinh hoạt và VSMTNT đã xây dựng 02 hộp thư để tiếp nhận mọi thắc mắc của bà con nông dân về chương trình vệ sinh môi trường:

* Phòng vệ sinh môi trường – Trung tâm nước sinh hoạt và VSMT NT.

số 27 đường Hữu Nghị, phường Bình Thọ, quận Thủ Đức TpHCM

Điện thoại số: (08) 38966.826 

* Ban nông thôn Đài tiếng nói nhân dân thành phố HCM

số 03 đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 1 TpHCM.

3.3.2. Tuyên truyền qua kênh truyền thông cộng đồng:

Trung tâm nước sinh hoạt và VSMTNT đã phối hợp với 76 phường/xã trên 11 quận/huyện triển khai công tác tuyên truyền rộng rãi tại các cộng đồng dân cư

- Hợp đồng với UBND phường/xã qua hệ thống loa thông tin nội bộ tuyên truyền về Chương trình vệ sinh môi trường, đã cung cấp:

+ 228 dĩa CD (mỗi phường/xã 3 dĩa) nội dung các chương trình về vệ sinh môi trường, được phát trên hệ thống loa nội bộ mỗi tuần 2 lần.

+ 152 dĩa VCD (mỗi phường/xã 2 dĩa): bao gồm nội dung phim phóng sự về vệ sinh môi trường, nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh và hầm biogas. Các chương trình này được chiếu trước các cuộc họp nhân dân tại các phường/xã (trong khi chờ đợi cuộc họp).

- Phát tờ bướm (gồm 3 loại: Hướng dẫn thực hiện chương trình VSMTNT, Nhà tiêu hợp vệ sinh, Hướng dẫn sử dụng hầm biogas) cho 76 phường/xã với số lượng 75.000 tờ (mỗi loại 25.000 tờ).

- Dán áp phích tuyên truyền, vận động cho Chương trình VSMT.NT tại 76 UBND phường/xã và trụ sở Ban điều hành khu phố/ban nhân dân ấp và những nơi công cộng . Số lượng 3.000 tờ.

3.4. Xây dựng công trình vệ sinh môi trường.

Stt

Hạng mục

Đ/vị

Kế hoạch 2008

Thực hiện phát vay 2008

% so KH

1

Hầm biogas

cái

3.502

643

18,4

2

Nhà tiêu hợp vệ sinh

cái

6.500

2.191

33,7

3.4.1. Việc thực hiện các công trình vệ sinh môi trường không đạt chỉ tiêu đề ra do một số nguyên nhân:

- Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố nhận được vốn ủy thác vào tháng 10/2008 và tiến hành giải ngân vốn vay vào tháng 11/2008.

- Các nguồn tín dụng khác chưa được người dân vay vốn thực hiện chương trình theo Quyết định số 26/2008/QĐ-UBND ngày 01/4/2008 của UBND thành phố.

- Đến nay tổng số hộ nhận được vốn vay từ nguồn vốn của Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố là 2.834 hộ, các hộ dân được hỗ trợ 100% lãi suất trong suốt thời gian vay vốn, định mức cho vay theo từng loại công trình như sau:

+ Công trình nhà tiêu hợp vệ sinh: 3.800.000đ/cái; thời hạn vay: 24 tháng;

+ Công trình xây dựng hầm biogas: 9.000.000đ/hầm; thời hạn vay: 36 tháng.

Tổng số tiền cho vay trong năm 2008: 14.078,4 triệu đồng, trong đó:

+ Công trình hầm biogas: 5.787 triệu đồng  (643 hầm)

+ Công trình nhà tiêu hợp vệ sinh: 8.291,4 triệu đồng (2.191 cái)

(xem chi tiết tại phụ lục số 2 và 3)

 Trong đó, số hộ đã được nghiệm thu:

+ Nhà tiêu hợp vệ sinh: 287 cái.

+ Hầm biogas: 15 hầm

3.4.2. Công trình vệ sinh môi trường tại các Trạm y tế và Trường học:

UBND Thành phố giao cho Sở Y tế và Sở Giáo dục – đào tạo xây dựng dự án riêng trình UBND Thành phố phê duyệt nhưng, trong năm 2008 các Sở vẫn chưa thực hiện.

4. Một số nhận xét – đánh giá chung:

Thực hiện Chương trình VSMT NT trong năm 2008, mà thực chất chỉ từ tháng 9/2008 đã đạt được kết quả trên do những mặt thuận lợi sau:

4.1. Thuận lợi:

- Được sự quan tâm chỉ đạo xuyên suốt từ thành phố đến các quận/huyện, sự tham gia tích cực của các cơ quan ban ngành, hội, đoàn thể và nhất là sự hợp tác của đông đảo người dân.

- Mục tiêu của chương trình đáp ứng được nguyện vọng của người dân nông thôn của thành phố.

- Các kỹ thuật, công nghệ được áp dụng xử lý chất thải và vệ sinh môi trường đơn giản và dễ áp dụng, người dân có thể tự làm lấy dưới sự hướng dẫn của cán bộ chuyên môn.

- Lợi ích từ chương trình tác động trực tiếp đến đời sống của nhân dân nông thôn như giảm chi phí sản xuất, tận dụng chất thải để phục vụ sản xuất nông nghiệp từ đó tăng thu nhập của người dân thông qua việc tiết kiệm chi phí. Môi trường sống được cải thiện rõ nét.  Kết quả từ các mô hình tận dụng bã thải từ hầm biogas đã mang lại lợi ích rất lớn trong sản xuất nông nghiệp như:

+ Cho các sản phẩm sạch: do bã thải là sản phẩm đã được ủ trong quá trình lên men yếm khí các chất hữu cơ trong phân động vật được phân hủy tạo các chất dễ hấp thu cho cây trồng, được dùng như một dạng phân bón hữu cơ, chất lượng sản phẩm được cải thiện tốt hơn.

+ Tăng năng suất cây trồng: bình quân năng suất tăng từ 10 – 15%.

+ Tiết kiệm chi phí: người dân không phải tốn tiền mua phân bón vô cơ và việc sử dụng bã thải biogas cho cây trồng cũng hạn chế được một số sâu, bệnh.

+ Tăng thu nhập cho người dân.

- Sự phối hợp, hổ trợ của các đơn vị chuyên ngành, chuyên môn tập huấn hướng dẫn thực hiện Chương trình vệ sinh môi trường như sau:

+ Trung tâm y tế dự phòng thành phố: tập huấn về kiến thức chung về sức khỏe và vệ sinh môi trường.

+ Chi cục Bảo vệ thực vật: các lớp và mô hình về sử dụng an toàn nông dược trong sản xuất nông nghiệp hướng tới sản xuất theo tiêu chuẩn GAP.

+ Trung tâm Khuyến nông: thực hiện các mô hình về sử dụng bã thải từ hầm biogas làm phân bón trong trồng trọt; hướng dẫn kỹ năng vận hành hầm biogas.

+ Chi cục Phát triển nông thôn: hỗ trợ báo cáo viên cho các lớp huấn luyện kỹ năng phát triển cộng đồng.

+ Hội liên hiệp phụ nữ thành phố: Hướng dẫn, phổ biến về các chế độ, chính sách hỗ trợ cho Chương trình vệ sinh môi trường.

Sự phối hợp này đã mang lại kết quả rất tốt, đã cung cấp và giúp cho người dân giải đáp được những yêu cầu, mong muốn và thắc mắc mà từ trước chưa được giải đáp tốt.

4.2. Một số tồn tại

- Thời gian triển khai chương trình ngắn trong khi phải chuyển tải một khối lượng lớn thông tin đến người dân.

- Đến nay, chỉ có 6/11 quận/huyện thành lập Ban chỉ đạo và phân công các phòng ngành chuyên môn theo dõi chỉ đạo, 16/76 phường/xã có thành lập ban chỉ đạo theo Quyết định số 26/2008/QĐ-UBND ngày 01/4/2008 của UBND thành phố.

- Cán bộ địa phương, nhất là cán bộ cấp phường/xã hiện kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ, khó khăn trong triển khai công tác vệ sinh môi trường.

- Việc xây dựng kế hoạch thực hiện VSMT NT của các quận/huyện chưa được thực hiện nghiêm túc nên việc phân bổ các chỉ tiêu chưa phù hợp với từng quận/huyện.

             - Chưa phân bổ kinh phí hoạt động cho Ban chỉ đạo quận/huyện, phường/xã nên có  khó khăn trong triển khai hoạt động trên địa bàn.

     - Ngoài nguồn vốn của Hội liên hiệp phụ nữ Thành phố, các nguồn tín dụng khác, chưa được triển khai cũng là một khó khăn cho người dân tham gia chương trình.

    - Trong kế hoạch 2008, nguồn kinh phí hỗ trợ đầu tư và hỗ trợ lãi vay để thực hiện Chương trình VSMT NTchưa được ngân sách cấp để cho các công trình đã thực hiện hoàn tất trong năm 2008.

Số lượt người xem: 8806    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm