SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
7
8
9
3
1
3
2
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 12 Tháng Ba 2009 7:55:00 CH

Công bố 03 cơ sở cá cảnh an toàn dịch bệnh Vi rút mùa xuân (SVC)

Công bố Quyết định của Cục Thú y công nhận 03 cơ sở cá cảnh an toàn dịch bệnh Vi rút mùa xuân (SVC) đủ điều kiện xuất khẩu cá chép vào thị trường Mỹ và thông báo một số quy định mới của Châu Âu về kiểm dịch động vật thuỷ sản làm cảnh xuất khẩu đi Châu Âu

Ngày 06 tháng 3 năm 2009, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Công bố Quyết định của Cục Thú y công nhận 03 cơ sở cá cảnh an toàn dịch bệnh vi rút mùa xuân (SVC) đủ điều kiện xuất khẩu cá chép vào thị trường Mỹ và thông báo một số quy định mới của Châu Âu về kiểm dịch động vật thủy sản làm cảnh xuất khẩu đi Châu Âu.

Ông Nguyễn Phước Trung - Phó Giám đốc Sở đã trao Quyết định và Giấy chứng nhận cho 03 cơ sở nuôi cá cảnh:

1.    Công ty CP Sài Gòn cá kiểng Huyện Củ Chi

2.     Trại cá cảnh Châu Tống – Quận 12

3.     Trại cá cảnh Võ Văn Sanh – Quận 9

Theo Qui định 71 FR 51435, ngày 30/8/2006 của cơ quan kiểm dịch động thực vật – Bộ Nông nghiệp Mỹ, theo đó tất cả các lô hàng cá Chép thường, cá Koi (Common carp, Koi carp/Cyprinus capio); cá Vàng (Gold fish/Cyprinus auratus),..khi nhập khẩu vào Mỹ đều phải được cơ quan kiểm dịch của nước xuất khẩu đi kiểm tra vi rút gây bệnh xuất huyết hay còn gọi là vi rút mùa xuân - Spring Viraemia of Carp (SVC). Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng quy định về việc chứng nhận kiểm dịch cho 08 loài cá có khả năng cảm nhiễm SVC kể cả trứng và giao tử của chúng, gồm một số các yêu cầu sau:

-          Xuất phát từ Vùng/Cơ sở/Quốc gia an toàn dịch bệnh SVC mà tại đó quần thể cá phải được kiểm tra ít nhất 2 lần/1năm, với khoảng thời gian giữa 2 lần kiểm tra tối thiểu là 3 tháng.

-          Quy trình thu mẫu phải đảm bảo tỉ lệ lưu hành bệnh dưới 2% và độ tin cậy là 95%.

-          Phương pháp xét nghiệm phát hiện SVC là phương pháp nuôi cấy tế bào sử dụng dòng tế bào Epithelioma Papulosum cyprini (EPC) hoặc Fathead Minnow (FHM).

-          Các cơ sở phải tham gia vào chương trình giám sát bệnh SVC được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu công nhận.

-          Trước khi xuất khẩu 72 giờ, lô hàng cá có khả năng cảm nhiễm SVC phải được nhân viên kiểm dịch kiểm tra và không phát hiện dấu hiệu lâm sàng của bệnh SVC và cấp giấy chưng nhận kiểm dịch.

Để tạo thuận lợi cho các Doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất cá cảnh xuất khẩu được cá cảnh, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo Chi Cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thực hiện chương trình xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh Spring Viraemia of Carp (SVC) và Koi Herpes Virus (KHV) trên các loài cá có khả năng cảm nhiễm phục vụ xuất khẩu cá chép, cá vàng làm cảnh tại TP.Hồ Chí Minh giai đoạn 2007-2010. Sau hai năm thực hiện, bước đầu  đã có 01 Doanh nghiệp và 02 cơ sở cá cảnh đủ điều kiện xuất khẩu cá chép, cá vàng vào thị trường Mỹ.

Đối với thị trường châu Âu, hiện nay chịu sự kiểm soát bởi 3 văn bản sau: Chỉ thị 2006/88/EC ngày 24/10/2006: quy định về sức khỏe động vật thủy sản, sản phẩm thủy sản và việc ngăn chặn kiểm soát dịch bệnh trên động vật thủy sản nhập khẩu vào EU; Quy định 1251/2008 ngày 12/12/2008 quy định các điều kiện và yêu cầu chứng nhận kiểm dịch để nhập khẩu;Quyết định số 2008/946/EC để thi hành chỉ thị số 2006/88/EC ngày 24/10/2006. Hiện nay Sở Nông nghiệp và PTNT giao cho Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản phối hợp với Chi cục Thú y xây dựng chương trình giám sát an toàn dịch bệnh cho tất cả cơ sở cá cảnh có nhu cầu, kể cả xuất khẩu và nội địa.

 

                                                                 Phòng Thủy sản


Số lượt người xem: 4744    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm