SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
7
8
9
5
5
7
0
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 24 Tháng Chín 2008 4:55:00 CH

Quản lý sản xuất, chứng nhận và tiêu thụ rau an toàn

Ngày 10 tháng 9 năm 2008, Ban Chỉ đạo Liên kết sản xuất và tiêu thụ rau an toàn thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là Liên Kết 9) phối hợp với Trung tâm Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (gọi tắt là TT3) tổ chức buổi giao lưu trao đổi kinh nghiệm quản lý sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của HTX rau an toàn Phước Hải, xã Tân Hải, huyện Tân Thành tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vào ngày 10 tháng 9 năm 2008.

 

Trong xu hướng vì một môi trường nông thôn trong sạch và sản phẩm rau an toàn bền vững, với nhu cầu sản xuất sản phẩm có chứng nhận nguồn gốc xuất xứ, sản phẩm được sản xuất theo quy chuẩn phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng trong nước, từng bước vươn xa hơn trong việc đưa sản phẩm rau an toàn ra thị trường thế giới…Ban Chỉ đạo Liên kết sản xuất và tiêu thụ rau an toàn thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là Liên Kết 9) phối hợp với Trung tâm Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (gọi tắt là TT3) tổ chức buổi giao lưu trao đổi kinh nghiệm quản lý sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của HTX rau an toàn Phước Hải, xã Tân Hải, huyện Tân Thành tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vào ngày 10 tháng 9 năm 2008.

Hội thảo được đồng chủ trì của Ông Võ Công Hậu, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Bà Lê Hồng Hoanh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố Hồ Chí Minh với sự tham dự của các đại biểu các đơn vị như: TT3, Hội Bảo vệ thực vật (BVTV), Cục BVTV, Cục Trồng Trọt, Các Chi cục BVTV tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Lâm Đồng và 2 tỉnh chủ nhà. Có sự tham gia của 2 HTX rau an toàn Phước Hải và Nhuận Đức.

Trong buổi trao đổi kinh nghiệm quản lý sản xuất và kinh doanh, Chủ nhiệm HTX đã trình bày nhiều phương pháp tổ chức và liên kết trong xây dựng cơ sở vật chất, trong sản xuất và sơ chế, có đầy đủ nhà kho, nhà sơ chế, mặc dù còn thô sơ nhưng đã hình thành nên một kiểu mẫu HTX chủ động nắm được sản phẩm của xã viên giới thiệu ra thị trường với thương hiệu của HTX.

Bài học liên doanh với các doanh nghiệp đáng để nhiều đại biểu suy nghĩ trong điều kiện HTX có nguồn vốn cổ đông quá hạn chế từ ban đầu để xây dựng thương hiệu, xây dựng điều kiện sản xuất đảm bảo an toàn là phù hợp với xu thế liên kết đầu tư sản xuất tạo vùng sản phẩm an toàn. Công tác tổ chức quản lý sản xuất cũng được Nhà nước hỗ trợ ban đầu để đảm bảo đủ điều kiện sản xuất rau an toàn (Chi cục BVTV trả lương cho một kỹ sư hoặc trung cấp kỹ thuật nông nghiệp tại HTX trong năm đầu hoạt động, BCN có phân công CB phụ trách kinh doanh, có quy chế mua sản phẩm của xã viên với giá cao hơn thị trường từ 10-20%...), đây là kinh nghiệm và là những yếu tố không thể thiếu trong bước đầu xây dựng HTX.

 

 

      Bồn sơ chế rửa rau trước khi đóng gói

 

Qua hội thảo, hai đơn vị Trung Tâm 3 và Trung Tâm Phát triển Nông nghiệp Bền vững thuộc Hội BVTV trung ương đã giới thiệu năng lực chứng nhận vế rau an toàn của đơn vị mình. Các Chi cục BVTV cũng đã được thông tin về chi phí cho chứng nhận VietGAP (trung bình từ 10-17 triệu đồng/một ha ban đầu, cho ha thứ hai thì khoảng ¼ chi phí ban đầu). Hội thảo cũng tiếp nhận nhiều ý kiến chung quanh việc thẫm định điều kiện sản xuất rau an toàn và việc công nhận sản xuất theo quy trình an toàn. Qua đó có nhiều kiến nghị như sau:

1. Kiến nghị Cục Trồng trọt ghi nhận và tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính hướng dẫn mức phí chứng nhận quy trình sản xuất VietGAP cho thống nhất.

2. Cục Trồng trọt cần kiến nghị trong 2-3 năm đầu cần phải có chính sách hỗ trợ cho các HTX đăng ký chứng nhận và các tổ chức chứng nhận một số chi phí hợp lý. Các tỉnh cần vận dụng văn bản về chính sách hỗ trợ chương trình rau, quả, chè an toàn của Bộ để tham mưu đề xuất tỉnh nghiên cứu hỗ trợ việc chứng nhận này.

3. Các Sở Nông Nghiệp và PTNT tỉnh cần chỉ định cho các Chi cục Bảo vệ thực vật làm công tác kiểm tra và chứng nhận VietGAP để tham gia hệ thống chứng nhận, giúp các HTX có nhiều chọn lựa các tổ chức chứng nhận.

Về phía Trung ương, hội thảo cũng có kiến nghị như sau:

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công thương cần có quy định chung về logo vệ sinh an toàn thực phẩm cho cà nước và quy định chế tài khi vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Cần có hướng dẫn cụ thể của Bộ về phương pháp lấy mẫu, quy mô lấy mẫu đất để thẩm định điều kiện sản xuất rau an toàn (với nước và rau thì đã có hướng dẫn cụ thể và thống nhất).

3. Cần thiết phải có hướng dẫn về phương pháp thử để xác định dư lượng độc chất trong rau bằng phòng thử nghiệm khi không chỉ định được chỉ tiêu phân tích (do mẫu rau không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có thông tin về sử dụng thuốc trên rau… do đó không yêu cầu phòng thử nghiệm phân tích được)

4. Đối với lô hàng rau đang chờ kết quả phân tích thì lưu giữ như thế nào, hiện nay chưa được quy định, nên cho dù rau có dư lượng thuốc BVTV quá mức cho phép vẫn phải cho lưu thông tiêu thụ, vì trong thời gian chờ phân tích kết quả mà không có giải pháp bảo quản thích hợp thì rau sẽ bị hư không sử dụng được.

5. Cục trồng Trọt cần tham mưu cho Bộ Nông Nghiệp có những dự án hỗ trợ hoạt động Liên Kết 9.

                                            Chi cục Bảo vệ thực vật thành phố Hồ Chí Minh

Thư ký BCĐ Liên Kết 9

                                                                     Th.sĩ Nguyễn Văn Đức Tiến

()

Số lượt người xem: 6771    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm