SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
6
7
2
8
6
4
Trồng trọt 04 Tháng Tư 2004 12:50:00 CH

Đăng ký nhà máy sản xuất, chế biến sản phẩm hữu cơ ở Nhật Bản

-

   

Sản phẩm hữu cơ là sản phẩm được sản xuất không sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu và các chế phẩm . Ở Nhật Bản, cơ quan chịu trách nhiệm nhận đăng ký sản xuất cũng như công nhận sản phẩm hữu cơ gọi tắt là OMIC. Thời gian từ khâu chuẩn bị cho đến khi được cấp giấy chứng nhận sản xuất sản phẩm hữu cơ thường vào khoảng 1 năm. Sau khi được chứng nhận, sản phẩm của đơn vị được công nhận sản xuất sản phẩm hữu cơ sẽ được dán nhãn JAS ( Japan Agriculture Standard  – Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản), tức sản phẩm phù hợp với Bộ Nông lâm nghiệp Nhật Bản và OMIC sẽ định kỳ kiểm tra một năm / lần các điều kiện đáp ứng để được tiếp tục dán nhãn JAS. Chi phí cho thủ tục công nhận sản xuất sản phẩm hữu cơ do Bộ Nông Lâm nghiệp của Nhật quy định, bao gồm các chi phí cho công tác hành chính, các công cụ sử dụng để phân tích, công kỹ thuật viên giám định và công tác phí, chi phí đi lại. Giá bán sản phẩm hữu cơ thường cao hơn giá bán của sản phẩm sản xuất thông thường từ 20 – 30%. Tại Nhật, người ta thường dán ảnh của nông dân sản xuất sản phẩm hữu cơ tại các quày bán rau quả hữu cơ, như là một sự giới thiệu bảo đảm về chất lượng của rau quả. Diện tích sản xuất các sản phẩm hữu cơ ở Nhật Bản chỉ chiếm khoảng từ 2 – 3% diện tích trồng trọt, chủ yếu là các hộ gia đình.

 

Điều kiện để được đăng ký công nhận sản xuất sản phẩm hữu cơ:

  1. Phải có sổ sách theo dõi quá trình sản xuất: sổ sách, hồ sơ thể hiện rõ các điểm sau:

1.1.           Phương pháp lựa chọn và diệt khuẩn

1.2.           Phương pháp giáo dục nhân viên

1.3.           Sự đáp ứng của doanh nghiệp khi bị khiếu nại

1.4.           Phương pháp ngăn chặn tạp chất

  1. Bản vẽ của nhà máy liên quan đến  nơi sản xuất , bảo quản, kho chứa hàng...
  2. Quy trình quản lý chất lượng sản phẩm
  3. Sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp và địa điểm sản xuất
  4. Mẫu mã và thiết kế sản phẩm
  5. Lý lịch người quản lý chất lượng sản phẩm và quả lý sản xuất sản phẩm hữu cơ.
  6. Bản copy hợp đồng thuê kho bên ngoài (nếu có)

Rau quả ở Nhật Bản được tiêu thụ qua 2 kênh phân phối chủ yếu: hệ thống siêu thị và các nhà hàng, quán ăn.

Một số rau quả VN có thể nhập khẩu vào Nhật Bản, gồm: cải bắp, bí đỏ, khoai lang, đậu nành, mè, gương sen, cà rốt, cải bó xôi, vải thiều (đóng hộp), thơm (đóng hộp), măng cụt...


Số lượt người xem: 5850    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm