SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
7
8
9
3
3
6
2
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 16 Tháng Giêng 2009 10:30:00 SA

Chỉ đạo của UBND TP.HCM về tập trung triển khai các biện pháp phòng, chống và ứng phó với các đợt triều cường từ nay đến tháng 02 năm 2009.

Để chủ động phòng, chống, ứng phó đạt hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do triều cường kết hợp với các đợt không khí lạnh tăng cường có xu hướng di chuyển xuống phía Nam gây ra gió mùa Đông Bắc mạnh và mưa trái mùa tạo nên tổ hợp bất lợi làm cho mực nước đỉnh triều tăng cao đột biến từ nay đến cuối tháng 02 năm 2009 nhằm tạo điều kiện cho nhân dân an tâm vui xuân đón Tết Kỷ Sửu năm 2009, Ủy ban nhân dân thành phố có công văn chỉ đạo:
 
   

 Theo nhận định của Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, từ nay đến hết tháng 02 năm 2009, các quận – huyện ven sông, rạch và khu vực có địa hình trũng thấp trên địa bàn thành phố có khả năng phải tiếp tục ứng phó với 03 đợt triều cường (không kể đợt triều cường vào giữa tháng 01 năm 2009).

Qua 07 đợt triều cường từ tháng 10 năm 2008 đến nay, có 04 đợt có đỉnh triều  vượt mức báo động cấp III (trên 1,50 m tại trạm Phú An – sông Sài Gòn) đã ảnh hưởng trực tiếp đến một số khu vực ven sông, vùng trũng thấp thuộc 12 phường - xã của 07 quận - huyện, gồm: quận 12, quận Thủ Đức, quận Bình Thạnh, quận Gò Vấp, huyện Bình Chánh, huyện Hóc Môn và huyện Củ Chi. Riêng tại quận 12 và quận Thủ Đức bị thiệt hại lớn về sản xuất và làm ảnh hưởng đến  sinh hoạt của nhân dân địa phương vào những ngày giáp Tết Nguyên đán.

Để chủ động phòng, chống, ứng phó đạt hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do triều cường kết hợp với các đợt không khí lạnh tăng cường có xu hướng di chuyển xuống phía Nam gây ra gió mùa Đông Bắc mạnh và mưa trái mùa tạo nên tổ hợp bất lợi làm cho mực nước đỉnh triều tăng cao đột biến từ nay đến cuối tháng 02 năm 2009 nhằm tạo điều kiện cho nhân dân an tâm vui xuân đón Tết Kỷ Sửu năm 2009, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo như sau:

        1. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, đặc biệt quận 12, quận Thủ Đức, quận Gò Vấp, quận Bình Thạnh, huyện Bình Chánh, huyện Củ Chi và huyện Hóc Môn:

a) Tập trung chỉ đạo triển khai nhanh, hoàn thành dứt điểm các công trình phòng, chống lụt, bão, triều cường dở dang, công trình chuyển tiếp từ năm 2008, đảm bảo tiến độ hoàn thành thi công theo đúng thiết kế kỹ thuật được duyệt, tổ chức nghiệm thu và phân công đơn vị trực tiếp quản lý, kiểm tra thường xuyên, không để phát sinh tràn và bể bờ tại các đoạn bờ bao này.

Tổ chức ngay đợt tổng kiểm tra các khu vực trọng điểm, các đoạn bờ bao xung yếu có nguy cơ xảy ra bể bờ, tràn bờ tại phường An Phú Đông, phường Thạnh Lộc, phường Thạnh Xuân - quận 12; phường Hiệp Bình Phước, phường Hiệp Bình Chánh, phường Tam Phú, phường Tam Bình, phường Linh Đông, phường Trường Thọ - quận Thủ Đức; phường 28 - quận Bình Thạnh; phường 15, phường 13, phường 6, phường 5 - quận Gò Vấp; xã Bình Mỹ - huyện Củ Chi và xã Nhị Bình - huyện Hóc Môn.

b) Tổ chức Đoàn Kiểm tra liên ngành của quận – huyện trực tiếp rà soát, kiểm tra, yêu cầu và hỗ trợ các chủ đầu tư, các hộ dân thực hiện nghiêm túc trách nhiệm tham gia sửa chữa, gia cố các đoạn bờ bao nằm trong khu đất do mình quản lý, sử dụng; đảm bảo tính đồng bộ khả năng ngăn triều trên toàn tuyến, không để gây tràn, bể và sạt lở bờ bao. Đối với các chủ đầu tư xây dựng dự án hạ tầng, khu dân cư, các hộ dân có đất nhưng bỏ hoang không sản xuất, không xây dựng công trình, không bảo vệ, duy tu bờ bao trên phần đất của mình, các địa phương có biện pháp xử lý kiên quyết phạt hành chính, thu hồi hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất theo quy định của pháp luật.

c) Chỉ đạo thành lập và bố trí lực lượng tăng cường kiểm tra để kịp thời xử lý, gia cố, cơi đắp các đoạn bờ bao thấp, yếu có nguy cơ bị tràn bờ, bể bờ; thực hiện hiệu quả phương châm “04 tại chỗ”.

        d) Theo dõi và kịp thời thông tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông (Đài Truyền thanh) về diễn biến các đợt triều cường cho nhân dân biết, nhằm chủ động đề phòng, ứng phó.

        2. Các Sở - ban - ngành, Đoàn thể thành phố:

        a) Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước thành phố, Sở Giao thông Vận tải thành phố, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố) kiểm tra tiến độ các dự án thủy lợi, cải thiện môi trường, giao thông, tiêu thoát nước, chống ngập úng trên địa bàn thành phố; đồng thời đảm bảo khả năng của hệ thống tiêu thoát nước tự nhiên trong khu vực công trình đang thi công. Có phương án, kế hoạch xây dựng kênh dẫn dòng tại các dự án đang thi công.

        b) Sở Giao thông Vận tải thành phố, Công ty Quản lý Khai thác dịch vụ thủy lợi thành phố chỉ đạo đơn vị có quản lý các cống, đập ngăn triều, trạm bơm, máy bơm nước di động phối hợp với địa phương chuẩn bị lực lượng, nhiên liệu, kiểm tra hệ thống điện để thực hiện bơm chống ngập úng ngay khi có lượng nước lớn ứ đọng không có hướng thoát hoặc không thoát kịp; thường xuyên kiểm tra, vận hành cửa xả, cống - đập ngăn triều hiệu quả.

        c) Các Tổng Công ty 90 thành phố, Công ty Quản lý Khai thác dịch vụ Thủy lợi thành phố phối hợp với Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố, Ủy ban nhân dân các quận – huyện thường xuyên kiểm tra bờ bao tại các địa bàn trọng điểm, bố trí lực lượng, phương tiện để cùng với địa phương ứng cứu, khắc phục kịp thời khi có sự cố tràn, bể bờ bao hoặc cần bơm chống úng.

        d) Công ty Điện lực thành phố bảo đảm nguồn điện ổn định phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành và vận hành các trạm bơm, đập ngăn triều… trong thời gian xảy ra triều cường.   

        đ) Công an thành phố tăng cường lực lượng hướng dẫn, giải quyết, xử lý ách tắc giao thông trong thời gian xảy ra triều cường gây ngập úng.

        e) Các cơ quan thông tấn báo chí thành phố tăng cường truyền tin, thông báo chính xác các dự báo của cơ quan chức năng, cảnh báo, chỉ đạo của thành phố để các cơ quan, đơn vị, người dân biết và chủ động phòng, tránh./.


Số lượt người xem: 3478    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm