SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
7
8
8
7
3
5
0
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 24 Tháng Sáu 2009 10:50:00 SA

Kết quả thực hiện chương trình và chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2009

Nhìn chung, tình hình sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong 6 tháng đầu năm đạt kết quả tích cực, giữ được mức tăng trưởng khá trong điều kiện khủng hoảng toàn thế giới tác động mạnh đến Việt Nam.

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện và Phòng Kinh tế các quận có sản xuất nông nghiệp, giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp trên địa bàn thành phố trong 6 tháng đầu năm 2009 ước đạt 1.372,6 tỉ đồng (giá cố định năm 1994), tăng 7,1% so cùng kỳ và đạt 41,5% so kế hoạch năm. Trong đó: giá trị sản xuất trồng trọt ước đạt 406 tỉ đồng, tăng 7,8% so cùng kỳ; chăn nuôi ước đạt 466,8 tỉ đồng, tăng 7,1% so cùng kỳ; lâm nghiệp ước đạt 18,5 tỉ đồng, tăng 1,3% so cùng kỳ; thủy sản ước đạt 354,4 tỉ đồng, tăng 2,7% so cùng kỳ; dịch vụ nông lâm ngư nghiệp: đạt 127 tỉ đồng, tăng 19,7% so cùng kỳ.

Theo giá hiện hành, giá trị sản xuất trong 6 tháng đầu năm 2009 ước đạt 4.027 tỉ đồng, trong đó trồng trọt: 1.397,2 tỉ đồng, tỉ trọng 34,7% (cùng kỳ 2008: 34,8%); chăn nuôi: 1.601,2 tỉ đồng, 39,8% (cùng kỳ 2008: 40,3%); lâm nghiệp: 74,3 tỉ đồng, 1,8% (cùng kỳ 2008: 1,3%); thủy sản: 655,8 tỉ đồng, 16,3% (cùng kỳ 2008: 17,2%); dịch vụ nông lâm ngư nghiệp: 298,6 tỉ đồng, 7,4% (cùng kỳ 2008: 6,4%).

Trong 6 tháng đầu năm 2009, diện tích gieo trồng lúa 12.952 ha, giảm 10,8% so cùng kỳ năm 2008 (vụ Đông Xuân: 6.452 ha, giảm 7,7% so cùng kỳ, vụ Hè Thu: 6.500 ha, giảm 13,7%); diện tích trồng rau: 7.423 ha, tăng 2,2% so cùng kỳ; hoa - cây kiểng: 1.218 ha, tăng 4,8%; diện tích đồng cỏ chăn nuôi: 2.600 ha, tăng 10,6%; bò sữa: 74.500 con, tăng 12,8%; đàn heo: 300.000 con, tăng 3,1% so cùng kỳ; cá sấu: 156.300 con, tăng 14,4%; sản lượng thủy sản 16.564 tấn, giảm 22,3% so cùng kỳ 2008.

Nhìn chung, tình hình sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong 6 tháng đầu năm đạt kết quả tích cực, giữ được mức tăng trưởng khá trong điều kiện khủng hoảng toàn thế giới tác động mạnh đến Việt Nam. Tuy vậy, tình hình thời tiết, khí tượng thủy văn diễn biến phức tạp, gây thiệt hại cho một số hộ trồng mai Tết; một số cơn mưa trái mùa gây thiệt hại cho rau, bắp mới trồng, ruộng muối. Tiến độ đầu tư xây dựng cơ bản các công trình, dự án tuy có chuyển biến nhưng vẫn còn chậm so với yêu cầu; nhiều công trình, dự án chưa được bố trí vốn trong đợt 1/2009; vốn phân cấp đầu tư cho các quận huyện rất hạn chế (10 tỉ đồng/huyện) nên kết quả thực hiện 213 công trình tại 13 xã điểm chuyển đổi, các công trình đê bao kết hợp giao thông nông thôn, phòng chống úng ngập còn rất hạn chế.

Sở Nông nghiệp và PTNT đã triển khai Quyết định số 15/2009/QĐ-UBND ngày 10/2/2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2010 ban hành kèm theo Quyết định số 105/2006/QĐ-UBND ngày 17/7/2006 của Ủy ban nhân dân thành phố. Trong 6 tháng đầu năm 2009, các quận huyện đã phê duyệt 107 phương án theo Chương trình khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp với tổng số hộ vay là 799 hộ, tổng vốn đầu tư 179.751,62 triệu đồng, vốn vay được hỗ trợ lãi suất 115.434,77 triệu đồng.

Lũy tiến từ khi thực hiện Chương trình: từ 27/7/2006 đến ngày 25/05/2009, tổng số phương án được phê duyệt là 965 phương án (huyện Nhà Bè: 406 phương án, Cần Giờ: 65 phương án, Bình Chánh: 18 phương án, Củ Chi: 304 phương án, quận 12: 20 phương án, Hóc Môn: 105 phương án, quận 2: 08 phương án, quận Bình Tân: 05 phương án, quận 9: 09 phương án và Quận Thủ Đức: 25 phương án). Tổng số hộ vay là 10.978 hộ, tổng vốn đầu tư là 1.532.523,2 triệu đồng, vốn vay được hỗ trợ lãi suất 912.475 triệu đồng. Trong đó, có 280 phương án thuộc diện xóa đói giảm nghèo với 1.867 hộ, tổng vốn đầu tư là 23.465 triệu đồng; tổng vốn vay được hỗ trợ lãi suất là 13.343,2 triệu đồng.

Để đảm bảo nhiệm vụ, mục tiêu kế hoạch năm 2009 và giai đoạn 2006 - 2010 theo chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, các đơn vị trực thuộc Sở cần tăng cường phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, Phòng Kinh tế các quận có sản xuất nông nghiệp tổ chức khảo sát, đánh giá chính xác những khó khăn, vướng mắc của nông dân, cơ sở sản xuất để tham mưu, đề xuất lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Ủy ban nhân dân các quận huyện chỉ đạo tháo gỡ kịp thời, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, hỗ trợ để đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thủy sản; chú trọng các hoạt động khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật, giống mới, xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản, các hoạt động bảo vệ cây trồng, vật nuôi như phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm ...

 

 
(

Số lượt người xem: 5272    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm