I/ Giới thiệu
Trong nuôi trồng Thuỷ sản, nuôi ghép là mô hình nuôi đã và đang hiện diện trong dân gian rất lâu đời. Với mục tiêu tận dụng tối đa nguồn thức ăn mà người nuôi cung cấp cho một đối tượng nuôi và các đối tượng khác sử dụng lượng thức ăn do đối tượng ưu tiên tạo ra; từ đó mang lại hiệu quả về kinh tế, giảm dịch bệnh, cải thiện môi trường nuôi và giảm thiểu ô nhiễm gây ra do hoạt động nuôi. Tuy nhiên, hiêệ nay, việc nuôi ghép các giống loài trong nuôi trồng thuỷ sản với mất độ còn thưa nên mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi còn thấp. do một số người nuôi chưa tận dụng triệt để nguồn thức ăn sẵn có nên hiệu quả mang lại chưa cao. Những mô hình nuôi ghép hiên đang tồn tại như: Cá – Cá, Vườn – Ao - Chuồn, Chuồn - Ao,…. Trong các mô hình nuôi ghép hiện nay mang tính chất thâm canh chỉ có mô hình nuôi ghép Chuồn ( Heo ) – Cá là mang tính chất thâm canh
Một mô hình nuôi ghép thâm canh với mục tiêu mang lại lợi nhuận cao, giảm thiểu dịch bệnh và thân thiện với môi trường hiện đang được áp dụng phổ biến ở các tỉnh miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long, đó chính là mô hình nuôi Ếch - Cá.
II/ Kỹ thuật nuôi ghép thâm canh Ếch - Cá
A/ Thiết bị nuôi gồm:
- Ao đất: khoảng 500 – 1000 m2.
- Lưới rào xung quanh ngăn địch hại và cá thất thoát ra ngoài.
- Giai lưới loại ( 2x3 m hay 3x4 m ): 4 mặt lưới xung quanh giai loại lưới mịn, 1 mặt lưới đáy giai loại lưới có lỗ lớn sao cho phân Ếch lọt được ra ngoài.
- Cây cắm giai
- Cầu cho ếch ăn.
- Lưới che mát Ếch.
B/ Bố trí nuôi:
Với diện tích ao nuôi 1000 m2, người nuôi chỉ bố trí khu vực nuôi Ếch chiếm khoảng 2/3 diện tích ao nuôi ( 700 m2 ). Ngoài ra người nuôi cần bố trí phân luồn các giai nuôi Ếch hợp lý để thuận tiện khi thu hoạch.
C/ Phương pháp nuôi:
Đối với nuôi ếch, tỷ lệ đồng đều quyết định tỷ lệ sống cao và lợi nhuận cao. Vì vậy, tôi chia ra làm 2 giai đoạn nuôi:
- Giai đoạn 1: Nuôi trên bể.
Ếch giống 30 ngày tuổi được nuôi trên bể và chăm sóc cẩn thận sau 2 tuần mới đưa xuống ao nuôi. Giai đoạn ếch còn nhỏ đòi hỏi chăm sóc kỹ và theo dõi và lựa khi ếch phân đàn nhiều. Do đó nuôi trên bể dễ dàng chăm sóc hơn.
- Giai đoạn 2: sau khi nuôi trên bể ếch được 2 tuần ( cỡ ngón chân cái ) rồi bố trí đưa xuống ao. Lưu ý: ếch đưa xuống ao phải đồng cỡ hoặc lệch nhau một tí.
D/ Xác định đối tượng nuôi ghép thâm canh:
Việc xác định đối tượng cá nào để nuôi ghép vừa có hiệu quả kinh tế mà vừa cải thiện môi trường nuôi tốt là điều rất quan trọng.
Xét về cá có giá trị kinh tế cao gồm có: cá Lăng, Bống Tượng, Thác Lác, cá Lóc, cá Rô Đồng, cá Sặc Rằng,… Nhưng trong đó cá Rô Đồng là loại cá có sức chịu đựng môi trường và mật độ nuôi cao ( 20 – 100 con/m2 ), thời gian nuôi ( 4 – 6 ) tháng đạt ( 10 – 12 con/kg ), giá cá thị trường giao động ( 25.000 đ/kg – 40.000 đ/kg ). Mật độ nuôi cá Sặc Rằng ( 9 -10 con/m2 ), giá thị trường ( 25.000 đ/kg – 40.000 đ/kg ), cở cá thu hoạch ( 9 -10 con/kg ), thời gian nuôi ( 9 – 12 tháng ).
Ngoài cá ra trong 1 số loại thuỷ sản nước ngọt Ếch cũng là 1 loài có giá trị kinh tế đem lại lợi nhuận cao cho người nuôi. Ếch thương phẩm có thời gian nuôi ngắn: 2,5 – 3 tháng đối với nuôi trên bể xi măng, 2 – 2,5 tháng đối với nuôi trong giai dưới ao.
Bảng 1: So sánh nuôi Ếch trên bể xi măng và nuôi trong giai dưới ao
|
Trong giai đoạn dưới ao
|
Trên bể xi măng
|
Mật độ ( min- max)
|
100 – 180
|
60 – 90
|
Thời gian nuôi ( tháng )
|
2 – 2,5
|
2,5 – 3
|
FCR
|
1,3 – 1,4
|
1,4 – 1,6
|
Công chăm ( người )
|
2 – 3
|
1 - 2
|
Chi phí hoạt động nuôi
|
Ít
|
Nhiều
|
Lợi nhuận
|
Cao
|
Thấp
|
Ngoài những loài nuôi ghép có tính thu nhập chính còn có những loài nuôi ghép có tính thu nhập phụ nhằm hổ trợ làm sạch môi trường nuôi tốt hơn như: cá Chép, Trắm Cỏ, Mùi, Rô Phi, …. những loài này sẽ làm cho môi trường nuôi thêm phần tốt hơn.
Tuy nhiên, chúng ta cần phải tính toán mật độ thả từng loài cho hợp lý nhằm đem lại hiệu quả về kinh tế và hiệu quả về môi trường ao nuôi.
E/ Mật độ thả nuôi ghép thâm canh:
Bảng 2: Mô hình nuôi ghép Ếch – Cá ( Rô Đồng, Mùi, Rô Phi )
Đối Tượng nuôi
|
Mật độ nuôi
( Min – Max )
|
Mục đích lợi nhuận
|
Thời gian nuôi
( tháng )
|
Ếch
|
100 – 180 con/m2
|
Thu nhập chính
|
2 – 2,5
|
Cá Rô Đồng
|
20 – 60 con/m2
|
Thu nhập chính
|
4 - 6
|
Cá Mùi
|
4 con/m2
|
Thu nhập phụ
|
9 – 12
|
Rô Phi
|
2 con/m2
|
Thu nhập phụ
|
7 - 9
|
Bảng 3: Mô hình nuôi ghép Ếch – Cá ( Sặc Rằng, Mùi, Rô Phi )
Đối Tượng nuôi
|
Mật độ nuôi
( Min – Max )
|
Mục đích lợi nhuận
|
Thời gian nuôi
( tháng )
|
Ếch
|
100 – 180 con/m2
|
Thu nhập chính
|
2 – 2,5
|
Cá Sặc Rằng
|
10 con/m2
|
Thu nhập chính
|
9 – 12
|
Cá Mùi
|
4 con/m2
|
Thu nhập phụ
|
9 – 12
|
Rô Phi
|
2 con/m2
|
Thu nhập phụ
|
7 - 9
|
Xét về 2 mô hình nuôi ở bảng 2 và bảng 3 thì mô hình nuôi bảng 2 có khả thi hơn. Vì cá Rô Đồng thời giang nuôi ngắn hơn cá Sặc Rằng chỉ cần 2 vụ nuôi Ếch thì người nuôi có thể tẩy dọn ao rồi bắt đầu đưa vào vụ nuôi kế tiếp, việc tẩy dọn ao góp phần giảm dịch bệnh cho các đối tượng nuôi trong ao.
Tuy nhiên người nuôi cần phải cân nhắc lượng ếch thả nuôi để điều chỉnh mật độ cá thả xuống ao nhằm tiêu thụ lượng phân ếch một cách hiệu quả và tối đa. hoặc trong quá trình nuôi người nuôi nhận thấy lượng phân ếch không đủ cung cấp cho cá thì người nuôi phải cung cấp thêm thức ăn vừa đủ nhằm mục đích để cá ăn hết phân ếch.
III/ Phân tích lợi nhuận
Ao nuôi có diện tích 1000 m2
|
Ếch = 2/3 SAo
|
Rô đồng
|
Rô phi
|
Mùi
|
Diện tích thả nuôi
|
560m2 trong 700m2
|
1000 m2
|
Mật độ ( con/m2 )
|
140
|
70
|
2
|
4
|
Số lượng giống (con)
|
78.400
|
70.000
|
2.000
|
4.000
|
Tỷ lệ sống ( % )
|
80
|
80
|
80
|
80
|
Số lượng giống sống còn lại (con)
|
62.720
|
56.000
|
1600
|
3200
|
Sản lượng ( kg )
|
10.453
|
4.666
|
280
|
560
|
Giá tiền trên 1 kg
|
28000 - 35000
|
28.000
|
14.000
|
14.000
|
Thành tiền
|
292.684.000
|
130.648.000đ
|
3.920.000đ
|
7.840.000đ
|
FCR
|
1.3
|
|
|
|
Lượng cám tiêu thụ ( kg)
|
13589
|
|
|
|
Tiền cám (đ)
|
122.301.000
|
|
|
|
Tiền giống (đ)
|
62.720.000
|
14.000.000
|
500.000
|
1.000.000
|
Chi phí hoạt động nuôi
|
50.000.000
|
|
|
|
Tiền thuê nhân công (đ)
|
18.000.000
|
|
|
|
Thời gian nuôi ( tháng )
|
2 -2,5
|
4 - 5
|
6
|
6
|
Lợi nhuận (đ)
|
39.663.000
|
116.648.000
|
3.420.000
|
1.000.000
|
Tổng lợi nhuận (đ)
|
160.731.000
|
IV/ Kết luận
Nuôi ghép thâm canh là mô hình nuôi góp phần tăng năng xuất nuôi trong diện tích ao và làm giảm giá thành sản phẩm. ngoài ra còn giảm thiểu dịch bệnh và cải thiện chất lượng sản phẩm, làm giảm ô nhiễm môi trường xung quanh do hoạt động nuôi gây nên.
|