1. Tình hình chung:
Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ Sở Nông nghiệp và PTNT hiện có 8 thành viên, trong đó, 01 Phó Giám đốc Sở là Trưởng ban. Trong 6 tháng đầu năm 2010, Ban đã tham mưu lãnh đạo Sở, đồng thời phối hợp với các đoàn thể tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, đa dạng, phong phú,… thực hiện 5 mục tiêu Vì sự tiến bộ phụ nữ Việt Nam và thành phố giai đoạn 2006 -2010. Qua đó, đã góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nữ công chức, viên chức, người lao động (CCVC-LĐ), phát hiện, bồi dưỡng nhân tố nữ tích cực, tiêu biểu để tăng cơ cấu cán bộ nữ trong các cấp lãnh đạo quản lý Ngành. Bên cạnh đó, với chức năng, nhiệm vụ được giao, Ban VSTBPN Sở đã tham mưu, đề xuất với lãnh đạo Sở, thực hiện lồng ghép giới trong việc xây dựng chương trình, đề án, dự án nông, lâm, ngư nghiệp, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, xây dựng nông thôn mới,… thiết thực góp phần chăm lo, cải thiện cuộc sống cho nhân dân nói chung và phụ nữ nông thôn nói riêng trong lĩnh vực: lao động - việc làm, giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe,…
2. Kết quả thực hiện 5 mục tiêu VSTBPN Ngành:
Mục tiêu 1: Thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực lao động, việc làm:
Thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực lao động, việc làm là một những nội dung quan trọng nhằm góp phần tạo việc làm cho phụ nữ, ổn định và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nữ CCVC-LĐ. Hầu hết các chị đều được bố trí, phân công công việc phù hợp, an tâm công tác và ngày càng tiến bộ. Trong 6 tháng đầu năm 2010 các đơn vị trực thuộc đã tuyển dụng mới 36 CCVC-LĐ, trong đó có 16 nữ, chiếm tỉ lệ 44,4%; có 12 trường hợp nghỉ việc, chuyển công tác, trong đó có 6 nữ, chiếm tỷ lệ 50%. Bổ nhiệm ngạch công chức, viên chức do thi tuyển, xét tuyển 18 người, trong đó có 8 nữ. Xét công nhận kết quả xét tuyển viên chức 40 người, trong đó có 8 nữ. Có 14 chị được xét nâng lương trước hạn.
Mục tiêu 2: Thực hiện các quyền bình đẳng cho phụ nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo:
Ban VSTBPN Sở đã tham mưu, đề xuất Đảng ủy, lãnh đạo chính quyền trong xây dựng chương trình, nghị quyết Đảng ủy, chính sách đối với nữ, tạo điều kiện để nữ CCVC-LĐ có cơ hội phát triển mọi mặt. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện kết hợp với công tác quy hoạch cán bộ, nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ trẻ và cán bộ chuyên môn. Lãnh đạo các đơn vị đã tăng cường đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ,.... Trong 6 tháng đầu nău 2010, có 04 viên chức học nước ngoài, trong đó có 2 nữ, nâng tổng số viên chức hiện đang học nước ngoài là 09 người (có 4 nữ). Đào tạo trên đại học 9 chị.
Ngoài ra, các chị cũng được bố trí tham dự các lớp đào tạo ngắn hạn, như: QLNN ngạch chuyên viên chính 5 chị, lớp QLNN ngạch chuyên viên 3 chị, kỷ năng giao tiếp 3 chị, bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư lưu trữ 5 chị, tập huấn nghiệp vụ pháp chế 01 chị.
Nhằm động viên tình thần tích cực học tập của các chị, nhân dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 và 1970 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Ban VSTBPN Sở đã tổ chức tuyên dương, khen thưởng 23 chị đã tích cực học tập có kết quả học tập tốt trong năm 2009, gồm: 06 thạc sĩ, 03 đại học, 4 trung cấp, 10 chị đạt chứng chỉ tin học, ngoại ngữ B, C, IELTS,…..
Mục tiêu 3: Thực hiện các quyền bình đẳng trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ của phụ nữ và trẻ em:
- Hoạt động VSTBPN Sở, luôn chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh, chăm sóc sức khỏe phụ nữ. Hướng dẫn các chị em tổ chức tốt cuộc sống gia đình, nuôi con khỏe, dạy con ngoan, học giỏi, thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình và xây dựng mối quan hệ tình yêu lành mạnh, phòng chống tệ nạn xã hội: HIV/AIDS, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ và trẻ em.
- Báo cáo chuyên đề “Dinh dưỡng để giữ gìn vóc dáng phụ nữ” do Chi cục Thú y tổ chức.
- 100% nữ có thai đi khám thai định kỳ theo quy định.
- Công tác kế hoạch hóa gia đình được quan tâm và đưa vào nội dung sinh hoạt nữ công. Trong 6 tháng đầu năm 2010 không có trường hợp sinh con thứ 3.
- Tổ chức nói chuyện chuyên đề “Tình yêu, gia đình và cuộc sống” nhân kỷ niệm 10 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001- 28/6/2010), có trên 100 CCVC-LĐ về tham dự.
- Nhân ngày Quốc tế thiếu nhi ngày 01/6/2010, các Ban Nữ công các đơn vị đã tổ chức nhiều hoạt động vui chơi cho các cháu con CCVC-LĐ thuộc Sở và tặng quà cho 969 cháu, tổng số tiền là 58.011.000 đồng. Tổ chức đưa 37 cháu tham dự Trại hè Thanh Đa năm 2010.
Mục tiêu 4: Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của phụ nữ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội để tăng số cán bộ phụ nữ được giới thiệu và bầu tham gia lãnh đạo các cấp các ngành.
- Công tác bố trí, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ nữ: Cấp ủy và Thủ trưởng các đơn vị quan tâm đến công tác bố trí, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ nữ, trong 6 tháng đầu năm 2010 thực hiện bổ nhiệm lại 11 trường hợp, có 05 cán bộ nữ.
- Số lượng nữ được bố trí vào các vị trí lãnh đạo (từ trưởng, phó phòng trạm các đơn vị trực thuộc) còn thấp, chiếm tỉ lệ khoảng 10,2%.
- Có 2 chị trúng cử vào BCH Đảng bộ Sở Nông nghiệp và PTNT, nhiệm kỳ 2010-2015, chiếm tỉ lệ 17,5%; 03 chị trúng cử vào BCH Đảng bộ Chi cục Thú y, tỉ lệ 20%.
Mục tiêu 5: Tăng cường năng lực hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ.
- Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 100 năm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và 1970 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng; Tổng kết 5 năm phong trào phụ nữ “Giỏi việc nước, Đảm việc nhà” giai đoạn IV (2005- 2009), có 6 chị đạt cấp thành phố, 116 chị cấp cơ sở; 289/296 chị đăng ký đạt danh hiệu phụ nữ 2 giỏi năm 2010; Tổ chức Hội thi cắm hoa chủ đề “Phụ nữ và Phát triển”, có 15/18 đơn vị dự thi.
- Đã ban hành Kế hoạch hành động số 1699/KH-SNN-VSTBPN ngày 16/12/2009 thực hiện Chương trình hành động số 31-CTr/TU ngày 13/3/2008 của Thành ủy về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 11/NQ-TW ngày của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và tổ chức 3 buổi nói chuyện chuyên đề về Nghị quyết 11/NQ-TW của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, chuyên đề Giới và bình đẳng giới, Tình yêu, gia đình và cuộc sống, có trên 360 lượt CCVC-LĐ tham gia.
- Nhân ngày Gia đình Việt Nam 28/6 biểu dương, khen thưởng cho 05 gia đình CCVC-LĐ vượt khó, đơn thân nuôi dạy con chăm ngoan, chăm sóc cha mẹ già.
3/- Về lồng ghép hoạt động VSTBPN trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn:
Bên cạnh với việc tổ chức các hoạt động VSTBPN đối với nữ CCVC-LĐ Sở, Ban VSTBPN Sở đã tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc xây dựng các chương trình, dự án, đề án, hoạt động của Ngành có liên quan phụ nữ nông thôn. Một số hoạt động đã triển khai thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2010, cụ thể:
- Ban VSTBPN Sở đã chủ trì và đã phối hợp với các ban ngành thành phố vận dụng các chính sách thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thông qua chương trình liên tịch với các ban ngành, đoàn thể để giúp đỡ chị em phụ nữ nông thôn.
- Chỉ đạo Chi cục PTNT dự thảo báo cáo kết quả 10 năm (2000-2009) thực hiện Nghị quyết liên tịch số 47/2000/NQLT/LHPN/BNN ngày 25/4/2000 giữa Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hỗ trợ phụ nữ nông thôn phát triển sản xuất nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Điều tra xây dựng đề án về giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động nữ trong quá trình chuyển dịch kinh tế ngoaị thành.
- Làm việc với các chuyên gia Canada về hoạt động lồng ghép giới trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Tiếp tục tham gia mô hình tiếp nhận, chuyển giao kỹ thuật để xây dựng mô hình cây ăn trái kết hợp với du lịch sinh thái ở Trung An, Củ Chi.
- Tiếp tục tham gia Chương trình xây dựng nông thôn mới của Trung ương và của thành phố, triển khai kế hoạch thực hiện xây dựng thí điểm xã nông thôn mới tại các huyện. Đã chủ trì cuộc họp bàn kế hoạch phối hợp với 3 đoàn thể (Hội Nông dân, Hội LHPH, Đoàn Thanh niên) thực hiện một số nội dung trọng tâm về xây dựng nông thôn mới tại 6 xã (1 xã thí điểm của TW: xã Tân Thông Hội - Huyện Củ Chi; 5 xã thí điểm của thành phố (xã Thái Mỹ- huyện Củ Chi, xã Xuân Thới Thượng- huyện Hóc Môn, xã Tân Nhựt- huyện Bình Chánh, xã Nhơn Đức - huyện Nhà Bè và xã Lý Nhơn- huyện Cần Giờ).
- Tiếp tục phổ biến rộng rãi và tạo điều kiện cho phụ nữ tiếp cận với các chính sách hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo Quyết định 105. Trong 6 tháng đầu năm, tổng số vốn vay Chương trình 105 là 811 hộ vay, với 147 phương án, tổng số vốn đầu tư là 324.382 triệu đồng và tổng vốn vay được hỗ trợ là 196.470 triệu đồng (đã giải ngân 109.922 triệu đồng). Trong đó, chủ phương án là nữ có 139 hộ, với tổng vốn đầu tư là 51.903 triệu đồng, tổng số vốn vay được hỗ trợ lãi suất là 30.708 triệu đồng (có 35 hộ thuộc diện xóa đói giảm nghèo).
Lũy tiến từ khi thực hiện Chương trình 105 từ 27/7/2006 đến ngày 30/6/2010, đối với chủ phương án là nữ đã có 1.330 hộ vay trên tổng số 13.562 hộ, chiếm tỉ lệ 9,81%; tổng vốn đầu tư là 235.569 triệu đồng, tổng số vốn vay được hỗ trợ lãi suất là 147.794 triệu đồng, tập trung tại một số quận, huyện như: Nhà Bè, Cần Giờ, Bình Chánh, Củ Chi, Bình Tân, Thủ Đức, Hóc Môn, Quận 12, Quận 2, quận 9.
- Chương trình nước sạch và Về vệ sinh môi trường nông thôn: Tham gia tổ chức Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại xã Tân Quy Tây-huyện Bình Chánh, kết hợp khởi công xây dựng Trạm cấp nước xã Tân Quy Tây II với tổng kinh phí đầu tư là 15 tỉ, có công suất 273 m3/ngày đêm, phục vụ cho 4.200 hộ với 16.300 người. Hội LHPN phối hợp tuyên truyền, vận động, phát tài liệu bướm, phát vốn vay xây dựng hố xí, biogas tại 6 xã nông thôn mới. Đã tổ chức tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ 81 lớp, bao gồm: 21 lớp tập huấn về kiến thức chung về sức khỏe và VSMT, 20 lớp kỷ năng phát triển cộng đồng, 21 lớp vận hành và bảo dưỡng hầm biogas, 19 lớp sử dụng an toàn hóa chất phục vụ sản xuất nông nghiệp (số lượng phụ nữ tham gia đạt trên 50%),.. Xây dựng 30 mô hình trình diễn về cải tạo chuồng trại, xây dựng hầm biogas, trình diễn sử dụng nước, chất bả thải từ hầm biogas làm phân bón, trình diễn sử dụng thuốc BVTV hợp lý,.. tại Củ Chi, Cần Giờ.
( nguồn Ban VSTBPN Sở, ngày 14/7/2010 )