1. Công tác chỉ đạo điều hành tập trung:
Trong tuần qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố tập trung chỉ đạo điều hành và thực hiện các mặt công tác:
- Tiếp tục chỉ đạo thu hoạch vụ Hè Thu và sản xuất vụ Mùa năm 2010 theo tiến độ, kế hoạch chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với điều kiện sản xuất; tăng cường các biện pháp phòng trừ rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa năm 2010 trên địa bàn thành phố.
- Tiếp tục tăng cường công tác phòng chống dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) ở người; công tác phòng chống dịch heo tai xanh (PRRS), dịch lở mồm long móng (LMLM); dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi...
- Tiếp tục triển khai xây dựng các dự án tại 06 xã xây dựng nông thôn mới và các xã điểm chuyển đổi; thực hiện chương trình, chính sách hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và các chương trình trọng điểm của thành phố giai đoạn 2006 - 2010.
- Tiếp tục kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án, công trình xây dựng cơ bản chuyên ngành, công trình phòng, chống lụt, bão trên địa bàn thành phố; tập trung triển khai công tác đầu tư xây dựng các công trình bờ bao phòng, chống triều cường, bờ bao kết hợp giao thông nông thôn, phòng chống sạt lở bờ sông, tiêu thoát nước.
2. Tình hình sản xuất nông nghiệp:
2.1. Trồng trọt:
2.1.1. Vụ Hè Thu năm 2010:
- Lúa: Đã xuống giống 6.531 ha, đạt 94,18% so với cùng kỳ năm 2009 (đến nay thu hoạch 1.856 ha, đạt 49,53% so với cùng kỳ năm 2009).
- Rau: Tổng diện tích gieo trồng 3.635 ha, tăng 8,70% so với cùng kỳ năm 2009.
2.1.2. Vụ Mùa năm 2010:
- Lúa: Đã xuống giống 1.033 ha, đạt 93,99% so với cùng kỳ năm 2009.
- Rau: Tổng diện tích gieo trồng 1.805 ha, tăng 21,30% so với cùng kỳ năm 2009.
2.1.3. Diễn biến tình hình rầy nâu gây hại trên lúa vụ Hè Thu năm 2010:
Tổng diện tích nhiễm rầy nâu 158 ha (tập trung ở huyện Củ Chi, Hóc Môn và quận Bình Tân), ở mức nhiễm nhẹ, với mật độ phổ biến từ 750 – 1.500 con/m2.
2.2. Chăn nuôi - thú y:
2.2.1. Tổng đàn gia súc, gia cầm:
- Heo: Tổng đàn 315.680 con, tăng 5,85% so với cùng kỳ năm 2009.
- Trâu, bò: Tổng đàn 109.599 con, đạt 95,80% so với cùng kỳ năm 2009; gồm 4.753 con trâu và 104.270 con bò (trong đó có 77.709 con bò sữa, tăng 3,57% so cùng kỳ năm 2009).
- Dê, cừu: Tổng đàn: 4.214 con, tăng 35,02% so với cùng kỳ năm 2009; trong đó 3.627 con dê và 587 con cừu.
- Gà (chăn nuôi tập trung): 39.673 con.
2.2.2. Công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm:
- Trong tuần, Chi cục Thú y đã xử phạt 61 hồ sơ vi phạm hành chính, với tổng số tiền phạt trên 82 triệu đồng.
-
3. Hoạt động lâm nghiệp, kiểm lâm:
- Chi cục Lâm nghiệp đã tổ chức sản xuất được 240.000 cây phục vụ trồng cây phân tán năm 2010, nghiệm thu 240.000 cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn, đã xuất 203.376 cây cho các đơn vị; chăm sóc 2.197 cây trồng cảnh quan tại Đền tưởng niệm các Vua Hùng, quận 9; sưu tập 5.430 cây gồm trên 300 loài tại Vườn thực vật Củ Chi; cung cấp 290 cây xanh cho Lực lượng Hải quân trồng ở Quần đảo Trường Sa.
- Chi cục Kiểm lâm đã tổ chức 15 đợt tuần tra quản lý, bảo vệ rừng, trong đó phối hợp với chủ rừng 05 đợt, với 61 lượt người tham gia; kiểm tra sổ ghi chép lâm sản xuất nhập xưởng 12 lượt cơ sở; kiểm tra kinh doanh, chế biến lâm sản 31 lượt cơ sở; kiểm tra lâm sản nhập xưởng 834,247 m3 gỗ các loại; đóng búa kiểm lâm 729,324 m3 gỗ nhập khẩu; kiểm tra 06 cơ sở gây nuôi động vật hoang dã và cấp 06 giấy phép vận chuyển đặc biệt cho các cơ sở vận chuyển cá sấu đi tỉnh Quảng Ninh 200 con, tỉnh Quảng Ngãi 100 con, tỉnh Sóc Trăng 140 con, tỉnh Đồng Nai 40 con, tỉnh Cà Mau 50 con và vận chuyển đi tỉnh Bình Dương 03 con kỳ đà hoa, thả về Vườn Quốc gia Cát Tiên 50 cá thể động vật hoang dã các loài; cấp 22 giấy xác nhận vận chuyển đi các tỉnh 168 con nhím, 10 con cầy vòi hương đi tỉnh Phú Thọ, 30 con heo rừng lai đi tỉnh Đồng Nai và cấp 01 mã số thẻ cites làm thủ tục xuất đi Nga 01 tấm da cá sấu thuộc; lập 01 biên bản vi phạm hành chính về quảng cáo món ăn là động vật hoang dã quý hiếm, xử phạt vi phạm hành chính 02 vụ và thu nộp ngân sách nhà nước 19 triệu đồng.
