SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
6
4
9
3
3
6
Vệ sinh an toàn thực phẩm 03 Tháng Chín 2009 11:00:00 SA

Hội nghị Đẩy mạnh các nhiệm vụ trọng tâm về an toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh Đông Nam Bộ

Hội nghị được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25/8/2009 dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Bùi Bá Bổng và Đ/c Phùng Hữu Hào, Cục phó Cục quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản (QLCLNLS-TS).

 

Các đơn vị thuộc Bộ như Cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản, Cục Trồng trọt, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Chăn nuôi, Cục Thú y đã tham gia và báo cáo trong hội nghị.

Tham dự hội nghị gồm tất cả lãnh đạo các Sở Nông nghiệp và PTNT, các Chi cục Thú Y, Bảo vệ thực vật, Bảo vệ nguồn lợi thủy sản của các tỉnh Đông Nam Bộ.

Thứ trưởng Bùi Bá Bổng phát biểu khai mạc hội nghị và mở đầu bằng bài phát biểu của Cục phó Cục QLCLNLS-TS Phùng Hữu Hào về tình hình chung trong công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó, nêu lên các mặt làm được và những tồn tại cơ bản như lực lượng thiếu, chưa được kiện toàn, chưa chú trọng công tác quy hoạch vùng sản xuất an toàn tại các địa phương, tình trạng dư lượng độc chất còn ở mức cao, các quy định về thủ tục pháp lý kiểm tra xử phạt chưa đáp ứng đủ và yêu cầu của công tác quản lý, do đó công tác thanh tra cũng bị hạn chế.

Ông Nguyễn Phước Trung, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố Hồ Chí Minh nêu những giải pháp mà thành phố đang thực hiện trong những điều kiện áp lực cao về vệ sinh an toàn thực phẩm và đạt được một số kết quả nhất định. Ông kiến nghị về thủ tục pháp lý cần phải hoàn thiện để đủ cơ sở xử lý vi phạm, cần có biện pháp đẩy mạnh việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm để nâng cao trách nhiệm của người sản xuất.

Báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Nai (GĐ Nguyễn Khả Sơn) nêu thêm những thuận lợi và khó khăn tại tỉnh như là trang thiết bị phân tích nhanh về chất lượng vật tư nông nghiệp và dư lượng độc chất trong nông sản còn hạn chế, nhận thức của người tiêu dùng còn hạn chế trong việc sử dụng sản phẩm sạch và an toàn, một bộ phận người sản xuất chưa chú trọng áp dụng đồng bộ quy trình sản xuất GAP do ảnh hưởng của giá bán, chủ trương hỗ trợ sản xuất theo GAP chưa cụ thể.

Sở NN-PTNT tỉnh Bình Dương báo cáo về cơ cấu điều hành công tác quản lý VSATTP và kết quả thực hiện các hoạt động kiểm tra dư lượng thuốc BVTV trong rau quả, kiểm tra thú y và kiểm tra liên ngành của tỉnh. Tồn tại mua bán nhỏ lẻ gia súc gia cầm tại địa phương vẫn còn, chính sách khuyến khích phát triển rau an toàn chưa cụ thể, kiểm tra thú y và thủy sản còn thiếu văn bản chỉ đạo thống nhất, cần đào tạo cán bộ thủy sản.

Đại biểu tỉnh Tây Ninh báo cáo về tổ chức hệ thống liên ngành kiểm tra VSATTP tại tỉnh, tuy nhiên có nhiều khó khăn do chưa thực hiện đồng bộ tại các địa phương, người sản xuất chưa tự giác thực hiện công bố chất lượng sản phẩm, lực lượng kiểm tra còn rất mỏng và yếu về nghiệp vụ, nhiều trường hợp sử dụng chất phụ gia ngoài tầm kiểm soát.

Đại biểu Bình Thuận trình bày về bộ máy chuyên trách Chi cục QLCLNLS-TS của tỉnh và các hoạt động thường xuyên trong kiểm tra giám sát rau an toàn, cơ sở giết mổ tập trung, hoạt động đánh bắt thủy sản, chất lượng thủy sản nuôi, nhuyễn thể 2 mảnh vỏ… hỗ trợ các cơ sở chế biến thủy hải sản trong quản lý chất lượng sản phẩm. Qua đó, tỉnh kiến nghị Bộ sớm kiện toàn tổ chức thanh tra thống nhất (trong đó có thanh tra thủy sản); đầu tư hạ tầng, cơ sở trang thiết bị cần thiết cho hoạt động kiểm tra của Chi cục QLCLNLS-TS; hoàn thiện và thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý CLNLS.

Công tác quản lý VSATTP của tỉnh Ninh Thuận vẫn còn nhiều hạn chế, bộ máy theo Thông tư liên tịch số 31/2009/TTLT-BNNPTNT-BNV về Chi cục QQLCLNLS-TS trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT đang được kiện toàn; công tác quy hoạch sản xuất còn nhiều khó khăn do nhiều điều kiện khách quan; bộ máy thanh tra còn chưa được thống nhất.

Sau phần trình bày của các địa phương, các doanh nghiệp như Đồ hộp Hạ Long, đã phát biểu về những bức xúc của doanh nghiệp về chất bảo quản trong nông sản, trái cây Trung Quốc có chất bảo quản thuộc trách nhiệm quản lý của đơn vị nào, cần phải được phân định rõ. Đại biểu Công ty TNHH Đồ hộp Hạ Long lo ngại về các văn bản dưới luật mâu thuẫn nhau, không thống nhất gây khó cho doanh nghiệp.

Giám đốc Công ty TNHH Ba Huân chia sẻ về thành quả đầu tư dây chuyền sơ chế, chế biến trứng sạch, xây dựng dây chuyền sản xuất sạch, tham gia chuỗi VSATTP của thành phố góp phần hạn chế dịch cúm gia cầm, an toàn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, còn khó khăn trong cạnh tranh do còn tồn tại nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ kinh doanh không đảm bảo VSATTP trên thị trường, cần tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp về thuế ưu đãi.

Về vấn đề chiếu xạ hàng nông sản, có doanh nghiệp cho rằng, văn bản chỉ đạo cần nghiên cứu xem xét lại thời điểm áp dụng, nội dung quy định cụ thể phù hợp về chiếu xạ (mục đích kiểm dịch và mục đích an toàn thực phẩm có yêu cầu khác nhau của Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và PTNT) để tránh thiệt hại, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Cục Thú y giải thích về yêu cầu chiếu xạ của ngành nông nghiệp trên sản phẩm nông nghiệp là không phù hợp. Đang rà soát để cùng với Bộ Y tế thống nhất phân biệt mục đích chiếu xạ để giảm thiệt hại cho người tiêu dùng. Đang củng cố cơ sở pháp lý để xác định xử lý vi phạm theo pháp lệnh thú y đối với hàng nông sản nhiễm khuẩn.

Cục Bảo vệ thực vật trả lời về công cụ test nhanh dư lượng thuốc trừ sâu trong rau quả đang được áp dụng phổ biến tại Tp. Hồ Chí Minh, các tỉnh Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu. và đã là tiêu chuẩn ngành BVTV, các tỉnh cần vận dụng rộng rãi trong việc quản lý VSATTP. Cục đang dự thảo quy chuẩn ngành để việc áp dụng quản lý cụ thể và dễ thực hiện hơn (phương pháp sử dụng, căn cứ kết luận, biện pháp xử lý…).

Vấn đề nhập khẩu cần xác định rõ tại Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07/9/04 của Chính phủ quy định, ngoại trừ hàng thủy sản nhập khẩu để chế biến do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý, còn lại các mặt hàng nông sản khác do Bộ Y tế quản lý.

Cục Chăn nuôi đề nghị cần quy định thủ tục pháp lý để xử lý vi phạm VSATTP trong chăn nuôi; xác định bổ sung các phương pháp test nhanh phù hợp để tăng cường năng lực kiểm tra nhanh trong thú y.

Cục Phó Cục QLCLNLS-TS Phùng Hữu Hào phát biểu:

Các Cục đã tổ chức nhiều lớp tập huấn cán bộ lấy mẫu, tập huấn về VSATTP, các quy trình sản xuất tốt. Tuy nhiên vẫn còn ít so với nhu cầu hiện nay, sắp tới sẽ tăng cường công tác tập huấn cho các địa phương.

Đang góp phần trình Bộ kiện toàn hệ thống thanh tra chuyên ngành, trong đó có thanh tra chuyên ngành VSATTP.

Sẽ trình ban hành tiêu chuẩn cho các cơ sở kinh doanh nuôi trồng thủy sản. Khắc phục chậm trễ trong đào tạo và cấp chứng nhận CB lấy mẫu cho các địa phương (Cục Trồng Trọt cần phối hợp với các Cục khác thuộc Bộ để thực hiện).

Quy trình kiểm tra, phương pháp kiểm tra, thủ tục xử lý vi phạm; các chỉ tiêu kiểm tra chủ yếu trong một số sản phẩm chủ yếu sẽ được trình Bộ trong tháng 11 tới.

Thứ trưởng Bùi Bá Bổng kết luận hội nghị, giao các Cục ghi nhận và trình Bộ giải quyết các kiến nghị của các địa phương về quản lý VSATTP, đồng thời lưu ý:

1. Văn bản 2450/BNN-QLCL ngày 14/08/2009 xác định 3 nhóm: rau an toàn, thịt an toàn, cá an toàn lưu thông trong thị trường nội địa.

Yêu cầu rau là phải 100% an toàn và bước đầu xây dựng rau an toàn có chứng nhận. Cần phải có lộ trình và trọng tâm: Triệt tiêu thuốc độ độc cao, ngoài danh mục; xét nghiệm nhanh từ nơi sản xuất trước thu hoạch và chợ đầu mối trước khi phân phối để điều chỉnh sản xuất.

Yêu cầu không còn giết mổ nhỏ lẻ trong thành phố và trong các  khu dân cư tập trung.

Yêu cầu triệt tiêu nguồn thuốc độc hại, điều chỉnh sản xuất.

2. Hàng rào kỹ thuật còn quá yếu để bảo vệ hàng trong nước trong khi các nước áp dụng triệt để hàng rào này theo quy định cho phép của WTO.

Quy chuẩn quốc gia cần được xây dựng nhiều hơn để quản lý các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp.

                                                                                Nguyễn Văn Đức Tiến


Số lượt người xem: 7619    

TIN MỚI HƠN

Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm