1. Về khoanh nợ: Đối tương được khoanh nợ là các chủ chăn nuôi (bao gồm: hộ gia đình, cá nhân, trang trại, hợp tác xã, cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm của Trung ương, địa phương và các đơn vị quân đội) đã vay vốn các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng được phép hoạt động theo theo quy định của pháp luật, để chăn nuôi nhưng bị thiệt hại do gia súc, gia cầm bị tiêu hủy bắt buộc do mắc bệnh hoặc trong vùng có dịch bắt buộc phải tiêu hủy, còn dư nợ vay đến ngày công bố dịch tại địa phương.
2. Thời gian khoanh nợ:
- Hai (2) năm đối với các chủ chăn nuôi trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai bị tiêu hủy bắt buộc do mắc dịch bệnh hoặc trong vùng có dịch bắt buộc phải tiêu huỷ.
- Một (1) năm đối với các chủ chăn nuôi lợn, gia cầm bị tiêu hủy bắt buộc do mắc dịch bệnh hoặc trong vùng có dịch bắt buộc phải tiêu huỷ.
Mức dư nợ được khoanh là dư nợ thực tế tại thời điểm các tổ chức tín dụng thực hiện khoanh nợ nhưng không vượt quá mức dư nợ còn lại của các chủ chăn nuôi tại thời điểm cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố dịch tại địa phương.
Các tổ chức tín dụng không thu nợ lãi tiền vay phát sinh trong thời gian khoanh nợ đối với số dư nợ được khoanh. Trường hợp trong thời gian được khoanh nợ, nếu các chủ chăn nuôi tư nguyện hoàn trả nợ vay (gốc và lai), các tổ chức tín dụng tiến hành thu nợ bình thường.
3. Về tiếp tục cho vay vốn để khôi phục chăn nuôi hoặc chuyển đổi ngành nghề:
Các chủ chăn nuôi trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai, lợn, gia cầm bị tiêu hủy bắt buộc do mắc dịch bệnh hoặc trong vùng có dịch bắt buộc phải tiêu huỷ đang được khoanh nợ nếu có nhu cầu vay vốn để khôi phu5c chăn nuôi gia súc, gia cầm hoặc chuyển đổi ngành nghề, các tổ chức tín dụng xem xét cho vay theo đúng các quy định hiện hành./.
Hoàng Thị Hồng
Phòng Kế hoạch Tài chính