BÁO CÁO
Kết quả công tác quản lý điều hành tháng 5/2008,
tình hình sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn
tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2008
I. Công tác chỉ đạo điều hành tập trung:
Trong tháng 5 năm 2008, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố đã tập trung chỉ đạo điều hành và thực hiện các mặt công tác sau đây:
1. Tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra công tác phòng, chống và xử lý dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp nuôi, giết mổ, vận chuyển bày bán thực phẩm gia cầm không đúng quy định; tăng cường khuyến cáo người tiêu dùng, các cơ sở chế biến thực phẩm không sử dụng các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc và chưa được kiểm dịch.
2. Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình, Chính sách hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và các chương trình trọng điểm của thành phố giai đoạn 2006 - 2010. Xây dựng dự thảo trình Thành phố về Đề án “Hoạch định chiến lược phát triển chăn nuôi trên địa bàn thành phố giai đoạn 2008 - 2010 và định hướng 2015”, Đề án “Giải pháp quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nông sản, thực phẩm giai đoạn 2008 – 2010 và định hướng 2015 trên địa bàn thành phố, Quyết định về “Quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả trên địa bàn thành phố, Quyết định về “Quy định kiểm tra chứng nhận chất lượng thủy sản và sản phẩm thủy sàn trên địa bàn thành phố”; dự thảo Đề cương chi tiết triển khai vấn đề Tam nông (nông nghiệp – nông thôn – nông dân) theo Nghị quyết Trung ương 7.
3. Xây dựng, triển khai kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ về sản xuất, nhân giống mới chất lượng cao.
4. Tăng cường chỉ đạo theo dõi tình hình thực hiện Chỉ thị số 08/2008/CT-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2008 - 2009.
5. Chỉ đạo rà soát tính toán các chỉ tiêu kế hoạch năm 2008 của ngành để điều chỉnh cho phù hợp với thực tế, nhất là chỉ tiêu chính thức do Ủy ban nhân dân thành phố giao như: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất, GDP.
6. Chỉ đạo công tác kiểm tra tiến độ thực hiện các công trình xây dựng cơ bản, công trình phòng, chống lụt bão trên địa bàn thành phố.
7. Chỉ đạo sản xuất vụ Hè Thu 2008 theo tiến độ và kế hoạch chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện sản xuất tại thành phố.
8. Chuẩn bị nội dung Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX và Chương trình hành động của Thành ủy về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
9. Triển khai kế hoạch thực hiện Quyết định số 26/2008/QĐ-UBND ngày 01 tháng 4 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Chương trình vệ sinh môi trường nông thôn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2008 – 2010.
10. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện kế hoạch Đề án xây dựng mô hình ấp phát triển nông thôn mới tại ấp Chánh, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi.
11. Tổ chức Lễ “Tết trồng cây Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” vào ngày 17 tháng 5 năm 2008 tại Cụm công nghiệp – dân cư Nhị Xuân, huyện Hóc Môn.
12. Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 147/2007/QĐ-UBND ngày 28/12/2007 của Ủy ban nhân dân thành phố về chủ đề “Năm 2008 - Năm thực hiện nếp sống văn minh đô thị” trong lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn.
II. Tình hình sản xuất nông nghiệp:
1. Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp:
Tốc độ tăng trưởng:
Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp trên địa bàn thành phố trong 5 tháng đầu năm 2008 ước đạt 1.200 tỉ đồng (giá cố định năm 1994), tăng 6,3% so cùng kỳ và đạt 38,5% so kế hoạch năm. Trong đó:
- Về trồng trọt: giá trị sản xuất ước đạt 410 tỉ đồng, tăng 7,9% so cùng kỳ.
- Về chăn nuôi: giá trị sản xuất của chăn nuôi ước đạt 390 tỉ đồng, tăng 8,3% so cùng kỳ.
- Lâm nghiệp: giá trị sản xuất ước đạt 15 tỉ đồng, xấp xỉ cùng kỳ.
- Thủy sản: giá trị sản xuất ước đạt 292 tỉ đồng, tăng 1% so cùng kỳ.
- Dịch vụ nông lâm ngư nghiệp: đạt 93 tỉ đồng, tăng 9,4% so cùng kỳ.
- Diêm nghiệp: giá trị sản xuất ước đạt 52,6 tỉ đồng, giảm 30,1% so cùng kỳ.
2. Trồng trọt:
2.1. Vụ Đông Xuân 2007 – 2008 (cơ bản đã thu hoạch xong):
- Lúa: Tổng diện tích gieo trồng trong vụ là 6.987 ha, đạt 99,8% so kế hoạch năm 2008 và giảm 8,8% so với cùng kỳ năm 2007; năng suất ước đạt 4,5 tấn/ha, tương đương cùng kỳ; sản lượng ước đạt 31.442 tấn.
- Rau: Tổng diện tích gieo trồng trong vụ là 4.541 ha, tăng 35,8% so với cùng kỳ năm 2007 (tăng chủ yếu tại các huyện Bình Chánh, Hóc Môn và quận 12); trong đó, diện tích rau an toàn là 4.450 ha. Năng suất ước đạt 20,8 tấn/ha, tăng 5,74% so cùng kỳ; sản lượng ước đạt 96.269 tấn, tăng 37,1% so cùng kỳ.
- Cây đậu phộng: 886 ha, tăng 21,2% so cùng kỳ, Đã thu hoạch xong, năng suất bình quân đạt 3,3 tấn/ha, tăng 3,44% cùng kỳ; sản lượng ước đạt 2.924 tấn, tăng 29% so cùng kỳ.
- Cây bắp: Diện tích gieo trồng 676 ha, đạt 68,8% so cùng kỳ (diện tích bắp giảm nhiều do có một số diện tích chuyển sang trồng rau và ảnh hưởng của giá vật tư tăng cao). Đã thu hoạch xong, năng suất ước đạt 3,6 tấn/ha, tăng 0,55% so cùng kỳ; sản lượng ước đạt 2.434 tấn.
2.2. Vụ Hè Thu 2008:
- Lúa: Diện tích gieo trồng trong tháng là 4.340 ha, lũy kế từ đầu vụ 5.845 ha, đạt 116,9% so kế hoạch 2008 và tăng 169,23% so cùng kỳ.
Tổng diện tích gieo trồng lúa từ đầu năm đến nay là 11.327 ha, tăng 38,08% so cùng kỳ.
- Rau: Diện tích gieo trồng trong tháng là 581 ha, lũy kế từ đầu vụ 1.756 ha, tăng 40,48% so cùng kỳ.
Tổng diện tích gieo trồng rau từ đầu năm đến nay là 6.297 ha, tăng 37,09% so cùng kỳ.
- Cây đậu phộng: Diện tích gieo trồng trong tháng là 29 ha, lũy kế từ đầu vụ 149 ha, tăng 18,25% so với cùng kỳ năm 2007.
Tổng diện tích gieo trồng đậu phộng từ đầu năm đến nay là 1.035 ha, tăng 26,21% so cùng kỳ.
- Cây bắp: Diện tích gieo trồng trong tháng là 30 ha, lũy kế từ đầu vụ 44 ha, tăng 166,66% so với cùng kỳ năm 2007.
Tổng diện tích gieo trồng bắp từ đầu năm đến nay là 720 ha, giảm 28% so cùng kỳ.
2.3. Hoa kiểng:
- Diện tích gieo trồng hoa kiểng trong 5 tháng đầu năm 2008 ước đạt 1.112 ha, tăng 13,7% so cùng kỳ (tập trung chủ yếu tại huyện Củ Chi, quận 12 và quận Thủ Đức); trong đó mai: 348 ha, lan: 86 ha, còn lại là hoa nền và kiểng, bonsai.
- Trong dịp Tết Mậu Tý vừa qua, diện tích canh tác hoa kiểng phục vụ Tết là 773 ha, tăng trên 40% so Tết Đinh Hợi 2007. Sản lượng hoa mai: 410.000 cây và 746.000 chậu; lan: 1,3 triệu chậu và 2,9 triệu cành; ngoài ra còn có 5,8 triệu chậu hoa nền và 206.000 chậu hoa kiểng các loại. Giá trị sản xuất thực tế ước đạt 340 tỉ đồng, tăng trên 30% so cùng kỳ. Sau Tết, các nhà vườn đã tập trung chăm sóc vườn hoa kiểng phục vụ thị trường trong các ngày lễ.
2.4. Tình hình phòng, chống sinh vật hại cây trồng:
2.4.1. Vụ Đông Xuân 2007 – 2008:
a/ Trên lúa:
- Rầy nâu: Tổng diện tích lúa nhiễm rầy nâu trong vụ là 1.419 ha, trong đó, nhiễm nhẹ đến trung bình 1.219 ha, nhiễm nặng 140 ha (thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước: 2.669 ha); mật số rầy trên lúa thấp, không gây thiệt hại năng suất lúa, diện tích lúa được cấp phát thuốc phòng trừ rầy nâu trong vụ là 80 ha.
- Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá: Tổng diện tích lúa nhiễm bệnh trong vụ chỉ 01 ha (cùng kỳ năm trước là 118,8 ha).
b/ Trên rau:
Do thời tiết nóng, khô hạn nên số lượng sinh vật hại trên rau nhiều hơn so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên, do có sự phối hợp chặt chẽ với các quận, huyện trong việc tuyên truyền, hướng dẫn nông dân chủ động phòng trừ sâu bệnh trên rau một cách kịp thời, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng nên không có diện tích rau bị thiệt hại nặng.
2.4.2. Vụ Hè Thu:
Tập trung triển khai kế hoạch bảo vệ thực vật trên cây trồng vụ Hè Thu năm 2008; duy trì các hoạt động tuyên truyền và thông tin về tình hình sinh vật hại.
- Trên lúa: Tổng diện tích nhiễm rầy nâu trên lúa Hè Thu ước khoảng 104 ha, mật số rầy không đáng kể. Dự báo trong tháng 5 năm 2008, rầy nâu sẽ di trú từ 22 – 27/5/2008.
- Trên rau: Sinh vật gây hại chủ yếu là ốc bươu vàng (tại quận Thủ Đức). Ngoài ra, các loại sâu bệnh khác như bọ nhảy, sâu khoang, dòi đục lá, bệnh phấn vàng, bệnh héo dây,... gây hại trên rau Hè Thu không đáng kể.
3. Chăn nuôi - Thú y:
Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 06/2008/CT-UBND ngày 27 tháng 3 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) ở người trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và Văn bản số 1639/VP-CNN ngày 06/3/2008 của Văn phòng HĐND và UBND thành phố về việc phân công tổ chức đoàn đi kiểm tra tình hình phòng, chống dịch cúm gia cầm, thủy cầm trên địa bàn thành phố. Phối hợp với Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố, Đoàn kiểm tra liên ngành các quận, huyện tăng cường công tác kiểm tra các cơ sở giết mổ, cơ sở chế biến; chấn chỉnh điều kiện vệ sinh thú y các chợ; kiểm tra nguồn nguyên liệu, sản phẩm động vật trữ tại các kho lạnh, đưa vào các co sở chế biến, nhà hàng, quán ăn; tăng cường công tác chống giết mổ trái phép gia súc, gia cầm.
3.1. Công tác phòng chống dịch cúm gia cầm:
Tình hình dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố từ đầu năm 2008 đến nay vẫn ổn định, chưa phát hiện trường hợp gia cầm nào nhiễm bệnh.
3.2. Công tác phòng chống dịch bệnh trên gia súc:
Tình hình dịch bệnh lở mồm long móng và dịch bệnh PRRS trên gia súc tại địa bàn thành phố tiếp tục ổn định; không phát hiện trường hợp gia súc nào bị bệnh tại các hộ chăn nuôi và cơ sở giết mổ gia súc.
3.3. Công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y:
- Kiểm soát giết mổ heo: 164.814 con, đạt 100,54% so với tháng trước; lũy kế từ đầu năm đến nay thực hiện 798.577 con.
- Kiểm soát giết mổ trâu bò: 536 con, đạt 79,64% so với tháng trước; lũy kế từ đầu năm đến nay thực hiện 3.937 con.
- Kiểm soát giết mổ dê: 680 con, đạt 107,76% so với cùng kỳ tháng trước; lũy kế từ đầu năm đến nay thực hiện 2.707 con.
- Kiểm soát giết mổ gia cầm: 938.891 con, đạt 103,17% so với cùng kỳ tháng trước; lũy kế từ đầu năm đến nay thực hiện 5.570.180 con, đạt 120,88% so cùng kỳ.
- Tiêu độc sát trùng: 644.088 m2, đạt 135,83% so với tháng trước; lũy kế từ đầu năm đến nay đạt 2.317.663 m2, đạt 111,1% so cùng kỳ.
- Trong tháng, Chi cục Thú y đã xử phạt vi phạm hành chính 329 trường hợp, giảm 128 trường hợp so với cùng kỳ tháng trước; lũy kế từ đầu năm đến nay đạt 1.903 trường hợp, giảm 1.804 trường hợp so cùng kỳ. Tổng số tiền phạt là 119,270 triệu đồng, đạt 84,92% so với cùng kỳ tháng trước; lũy kế từ đầu năm đến nay đạt 622,405 triệu đồng, đạt 98,05% so cùng kỳ.
3.4. Tình hình chăn nuôi gia cầm:
Tình hình chăn nuôi gia cầm trên địa bàn thành phố tính đến nay như sau: tổng số hộ chăn nuôi là 16 hộ; tổng đàn 28.620 con, gồm 28.428 con gà (hộ bà Nguyễn Thị Lạc, huyện Hóc Môn và hộ bà Trần Thị Quang, huyện Củ Chi), 168 con chim và 24 con đà điểu.
3.5. Tình hình chăn nuôi gia súc:
Tình hình chăn nuôi gia súc trên địa bàn thành phố tính đến nay như sau:
a/ Heo: Tổng đàn 296.388 con, đạt 78% kế hoạch năm 2008 và đạt 76,19% so với cùng kỳ năm 2007. Số hộ chăn nuôi là 11.679 hộ và 5 đơn vị quốc doanh (gồm: Xí nghiệp Gò Sao, Xí nghiệp Đồng Hiệp, Trại Tân Trung, Xí nghiệp Giống cấp I, Xí nghiệp Phước Long).
b/ Trâu bò: Tổng đàn là 116.516 con, đạt 101,58% kế hoạch năm 2008 và đạt 106,97% so với cùng kỳ năm 2007; gồm 4.759 con trâu, 111.757 con bò (trong đó có 66.659 con bò sữa, tăng 7.348 con so cùng kỳ). Số hộ chăn nuôi là 20.278 hộ, 01 đơn vị quốc doanh (Trại An Phú) và Xí nghiệp Delta.
4. Về thủy sản:
Tổng sản lượng thủy sản trong tháng đạt 3.807 tấn. Lũy kế từ đầu năm đến nay ước đạt 18.369 tấn, đạt 83,4% so cùng kỳ. Trong đó:
- Sản lượng khai thác: Trong tháng đạt 1.295 tấn, lũy kế từ đầu năm đến nay 5.816 tấn, đạt 59,3% so cùng kỳ. Sản lượng khai thác giảm do ảnh hưởng của việc tăng giá xăng dầu làm các tàu cá giảm hoạt động khai thác.
- Sản lượng nuôi trồng: Trong tháng đạt 2.512 tấn, lũy kế từ đầu năm đến nay 12.553 tấn, tăng 2,8% so cùng kỳ. Trong đó có 5.144 tấn hải sản nước ngọt; 7.409 tấn hải sản nước lợ, mặn (tôm sú: 1.154 tấn, nghêu sò: 5.398 tấn ...).
- Cá cảnh: Sản lượng trong tháng đạt 3 triệu con, lũy kế từ đầu năm đến nay ước đạt 13,4 triệu con, tăng 14,5% so cùng kỳ.
- Dịch vụ thủy sản: Từ đầu năm đến nay đã sản xuất khoảng 300 triệu con cá giống và thuần dưỡng 75 triệu tôm giống.
5. Về lâm nghiệp:
Tổng số cây giống sản xuất trên địa bàn thành phố từ đầu năm đến nay là 5.589.340 cây. Riêng Chi cục Lâm nghiệp đã sản xuất được 240.000 cây giống phục vụ nhu cầu trồng cây phân tán của các đơn vị trên địa bàn thành phố, trong đó có 92.703 cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn, đạt 80% kế hoạch năm 2008 và vượt 333,60% so với cùng kỳ. Đã cung cấp 30.014 cây cho các đơn vị trồng cây phân tán nhân dịp kỷ niệm 118 năm sinh nhật Bác Hồ 19/5.
6. Về diêm nghiệp:
Tổng số lao động nghề muối là 567 hộ dân với 3.259 lao động, sản xuất với hình thức thủ công. Tổng diện tích vụ muối năm 2008 trên địa bàn huyện Cần Giờ là 1.318 ha, giảm 42 ha so năm 2007 (tăng 8 ha từ diện tích nuôi tôm chuyển sang làm muối tại xã Lý Nhơn nhưng giảm 50 ha do chuyển từ diện tích làm muối sang trồng rừng tại khu Hào Võ, xã Long Hòa). Năng suất bình quân đạt gần 43,4 tấn/ha, giảm 17 tấn/ha so cùng kỳ. Sản lượng thu hoạch ước đạt 57.173 tấn, giảm 24.677 tấn so cùng kỳ do thời tiết không thuận lợi (mưa nhiều). Sản lượng muối đã tiêu thụ khoảng 27.000 tấn, giảm khoảng 14.000 tấn so cùng kỳ. Sản lượng muối tồn kho hiện nay khoảng 30.173 tấn. Giá bán muối đầu vụ là 1.350 đồng/kg, giá bán hiện nay là 1.400 đồng/kg (tăng 1.030 đồng/kg so cùng kỳ).
Chi cục Phát triển nông thôn đang phối hợp với Cục Chế biến nông lâm sản và Nghề muối, UBND huyện Cần Giờ, xã Lý Nhơn và xã Thạnh An hỗ trợ 29 hộ dân sản xuất muối sạch theo phương pháp trải bạt và nhân rộng mô hình này trong niên vụ 2008.
7. Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản chuyên ngành:
7.1. Tổng vốn kế hoạch được giao năm 2008:
Ủy ban nhân dân thành phố đã có Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND ngày 10/01/2008 về giao kế hoạch vốn đầu tư cho các chủ đầu tư trực thuộc Sở gồm 44 dự án, tổng cộng: 454.188 triệu đồng; trong đó:
- 14 công trình chuyển tiếp : 400.581 triệu đồng
- 06 công trình khởi công mới : 35.335 triệu đồng
- 01 công trình chuẩn bị thực hiện dự án : 8.000 triệu đồng
- 23 công trình chuẩn bị đầu tư : 10.272 triệu đồng
7.2. Tính đến ngày 10/5/2008, kết quả thực hiện kế hoạch vốn đầu tư năm 2008 như sau:
Tổng giá trị khối lượng đã giải ngân: 70.820 triệu đồng, đạt 15,60% kế hoạch; trong đó:
- Ban Quản lý dự án Sở: 51.409 triệu đồng/ 349.800 triệu đồng, đạt 15% kế hoạch.
- Công ty Quản lý khai thác dịch vụ thủy lợi: 10.131 triệu đồng/ 51.481 triệu đồng, đạt 20% kế hoạch.
- Trung tâm Công nghệ Sinh học: 684 triệu đồng/ 11.372 triệu đồng, đạt 6% kế hoạch.
- Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp: 179 triệu đồng/ 500 triệu đồng, đạt 36% kế hoạch.
- Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản: 80 triệu đồng/ 1.335 triệu đồng, đạt 6% kế hoạch.
- Ban Quản lý Trung tâm Thủy sản: 8.337/ 30.000 triệu đồng, đạt 28% kế hoạch.
III. Các hoạt động chuyên ngành:
1. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm:
1.1. Chi cục Thú y:
- Tập trung thực hiện kế hoạch “Tháng hành động vệ sinh an toàn thực phẩm” năm 2008: Thành lập các đoàn kiểm tra công tác thú y để kiểm tra công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn thành phố. Phối hợp với Ban chỉ đạo Phòng chống dịch cúm gia cầm thành lập nhiều đoàn tăng cường đi kiểm tra các điểm nóng về buôn bán gia cầm – thủy cầm trái phép. Chỉ đạo tăng cường công tác kiểm dịch động vật tại 4 trạm Kiểm dịch động vật đầu mối giao thông và kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ gia súc – gia cầm, chấn chỉnh điều kiện vệ sinh thú y các chợ, kiểm tra nguồn nguyên liệu, sản phẩm động vật trữ tại các kho lạnh, đưa vào các cơ sở chế biến, nhà hàng quán ăn. Phối hợp với Chi cục Thú y các tỉnh kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc xuất xứ và kiểm dịch động vật từ gốc.
- Triển khai công tác lấy mẫu xét nghiệm kiểm tra các chất kích thích tố tăng trọng trong thức ăn tại các cơ sở chăn nuôi tập trung.
1.2. Chi cục Bảo vệ thực vật:
- Thành lập đoàn kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tại một số địa bàn trọng điểm sản xuất rau quả và kiểm tra thường xuyên tại 3 chợ đầu mối; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện phương án điều tra, phân tích đánh giá chất lượng đất, nước tại vùng có nguy cơ ô nhiễm trồng rau muống nước trên địa bàn thành phố; kiểm tra việc mua bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại các hộ nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để sản xuất rau, đặc biệt là rau muống nước; nghiên cứu ảnh hưởng thuốc kích thích tăng trưởng đến rau ăn lá ngắn ngày theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Tiếp tục triển khai mô hình GAP tại xã Nhuận Đức – huyện Củ Chi và xã Xuân Thới Thượng – huyện Hóc Môn và nhân rộng mô hình. Xây dựng, triển khai kế hoạch về chứng nhận sản xuất rau theo quy trình sản xuất rau an toàn, quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau an toàn và mở rộng sản xuất rau an toàn theo hướng GAP năm 2008.
1.3. Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản:
- Phối hợp với Trung tâm Chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y thủy sản vùng 4 và Công ty Quản lý kinh doanh chợ Bình Điền kiểm tra hoạt động vệ sinh an toàn thực phẩm tại các điểm kinh doanh trong Chợ đầu mối Bình Điền; lập đoàn kiểm tra hàng hóa chuyên ngành thủy sản để kiểm tra các cơ sở kinh doanh thức ăn, thuốc thú y thủy sản, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố.
- Chỉ đạo các trạm thường xuyên tiến hành kiểm tra ngoại quan, cảm quan cũng như phương pháp kiểm tra nhanh (test nhanh) và kiểm tra định lượng thủy sản và sản phẩm thủy sản; đặc biệt kiểm tra liên tục hàng đêm ở chợ Bình Điền.
2. Hoạt động phát triển nông thôn:
- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội thi “An toàn vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp” lần 2 - năm 2008 vào ngày 15/5/2008.
- Từ đầu năm đến nay có 03 Hợp tác xã mới được thành lập: HTX bò sữa Tiến Thành (huyện Củ Chi), HTC muối Tiến Thành (huyện Cần Giờ) và HTX hoa – cây kiểng Đồng Phú (quận 2), nâng tổng số Hợp tác xã Nông nghiệp trên địa bàn thành phố là 45 HTX và 423 Tổ hợp tác.
- Tình hình thực hiện Chương trình 105:
Từ ngày 01/01/2008 đến ngày 15/5/2008, tổng số phương án được phê duyệt theo Chương trình 105 là 96 phương án (trong đó, huyện Nhà Bè có 28 phương án, huyện Củ Chi có 53 phương án, huyện Hóc Môn có 06 phương án, huyện Cần Giờ có 04 phương án và huyện Bình Chánh có 05 phương án). Tổng số hộ vay là 1.135 hộ, tổng vốn đầu tư là 128.093,996 triệu đồng, tổng vốn vay được hỗ trợ lãi suất là 71.842 triệu đồng (trong đó có 29 phương án thuộc diện xóa đói giảm nghèo với số hộ vay là 136 hộ, tổng vốn đầu tư là 1.854 triệu đồng, tổng vốn vay được hỗ trợ lãi suất là 1.223 triệu đồng).
Lũy tiến từ khi thực hiện Chương trình (ngày có hiệu lực 27/7/2006) đến nay, tổng số phương án được phê duyệt là 585 phương án (trong đó, huyện Nhà Bè có 233 phương án, huyện Cần Giờ 20 phương án, huyện Củ Chi có 193 phương án, huyện Hóc Môn có 88 phương án, huyện Bình Chánh có 15 phương án, quận 12 có 09 phương án, quận 2 có 08 phương án, quận Bình Tân có 02 phương án, quận 9 có 04 phương án và quận Thủ Đức có 13 phương án). Tổng số hộ vay là 8.362 hộ, tổng vốn đầu tư là 942.737,161 triệu đồng, tổng vốn vay được hỗ trợ lãi suất là 558.257,900 triệu đồng. Tính đến ngày 31/12/2007, tổng kinh phí của Thành phố hỗ trợ lãi vay đã giải ngân là 6.867 triệu đồng (trong đó có 160 phương án thuộc diện xóa đói giảm nghèo với số hộ vay là 1.273 hộ, tổng vốn đầu tư là 15.136,400 triệu đồng, tổng vốn vay được hỗ trợ lãi suất là 8.591,700 triệu đồng, tại các huyện Nhà Bè, Cần Giờ và Củ Chi)).
Quận - huyện
|
Số đề án
|
Hộ
|
Vốn đầu tư
|
Vốn vay
|
Nhà Bè
|
233
|
725
|
27.708,660
|
17.755,700
|
Cá thể
|
89
|
176
|
21.513,460
|
13.500,000
|
XĐGN
|
144
|
549
|
6.195,200
|
4.255,700
|
Cần Giờ
|
20
|
4908
|
502.623,750
|
335.161,000
|
Cá thể
|
20
|
4231
|
494.223,750
|
331.268,000
|
XĐGN
|
06
|
677
|
8.400,000
|
3.893,000
|
Bình Chánh
|
15
|
327
|
36.379,040
|
18.957,000
|
Củ Chi
|
193
|
2022
|
281.842,173
|
142.992,200
|
Cá thể
|
177
|
1969
|
255.685,174
|
127.702,000
|
Doanh nghiệp
|
06
|
06
|
25.615,799
|
14.847,200
|
XĐGN
|
10
|
47
|
541,200
|
403,000
|
Quận 12
|
09
|
09
|
2.574,100
|
1.855,000
|
Hóc Môn
|
88
|
193
|
16.645,400
|
11.060,000
|
Quận 2
|
08
|
28
|
19.526,889
|
5.079,000
|
Cá thể
|
08
|
28
|
19.526,889
|
5.079,000
|
XĐGN
|
0
|
|
|
|
Q.Bình Tân
|
02
|
02
|
5.872,000
|
2.916,000
|
Quận 9
|
04
|
92
|
13.193,150
|
11.397,000
|
Q,Thủ Đức
|
13
|
56
|
36.372,000
|
11.085,000
|
Tổng cộng
|
585
|
8362
|
942.737,161
|
558.257,900
|
- Về chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nông thôn mới:
Thực hiện Nghị quyết số 07/2007/NQ-HĐND ngày 05 tháng 7 năm 2007 của Hội đồng nhân dân thành phố, tính từ ngày bắt đầu thực hiện đến nay đã miễn thu thủy lợi phí của nông dân trên 1 tỉ đồng, miễn thu quỹ phòng chống lụt bão cho trên 400.000 người với kinh phí 1.157 triệu đồng.
3. Lĩnh vực thủy sản:
- Đang hoàn chỉnh Chương trình an toàn dịch bệnh thủy sản (nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng) để trình Thành phố phê duyệt; chuẩn bị báo cáo chương trình giám sát dịch bệnh cá chép, cá vàng.
- Tiếp tục tổ chức thẩm định để trả lời Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ về hướng giải quyết vấn đề nuôi tôm thẻ chân trắng.
- Đăng ký, đăng kiểm tàu cá: trong tháng thực hiện 39 chiếc, lũy kế từ đầu năm 174 chiếc, đạt 29% kế hoạch năm 2008 và vượt 40% so với cùng kỳ.
- Kiểm dịch cá cảnh xuất khẩu: trong tháng thực hiện 312.000 con, lũy kế từ đầu năm 1.650.000 con, đạt 47,14% so với kế hoạch năm 2008 và đạt 107,98% so với cùng kỳ.
- Kiểm tra điều kiện sản xuất, kinh doanh thủy sản: trong tháng thực hiện 51 cơ sở, lũy kế từ đầu năm đến nay là 98 cơ sở, đạt 98% kế hoạch năm 2008, đạt 490% so với cùng kỳ; trong đó, tại Chợ Bình Điền: lấy mẫu thủy sản và sản phẩm thủy sản kiểm tra nhanh dư lượng urê theo tiêu chuẩn ngành thủy sản 28 TCN.184.2003 ở phòng kiểm nghiệm 65 mẫu, kết quả 65 mẫu đều không phát hiện có lượng urê; đang phân tích định lượng 17 mẫu dư lượng kháng sinh, 07 mẫu urê, 07 mẫu hàn the.
4. Lĩnh vực lâm nghiệp:
4.1. Công tác tuyên truyền giáo dục:
- Tuyên truyền vận động nhân dân bảo vệ phát triển rừng, phòng chống cháy rừng và bảo vệ động vật hoang dã cho 415 lượt người, lũy kế từ đầu năm là 2.639 lượt người, đạt 68,31% so với cùng kỳ năm 2007.
- Cung cấp 5.000 tờ bướm tuyên truyền về phòng cháy chữa cháy rừng và bảo vệ động vật hoang dã.
4.2. Công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng:
- Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 08/2008/CT-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2008 – 2009. Tổ chức 83 lượt tuần tra bảo vệ rừng, lũy kế từ đầu năm đến nay thực hiện 384 lượt, trong đó đã phối hợp với đơn vị chủ rừng thực hiện 27 lượt, lũy kế từ đầu năm 99 lượt.
- Phối hợp Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố, Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh, các ban ngành, đoàn thể liên quan tổ chức diễn tập phương án chữa cháy rừng qui mô cấp huyện tại ấp 7, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh.
- Từ đầu năm đến nay có tổng cộng 14 vụ cháy, chủ yếu là rừng tái sinh, cây phân tán và đồng cỏ trên địa bàn thành phố (trong tháng 5 năm 2008 không xảy ra cháy); nhờ kiểm tra phát hiện và kịp thời khống chế, dập tắt nên đã giảm thiểu thiệt hại.
4.3. Công tác pháp chế, thanh tra, kiểm tra, quản lý lâm sản và động vật hoang dã:
- Kiểm tra 75 lượt cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh, chế biến gỗ, lâm sản và động vật hoang dã ; lũy kế từ đầu năm đến nay đã kiểm tra 461 cơ sở; đã phát hiện và lập biên bản 15 vụ vi phạm hành chính. Thu nộp ngân sách trong tháng đạt 115.348 đồng; lũy kế từ đầu năm đến nay đạt 236.001.000 đồng, đạt 49,8% so với cùng kỳ năm 2007.
- Kiểm tra lâm sản nhập xưởng: 22.536,125 m3 gỗ các loại, lũy kế từ đầu năm đến nay đạt 115.174,966 m3 và vượt 101,87% so với cùng kỳ năm 2007.
4.4. Công tác quản lý và cứu hộ động vật hoang dã:
- Tính đến nay, tổng đàn cá sấu trên địa bàn thành phố khoảng 151.000 con, tăng 22,8% so cùng kỳ, với 64 trại nuôi. Trong tháng, cấp 16.160 mã số thẻ Cites làm thủ tục xuất khẩu cá sấu và sản phẩm từ cá sấu; lũy kế từ đầu năm đến nay đã cấp 20.106 mã số thẻ (trên tổng số 53.000 mã số thẻ được phép xuất khẩu trong năm 2008) cho 4 doanh nghiệp: Công ty TNHH Tồn Phát, Công ty Lâm nghiệp Sài Gòn, Công ty TNHH Cá sấu Hoa Cà, Công ty TNHH Suối Tiên.
Về xuất khẩu cá sấu và sản phẩm từ cá sấu: trong tháng, các doanh nghiệp đã xuất khẩu 527 tấm da thuộc, 600 tấm da muối. Lũy kế từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp đã xuất khẩu 7.400 con cá sấu, 102 kg thịt cá sấu, 3.020 tấm da muối, 527 tấm da thuộc, 2.800 tấm da lưng, 469 sản phẩm từ da cá sấu.
- Công tác cứu hộ đã thực hiện: Tại Trạm cứu hộ động vật hoang dã huyện Củ Chi hiện có 137 cá thể (trên 13 loài) đang được chăm sóc.
5. Công tác thủy lợi và phòng chống lụt bão:
5.1. Công tác thủy lợi:
- Hoàn thành dự thảo Quyết định thay thế Quyết định số 3522/QĐ-UB-KT ngày 30/7/1996 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quy định về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi. Hiện nay đang thu thập ý kiến đóng góp của các sở ngành, quận huyện để tổng hợp trình Sở Tư pháp thẩm định.
- Báo cáo kết quả thanh kiểm tra đợt I về chấp hành các quy định về giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi; báo cáo về tiến độ và chất lượng công trình chuyên ngành.
- Hoàn thành việc khảo sát, điều tra hiện trạng công trình thủy lợi Hóc Môn - Bắc Bình Chánh; hoàn chỉnh hồ sơ chỉ định thầu về xây dựng mốc cảnh báo lũ năm 2008, mốc chỉ giới hành lang bảo vệ công trình thủy lợi năm 2008.
- Bổ sung, hoàn chỉnh đề cương về đầu tư hạ tầng nông thôn phục vụ chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố trên hệ thống kênh Đông Củ Chi, huyện Củ Chi và xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh.
- Phối hợp với Phòng Cảnh sát Môi trường thuộc Công an thành phố kiểm tra các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
- Công ty Quản lý khai thác dịch vụ thủy lợi thực hiện tốt công tác điều tiết nước tưới phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu năm 2008; tổ chức công tác chống hạn, phòng chống cháy rừng. Tăng cường tuần tra, kiểm tra ngăn chặn xả nước thải gây ô nhiễm nguồn nước trên các kênh rạch.
Diện tích phục vụ tưới tiêu từ đầu năm 2008 đến nay đã thực hiện là 28.700 ha. Trong đó, diện tích tưới là 15.500 ha; diện tích tiêu, ngăn mặn, xổ phèn, trữ nước phòng chống cháy là 13.200 ha.
5.2. Công tác phòng chống lụt bão:
- Triển khai xây dựng Chương trình thực hiện Chiến lược phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn thành phố đến năm 2020 theo Quyết định số 172/ 2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn, diễn tập phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn cấp thành phố vào quý III năm 2008. Đôn đốc các địa phương, đơn vị tổ chức tổng kết công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai – tìm kiếm cứu nạn năm 2007 và triển khai kế hoạch, phương án chủ động phòng, chống lụt, bão, thiên tai – tìm kiếm cứu nạn năm 2008.
- Kiểm tra công trình phòng, chống lụt, bão, các vị trí sạt lở và có nguy cơ sạt lở tại các địa phương; phối hợp với Khu Đường sông cảnh báo các điểm có nguy cơ sạt lở bờ sông, rạch và nghiên cứu giải pháp chống sạt lở bờ sông, rạch trên địa bàn thành phố.
- Triển khai thu Quỹ Phòng, chống lụt, bão năm 2008. Rà soát nhu cầu các phương tiện, trang thiết bị của các địa phương, đơn vị để trình Thành phố phê duyệt đầu tư mua sắm trong năm 2008.
6. Chương trình nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn:
- Trong 5 tháng đầu năm 2008 đã lắp đặt 1.328 đồng nước, ước phục vụ cho 6.600 người. Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn đang quản lý khai thác 111 trạm cấp nước tập trung, phục vụ nước sinh hoạt cho 231.134 nhân khẩu của 40.256 hộ dân ngoại thành. Hiện nay, Trung tâm đang tiến hành nhận bàn giao 07 trạm cấp nước do Xí nghiệp Khai thác nước ngoại thành chuyển sang.
- Triển khai kế hoạch thực hiện Quyết định số 26/2008/QĐ-UBND ngày 01 tháng 4 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Chương trình vệ sinh môi trường nông thôn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2008 – 2010.
7. Hoạt động khuyến nông:
- Tổ chức Hội nghị Khuyến nông về việc phát triển hoa – cây kiểng – cá cảnh với sự tham dự của gần 20 đoàn đại diện của Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư Quốc gia, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Trung tâm Khuyến nông của các tỉnh, thành.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ về sản xuất, nhân giống mới chất lượng cao (phối hợp với Tổng Cục 5).
- Tăng cường hướng dẫn nông dân sử dụng phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh, áp dụng phương pháp 3 giảm, 3 tăng để đối phó với tình trạng phân bón và thuốc trừ sâu đang tăng giá hiện nay.
- Hoàn thành việc chấm thi và tổng hợp các số liệu, chuẩn bị Hội nghị tổng kết Hội thi Môi trường Xanh thành phố năm 2007 và triển khai Hội thi Môi trường Xanh, Vườn sinh thái đẹp thành phố năm 2008.
8. Hoạt động đối ngoại, tư vấn, hỗ trợ và xúc tiến thương mại:
- Tiếp tục theo dõi và hỗ trợ tình hình thực hiện các hợp đồng tiêu thụ nông sản đã ký kết, giới thiệu các doanh nghiệp chế biến và thu mua nông sản cho các HTX, trang trại. Trong tổng số 81 hợp đồng và biên bản ghi nhớ đã ký kết đến nay thực tế chỉ còn 75 hợp đồng theo dõi (có 06 hợp đồng đã thực hiện hoặc hết hạn chưa tiếp tục ký mới); trong 75 hợp đồng còn lại có 37 hợp đồng đã triển khai (chiếm 49,3 % tổng số hợp đồng). Số hợp đồng chưa triển khai là 38 hợp đồng, đa số hợp đồng này thuộc nhóm hợp đồng tiêu thụ của các xã điểm (chiếm 50,7% tổng số hợp đồng).
- Làm việc với công ty TNHH một thành viên Việt Nam kỹ nghệ súc sản Vissan và Hợp tác xã nuôi heo an toàn Tiên Phong về việc chuẩn bị công bố sản phẩm heo an toàn.
- Tiếp và làm việc với hơn 10 đoàn từ Đức, Hà Lan, Mông Cổ, Campuchia, Mỹ, Singapore,... đến tìm hiểu về ngành nông nghiệp của thành phố, giới thiệu và tổ chức hơn 05 buổi kết nối với các doanh nghiệp, HTX sản xuất của thành phố trong lĩnh vực rau quả và thực phẩm chế biến.
- Xây dựng và trình Thành phố phê duyệt đề cương nghiên cứu chuyên đề “Tác động của hội nhập kinh tế thế giới đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn TPHCM” theo sự phân công của Ủy ban nhân dân thành phố (hiện đang hoàn tất phần chính sách nông nghiệp đang áp dụng, rà soát các cam kết của Việt Nam trong WTO).
- Đang triển khai đánh giá hiệu quả hoạt động của nhà sơ chế, bảo quản rau quả tại HTX Phước An và nghiệm thu nhà sơ chế, bảo quản rau quả cho HTX Nhuận Đức
9. Công tác quản lý và kiểm định giống:
- Bình tuyển bò sữa đến nay trên 50.670 con, đạt 90% bò cái sinh sản cần bình tuyển.
- Gieo tinh bò sữa cao sản đến nay 1.690 liều, đạt 11,26% kế hoạch năm 2008.
- Công tác khảo sát, đánh giá chất lượng đời sau các dòng tinh bò sữa: trong tuần thực hiện 72 lượt con, lũy kế từ đầu năm đến nay thực hiện 1.038 lượt con, đạt 103,8% kế hoạch năm 2008.
- Khảo sát khả năng sinh sản, phối giống, năng suất sữa, cân đo trọng lượng bò nông hộ: trong tuần thực hiện 503 lượt con, lũy kế thực hiện từ đầu năm đến nay 6.831 con, đạt 28,73% kế hoạch năm 2008.
10/ Tình hình giá cả một số nông sản thực phẩm:
a/ Tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm Tân Xuân, huyện Hóc Môn:
Số
TT
|
Tên mặt hàng
|
Giá bán ngày 20/4/2008 (đ/kg)
|
Giá bán ngày 20/5/2008 (đ/kg)
|
Tăng (+) giảm (-)
(đồng/kg)
|
Rau
|
|
|
|
1
|
Bắp cải
|
5.000
|
3.600
|
-1.400
|
2
|
Cải thảo
|
3.500
|
3.600
|
+ 100
|
3
|
Xà lách búp
|
3.000
|
3.000
|
không đổi
|
Củ, quả
|
|
|
|
4
|
Su su
|
1.600
|
1.600
|
không đổi
|
5
|
Cà tím
|
3.800
|
3.600
|
-200
|
6
|
Dưa leo
|
4.500
|
4.000
|
-500
|
7
|
Khoai lang
|
3.600
|
3.800
|
+200
|
8
|
Củ cải trắng
|
2.000
|
2.000
|
không đổi
|
9
|
Su hào
|
4.800
|
5.600
|
+800
|
10
|
Đậu côve
|
5.000
|
6.000
|
+1.000
|
11
|
Cà rốt
|
5.500
|
6.000
|
+500
|
12
|
Cà chua
|
4.000
|
7.500
|
+3.500
|
13
|
Khoai tây
|
9.000
|
12.000
|
+3.000
|
14
|
Bí đao
|
3.600
|
2.700
|
-900
|
15
|
Khổ qua
|
4.200
|
5.000
|
+800
|
Trái cây
|
|
|
|
16
|
Quýt đường
|
8.000
|
9.000
|
+1.000
|
17
|
Nho
|
12.000
|
12.000
|
không đổi
|
18
|
Mãng cầu
|
9.000
|
12.000
|
+3.000
|
19
|
Bưởi 5 roi
|
6.800
|
8.000
|
+1.200
|
20
|
Thơm
|
2.200
|
3.600
|
+1.400
|
21
|
Nhãn
|
6.800
|
9.000
|
+2.200
|
22
|
Thanh long
|
4.000
|
4.600
|
+600
|
23
|
Đu đủ
|
3.800
|
3.600
|
-200
|
24
|
Cam sành
|
9.000
|
8.000
|
-1.000
|
b/ Tại chợ An Lạc, huyện Bình Chánh:
Số
TT
|
Tên mặt hàng
|
Giá bán ngày
20/4/2008
(đ/kg)
|
Giá bán ngày
20/5/2008
(đ/kg)
|
Tăng (+)
giảm (-)
(đồng/kg)
|
Tăng (+)
giảm (-)
(đ/kg) so năm trước
|
1
|
Thịt heo hơi
|
42.000
|
43.000
|
1.000
|
+21.500
|
2
|
Thịt heo đùi
|
60.000
|
60.000
|
không đổi
|
+26.000
|
3
|
Thịt bò thăn
|
95.000
|
110.000
|
+15.000
|
+17.000
|
4
|
Thịt bò bắp
|
78.000
|
80.000
|
+8.000
|
+27.000
|
5
|
Trứng gà
|
1.500
|
1.600
|
+100
|
+100
|
6
|
Trứng vịt
|
1.700
|
1.800
|
+100
|
+400
|
7
|
Cá lóc
|
50.000
|
58.000
|
+8.000
|
+30.000
|
11/ Tình hình biến động giá cả một số loại phân bón: (Đơn vị tính: đ/kg)
Loại phân bón
|
Giá T.3/2008
|
So với T.3/2007
|
Giá T.4/2008
|
So với T.4/2007
|
Giá T.5/2008
|
So với T.5/2007
|
Urê TQ
|
7.800
|
+ 2.600
|
8.700
|
+ 3.500
|
8.500
|
+ 3.200
|
Urê Phú Mỹ
|
8.000
|
+ 2.600
|
8.700
|
+ 3.300
|
8.600
|
+ 3.300
|
DAP
|
20.000
|
+ 14.000
|
21.000
|
+ 14.000
|
23.000
|
+ 15.600
|
Kali
|
9.700
|
+ 5.700
|
11.500
|
+ 7.500
|
12.300
|
+ 7.940
|
Super lân
|
3.300
|
+ 1.900
|
3.500
|
+ 2.100
|
3.700
|
+ 2.200
|
Nhìn chung, trong 5 tháng đầu năm 2008, hầu hết giá cả các loại nông sản đều tăng, hiện nay vẫn đang ở mức cao. Tại các chợ đầu mối, giá thịt heo hơi ở mức trung bình 43.000 đồng/kg, tăng gấp 2 lần so cùng kỳ, tăng 3.000 - 4.000 đồng/kg so quý I/2008; có lúc đã tăng lên 45.000 - 47.000 đồng/kg (tuần đầu tháng 5/2008); giá thịt bò ở mức 75.000 - 100.000 đồng/kg tùy theo loại; giá nhiều loại rau củ quả hiện nay cũng tăng.
Giá cả vật tư, phân bón biến động do giá nhiên liệu thế giới tăng cao. So với cùng kỳ 2007, giá phân bón tăng 50 - 80%. So với tháng 1/2008, giá các loại phân bón hữu cơ đã tăng 15 - 20%; các loại phân vô cơ tăng 35 - 60%.
Giá các loại nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc tăng 50 - 60% so cùng kỳ.
|