SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
7
8
9
1
5
1
9
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 23 Tháng Giêng 2007 8:00:00 CH

Tình hình thực hiện chương trình rau an toàn năm 2006 và kế hoạch 2007

Tài liệu phục vụ Hội nghị triển khai kế hoạch ngành Nông nghiệp - Phát triển nông thôn năm 2007

   

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2002 -2005

Thực hiện Quyết định số 104/2002/QĐ-UB ngày 19/04/2002 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc Phê duyệt chương trình mục tiêu rau an toàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2002-2005, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các quận huyện, sở, ngành, doanh nghiệp, tổ chức thực hiện và đạt kết quả khá tốt:

- Tính đến cuối năm 2005, diện tích canh tác vùng rau an toàn đã được công nhận là 1.879,84 ha/ tổng số 2.235 ha canh tác rau hiện hữu, đạt 84, %.

- Với hơn 160 mô hình, điểm trình diễn rau an toàn, rau hữu cơ; tổ chức trên 700 lớp tập huấn và huấn luyện nông dân, trên 200 cuộc hội thảo, tổ chức 70 chuyến tham quan trong và ngoài thành phố, hơn 200 chương trình phát thanh và phát hình về rau an toàn, 9 pano và 6 lượt thông tin lưu động tuyên truyền cho sử dụng thuốc 4 đúng … và nhiều hoạt động khuyến nông khác đã tạo cho nông dân nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc sản xuất ra sản phẩm trồng trọt an toàn hơn, năng suất cao hơn, chất lượng mẫu mã đẹp hơn, chi phí giá thành thấp hơn do giảm số lần phun thuốc, đảm bảo thời gian cách ly và đặc biệt là những chuyển biến tích cực trong khâu sản xuất như sử dụng giống F1, phân bón, thuốc BVTV.

- Bên cạnh diện tích gieo trồng rau an toàn tăng từng năm, đã có nhiều mô hình sản xuất rau an toàn có hiệu quả cao. Hiệu quả sản xuất đã thể hiện rõ trong kết quả sản xuất của nông dân, chi phí sản xuất giảm rõ rệt, năng suất được cải thiện, thu nhập bình quân của nông dân trồng rau đạt 60-100 triệu đồng/ha/năm,  nhiều mô hình sản xuất rau an toàn trong nhà lưới có thu nhập từ 150 – 180 triệu đồng/ha/năm. 

- Trên diện rộng, mức độ an toàn của sản phẩm rau sản xuất và lưu thông đã được nâng cao, tỷ lệ mẫu rau có dư lượng vượt mức cho phép đã giảm đáng kể, nhất là lượng rau có nguồn gốc từ ngoại thành. Tỉ lệ ô nhiễm về dư lượng thuốc trừ sâu trong rau từ 9,7 % (năm 2002) giảm còn 1,29 % (năm 2005).

- Hiện có nhiều đơn vị đã tham gia vào việc ký hợp đồng thu mua sản phẩm rau an toàn và công bố chất lượng sản phẩm, làm cho người trồng rau phấn khởi và mạnh dạn tham gia trồng rau an toàn.

Bên cạnh những mặt làm được, còn nhiều vấn đề hạn chế trong sản xuất rau cần được đầu tư giải quyết như :

- Chưa xây dựng vùng chuyên canh rau tập trung với những chủng loại có lợi thế cạnh tranh, chưa tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn.

- Giá thành sản xuất cao do trình độ của nông dân về kỹ thuật sử dụng phân bón, sử dụng thuốc BVTV còn hạn chế, bố trí luân canh cây trồng chưa hợp lý, chưa mạnh dạn chuyển đổi trồng loại rau có giá trị kinh tế cao.

- Lao động nông nghiệp cho ngành trồng rau cũng như các cây trồng khác rất thiếu do ảnh hưởng đô thị hóa…

- Đã có nhiều mô hình hợp tác sản xuất tiêu thụ rau an toàn, tuy nhiên chưa được nhân rộng.

- Việc tổ chức chuỗi sản xuất tiêu thụ rau quả chưa ổn định.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2006

            1. Công tác tổ chức điều hành:

Nhằm thực hiện Quyết định 97/QĐ-UBND ngày ngày 10 tháng 7 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố , Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn  đã tham mưu trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định 98/2006/QĐ-UBND, ngày 10 tháng 7 năm 2006 về phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn trên địa bàn thành phố giai đoạn  2006-2010. Với các nhiệm vụ cụ thể sau:

 - Tiếp tục tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ và giống mới cho nông dân trồng rau trên 90% nắm vững quy trình sản xuất rau an toàn. Tổ chức khảo sát, đánh giá và công nhận vùng rau an toàn chuyển đổi khoảng 3.500 ha đất trồng lúa để nâng tổng diện tích canh tác là 5.700 ha, tương ứng diện tích gieo trồng khoảng 20.000 ha, năng suất trung bình đạt trên 24 tấn/ha gieo trồng, sản lượng đạt 580.000 tấn/năm 2010.

- Xây dựng và triển khai thực hiện tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP) một số loại rau của thành phố.

- Hoàn thiện hệ thống kiểm soát, kiểm tra để chứng nhận và cấp nhãn sản phẩm rau an toàn hoặc rau sản xuất theo qui trình GAP; tổ chức quản lý chặt chẽ về dư lượng độc chất, vi sinh vật trong rau tại các chợ đầu mối trên địa bàn thành phố.

- Các sản phẩm rau sản xuất và kinh doanh trên địa bàn thành phố đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng rau an toàn có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, nitrate, vi sinh vật đều dưới mức quy định của Nhà nước.

