I. Nhiệm vụ - Mục tiêu:
1. Năm 2008 - Năm thực hiện nếp sống văn minh đô thị được thực hiện trên toàn Thành phố, trong đó lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn phải được lồng ghép và kết hợp với mục tiêu, giải pháp để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp-nông thôn ngoại thành theo Chương trình hành động của Thành ủy thực hiện Nghị quyết TW 5 Khoá IX; chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm, chương trình nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn, …;
2. Thực hiện nếp sống văn minh đô thị khu vực nông thôn: nhằm nâng cao ý thức của nông dân và người sản xuất về bảo vệ môi trường, sản xuất nông sản sạch, an toàn cho người tiêu dùng; hạn chế tối đa các hoạt động gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến mỹ quan, sức khỏe cộng đồng nông thôn; xây dựng nếp sống lịch sự, văn minh khu vực nông thôn ngoại thành.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN NẾP SỐNG VĂN MINH ĐÔ THỊ TẠI KHU VỰC NÔNG THÔN:
1. Tập trung triển khai chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm:
1.1. Phát triển sản xuất nông sản sạch, an toàn cho người tiêu dùng: tập trung thực hiện, đảm bảo tiến độ, hiệu quả, các chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, giống cây - giống con chất lượng cao, chương trình bò sữa, rau an toàn, nuôi thủy sản (nhất là nuôi tôm), cá sấu; xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh gia súc; các chương trình phòng chống dịch cúm gia cầm, lở mồm - long móng, PRRS, rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa, dịch bệnh tôm sú, … Cụ thể trong năm 2008 phấn đấu:
- Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp tăng 8,5%;
- Giá trị gia tăng từ 5 – 5,3% so với năm 2007;
- Giảm diện tích trồng lúa 2.000 ha để chuyển trồng các loại cây – con khác có hiệu quả kinh tế cao.
- Thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, nhất là rừng phòng hộ, khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ; tăng diện tích che phủ cây xanh (37,8%).
- Thực hiện tốt công tác phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai, phòng chống hạn, phòng chống cháy rừng.
1.2. Chủ động, tập trung triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh cây trồng-vật nuôi nhất là cúm gia cầm, lở mồm, long móng, PRRS, rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa … Tổ chức tuyên truyền, tập huấn các quy định của pháp luật về công tác phòng chống các loại dịch bệnh cây trồng-vật nuôi và vệ sinh an toàn thực phẩm; tạo sự chuyển biến về nhận thức trong nhân dân ở khu vực nông thôn nhất là đối với lực lượng thanh, thiếu niên về ý thức bảo vệ môi trường nhằm thực hiện chủ trương của Thành phố “Năm 2008, năm thực hiện nếp sống văn minh đô thị”.
- Lồng ghép trong các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ của ngành để tuyên truyền, vận động nếp sống văn minh đô thị trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp, kinh doanh nông sản, vệ sinh môi trường; an toàn dịch, an toàn thực phẩm vào .
- Sử dụng giống cây trồng vật nuôi có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, tránh sử dụng giống kém chất lượng trên thị trường. Vệ sinh môi trường nông thôn, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi gia súc; thu gom và xử lý bao bì, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật, vệ sinh đồng ruộng; kiểm tra và quản lý chất lượng cây giống, con giống .
- Chỉ đạo triển khai các giải pháp để sản xuất nông sản sạch theo chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn GAP/VN, HCCAP…
1.3. Phối hợp với địa phương, đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động chuyên ngành trong việc thực hiện chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm, tập trung theo dõi về tình hình dịch tễ, khu vực ổ dịch cũ, khu chăn nuôi hộ nhập cư, khu chăn nuôi thường xuyên bị ảnh hưởng do triều cường gây ngập úng, …;
+ Tổ chức tiêm phòng đạt yêu cầu kỹ thuật (>80% /tổng đàn kiểm tra), phát hiện nhanh, xử lý kịp thời gia súc bệnh.
+ Tiếp tục thực hiện quy hoạch các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm, thúc đẩy kiểm tra tiến độ xây dựng 3 nhà máy giết mổ gia súc theo công nghệ cao; thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh: quy trình giết mổ; điều kiện vệ sinh thú y của phương tiện vận chuyển;
+ Cải thiện, quản lý vệ sinh quầy, sạp kinh doanh sản phẩm động vật tại các chợ; an toàn vệ sinh đối với sản phẩm động vật tại chợ lòng lề đường, chợ chiều, chợ ở các khu công nghiệp.
+ Thực hiện các biện pháp chế tài xử lý triệt để các đối tượng giết mổ gia súc, gia cầm trái phép, kinh doanh sản phẩm động vật không đúng quy định, không đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.
2. Triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình nước sạch sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn:
2.1. Đảm bảo tiến độ đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sạch theo Quyết định 293/QĐ-UBND ngày 22/01/2007 của UBND TP phê duyệt dự án đầu tư cấp nước sinh hoạt nông thôn thành phố giai đoạn 2006-2010 và Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND ngày 10/01/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố giao vốn đầu tư trong năm 2008; phấn đầu xây dựng mới 03 trạm cấp nước tập trung, sữa chữa, nâng cấp mở rộng 12 trạm; hoàn thành việc tiếp nhận 7 trạm cấp nước tập trung do Công ty TNHH một thành viên xử lý nước ngầm Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn bàn giao; tăng số hộ gia đình sử dụng nước sạch 4.000 hộ so với năm 2007.
2.2. Triển khai chương trình vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2008-2010 theo Quyết định phê duyệt của UBND TP, trong năm 2008 phấn đấu:
- Tổ chức 120 lớp tập huấn, huấn luyện về kiến thức chung về sức khỏe và vệ sinh môi trường, 26 lớp phát triển cộng đồng, 08 lớp kỹ thuật xây dựng hầm biogas và 45 lớp bảo dưỡng hầm biogas, 70 lớp sử dụng an toàn hóa chất phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Xây dựng 25 mô hình trình diễn về biogas xử lý chất thải chăn nuôi, làng nghề.
- Vận động, hỗ trợ hộ nông dân xây dựng 6.500 nhà tiêu hợp vệ sinh, xây dựng 3.502 hầm biogas.
2.3. Tổ chức phát động “Tuần lễ nước sạch và VSMTNT năm 2008” (từ ngày 28/4/2008-6/5/2008); địa điểm tại huyện Củ Chi.
- Tuyên truyền vận động sử dụng nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường đảm bảo nguồn nước sạch phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân ở khu vực nông thôn:
+ Tuyên truyền vận động giáo dục nông dân, nhất là các hộ chăn nuôi;
+ In và phát hành tài liệu bướm, pano, áp phích. …
+ Vận động nhân dân khơi thông cống rãnh, xử lý ô nhiễm môi trường các làng nghề, các hộ chăn nuôi; các hộ dân xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh.
+ Tổ chức thu gom và xử lý bao bì, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật, vệ sinh đồng ruộng.
- Phối hợp với Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở ngành có liên quan, chính quyền địa phương và đặc biệt là phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Thành đoàn trong việc tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn theo Quyết định số 227/2006/QĐ-TTg ngày của Thủ tướng Chính phủ; vận động và phổ biến các cơ chế chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện cho nhân dân ở khu vực nông thôn xây dựng hố xí hợp vệ sinh, xây dựng hầm bioga, hạn chế gây ô nhiễm môi trường.
Phối hợp Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra tình hình sử dụng nước sạch và công trình vệ sinh môi trường, hố xí; đề xuất, xây dựng các dự án trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt, đầu tư các công trình nước sạch và vệ sinh môi trường cho các trường học, trạm y tế.
3. Bảo vệ và phát triển môi trường xanh:
Tiếp tục thực hiện chủ trương của Ủy ban nhân dân thành phố theo Chỉ thị 06/2006CT-UBND ngày 10/3/20006 về tiếp tục triển khai cuộc vận động trồng cây xanh, phát triển mảng xanh độ thị:
- Các đơn vị tiếp tục tổ chức sản xuất và cung ứng giống cây trồng đủ số lượng, đa dạng về chủng lọi và thực hiện trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng và cây xanh có hiệu quả; các đơn vị, quận huyện có điều kiện tự gieo ươm giống cây để tự trồng.
- Chi cục Lâm nghiệp chủ trì, phối hợp với các quận - huyện, đơn vị liên quan để xây dựng phong trào và phát động Tết (Lễ) trồng cây đời đời nhớ ơn bác Hồ vĩ đại và trồng cây, gây rừng tạo mảng xanh cho TP (19/5/2008); vận động nhân dân trồng cây xanh đường phố, ven đường liên xã, tỉnh lộ, quốc lộ, trong các khuôn viên, công sở, trường học, bệnh viện … và trong khuôn viên, hàng rào hộ gia đình, ven sông rạch, ao hồ; Chi cục Lâm nghiệp có trách nhiệm sản xuất giống cây trồng phân tán 300.000 cây để cung cấp cho buổi phát động Tết (Lễ) trồng cây 19/5/2008 và trồng tại các trường học, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn TP.
- Trung tâm Khuyến nông chủ trì, phối hợp với các quận huyện, đơn vị liên quan:
+ Tổ chức Hội thi Môi trường xanh sạch đẹp an toàn TP;
+ Hội thi Vườn sinh thái đẹp TP;
+ Hội thi nét vẽ Xanh trên địa bàn TP;
- Các đơn vị thuộc sở phối hợp với các hội thi, phong trào khác có liên quan như phong trào xây dựng công sở văn minh sạch dẹp, Tuần lễ xanh sạch, … do Thành phố chỉ đạo và các Sở ngành triển khai cùng phối hợp và tổ chức sơ, tổng kết vào cuối năm.
4. Công tác xây dựng phát triển hạ tầng nông thôn:
Tổ chức thực hiện tốt công tác phòng chống hạn, úng ngập, thiên tai, phòng chống lụt bão, tập trung duy tu, bão dưỡng các công trình thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, đảm bảo tiến độ đầu tư các công trình, dự án thành phố giao theo Quyết định 03/2008/QĐ-UBND ngày 10/01/2008 của UBND TP. Cụ thể:
4.1. Các đơn vị chủ đầu tư trực thuộc Sở có nhiệm vụ tổ chức, triển khai thực hiện công tác đầu tư xây dựng cơ bản theo chủ trương và quyết định giao vốn của Ủy ban nhân dân thành phố; Quyết định số 25/QĐ-SNN-VP ngày 23/01/2008 của Sở Nông nghiệp và PTNT về kế hoạch chỉ đạo điều hành và chương trình công tác năm 2008. Các chủ đầu tư và phòng ban Sở tổ chức thực hiện tốt công tác giám sát, đánh giá đầu tư; đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình xây dựng.
4.2. Chi cục Thủy lợi và PCLB chủ trì phối hợp với các phòng ban Sở, Công ty Quản lý Khai thác và Dịch vụ Thủy lợi hướng dẫn, kiểm tra các quận huyện xây dựng các công trình, dự án chống ngập tại huyện Bình Chánh, huyện Cần Giờ, huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn, huyện Nhà Bè, Quận 2, Quận 9, Quận 12, Quận Bình Tân, Quận Bình Thạnh, Quận Gò Vấp và Quận Thủ Đức (Kinh phí 167,253 tỷ đồng) theo chủ trương của Ủy ban nhân dân thành phố, đảm bảo tiến độ các công trình chống ngập trên 24 tuyến kênh thuộc huyện Bình Chánh.
4.3. Công tác duy tu, bảo dưỡng các công trình thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp: đảm bảo nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp về chất lượng và số lượng và tiến hành điều tiết nước tùy theo mùa (tưới luân phiên, tưới đồng thời…); tập trung đầu tư nâng cấp, gia cố bờ bao, đào và nạo vét kênh, rạch để thông thoáng dòng chảy, chống ngập úng, nâng cấp đường, …
5. Công tác xây dựng văn hóa ứng xử văn minh, lịch sự:
Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc phải thường xuyên tổ chức tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật, phát động phong trào thi đua xây dựng công sở văn minh - sạch đẹp - an toàn đến tất cả các đơn vị trực thuộc Sở;
Xây dựng nếp sống văn hóa, ăn mặc gọn gàng, lịch sự; giữ gìn vệ sinh chung, không tiểu tiện, khạc nhổ bừa bãi nơi công sở và công cộng; phòng chống cháy nổ, bảo vệ an toàn, thực hiện đúng nội quy cơ quan.
Xây dựng văn hóa ứng xử văn minh, lịch sự trong toàn cơ quan nhất là trong quan hệ công tác giữa cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, cộng đồng dân cư, tiếp dân, tiếp khách nhất là khách nước ngoài.
(Nguồn: P. Nông nghiệp - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)