4. Diêm nghiệp:
Chi cục Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ tiếp tục kiểm tra tình hình tiêu thụ muối của diêm dân vụ muối năm 2010.
5. Các hoạt động chuyên ngành:
5.1. Công tác kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm và kiểm tra vệ sinh thú y:
- Hoạt động kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y, sản phẩm động vật: Kiểm soát giết mổ heo: 59.837 con, kiểm soát giết mổ trâu bò: 254 con, kiểm soát giết mổ gia cầm: 295.479 con; tiêu độc sát trùng: 160.003 m2, tiêu độc xe ô tô: 4.029 chiếc, tiêu độc xe hai bánh: 3.026 chiếc.
- Kiểm tra sản phẩm đông lạnh nhập khẩu: Thịt trâu bò: 127.589 kg, thịt heo: 115.149 kg, thịt gia cầm: 1.048.375 kg, thịt dê cừu: 22.804 kg, phụ phẩm trâu bò: 615 kg, phụ phẩm heo: 155 kg, phụ phẩm gia cầm: 209.139 kg.
5.2. Hoạt động tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp:
- Tính đến nay, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp đã tổ chức chứng nhận sản xuất theo quy trình VietGAP cho 38 hộ, 02 công ty với tổng cộng 21,1103 ha; tổng sản lượng thu hoạch rau, củ, quả các hộ sản xuất theo quy trình VietGAP ước đạt 3.060 tấn/năm. Trong đó, Hợp tác xã sản xuất rau an toàn Nhuận Đức, quy mô 3,6 ha với 8 hộ thành viên; Hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ Ngã Ba Giòng, quy mô 4 ha với 8 hộ thành viên; Công ty TNHH Hương Cảnh, quy mô 6,5 ha sản xuất rau muống và 0,1047 ha nhà sơ chế, với 13 hộ thành viên, 01 công ty; Hợp tác xã Thỏ Việt, quy mô 5 ha rau muống, 0,2 ha cải xanh cải ngọt, 0,5 ha khổ qua, 0,2 ha bắp non và 0,0256 ha nhà sơ chế, với 02 hộ thành viên, 01 công ty; hộ sản xuất Khưu Bư, quy mô 0,1 ha bí đao; hộ sản xuất Trần Văn Dài, quy mô 0,5 ha khổ qua; hộ sản xuất Phạm Như Đà, quy mô 0,3 ha rau ăn lá; hộ sản xuất Nguyễn Văn Năm, quy mô 0,3 ha khổ qua; hộ sản xuất Bùi Văn Đình Vương, quy mô 0,5 ha bầu.
- Phối hợp với Hãng phim Cửu Long thực hiện chương trình truyền hình “Nông dân hội nhập” kỳ thứ 3 với nội dung “Rau trồng theo tiêu chuẩn VietGAP - Hướng đi đúng cần nhân rộng”.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn về kỹ năng phân tích thị trường nông sản tại xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, với 50 lượt người tham gia.
5.3. Hoạt động phát triển nông thôn:
- Tiếp tục theo dõi, cập nhật số liệu và hướng dẫn các quận, huyện thực hiện chương trình 105, trong tuần có 07 hộ vay vốn trên địa bàn huyện Nhà Bè, với vốn vay 3.405 triệu đồng.
- Triển khai kế hoạch xây dựng quy chuẩn cho 02 làng nghề: Làng nghề muối xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ và Làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn công tác phòng ngừa tai nạn lao động trong sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn tại xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi với 100 lượt người tham dự.
- Tiếp tục triển khai trồng cây xanh trên các tuyến đường tại 06 xã nông thôn mới, xây dựng panô tuyên truyền 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới xã nông thôn mới Tân Thông Hội, huyện Củ Chi.
- Tiếp tục theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện các nội dung trong đề án; xây dựng kế hoạch đào tạo nghề, cấy nghề mới; hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn và theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện đề án tại 06 xã xây dựng nông thôn mới của 05 huyện ngoại thành.
5.4. Hoạt động quản lý và kiểm định giống cây trồng, vật nuôi:
- Bình tuyển giống bò sữa, thực hiện được 217 con, lũy kế từ đầu năm thực hiện được 2.800 con, đạt 43,08% kế hoạch năm; trong đó, các xã nông thôn mới thực hiện được 52 con, lũy kế đầu năm thực hiện được 996 con.
- Khảo sát sinh sản và chất lượng giống bò sữa nông hộ, thực hiện được 25 con, lũy kế từ đầu năm thực hiện được 3.420 con, đạt 85,5% kế hoạch năm; trong đó, các xã nông thôn mới thực hiện được 25 con, lũy kế đầu năm thực hiện được 545 con.
- Khảo sát đời sau các dòng tinh bò sữa, lũy kế đầu năm thực hiện được 1.456 con, đạt 97,07% kế hoạch năm; trong đó, các xã nông thôn mới lũy kế đầu năm thực hiện được 163 con.
- Cân đo, giám định ngoại hình đàn bò sữa tại nông hộ, thực hiện được 169 con, lũy kế đầu năm thực hiện được 1.576 con, đạt 52,53% kế hoạch năm; trong đó, các xã nông thôn mới thực hiện 78 con, lũy kế đầu năm thực hiện được 495 con.
- Khảo sát bò sữa sau bình tuyển, thực hiện được 84 con, lũy kế từ đầu năm thực hiện được 1.223 con, đạt 61,15% kế hoạch năm; trong đó, các xã nông thôn mới thực hiện được 35 con, lũy kế đầu năm thực hiện được 531 con.
- Hoạt động về giống cây trồng tại các xã nông thôn mới: Triển khai xây dựng mô hình thử nghiệm và ứng dụng giống rau bông cải với diện tích 1.000m2 tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn (thu hoạch xong, đã tổ chức đánh giá và báo cáo kết quả); triển khai thực hiện thử nghiệm tính thích nghi giống khổ qua mới tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn (1.000m2 – 5 giống), xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi (1.000m2- 6 giống), xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh (1.000m2- 5 giống); thử nghiệm tính thích nghi giống dưa leo tại xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi (500 m2 – 7 giống); đã tổ chức đánh giá giống khổ qua thử nghiệm tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn và xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi cho thấy 03 giống khổ qua được nông dân ưu chuộng và sinh trưởng tốt, kháng bệnh và mẫu mã phù hợp với thị hiếu.
5.5. Hoạt động khuyến nông:
- Tổ chức 02 lớp tập huấn: Kỹ thuật trồng rau mầm cho nông dân phường Linh Xuân, quận Thủ Đức; kỹ thuật sử dụng Internet và khai thác thông tin trên mạng tại “Mô hình cà phê khuyến nông” cho nông dân xã nông thôn mới Nhơn Đức, huyện Nhà Bè.
- Tổ chức huấn luyện kỹ năng khuyến nông thị trường cho nhân viên khuyến nông các Trạm Khuyến nông Nhà Bè và Cần Giờ.
- Tổ chức 02 chuyến tham quan: Đưa nông dân xã Tân Nhựt, xã Phạm Văn Hai của huyện Bình Chánh tham quan mô hình chăn nuôi heo sinh sản đảm bảo vệ sinh môi trường tại huyện Củ Chi; nông dân huyện Hóc Môn tham quan mô hình chăn nuôi bò sữa bền vững tại huyện Củ Chi.
- Tổ chức lượng giá mô hình nhân giống lúa OM 576 tại các xã Thái Mỹ, xã Trung Lập Thượng của huyện Củ Chi, kết quả năng suất đạt 4,6 tấn/ha, lượng giống sản xuất ra được nông dân trong vùng mua lại để làm giống sản xuất cho vụ tới; lượng giá mô hình nuôi cá dứa trong ao tại xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, qua 10 tháng nuôi kết quả bước đầu cho thấy cá dứa là đối tượng nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái tại huyện Nhà Bè, tỷ lệ sống trên 70%, cá sinh trưởng phát triển tốt, giá trị sản xuất trên 400 triệu đồng/ha/năm, phù hợp yêu cầu của thị trường, đa dạng hóa đối tượng nuôi, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân.
- Triển khai mới mô hình trồng cây măng tây (1,5 ha, 5 hộ) tại xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi.
5.6. Hoạt động quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản:
- Kiểm dịch xuất khẩu: Động vật thủy sản 1.990,6 kg, sản phẩm động vật thủy sản 3.132,5 kg, cá cảnh 81.521 con, cá cờ kiếm 1.285,9 kg.
- Kiểm tra chất lượng hàng hóa chuyên ngành thủy sản: 34.920 kg thức ăn công nghiệp; 4.594.370 kg nguyên liệu đã qua chế biến dùng trong sản xuất thức ăn; 20.170 kg chất bổ sung vào thức ăn; 1.246.450 kg thuốc hóa chất, chế phẩm sinh học, nguyên liệu sản xuất thuốc và hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản.
|