Ngoài ra, Ủy ban nhân dân thành phố cũng đã ban hành Quyết định 100/2006/QĐ-UBND, ngày 11 tháng 7 năm 2006 về phê duyệt Dự án thí điểm ứng dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) trên một số rau ăn quả tại xã Nhuận Đức huyện Củ Chi và Công văn số 9393/UBND, ngày 15 tháng 12 năm 2006 về việc chấp thuận đầu tư xây dựng mô hình tưới tiết kiệm tại ấp Bàu Tròn, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi.

Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố phố hợp với các sở ban ngành, quận huyện triển khai chương trình phát triển rau an toàn thành phố. Việc tổ chức triển khai chương trình rau an toàn gắn với việc thực hiện chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm của thành phố trong lĩnh vực trồng trọt.

2. Kết quả thực hiện các hoạt động năm 2006:

2.1. Tình hình phát triển vùng sản xuất rau an toàn:

- Thẩm định điều kiện để công nhận vùng sản xuất rau an toàn 26 ha và thẩm định tái công nhận vùng rau an toàn 452,35 ha, đang làm các thủ tục tái công nhận cho 10 xã của huyện Củ Chi.

- Thẩm định mở rộng vùng rau an toàn năm 2006 là 352,41 ha trong đó có 234 ha rau muống nước của xã  Bình Mỹ (huyện Củ Chi), xã Nhị Bình (huyện Hóc Môn) và phường Thạnh xuân (quận 12).

Tổng diện tích đủ điều kiện sản xuất rau an toàn đến nay là  2.064 ha, trong đó có  1.712,45 ha đã được công nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn và 352,41 ha đang  chờ tổ chức tập huấn nông dân để đủ thủ tục đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT công nhận vùng đủ điều kiện sản xuất RAT.

- Hiện nay, thành phố có 526 nhà lưới với diện tích là 85,8 ha tập trung ở xã Tân Phú Trung huyện Củ Chi, xã Xuân Thới Thượng, Tân Thới Nhì,…huyện Hóc Môn đã cho hiệu quả sản xuất cao, sản phẩm an toàn.

2.2. Tình hình sản xuất rau năm 2006:

- Diện tích gieo trồng rau năm 2006 là 9.235 ha,  so với năm 2005 đạt 108,34 %. Trong đó diện tích gieo trồng rau an toàn là 8.773 ha, so với năm 2005 đạt 106,99 %.

- Năng suất rau trung bình đạt 19,07 tấn/ha, so với năm 2005 đạt 100,80 %. Sản lượng rau đạt 176.146 tấn, so với năm 2005 đạt 109,21 %.

2. 3. Công tác kiểm soát dư lượng:

Bảng 1. Kết quả thực hiện công tác kiểm soát dư lượng tại thành phố*

 

Khu vực lấy mẫu

Năm 2006

Tổng số mẫu kiểm tra (mẫu)

Số mẫu vượt dư lượng

(mẫu)

Tỉ

 lệ

 (%)

- Các vùng SX RAT

- Khu vực lưu thông

- Khu vực khác

2.713

2.300

700

7

29

14

0,25

1,26

2,00

Cộng

5.713

67

1,17

* Phương pháp phân tích: ức chế men AchE Thái Lan

So với năm 2005, tỉ lệ mẫu rau có dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức cho phép giảm thấp, từ 1,29% (2005) giảm còn 1,17%, đặc biệt là khu vực sản xuất tỉ lệ mẫu rau có dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức cho phép giảm từ 1,39% (2005) còn 0,25%.

Như vậy tỷ lệ mẫu rau có dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức cho phép tại các vùng sản xuất của thành phố giảm khá rõ so với năm 2002 (9,71%) là năm khởi đầu của chương trình rau an toàn của thành phố. Có thể nói đây là bước chuyển biến tích cực của ngành sản xuất rau. Điều này cho thấy kết quả rất thuyết phục đối với các biện pháp mà Thành phố cũng như các tỉnh bạn đang thực hiện phục vụ chương trình rau an toàn của từng địa phương.

2.4. Tổ chức sản xuất và tiêu thụ rau an toàn:

a. Phát triển kinh tế tập thể:

Trong năm 2006, ngành nông nghiệp đã tiếp tục xây dựng các mô hình tổ chức kinh tế tập thể có hiệu quả, kết quả như sau:

Tại huyện Bình Chánh:

- Tháng 6.2006, đã thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Phước An trên cơ sở Tổ hợp tác rau an toàn xã Tân Quý Tây. Hiện đang thực hiện hợp đồng cung cấp rau an toàn cho Công ty Sao Việt và Xí nghiệp rau quả Vissan, sản lượng 1,2 – 1,6 tấn/ngày, khó khăn hiện nay của hợp tác xã là chi phí kiểm tra dư lượng thuốc BVTV tại đồng ruộng chiếm tỷ trọng lớn làm tăng chi phí sản xuất.

- Tổ sản xuất rau an toàn ấp 3 xã Bình Chánh đã được củng cố và đã thực hiện hợp đồng giao hàng cho siêu thị Metro với sản lượng 400 – 600 kg/ngày. Đã thống nhất thành lập hợp tác xã rau an toàn Bình Chánh vào tháng 1/2007. Khó khăn hiện nay  của tổ là vốn do Metro thanh toán chậm, trang thiết bị thiếu (metro yêu cầu phải có máy FAX trong giao dịch).

Tại huyện Hóc Môn:

- HTX Ngã Ba Giòng, xã Xuân Thới Thượng thành lập cuối năm 2005 cung cấp thường xuyên các sản phẩm rau ăn lá cho các bếp ăn tập thể, trường tiểu học, công ty rau quả VF, siêu thị Maximark, siêu thị Bình An và hệ thống siêu thị Metro. Tuy nhiên, hiện nay hợp tác xã chưa đăng ký mã số thuế nên gặp khó khăn khi khách hàng cần xuất hóa đơn, chưa có cơ sở sơ chế rau, chưa có máy FAX và sản phẩm chưa đăng ký nhãn hiệu nên chưa phát huy tiềm năng  của hợp tác xã và nông dân địa phương trong sản xuất rau an toàn.

Tại huyện Củ Chi:

- HTX Dịch vụ Nông nghiệp Ba Lúa Vàng xã Trung Lập Hạ thành lập năm 2005, trong tháng 8/2006 bắt đầu hoạt động cung cấp rau an toàn cho các chợ đầu mối (chủ yếu là rau ăn củ, ăn quả).

- HTX rau an toàn Tân Phú Trung đã thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin vào khâu tiêu thụ sản phẩm, tiến hành giao dịch trên Internet cung cấp sản phẩm cho thành phố và các tỉnh lân cận. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào khâu tiêu thụ đã mang lại hiệu quả  cho hợp tác xã, trong thời gian tới cần khai thác tối đa điểm mạnh trên.

- HTX sản xuất rau an toàn Thanh niên, xã Trung Lập Thượng do Thành Đoàn thành lậpchưa có hoạt động rõ nét do hiện nay chưa có giấy phép kinh doanh.

- Chi cục Phát triển nông thôn đã hỗ trợ thành lập 3 tổ hợp tác để thực hiện các các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đã ký kết tại Hội nghị xúc tiến thương mại tổ chức tháng 11/2005. Đang tư vấn thành lập Hợp tác xã Nhuận Đức (huyện Củ Chi)

- Tháng 9/2006, Chi cục Phát triển nông thôn đã phối hợp với phòng Kinh tế huyện Củ Chi làm việc với UBND xã Bình Mỹ để hình thành tổ hợp tác sản xuất rau muống nước tại xã.

b. Công tác xúc tiến thương mại tiêu thụ rau an toàn:

Theo dõi việc thực hiện các hợp đồng đã ký kết trong Hội nghị tiêu thụ nông sản tháng 11/2005 và những hợp đồng tiêu thụ nông sản mới được ký trong Hội nghị sơ kết tháng 03/2006, cụ thể như sau:

- Hợp đồng nguyên tắc về việc tiêu thụ rau an toàn giữa Công ty TNHH KD Rau quả thực phẩm VF và Sở Nông nghiệp: Sở Nông nghiệp & PTNT đã giới thiệu HTX Ngã Ba Giòng – xã Xuân Thới Thượng, Hóc Môn cung cấp rau cho Công ty VF, trung bình một ngày giao từ 500 – 700kg rau các loại: dưa leo; bầu; bí; mướp hương; rau muống; dền; mồng tơi; cải ngọt; cải xanh. Ngoài ra HTX Ngã Ba Giồng còn triển khai thêm một số hợp đồng mới: cung cấp rau cho siêu thị Maximark và siêu thị Bình An.

- Hợp đồng nguyên tắc về việc tiêu thụ rau an toàn và ớt ký giữa Hội nông dân xã Nhuận Đức và 7 thương nhân tại Chợ đầu mối Tân Xuân – Hóc Môn: Hiện tại, hàng ngày bà con nông dân xã Nhuận Đức cung cấp từ 20-25 tấn rau củ quả các loại như: ớt, bầu, bí, ổ qua, dưa leo, đậu đũa, mướp khía cho các thương nhân: Bà Liên; Bà Rượi; Bà Hiệp; Bà Bảy Rum; Bà Bé Tư.

- Hợp đồng về việc tiêu thụ rau an toàn ký giữa HTX thương mại và dịch vụ Kim Sơn và HTX Ngã Ba Giòng: Hợp tác xã Ngã Ba Giồng không đáp ứng được những yêu cầu về chủng loại hàng hóa cũng như về số lượng HTX Kim Sơn đưa ra, 1 tuần chỉ cung cấp từ 20 – 30 kg rau các loại, giá thành còn cao.

- Hợp đồng về việc tiêu thụ rau an toàn ký giữa HTX thương mại và dịch vụ Kim Sơn và HTX Tân Phú Trung: Từ tháng 09/2006 HTX Tân Phú Trung đã cung cấp rau cải ngọt cho HTX Kim Sơn 3 tấn/tháng, giá rau từ 2.400 – 3.300đ/kg nhưng sản lượng còn  hạn chế do suất ăn công nghiệp thường không có đơn đặt hàng trước.

- Tổ chức triển khai nội dung Ghi nhớ về những hỗ trợ và hợp tác của METRO đối với ngành nông nghiệp thành phố ký giữa Sở và METRO CASH & CARRY Việt Nam:

 + Căn cứ nội dung chương trình hỗ trợ đợt 2 của Công ty TNHH Metro Cash & Carry Việt Nam theo nội dung Biên bản ghi nhớ ký ngày 20/12/2005 giữa Sở Nông nghiệp và Công ty Metro, Sở Nông nghiệp cũng đã hỗ trợ các đơn vị cung cấp hàng vào hệ thống siêu thị Metro thông qua chương trình hợp tác giữa Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Công ty Metro Cash & Carry Việt Nam như: rau an toàn của HTX Tân Phú Trung (Củ Chi), Ngã Ba Giồng (Hóc Môn), Phước An (Tân Quý Tây),  Bình Chánh (huyện Bình Chánh); nấm bào ngư của DNTN Lan Chi Nam (Nhà Bè); rau mầm của Hộ nông dân Quách Vĩnh Tấn (Bình Chánh); chanh Limca của Công ty Nguyên Nông (GINO).

+ Ngoài ra còn tổ chức các khóa huấn luyện, chuyên đề như:

 Trong tháng 10/2006, Trung tâm tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp phối hợp với Công ty TNHH Metro Cash & Carry Việt Nam đã tổ chức được 04 lớp về “Kỹ thuật trồng và bảo quản rau an toàn – Kiến thức kinh doanh cơ bản” tại các xã Tân Quý Tây, Xuân Thới Sơn, Nhuận Đức và Tân Thông Hội của các huyện Bình Chánh, Hóc Môn và Củ Chi.

Trong tháng 11/2006, Trung tâm phối hợp với Metro tổ chức 02 lớp về kỹ thuật chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản an toàn cho tại xã Nhơn Đức (Nhà Bè) và xã Xuân Thới Sơn (Hóc Môn).

 Trong tháng 12/2006, Trung tâm phối hợp với Metro tổ chức 04 lớp chuyên đề “Quản lý kinh doanh trong nông nghiệp” với các lớp Marketing - Đấu tiền hay đấu trí; Phân Phối - Đừng để “chân rết” làm chết Doanh nghiệp; Kiểm soát chi phí – Nâng cao hiệu quả chi tiêu; Kỹ năng tham dự Hội chợ trong nước cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực Nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

+ Về việc xây dựng kho sơ chế, nhà mát về rau quả: Trung tâm tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp đã tiến hành khảo sát sơ bộ các đơn vị trong bảng đề xuất với Metro và Công ty Tinh Anh trong tháng 07/2006 và thực hiện khảo sát lần 2 vào ngày 07/12/2006. Đơn vị thi công đang lên bản vẽ kỹ thuật. Các đơn vị nhận hỗ trợ gồm:  Hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ Phước An (Tân Quý Tây - huyện Bình Chánh), Hợp tác xã Nhuận Đức (xã Nhuận Đức - huyện Củ Chi)

+ Về lớp EurepGAP dự định sẽ tổ chức trong tháng 01/2007 tại Văn phòng Sở Nông nghiệp và tham quan thực tế mô hình GAP Thanh long tại Bình Thuận.

- Hợp đồng nguyên tắc ký giữa Công ty Vissan (Xí nghiệp kinh doanh rau quả) và Hợp tác xã Phước An - Tân Quý Tây: hợp tác xã giao cho Xí nghiệp kinh doanh rau quả từ tháng 08/2006 đến tháng 12/2006 là 176,658 tấn. Ngoài hợp đồng cung cấp rau an toàn cho Xí nghiệp kinh doanh rau quả, Hợp tác xã Phước An còn cung cấp cho Công ty Sao Việt với sản lượng trung bình 1 tấn/ngày và phát triển thêm 2  hợp đồng mới là Công ty TNHH Kim Dung và Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Thủy sản với sản lượng 500kg/ngày.

- Tiếp cận các doanh nghiệp tiêu thụ ớt (Hợp tác xã Thuận Phát); nấm (Công ty Dona) nhằm thúc đầy việc thực hiện các hợp đồng tiêu thụ cho bà con nông dân tại huyện Củ Chi cũng như các xã điểm trong Chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố.

 - Tham gia cùng Ban chỉ đạo và triển khai các hoạt động XTTM theo chương trình mục tiêu, phát triển rau an toàn trên địa bàn thành phố giai đoạn 2006 – 2010 : xây dựng và triển khai thực hiện tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP) một số loại rau tại các nông hộ, tổ hợp tác, HTX nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng rau an toàn

- Đã tiếp xúc và giới thiệu một số đoàn nước ngoài tìm hiểu về năng lực và tình hình sản xuất rau an toàn của thành phố để hợp tác trong sản xuất và xuất khẩu rau quả thành phố như Hàn Quốc, Trung Quốc,…

- Hỗ trợ các hợp tác xã rau an toàn tham gia các hội chợ triển lãm nhằm xúc tiến việc tiêu thụ sản phẩm như Hội chợ Agriviet, Hội chợ Agroviet, Hội chợ Triển lãm Nông nghiệp –Nông thôn 2006 và tôn vinh danh hiệu “Trâu vàng đất Việt” do Nông dân bình chọn,…

- Ngoài ra, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ Nông nghiệp còn thu thập và đăng tải các thông tin về giá cả thị trường các sản phẩm rau an toàn trên trang web của trung tâm, xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường rau an toàn của thành phố và một số nước.

5. Tình hình thực hiện chỉ thị 10 - UBND thành phố về chuyển đổi diện tích rau muống nước ô nhiễm và công tác kiểm tra sử dụng thuốc BVTV:

5.1. Tình hình chuyển đổi diện tích rau muống nước ô nhiễm:

- Hiện trạng chung diện tích sản xuất rau muống nước tính đến 30/11/2006 của thành phố là: 503,28 ha. So với năm 2002 (số liệu báo cáo 101/BVTV, ngày 20/11/2002 của Chi cục Bảo vệ thực vật về kết quả điều tra sản xuất rau muống nước và giải pháp khắc phục) giảm 6,75 ha; trong đó: vùng sản xuất cũ giảm 256,77 ha và hình thành lên vùng sản xuất mới 252,52 ha. Hiện nay, các vùng sản xuất RMN trên địa bàn thành phố phân bố như sau: Vùng bị ô nhiễm phải chuyển đổi: 159,66 ha, vùng cần thẩm định: 170,09 ha,  vùng RMN an toàn: 173,53 ha).

- Công tác thực hiện chuyển đổi diện tích rau muống nước bị ô nhiễm sang cây trồng khác hoặc sang mục đích sử dụng khác được tất cả các quận huyện hưởng ứng tổ chức thực hiện. Các quận, huyện tổ chức thực hiện tốt và nhanh là quận Thủ Đức 123,93/261,1 ha; quận 12: 50,5/85,0 ha; Bình Chánh 21,1/23ha; quận 9: 18,62/41,1 ha; Nhà Bè: 13,65/15,1 ha; quận 2: 11/17,9 ha và Bình Tân: 8,18/17,93 ha.

·         Nguyên nhân tăng, giảm diện tích trồng rau muống nước:

- Thực hiện đúng theo chủ trương qui hoạch phát triển sản xuất rau muống nước tại xã Bình Mỹ huyện Củ Chi, và Nhị Bình huyện Hóc Môn.      

- Nhu cầu của thị trường ổn định nên phải bù đắp thay thế diện tích RMN an toàn cho diện tích vùng ô nhiễm bị loại bỏ.

- Dân nhập cư từ các tỉnh phía Bắc vào thuê mướn ruộng để trồng rau muống nước (từ ruộng khai hoang và lúa nước sang trồng rau muống nước) của xã Bình Mỹ (Củ Chi), Thới An (quận 12) và Nhị Bình (Hóc Môn).

- Diện tích rau muống nước bị ô nhiễm cần chuyển mục đích sử dụng ở các quận, huyện: Thủ Đức, quận 9, quận 12, quận Gò Vấp và một số quận, huyện khác đều đã được thành phố quy hoạch phát triển đô thị, công viên, trường học, khu dân cư… nhưng tiến độ thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng còn quá chậm.

5.2. Công tác kiểm tra sử dụng thuốc BVTV trên đồng ruộng:

          Thanh tra chuyên ngành đã phối hợp với địa phương  tiến hành 12 đợt kiểm tra và hướng dẫn 491 nông dân đang phun xịt thuốc BVTV.

          Kết quả đã phát hiện 3 trường hợp sử dụng thuốc BVTV không đảm bảo thời gian cách ly, Đoàn kiểm tra đã nhắc nhở 1 hộ và buộc làm cam kết không vi phạm; UBND xã ra quyết định xử phạt 02 hộ vi phạm với số tiền là 350.000đồng/hộ.

6. Hoạt động khuyến nông:

6.1 Công tác tập huấn, huấn luyện:

- Chi cục Bảo vệ thực vật: 45 lớp huấn luyện chuyên sâu qui trình sản xuất rau an toàn, 10 lớp IPM rau, 12 lớp sản xuất rau an toàn theo hước GAP và 7 lớp tập huấn cam kết vùng qui hoạch rau an toàn.

Chi cục Bảo vệ thực vật đã phối hợp với Cục BVTV và Công ty Cổ phần BVTV An Giang tổ chức lớp huấn luyện sản xuất rau an toàn theo GAP tại xã Nhuận Đức cho 40 học viên là CBKT của Chi cục BVTV,    Nhuận Đức và một số nông dân nòng cốt xã Nhuận Đức.

- Trung tâm Khuyến nông đã tổ chức 24 lớp tập huấn cho 1200 nông dân thuộc địa bàn huyện Hóc môn, Bình chánh, Củ chi, Nhà bè và quận 12 về  kỹ thuật trồng, canh tác rau an toàn, rau hữu cơ và biện pháp hạ giá thành sản xuất.

- Chi cục Phát triển nông thôn đã tổ chức 7 lớp tập huấn về kinh tế tập thể tại xã Nhuận Đức với hơn 200 lượt người tham gia.

6.2 Công tác thực hiện mô hình, điểm trình diễn:

 Chương trình khuyến nông phát triển rau an toàn trong năm 2006 chủ yếu tập trung vào việc chuyển giao các kỹ thuật trồng rau an toàn thâm canh và một số đối tượng rau mới phù hợp với sản xuất nông nghiệp đô thị. Các hoạt động khuyến nông về rau an toàn đã được thực hiện như sau:

- Tổ chức 10 chuyến tham quan cho 500 lượt nông dân thuộc các huyện Củ chi, Bình chánh, Nhà bè, quận 12 tham quan các mô hình trồng rau an toàn trong và ngoài thành phố để học tập kinh nghiệm và ứng dụng có hiệu quả.

 - Tổ chức 8 cuộc hội thảo thu hút 530 người tham dự thuộc các địa bàn huyện Hóc môn, Củ chi, Nhà bè và quận 12, Thủ đức. Các cuộc hội thảo xoay quanh vấn đề về tổ chức, tiêu thụ RAT và các biện pháp giúp hạ giá thành trong sản xuất rau an toàn.

- Chi cục Bảo vệ thực vật tổ chức 60 điểm trình diễn mô hình RAT và IPM rau và 80 điểm trình diễn - hội thảo về sử dụng thuốc BVTV.

          - Trung tâm CNSH phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Củ Chi và Hội Nông dân xã Trung Lập Hạ (Củ Chi) xây dựng mô hình canh tác rau an toàn cho rau ăn lá và rau ăn quả có sử dụng phân hữu cơ và chế phẩm Trichoderma.

          - Mô hình trồng rau mầm: bước đầu triển khai 4 điểm tại địa bàn quận Bình tân. Với diện tích 20m2/mô hình gồm các loại hạt giống như: cải củ, đậu nành, mè… đến nay đã có khoảng 60 mô hình nằm rải rác ở các quận huyện như Bình chánh, Nhà bè và một số địa bàn khác

- Mô hình trồng nấm bào ngư: triển khai 5 điểm trên địa bàn huyện Nhà bè. Mô hình này cho lợi nhuận tương đối khả quan, chủ yếu cung cấp cho các chợ, nhà hàng, siêu thị và đang được khuyến khích nhân rộng trên địa bàn huyện Nhà bè, nhất là các vùng đang trong quá trình đô thị hóa.

- Mô hình áp dụng các biện pháp canh tác giúp giảm giá thành sản xuất rau an toàn: thông qua mô hình hướng dẫn nông dân tận dụng phân hữu cơ ủ hoai hoặc tăng cường sử dụng phân hữu cơ vi sinh và hạn chế sử dụng phân hóa học.

- Mô hình trình diễn máy xới mini phục vụ khâu làm đất trong sản xuất rau an toàn và đang triển khai Tổ dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp tại xã Tân phú trung, Nhuận đức và HTX rau an toàn Tân phú trung, huyện Củ chi.

 - Mô hình sử dụng nấm Trichoderma sp để sản xuất phân hữu cơ giá thành hạ phục vụ sản xuất rau an toàn như: ớt, khổ qua, dưa leo, cà tím, cải bẹ xanh, cải ngọt tại 3 xã Trung lập hạ, Tân phú trung, Nhuận đức thuộc huyện Củ chi.

            7. Tiến độ thực hiện các dự án:

7. 1. Dự án “Tăng cường mối liên kết sản xuất-tiêu thụ rau an toàn tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận”:

- Đã ban hành quyết định về quy chế hoạt động liên kết rau an toàn; Dự án tổng quát tăng cường mối liên kết sản xuất-tiêu thụ rau an toàn tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Định hướng chương trình hoạt động 2006-2010.

- Soạn thảo và gửi Vụ Khoa học công nghệ Bộ NN-PTNT các dự thảo quy định về sản xuất, tiêu chuẩn, chứng nhận, quản lý chất lượng rau an toàn để Bộ NN-PTNT ban hành chính thức hệ thống văn bản pháp lý về rau an toàn.

          - Phối hợp với Công ty cổ phần BVTV An Giang tổ chức 1 lớp huấn luyện TOT về sản xuất rau theo tiêu chuẩn GAP tại TP HCM cho CBKT Chi cục BVTV các tỉnh phía Nam (trong đó có các tỉnh trong liên kết, 7/2006); tổ chức các lớp huấn luyện nông dân sản xuất rau an toàn theo GAP tại các 22 tỉnh, thành cả nước (mỗi tỉnh 1 lớp, 8/2006).

          - Xây dựng đề cương mô hình sản xuất rau an toàn có chứng nhận sản phẩm (đã được Cty TNHH một thành viên BVTV Sài Gòn đồng ý tài trợ 450 triệu đồng cho hoạt động năm 2006-2007 tại các tỉnh thành trong dự án liên kết).

7.2. Đề án quản lý dư lượng độc chất tại các chợ nông sản đầu mối:

 Thực hiện đề án quản lý dư lượng độc chất trong rau quả tại các chợ đầu mối, Chi cục Bảo vệ thực vật đã tổ chức thí điểm kiểm soát dư lượng và huấn luyện chuyển giao phương pháp phân tích nhanh cho các chợ Tam Bình-Thủ Đức, Tân Xuân-Hóc Môn và Bình Điền-Quận 8 nhằm đề xuất giải pháp kiểm tra chất lượng rau quả từ các Tỉnh và đầu vào tại các chợ.       

 Đã kiểm tra 717 mẫu, tuy nhiên qua đợt thí điểm do chưa tổng kết nên chưa đưa ra cụ thể phương án kiểm tra tại các chợ để dần mở rộng quy mô kiểm tra đầu vào.

7.3. Dự án thí điểm mô hình chứng nhận sản phẩm sản xuất theo qui trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) tại xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi.

          - Thẩm định điều kiện (đất, nước, môi trường) sản xuất RAT ở  ấp Bàu Tròn, Bàu Cạp, Bàu Trăn.

- Trình duyệt dự án cơ sở hạ tầng phục vụ đề án thí điểm (xây dựng hệ thống tưới tiêu bờ bao).

- Tổ chức tham quan mô hình GAP tại Đà Lạt và huấn luyện IPM-GAP nông dân tham gia dự án.

III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Mặt làm được:

1.1. Mở rộng diện tích rau an toàn:

- Diện tích gieo trồng rau nói chung và rau an toàn nói riêng trong năm 2006 tăng so với năm 2005 là kết quả thực hiện các giải pháp đồng bộ của chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

- Đã có những mô hình sản xuất phù hợp với vùng đang trong quá trình đô thị hóa của thành phố như mô hình trồng rau mầm ở quận huyện Bình Tân,  Bình Chánh, Nhà Bè,  mô hình trồng nấm bào ngư.

1.2. Góp phần thực hiện chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm của thành phố:

- Việc tổ chức thực hiện chương trình rau an toàn đã góp phần đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm đối với rau quả: mở rộng vùng sản xuất rau an toàn, tăng cường kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu, kiểm soát dư lượng thuốc trừ sâu tại các chợ đầu mối, bước đầu triển khai sản xuất mô hình sản xuất rau theo hướng GAP thể hiện kết quả tỉ lệ rau có dư lượng thuốc trừ sâu vượt quy định ngày càng giảm từ 9,71% năm 2002 còn 1,17% năm 2006.

- Có được sự thống nhất giữa ba ngành chủ yếu là Nông nghiệp, Y tế, Thương mại và các sở ngành liên quan cùng với sự phối hợp của Ban ngành đoàn thể trong việc đẩy mạnh chương trình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn thực hiện chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm thành phố.

- Trong năm 2006, ngành nông nghiệp đã phối hợp với các ban ngành, quận huyện tập trung thực hiện xây dựng mô hình chuỗi sản xuất tiêu thụ rau an toàn, tăng cường liên kết sản xuất và tiêu thụ, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm.

1.3. Phát triển kinh tế hợp tác:

Đã xây dựng được các mô hình liên kết các hộ sản xuất rau an toàn thành tổ hợp tác, hợp tác xã tổ chức sản xuất, thu mua và tiêu thụ . Xu hướng hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm rau an toàn đang phát triển theo chiều hướng tích cực. Một số hợp tác xã sản xuất kinh doanh rau an toàn mới được hình thành đã giải quyết được vấn đề tiêu thụ cho các xã viên và nông hộ sản xuất rau an toàn, tạo thuận lợi cho việc thu hút các nông hộ tham gia vào chuỗi liên kết, hợp tác. Nông dân sản xuất đã nhận thức được sự cần thiết của việc liên kết, hợp tác trong sản xuất, tiêu thụ rau an toàn.

1.4. Công tác xúc tiến thương mại:

- Sự tham gia giới thiệu các sản phẩm rau an toàn trong các cuộc hội chợ triển lãm mang lại kết quả khả quan, điều này thể hiện qua doanh thu của các đơn vị sản xuất kinh doanh rau an toàn trong các kỳ hội chợ, cũng như các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm được ký kết sau hội chợ.

- Sự nhận thức của các hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh rau an toàn về nhu cầu xây dựng thương hiệu ngày càng tăng, tao điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển các thương hiệu rau an toàn trên địa bàn thành phố.

2. Mặt hạn chế:

- Công tác qui hoạch, tổ chức triển khai chuyển đổi sản xuất từ trồng lúa sang rau ở địa phương chưa tập trung đồng bộ, dẫn đến hiện tượng trên cùng cánh đồng vẫn còn những ruộng lúa xen kẽ với ruộng rau màu gây khó khăn cho công tác tưới tiêu.

- Việc chuyển đổi diện tích không đủ điều kiện sản xuất rau còn chậm chưa thể hiện tính đồng bộ và quyết liệt chuyển đổi của chính quyền địa phương các cấp trong việc thực hiện Chỉ thị 10/ 2002/ CT- UBND Thành phố về chuyển đổi rau muống nước ô nhiễm và diện tích rau không an toàn. Nguyên nhân có thể do tập quán nông dân chưa mạnh dạn chuyển đổi, do chưa mô hình sản xuất dễ canh tác, quay vòng nhanh không cần chi phí thiết kế đồng ruộng trong điều kiện ruộng nước,

- Sản xuất rau chưa ổn định do chưa tạo ra vùng sản xuất rau chuyên canh tập trung có hợp đồng tiêu thụ.  Sản xuất quy mô nhỏ lẻ nên khó áp dụng kỹ thuật sản xuất, không có sản phẩm hàng hóa đảm bảo cung cấp ổn định cho thị trường.

- Đã có mô hình tổ chức sản xuất gắn với hợp đồng tiêu thụ, tuy nhiên chưa nhân rộng được mô hình này do:

+ Người dân chưa nhận thức đầy đủ về chính sách của nhà nước về kinh tế tập thể nên chưa tự nguyện tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã.

+ Chính sách hỗ trợ hợp tác xã chưa được triển khai cụ thể, đặc biệt là giải quyết về cơ sở vật chất, đất đai, thuế. Do vậy, cơ sở vật chất, trang thiết bị của các hợp tác xã còn hạn chế.

+ Các tổ trưởng tổ hợp tác, ban chủ nhiệm hợp tác xã còn thiếu kiến thức về kinh tế thị trường, kỹ năng quản lý hợp tác xã, quản lý tài chính.

- Trong quản lý nhà nước thiếu biện pháp chế tài, chưa có văn bản qui định cụ thể về công tác  kiểm tra chất lượng rau an toàn, xử lý vi phạm chất lượng rau an toàn.

- Việc xây dựng các chương trình, đề án, dự án đã giao cho các đơn vị thực hiện chậm, do thiếu sự chủ động và sự phối hợp của các đơn vị được giao trách nhiệm.

IV. KẾ HOẠCH  NĂM 2007

1. Mục tiêu:

- Tổ chức thẩm định điều kiện tái công nhận, công nhận mới vùng rau an toàn đạt 3.140 ha năm 2007, tăng 1.076 ha, trong đó sẽ tập trung tại các xã điểm chuyển đổi đã được thành phố phê duyệt.

- Tập trung công tác khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật phấn đấu diện tích gieo trồng rau an toàn đạt 11.500 ha/12.000 ha rau.

- Phấn đấu diện tích canh tác sản xuất rau theo qui trình GAP đạt 30 ha.

2. Công tác tổ chức điều hành:

- Tập trung triển khai các giải pháp thực hiện chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn trên địa bàn thành phố đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch 2007.

- Xây dựng và trình duyệt các dự án theo quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố.

- Triển khai dự án “Tăng cường mối liên kết sản xuất-tiêu thụ rau an toàn tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận”.

- Rà soát đề nghị ban hành các qui định về công tác quản lý và chứng nhận sản phẩm rau quả đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố.

3. Nội dung và giải pháp thực hiện:

3.1. Phát triển diện tích vùng sản xuất rau an toàn:

- Hoàn chỉnh qui hoạch, thẩm định điều kiện tổ chức các hoạt động xây dựng vùng sản xuất rau tại 13 xã điểm trong đề án chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp.

- Phối hợp với các quận huyện nhanh chóng chuyển đổi diện tích trồng rau không đủ điều kiện sản xuất rau an toàn.

- Mở rộng diện tích đăng ký chứng nhận và hợp đồng sản xuất-tiêu thụ.

3.2. Công tác kiểm soát dư lượng thuốc trừ sâu rau:

- Kiểm tra rau quả tại các chợ đầu mối (đề án quản lý dư lượng độc chất trong rau quả)  và các chợ bán lẻ.

- Kiểm tra rau quả ở các doanh nghiệp kinh doanh RAT.

- Duy trì và đầu tư phương tiện công cụ để tổ chức kiểm tra kiểm soát dư lượng độc chất trong vùng sản xuất đảm bảo duy trì mức độ an toàn về dư lượng thuốc trừ sâu.

3.3. Công tác tuyên truyền, vận động, huấn luyện chuyển giao kỹ thuật sản xuất rau an toàn cho nông dân:

- Huấn luyện các HTX nông nghiệp, tổ sản xuất, nông dân rau an toàn các quy định của Bộ Nông nghiệp về tiêu chuẩn sản xuất RAT, theo GAP .

 - Tiếp tục thực hiện các chỉ tiêu tập huấn, huấn luyện và trình diễn mô hình ứng dụng kỹ thuật mới theo hướng ba giảm, tăng năng suất và chất lượng theo chỉ tiêu kế hoạch 2007.

- Tiếp tục tổ chức thực hiện các biện pháp khắc phục  tình trạng ô nhiễm rau muống nước theo thông báo số 56/TB/NN ngày 12/5/2003 của Sở Nông nghiệp và PTNT.TP về tổ chức thực hiện công văn số 999/UB-CNN ngày 14/3/2003 của UBND thành phố như: kiểm tra sử dụng thuốc BVTV trên đồng ruộng, dùng xe lưu động để phát loa tuyên truyền về sử dụng thuốc BVTV. Tích cực hơn nữa trong việc vận động chuyển đổi cây trồng ở những vùng trồng rau muống nước không đủ điều kiện sản xuất.

3.4. Vận động tổ chức phát triển kinh tế tập thể:

- Tiếp tục tập huấn tuyên truyền về kinh tế hợp tác; Quyết định  97/2006/QĐ-UBND, ngày 10 tháng 7 năm 2006 của UBND thành phố Về phê duyệt Chương trình Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2006-2010; Quyết định 105/2006/QĐ-UBND, ngày 17 tháng 7 năm 2006 của UBND thành phố Về ban hành quy định  về khuyến khích chuyển địch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2006-2010, tập trung tại 13 xã điểm và vùng có nhiều hộ dân nhập cư thuê ruộng.

- Tập trung củng cố hoạt động các tổ hợp tác, hợp tác xã. Đào tạo nâng cao năng lực quản lý của Ban điều hành tổ hợp tác lên HTX làm nòng cốt cho việc phát triển hợp tác xã và mở rộng việc xây dựng các tổ sản xuất và dịch vụ trong lĩnh vực rau an toàn.

- Tổ chức triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ hợp tác xã, đề xuất chính sách hỗ trợ phù hợp đối với các tổ hợp tác, hợp tác xã của các hộ dân nhập cư.

3.5. Công tác xúc tiến thương mại:

- Theo dõi tiến độ thực hiện và hỗ trợ thực hiện các hợp đồng nguyên tắc tiêu thụ sản phẩm.

- Củng cố nâng cao hiệu quả trang Website,  Giao Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp TP thiết kế web về sản xuất, tiêu thụ rau an toàn của thành phố, các dự án liên kết tiêu thụ rau an toàn.

3.6. Xây dựng và trình duyệt các chương trình, đề án, dự án phục vụ rau an troàn 2006-2010 trong quý 1/2007.

3.7. Chứng nhận “qui trình sản xuất rau an toàn” và chứng nhận “rau đạt tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm”:

Căn cứ theo qui định cụ thể của Bộ sẽ triển khai Chứng nhận “qui trình sản xuất rau an toàn” và chứng nhận “rau đạt tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm”.

3.8. Triển khai dự án “Tăng cường mối liên kết sản xuất-tiêu thụ rau an toàn tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận”.

- Xây dựng mô hình  kiểm soát toàn diện dư lượng vi sinh vật, độc tố rau an quả với qui mô 5 ha.

- Thí điểm kiểm soát chứng nhận rau an toàn tại các chợ đầu mối.

3.9. Tiếp tục triển khai Dự án thí điểm ứng dụng qui trình sản xuất tốt (GAP) một số cây rau ăn quả tại xã Nhuận Đức,  huyện Củ Chi

Tập trung thực hiện công tác tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm rau theo qui định của EUREPGAP và tiến tới đề nghị cấp chứng chỉ EUREPGAP cho vùng sản xuất rau quả xã Nhuận Đức. một số công việc chính:

+  Lựa chọn địa điểm, cố gắng xây dựng vùng liền canh, liền cư .

+ Tổ chức cung ứng đầu vào: giống, phân bón và các loại vật tư khác.

+ Xác định cơ cấu các loại, bố trí thời vụ luân canh hợp lý.

+ Hướng dẫn nông dân các biện pháp kỹ thuật canh tác, thu hoạch, bảo quản.

+ Gắn việc tiêu thụ sản phẩm với việc quảng bá sản phẩm sản xuất theo qui trình GAP.

+ Nâng cao năng lực tổ chức điều hành của Ban chủ nhiệm hợp tác xã.

+ Kiểm tra xác nhận rau sản xuất theo qui trình.

V. KIẾN NGHỊ

1. Bộ Nông Nghiệp và PTNT sớm ban hành qui định về quản lý và chứng nhận sản phẩm rau an toàn, rau sản xuất theo qui trình GAP.

2. Sở Y tế triển khai thực hiện việc công bố kinh doanh rau an toàn./.

(Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Số lượt người xem: 9401    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm