SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
7
8
9
3
1
4
1
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 02 Tháng Sáu 2006 8:10:00 CH

Good Agricultural Practice (GAP) và quy trình thực hiện

Trong nông nghiệp tiêu chuẩn GAP (Good Agricultural Practice), có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.

   

                   

MỞ ĐẦU

- Độc tố trong sản phẩm nông nghiệp ngày càng cao, nguy cơ độc cấp tính và mãn tính cho người tiêu dùng ngày càng không thể xem nhẹ. Các chính sách pháp lý của nhà nước - Luật vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng chặt chẽ và hoàn thiện.

- Các yếu tố toàn cầu và yếu tố vùng dẫn đến việc tăng nhu cầu về chất lượng và an toàn thực phẩm :

Những thay đổi kiểu sống của người tiêu dùng ngày càng cao, nhu cầu về chất lượng và an toàn ngày càng tăng. Du lịch của người Châu á tăng do thu nhập được cải thiện.

Tự do thương mại và thương mại toàn cầu tăng. Gia tăng các siêu thị. Gia tăng sự chi phối của các siêu thị toàn cầu – các dây chuyền cung cấp đến chất lượng hàng hóa, an toàn thực phẩm.

Nhập khẩu/xuất khẩu tăng trong xu thế hội nhập. Các cộng đồng đòi hỏi tính trách nhiệm với nhau giữa người sản xuất-mua bán-tiêu dùng.

- Trong nông nghiệp đó là tiêu chuẩn GAP (Good Agricultural Practice). Có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.

 

PHẦN I : GIỚI THIỆU GAP

1- Thuật ngữ GAP :

Good Agricultural Practice. Thực hành nông nghiệp tốt

2- Nguồn gốc GAP :

Từ năm 1997, là sáng kiến của những nhà bán lẻ Châu Âu (Euro-Retailer Produce Working Group) nhằm giải quyết mối quan hệ bình đẳng và trách nhiệm giữa người sản xuất sản phẩm nông nghiệp và khách hàng của họ. Họ đưa ra khái niệm GAP.

3- EUREPGAP :

Về mặt kỹ thuật, EurepGAP là một tài liệu có tính chất quy chuẩn cho việc chứng nhận giống như ISO trên toàn thế giới (International Standards Organization)

4- ASIAN GAP :

10 nước thành viên của ASIAN cam kết gia tăng chất lượng và giá trị của sản phẩm rau và trái cây. Từ yêu cầu đó các nước thành viên đã bắt đầu giới thiệu những quy định về đảm bảo chất lượng mà nông dân phải tuân thủ. Hiện nay, một vài nước thành viên nhận ra cần thiết phải có hệ thống đảm bảo chất lượng (QA : Quality Assurance) nên đã phát triển chúng như :

+ Malaysia giới thiệu hệ thống kiểm soát chất lượng SALM (The Farmer Accreditation Scheme of Malaysia)

+ Ở Phillippine giải quyết hệ thống đảm bảo chất lượng dựa trên những quy định về thực phẩm an toàn của Chính phủ.

+ Ở Singapore thì cách tiếp cận lại khác ở chỗ họ phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm (QA) từ Indonesia-nhà cung cấp chủ yếu sản phẩm cho họ.

+ Thailand giới thiệu hệ thống tương tự (Q).

Những hệ thống đảm bảo chất lượng này đã bao trùm những khía cạnh mà tiêu chuẩn GAP yêu cầu. Từ đó các nước thành viên đã quan tâm đến một hệ thống QA mở rộng cho khối ASIAN dựa trên yêu cầu an toàn thực phẩm.

Những quy định được chuẩn hóa ở mức độ chung nhất cho khu vực ASIAN được gọi là ASIAN GAP và nó phải là một tiêu chuẩn hài hòa phù hợp với các nước thành viên đến năm 2020.

Một nhóm gồm đại diện các nước Malaysia. Phillippine, Singapore và Thailand đang trong quá trình soạn thảo những tiêu chuẩn phù hợp dựa trên cơ sở những hệ thống hiện tại sẽ phát huy tốt nhất trong các nước thành viên. Sản phẩm cuối cùng sẽ là ASIAN GAP mà khu vực nhắm đến như là môi trường, kỹ thuật canh tác và an toàn thực phẩm cho xã hội.

5- Chứng nhận GAP :

Để được công nhận là thành viên của EUREPGAP, nước sở tại phải lập thủ tục xác nhận các tiêu chuẩn phù hợp điểm chuẩn dựa trên cơ sở tiêu chuẩn EUREPGAP do các hội đồng chứng nhận EUREPGAP tư vấn và chứng nhận.

Tại Trung Quốc, sau một năm đăng ký và xây dựng, ngày 11/04/2006 vừa qua đã được Hội đồng EUREPGAP công nhận ChinaGAP và đã công bố áp dụng trên 14 tỉnh của Trung quốc.

Tại Nhật Bản, hội nghị giúp Nhật bản xây dựng JGAP vào 27-28/04/2006 đựơc đánh dấu mới bắt đầu xây dựng tiêu chuẩn.

Tính đến năm 2005, tổ chức EUREPGAP đã chứng nhận cho 35.000 nhà sản xuất và hơn 60 quốc gia, trong đó có Thái Lan với ThaiGAP.

Tại Khu vực ASIAN, Singapore công bố GAP-VF, Phillippine công bố GAP-FV, Indonesia công bố INDON GAP dựa trên cơ sở hệ thống QA phát triển thành…

                    

                       KS. Nguyễn Văn Đức Tiến

     Chi cục Bảo vệ thực vật Thành phố Hồ Chí Minh

(Chi cục Bảo vệ thực vật Tp. HCM)

Số lượt người xem: 11417    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm