SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
7
8
9
2
7
8
1
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 25 Tháng Tư 2012 2:00:00 CH

Kết quả thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành, tình hình sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2012

- Công tác chỉ đạo điều hành tập trung:

Trong tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2012, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IXKế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015, với nhiệm vụ tập trung: “Phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững; tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học, công tác dự báo, tập trung sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, rau an toàn, cây kiểng, cá kiểng; tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược biển; chỉ đạo xây dựng mô hình nông thôn mới văn minh, giàu đẹp”. Một số nhiệm vụ cụ thể đã triển khai thực hiện như sau:

- Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Quyết định số 169/QĐ-BNN-KH ngày 01 tháng 02 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ; Chỉ thị số 01/2012/CT-UBND ngày 05 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về tập trung thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách thành phố năm 2012; Quyết định số 01/2012/QĐ-UBND ngày 04 tháng 01 năm 2012 về ban hành Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách thành phố; Chương trình công tác của Ủy ban nhân dân thành phố năm 2012 (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Quyết định số 16/QĐ-SNN-VP ngày 16 tháng 01 năm 2012 về ban hành Kế hoạch chỉ đạo, điều hành và Chương trình công tác năm 2012 của Sở).

- Tiếp tục tập trung triển khai thực hiện kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố (Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 22/01/2009) thực hiện chương trình hành động số 43-CTr/TU ngày 20/10/2008 của Thành ủy về nông nghiệp-nông dân - nông thôn theo Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hành TW Đảng khóa X.

          - Tập trung xây dựng các mô hình nông thôn mới đúng tiến độ theo chủ trương của Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố và chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới theo Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; xây dựng các xã điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2011 – 2015 tại 5 huyện.

- Tiếp tục tổ chức thực hiện kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố (Quyết định số 28/2008/QĐ-UBND ngày 03/04/2008) thực hiện Chương trình hành động số 24-CTr/TU ngày 26/10/2007 của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW của Ban chấp hành TW Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam trên địa bàn thành phố.

          - Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, phấn đấu tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp thành phố năm 2012 đạt chỉ tiêu đề ra.

- Tiếp tục triển khai thực hiện chương trình và chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị giai đoạn 2011 – 2015, các chương trình mục tiêu phát triển bò sữa, rau an toàn, hoa - cây kiểng, cá cảnh, cá sấu, chương trình giống cây, giống con chất lượng cao giai đoạn 2011 – 2015 theo quy hoạch sản xuất nông nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn năm 2025 đã được phê duyệt.

- Triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ và có hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và dịch hại trên cây trồng; tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật, thủy sản; công tác phòng chống triều cường; công tác quản lý bảo vệ rừng, động vật hoang dã phòng chống cháy rừng trong mùa khô.

 

II.- Tình hình sản xuất nông nghiệp:

1.- Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp 4 tháng đầu năm 2012:

Tốc độ tăng trưởng: Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp trên địa bàn thành phố trong tháng 4 năm 2012 ước đạt 163,2 tỉ đồng, lũy kế 4 tháng đầu năm 2012 ước đạt 907,8 tỉ đồng, tăng 6,1% so với cùng kỳ 2011, trong đó:

+ Trồng trọt: giá trị sản xuất ước đạt 292 tỉ đồng, tăng 5% so cùng kỳ.

+ Chăn nuôi: giá trị sản xuất ước đạt 296 tỉ đồng, tăng 4,2% so cùng kỳ.

+ Lâm nghiệp: giá trị sản xuất ước đạt 8,8 tỉ đồng, xấp xỉ cùng kỳ.

+ Thủy sản: giá trị sản xuất ước đạt 245 tỉ đồng, tăng 9,1% cùng kỳ.

+ Dịch vụ nông nghiệp: đạt 66 tỉ đồng, tăng 10% so cùng kỳ.

+ Dịch vụ thủy sản: đạt 17 tỉ đồng, tăng 13,3% so cùng kỳ.

2.- Trồng trọt:

2.1.- Rau: Diện tích gieo trồng đến nay ước đạt 6.637 ha, tăng 5,4% so cùng kỳ, trong đó rau an toàn là 6.504 ha, tăng 5,4% so cùng kỳ (Trong đó, vụ Đông Xuân ước 5.977 ha, tăng 19,7% so với cùng kỳ; vụ Hè Thu tính đến nay ước đạt 660 ha, bằng 50,8% so với cùng kỳ).

2.2.- Hoa, cây kiểng: Tổng diện tích hoa, cây kiểng đến nay là 1.290 ha, tăng 7,5% so với cùng kỳ; trong đó mai: 520 ha, tăng 5,5% so cùng kỳ; lan: 200 ha, tăng 5,3% so cùng kỳ; hoa nền: 220 ha, tăng 10%; kiểng, bonsai: 350 ha, tăng 10,4% so với cùng kỳ.

          2.3.- Cỏ thức ăn gia súc: Tổng diện tích gieo trồng đến nay là 3.929 ha, tăng 19,1% so cùng kỳ.

2.4.- Lúa: Diện tích gieo trồng đến nay ước đạt 6.421 ha, tăng 6% so với cùng kỳ.

2.5.- Cây cao su: Tổng diện tích cao su đến nay là 3.945 ha, tăng 12,7% so cùng kỳ.

2.6.- Cây ăn trái: Tổng diện tích cây ăn trái đến nay ước 10.000 ha, tăng 2% so với cùng kỳ.

3. Chăn nuôi:

3.1. Gia súc:

- Bò: Tổng đàn 108.761 con, tăng 2,9% so với cùng kỳ; trong đó, đàn bò sữa 85.116 con, tăng 6,6% so với cùng kỳ; riêng cái vắt sữa 44.000 con, tăng 4,5% so cùng kỳ. Sản lượng sữa bò tươi đạt 79.728 tấn, tăng 5,2% so cùng kỳ.

- Trâu: Tổng đàn 5.495 con, giảm 3,1% so với cùng kỳ.

- Heo: Tổng đàn 341.473 con, ng 6,7% so với cùng kỳ; trong đó, nái sinh sản là 48.365 con, ng 2,5% so với cùng kỳ.

3.2. Chăn nuôi khác:

- Chim Yến: Sản lượng Yến trong 4 tháng đầu năm 2012 đạt 160 kg, tăng 28% so với cùng kỳ.

- Cá sấu: Tổng đàn cá sấu trên địa bàn thành phố hiện nay khoảng 175.200 con, giảm 4,8% so cùng kỳ.

4. Về thủy sản:

- Tổng sản lượng thủy sản trong tháng 4 ước đạt 3.192 tấn, lũy kế 4 tháng đầu năm 2012 ước đạt 13.521 tấn, tăng 4,1% so với cùng kỳ, trong đó:

+ Sản lượng nuôi trồng: 6.771 tấn, tăng 10,3% so cùng kỳ.

+ Sản lượng đánh bắt: 6.750 tấn, giảm 1,4% so cùng kỳ.

+ Cá cảnh: 23 triệu con, tăng 12,2% so cùng kỳ. Số lượng cá cảnh xuất khẩu trong tháng 4/2012 là 804.000 con, nâng tổng số cá cảnh xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm 2012 là 3.116.000 con, tăng 7,1% so cùng kỳ.

5.- Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản chuyên ngành:

Các chủ đầu tư trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT đã được Ủy ban nhân dân thành phố giao kế hoạch vốn đầu tư xây dựng năm 2012 (đợt 1) nguồn vốn ngân sách thành phố và vốn viện trợ phát triển (ODA) theo Quyết định số 1104/QĐ-UBND ngày 05/3/2012 với tổng kinh phí là 324.808 triệu đồng, gồm 06 dự án chuyển tiếp, 02 chuẩn bị thực hiện dự án, 01 chuẩn bị đầu tư và 01 dự án vốn ODA. Riêng Công ty TNHH Một thành viên Quản lý khai thác dịch vụ thủy lợi được ghi vốn 08 dự án chuyển tiếp với tổng kinh phí là 170.000 triệu đồng. Theo báo cáo của các chủ đầu tư, kết quả thực hiện như sau:

- Các chủ đầu tư trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT: Giá trị khối lượng thực hiện: 74.000 triệu đồng; đã giải ngân đến ngày 30/3/2012 là 73.170/ 324.808 triệu đồng, đạt 22,6% kế hoạch, trong đó đền bù là 67.142 triệu đồng; ước giải ngân đến 30/4/2012 là 130.000 triệu đồng. Cụ thể giá trị khối lượng đã giải ngân như sau:

+ Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình thuộc Sở: 23.758/ 210.000 triệu đồng, đạt 11,3% KH; ước giải ngân đến 30/4/2012 là 40.000 triệu đồng.

+ Trung tâm Công nghệ Sinh học: 2.312/ 7.000 triệu đồng, đạt 33% KH; ước giải ngân đến 30/4/2012 là 3.000 triệu đồng.

+ Trung tâm Thủy sản thành phố: 47.000/ 97.000 triệu đồng, đạt 48,8% KH; ước giải ngân đến 30/4/2012 là 87.000 triệu đồng.

+ Ban Quản lý dự án QSEAP: 100/ 1.500 triệu đồng, đạt 7% KH; ước giải ngân đến 30/4/2012 là 200 triệu đồng.

- Công ty TNHH Một thành viên Quản lý khai thác dịch vụ thủy lợi: 12.219/ 170.000 triệu đồng, đạt 7,2% KH; ước giải ngân đến 30/4/2012 là 25.000 triệu đồng.

 

III.- Kết quả hoạt động một số lĩnh vực chuyên ngành:

          1.- Lĩnh vực chăn nuôi – thú y:

  - Triển khai thực hiện Công văn số 1886-CV/BTGTW của Ban Chấp hành Trung ương ngày 23/02/2012 về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo trong phòng, chống cúm A (H5N1); Công điện số 218/CĐ-TTg ngày 20/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phòng, chống dịch cúm A (H5N1). Triển khai thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại các văn bản: Chỉ thị số 395/CT-BNN-TY ngày 22/02/2012 về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch cúm gia cầm; Công điện khẩn số 06/CĐ-BNN-TY ngày 05/4/2012 về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch lợn tai xanh; Công văn số 258/BNN-TY ngày 09/02/2012 về việc triển khai Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường toàn quốc, từ ngày 15/02/2012 đến ngày 15/03/2012. Triển khai thực hiện chỉ đạo của y ban nhân dân thành phố tại các văn bản: Chỉ thị số 04/2012/CT-UBND ngày 18/02/2012 về tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; Quyết định số 876/QĐ-UBND ngày 23/02/2012 về kiện toàn nhân sự Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch hành động khẩn cấp phòng, chống dịch cúm gia cầm (H5N1) và đại dịch cúm ở người.

- Thực hiện công văn số 1361/VP-CNN ngày 03/3/2012 của Văn phòng  UBND thành phố, 04 Đoàn kiểm tra công tác phòng chống dịch cúm gia cầm đã triển khai công tác kiểm tra các địa bàn. Quá trình kiểm tra ghi nhận có sự chuyển biến tại các quận, huyện; đến nay, tình hình các điểm nóng kinh doanh gia cầm sống trái phép trên địa bàn thành phố đã giảm từ khoảng 135 điểm xuống còn khoảng 87 điểm, tập trung tại một số địa phương như: Bình Chánh, Gò Vấp, quận 12, Hóc Môn, Bình Tân, Củ Chi,...

- Tiếp tục triển khai mô hình điểm quản lý thực phẩm theo "Chuỗi thực phẩm an toàn - Chuỗi thịt heo, thịt gà và trứng gà" theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1325/TTg-KGVX ngày 04/8/2011 về Đề án xây dựng mô hình thí điểm quản lý thực phẩm theo Chuỗi thực phẩm an toàn tại thành phố Hồ Chí Minh. Chi cục Thú y cũng đã và đang tập trung triển khai công tác tuyên truyền và tăng cường kiểm tra tình hình dịch tễ tại các khu vực chăn nuôi nhập cư, khu vực giáp ranh các tỉnh, ổ dịch cũ...; quản lý tình hình nhập xuất đàn gia súc - gia cầm; thống kê, cập nhật dữ liệu đàn gia súc; tiêm phòng và thu phí tiêm phòng; kiểm tra hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng, tăng cường hoạt động hệ thống giám sát dịch bệnh đến từng hộ, cơ sở chăn nuôi, đảm bảo các trường hợp dịch bệnh được phát hiện nhanh và xử lý kịp thời.

- Chi cục Thú y đã phối hợp tốt với đoàn liên ngành và lực lượng Cảnh sát giao thông kiểm tra, phát hiện một số trường hợp vi phạm trong vận chuyển, giết mổ trái phép động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch với số lượng lớn; toàn bộ các lô hàng nói trên đã được xử lý theo quy định. Trong tháng 4/2012, số trường hợp xử phạt vi phạm hành chính là 424 trường hợp với tổng số tiền phạt 490.300.000 đồng (tăng 14,29% số trường hợp và tăng 66,91% số tiền phạt so với cùng kỳ năm 2011); luỹ kế từ đầu năm đến nay đã xử phạt vi phạm hành chính là 1.731 trường hợp với tổng số tiền phạt 1.823.750.000 đồng (Trong đó, riêng tại Trạm Kiểm dịch động vật Thủ Đức, từ đầu năm 2012 đến nay đã xử phạt vi phạm hành chính 209 trường hợp với tổng số tiền phạt 302.250.000 đồng). Các hành vi vi phạm chủ yếu tập trung việc vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật không có giấy chứng nhận kiểm dịch, không dấu kiểm soát giết mổ, không chấp hành tiêm phòng bắt buộc theo quy định.

2.- Lĩnh vực trồng trọt - bảo vệ thực vật:

- Tiếp tục chỉ đạo thu hoạch vụ Đông Xuân 2011 – 2012 và gieo trồng vụ Hè Thu 2012. Chi cục Bảo vệ thực vật tập trung thực hiện công tác kiểm tra theo dõi tiến độ sản xuất, sinh trưởng cây lúa và rau, điều tra phát hiện, dự tính dự báo tình hình sinh vật hại cây trồng vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu. Hàng tuần, qua các phương tiện thông tin đại chúng đã thông tin và hướng dẫn cho bà con nông dân các biện pháp phòng trị sinh vật hại cây trồng kịp thời, hiệu quả.

- Về công tác thanh tra chuyên ngành: Trong tháng 4/2012 đã tiến hành thanh, kiểm tra 01 đợt với 19 cơ sở mua bán thuốc bảo vệ thực vật, kết quả không có cơ sở vi phạm. Thanh, kiểm tra 01 đợt với 06 hộ nông dân đang sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng; kết quả chưa phát hiện có hộ nào vi phạm.

- Về công tác giám sát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật bằng phương pháp phân tích nhanh GT-TestKit: đã kiểm tra 683 mẫu (trong đó, 218 mẫu tại vùng sản xuất, 465 mẫu tại 03 chợ đầu mối kinh doanh nông sản); kết quả có 672 mẫu âm tính và 11 mẫu dương tính với dư lượng thuốc bảo vệ thực vật; hiện đang tiến hành phân tích định lượng.

- Tình hình hoa kiểng phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012: Diện tích sản xuất hoa - cây kiểng trên địa bàn thành phố năm 2011 đạt 2.010 ha, tăng 100 ha (5,2%) so với năm 2010; trong đó diện tích sản xuất hoa, cây kiểng phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Thìn năm 2012 ước khoảng 1.177,1 ha, tăng  4,93% so với cùng kỳ. Diện tích tăng tập trung vào hoa lan, bonsai, cây kiểng và hoa nền.

Ước sản lượng hoa kiểng phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Thìn năm 2012 khoảng 470 ngàn chậu bonsai và kiểng cổ (tăng 17,5% so với cùng kỳ); 2,5 triệu chậu lan (tăng 8,7% so với cùng kỳ); 3 triệu cành lan (tăng 11,1% so với cùng kỳ); 6,4 triệu chậu hoa nền (tăng 3,2% so với cùng kỳ) và 1,5 triệu chậu mai (không tăng so với cùng kỳ).

3. Lĩnh vực lâm nghiệp - kiểm lâm:

- Tiếp tục quản lý công tác xây dựng, phục hồi, sử dụng và phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất với tổng diện tích rừng, đất lâm nghiệp và cây lâm nghiệp trồng phân tán trên địa bàn thành phố hiện nay là 42.523,27 ha (theo Quyết định số 4109/QĐ-UBND ngày 29/8/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt số liệu chi tiết diện tích rừng, đất lâm nghiệp và cây lâm nghiệp phân tán trên địa bàn thành phố năm 2010).

- Chi cục Lâm nghiệp tổ chức điều tra cây trồng phân tán tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố để xây dựng kế hoạch và dự toán cung cấp cây phân tán năm 2012; tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất cây giống phân tán năm 2012 là 300.000 cây các loại phục vụ nhu cầu trồng cây phân tán của các đơn vị trên địa bàn thành phố; đến nay đã gieo ươm, chăm sóc 80.000 cây bóng mát và 139.000 cây kiểng và 81.000 cây mọc nhanh. Đồng thời, Chi cục đang tiếp tục điều tra, khảo sát hiện trạng sử dụng đất ven sông, kênh, rạch trên địa bàn các quận Thủ Đức, Bình Thạnh, 12 và các huyện Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi để bổ sung thiết kế thực hiện công trình trồng 500.000 cây xanh; tham gia chỉ đạo, giám sát thi công Công trình trồng 500.000 cây chống sạt lở ven sông, kênh, rạch trên địa bàn thành phố.

- Phối hợp với Uỷ ban nhân dân quận và Trung tâm Văn hoá – Thể thao – Du lịch quận 12 chuẩn bị tổ chức lễ Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” 19/5/2012 tại Nhà truyền thống Chiến khu An Phú Đông.

- Thực hiện công tác tuyên truyền vận động nhân dân về bảo vệ, phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và bảo vệ động vật hoang dã, trong tháng 4/2012, Chi cục Kiểm lâm đã tổ chức tuyên truyền cho 1.699 lượt người (luỹ kế trong 4 tháng đầu năm 2012 là 4.652 lượt người); tổ chức 89 lượt tuần tra bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã (luỹ kế 341 lượt); phối hợp với chủ rừng thực hiện 17 lượt tuần tra bảo vệ rừng trên địa bàn (luỹ kế 71 lượt); phối hợp với các xã và lực lượng giáp ranh tuần tra truy quét bảo vệ rừng 05 lượt (luỹ kế 29 lượt). Đặc biệt, đã tổ chức kiểm tra 08 đơn vị chủ rừng và 04 xã nơi có rừng và cây phân tán nằm trong vùng nguy cơ cháy cao.

- Về công tác kiểm tra, quản lý lâm sản và động vật hoang dã, trong tháng, Chi cục Kiểm lâm đã tổ chức kiểm tra 152 lượt với 132 cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh gỗ, lâm sản (luỹ kế 623 lượt/ 368 cơ sở) và kiểm tra 16 lượt buôn bán động vật hoang dã trái phép (luỹ kế 66 lượt). Kết quả, đã lập biên bản 16 vụ vi phạm và đã xử phạt vi phạm hành chính 13 vụ (luỹ kế từ đầu năm đến nay đã xử phạt vi phạm hành chính 40 vụ); thu nộp ngân sách nhà nước 96.650.000 đồng (lũy kế 194.150.000 đồng).

- Về công tác cứu hộ động vật hoang dã, hiện nay, tại Trạm cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi có 136 cá thể thuộc 25 loài (trong đó có 04 con rắn hổ mang) đang được chăm sóc cứu hộ.

4.- Lĩnh vực Thủy sản – Bảo vệ nguồn lợi thủy sản:

- Tiếp tục phối hợp các sở - ngành, quận - huyện triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 9 (khóa X) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, gồm các nội dung: Quy hoạch vùng và công nhận cho các hộ nông dân nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy định; triển khai Chương trình hỗ trợ khai thác xa bờ ở ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa và DK1.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Thông tư số 28/2011/TT-BNNPTNT về quy định việc chứng nhận thủy sản khai thác xuất khẩu vào thị trường Châu Âu; Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT về kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản; Thông tư số 15/2011/TT-BNNPTNT về Quy chế thông tin đối với tàu cá hoạt động trên biển; Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT về kiểm tra chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản; Quyết định số 1503/QĐ-BNN-TCTS về quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (VietGAP); Quyết định số 1617/ QĐ-BNN-TCTS về hướng dẫn áp dụng VietGAP đối với nuôi thương phẩm cá tra, tôm sú, tôm thẻ chân trắng.

- Tiếp tục triển khai Chương trình giám sát dịch bệnh cá cảnh và Chương trình nuôi tốt cá cảnh giai đoạn 2011 – 2015.

- Xây dựng Chương trình An toàn vệ sinh thực phẩm nguồn gốc động vật.

- Triển khai công tác điều tra giống thủy sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

- Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tiếp tục phối hợp với Bộ đội Biên phòng thành phố thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, giữ gìn an ninh, trật tự, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và các hoạt động nghề cá trên vùng biển thành phố Hồ Chí Minh. Trong tháng, Chi cục tiến hành kiểm tra 40 phương tiện đánh bắt thủy sản, đã phát hiện và xử lý 08 trường hợp vi phạm bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

- Tổng số tàu thuyền trên địa bàn thành phố là 1.728 chiếc, với tổng số thuyền viên là 6.845 người; trong đó, tổng số tàu thuyền có công suất lớn hơn 90 CV là 135 chiếc, với tổng số thuyền viên là 1.340 người; tổng số tàu thuyền có công suất từ 20 CV đến 90 CV là 774 chiếc, với tổng số thuyền viên là 3.000 người; tổng số tàu thuyền có công suất nhỏ hơn 20 CV là 819 chiếc, với tổng số thuyền viên là 2.505 người. Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ việc ra khơi của các tàu, thuyền nói trên, giữ thông tin liên lạc thường xuyên với các chủ tàu, thuyền đang hoạt động trên Biển Đông để xử lý kịp thời các sự cố xảy ra.

5.- Lĩnh vực thủy lợi – phòng chống lụt bão:

- Triển khai các biện pháp đối phó tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, đảm bảo nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, đồng thời xây dựng kế hoạch phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn đảm bảo nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân 2011 2012

- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định trong giấy phép xả nước thải của các đơn vị sản xuất đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống thủy lợi Hóc Môn - Bắc Bình Chánh (đợt 1).

- Triển khai thực hiện Chỉ thị số 08/2012/CT-UBND ngày 29/02/2012 và Quyết định số 07/2012/QĐ-UBND ngày 28/02/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn năm 2012. Tổ chức trực ban để thường xuyên theo dõi diễn biến của thời tiết nguy hiểm, triều cường nhằm triển khai các biện pháp phòng, chống, ứng phó kịp thời, hiệu quả.

- Hướng dẫn quận, huyện triển khai thực hiện Quyết định số 07/2012/QĐ-UBND ngày 28/02/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về thành lập và ban hành Quy chế (mẫu) tổ chức và hoạt động của lực lượng quản lý đê nhân dân tại phường - xã - thị trấn (nơi có đê) trên địa bàn thành phố.

- Đối với 135 công trình bờ bao phòng, chống triều cường, bờ bao kết hợp giao thông nông thôn, chống sạt lở bờ sông, tiêu thoát nước năm 2008 (theo Công văn số 4358/UBND-CNN ngày 10/7/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố): đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 133/135 công trình (đạt 98,51%) và đang thi công 02 công trình (01 công trình của huyện Củ Chi và 01 công trình của quận 2).

- Đối với 125 công trình bờ bao phòng, chống triều cường, bờ bao kết hợp giao thông nông thôn, chống sạt lở bờ sông, tiêu thoát nước năm 2009 (theo Công văn số 3777/UBND-CNN ngày 29/7/2009 của Ủy ban nhân dân thành phố): đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 121/125 công trình (đạt 96,8%), đang thi công 02 công trình (01 công trình của quận Bình Thạnh và 01 công trình của huyện Nhà Bè) và đang chuẩn bị thi công 02 công trình (01 công trình của huyện Bình Chánh và 01 công trình của huyện Nhà Bè).

- Đối với 59 công trình bờ bao phòng, chống triều cường kết hợp giao thông nông thôn, chống sạt lở bờ sông, tiêu thoát nước năm 2011 (Công văn số 1082/UBND-CNN ngày 14/3/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố): đã phê duyệt 28/59 hồ sơ, đạt 47,45%, trong đó, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 22 công trình (đạt 37,28%), đang thi công 05 công trình (tại quận Thủ Đức), đang chuẩn bị thi công 01 công trình (tại huyện Nhà Bè); còn lại 31 công trình đang tiến hành thẩm định hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật. Các công trình hoàn thành đã phát huy hiệu quả trong việc tiêu thoát nước phục vụ sản xuất cho khoảng 10.710 ha đất sản xuất nông nghiệp; phòng, chống ngập úng bảo vệ khu dân cư cho khoảng 17.360 hộ dân.

- Tiếp tục tham gia Chương trình “Thành phố Hồ Chí Minh phát triển hướng về phía biển thích ứng với biến đổi khí hậu”. Cập nhật Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2011 2015 theo Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2011.

6.- Lĩnh vực phát triển nông thôn:

- Về kinh tế tập thể: Tính đến tháng 4/2012, trên địa bàn thành phố có 53 Hợp tác xã và 220 Tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Chi cục Phát triển nông thôn đang triển khai các nội dung Phát triển kinh tế tập thể năm 2012 tại 5 huyện và 52 xã; tập trung hoàn thành tiêu chí số 13 về kinh tế tập thể trong năm 2012.

- Về thực hiện chính sách: Tiếp tục theo dõi tình hình thực hiện Quyết định 36/2011/QĐ-UBND ngày 10/6/2011 của UBND thành phố về ban hành Quy định về Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2015. Trong 4 tháng đầu năm 2012, có 68 phương án được phê duyệt theo Quyết định 36/2011/QĐ-UBND, gồm 454 hộ vay vốn với tổng vốn đầu tư là 389 tỷ đồng, trong đó tổng vốn vay được hỗ trợ lãi suất là 130 tỷ đồng. Lũy kế từ khi triển khai Quyết định 36/2011/QĐ-UBND đến nay đã có 306 phương án, 1.742 hộ, tổng vốn đầu tư 1.075 tỷ đồng, tổng vốn vay được hỗ trợ lãi suất là 536 tỷ đồng.

- Về xây dựng nông thôn mới: Tiếp tục theo dõi tiến độ thực hiện 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại 06 xã thí điểm. Đến tháng 4/2012, các xã đạt số tiêu chí như sau: xã Tân Thông Hội đạt 18/19 tiêu chí, xã Thái Mỹ đạt 13/19 tiêu chí, xã Xuân Thới Thượng đạt 15/19 tiêu chí, xã Tân Nhựt đạt 12/19 tiêu chí, xã Nhơn Đức đạt 14/19 tiêu chí, xã Lý Nhơn đạt 13/19 tiêu chí. Hiện nay, Chi cục Phát triển nông thôn đang phối hợp với Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới của 06 xã xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới điều chỉnh các nội dung Đề án thí điểm. Đối với 22 xã xây dựng đề án đợt 1 năm 2011, hiện nay Ban Quản lý các xã đang chỉnh sửa đề án theo nội dung góp ý của Tổ giúp việc Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố; thẩm định lần 2 để trìnhy ban nhân dân thành phố phê duyệt. Đối với 30 xã còn lại, Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các huyện đã tổ chức họp góp ý đề án, dự kiến hoàn thành thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt trong tháng 5/2012.

- Về phát triển ngành nghề nông thôn: Tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức Hội thi An toàn vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn lần thứ VI – năm 2012.

          - Về diêm nghiệp, tiếp tục theo dõi tình hình sản xuất, tiêu thụ muối trên địa bàn thành phố. Tính đến ngày 10/3/2012, diện tích đưa vào sản xuất muối 1.532,2 ha; trong đó xã Lý Nhơn 860 ha (muối trải bạt 77 ha), Long Hoà 202,2 ha, Thạnh An 400 ha và thị trấn Cần Thạnh 70 ha. Từ đầu năm đến nay, do ảnh hưởng 2 đợt áp thấp nhiệt đới, xảy ra mưa trái vụ làm thiệt hại 3.550 tấn muối. Sản lượng thu hoạch đầu vụ là 16.400 tấn, trong đó có 1.700 tấn muối trải bạt. Tiếp tục tiêu thụ hết lượng muối vụ trước còn trữ trong dân là 16.095 tấn và tiêu thụ trong vụ 1.700 tấn (có 250 tấn muối trải bạt). Xây dựng kế hoạch tổ chức đào tạo nghề sản xuất muối theo “Quy trình sản xuất muối sạch theo phương pháp kết tinh muối trên ruộng trải bạt” tại xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ.

- Phối hợp với Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành Đoàn thành phố triển khai các nội dung liên quan đến kế hoạch chương trình liên tịch năm 2012.

7.- Hoạt động khuyến nông:

- Trong 4 tháng đầu năm 2012, Trung tâm Khuyến nông đã triển khai 01 lớp tập huấn kỹ thuật trồng cây ăn trái theo quy trình VietGAP cho Tổ cây ăn trái Trung An, huyện Củ Chi; tổ chức 08 cuộc hội thảo gồm 07 cuộc hội thảo tổng kết công tác khuyến nông năm 2011 và phương hướng hoạt động khuyến nông năm 2012 tại các Trạm khuyến nông quận 29Thủ Đức, quận 12 Gò Vấp, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Cần Giờ, Nhà Bè; 01 cuộc hội thảo định hướng sản xuất và tiêu thụ rau muống nước trên địa bàn quận 12.

- Tiếp tục duy trì chương trình phát thanh khuyến nông trên sóng AM – Đài Tiếng nói nhân dân thành phố (02 chuyên đề/tuần), bản tin thị trường, tập san, trang web, mô hình cà phê khuyến nông.

- Khảo sát tình hình sản xuất, kinh doanh hoa kiểng phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012; khảo sát mô hình cải tạo vườn đẹp, tạo cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp tại xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi.

8.- Lĩnh vực cung cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn:

- Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn hiện đang quản lý khai thác 123 trạm cấp nước tập trung, phục vụ nước sinh hoạt cho 302.515 nhân khẩu của 53.454 hộ dân ngoại thành. Trong tháng đã lắp đặt thêm 239 đồng hồ nước cho các hộ sử dụng (luỹ kế từ đầu năm đến nay đã lắp đặt thêm 836 đồng hồ nước).

- Hoàn thành thi công xây lắp nâng cấp mở rộng Trạm cấp nước Bình Chánh 1.

- Về chương trình vệ sinh môi trường nông thôn, Trung tâm đã triển khai kế hoạch năm 2012 đến 05 huyện ngoại thành của thành phố. Phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng tổ chức 15 lớp tập huấn kiến thức chung về sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Trung tâm cũng đã hoàn tất các thủ tục tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia nước sạch – vệ sinh môi trường nông thôn và ngày Môi trường thế giới năm 2012 tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh vào ngày 21/4/2012.

9.- Hoạt động tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp:

- Tổ chức giao lưu kết nối giữa các đơn vị sản xuất và kinh doanh rau, nấm trên địa bàn thành phố với sự tham gia của 63 tổ chức, cá nhân. Phát hành cẩm nang về rau – nấm.

- Thực hiện Chương trình “Mỗi nhà nông một website”, từ đầu năm đến nay, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp đã hỗ trợ xây dựng website cho 03 đơn vị mới, nâng tổng số website đã xây dựng cho các đơn vị từ đầu chương trình đến nay là 43 website; đồng thời tiếp tục hỗ trợ nâng cấp website cho các đơn vị.

- Về hoạt động thiết kế logo, xây dựng nhãn hiệu, từ đầu năm đến nay, Trung tâm đã thiết kế logo, xây dựng nhãn hiệu cho thêm 08 đơn vị; lũy kế từ đầu chương trình đến nay là 43 đơn vị.

- Thực hiện chương trình “Nông dân hội nhập” với chủ đề “Nét mới trong hoạt động hỗ trợ tiêu thụ nông sản thành phố”. Từ đầu năm đến nay đã phát sóng các chương trình: “Chuẩn bị thực phẩm an toàn ngày tết”, “Hưởng ứng tuần lễ quốc gia vệ sinh an toàn và phòng chống cháy nổ”, chương trình “Nông nghiệp nông thôn” với chủ đề “Nông nghiệp công nghệ cao” và “Chung kết Hội thi - Triển lãm Bò sữa thành phố Hồ Chí Minh lần thứ III, năm 2011”.

- Về kết quả chứng nhận VietGAP: Từ đầu năm đến nay, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp đã tổ chức chứng nhận VietGAP cho 29 tổ chức, cá nhân với diện tích là 7,39 ha, sản lượng dự kiến 799 tấn/năm. Lũy kế từ năm 2009 đến nay, Trung tâm đã tổ chức chứng nhận VietGAP cho 148 tổ chức, cá nhân (là xã viên của 3 Hợp tác xã Nhuận Đức, Ngã 3 Giòng, Thỏ Việt; 04 công ty và các nông hộ), với tổng diện tích là 81,9503 ha; tổng sản lượng thu hoạch rau, củ, quả các hộ sản xuất theo quy trình VietGAP ước đạt 9.604 tấn/năm.

10.- Hoạt động quản lý và kiểm định giống cây trồng, vật nuôi:

          - Về công tác quản lý và kiểm định giống vật nuôi: Tiếp tục tổ chức bình tuyển, lập lý lịch cho đàn bò tại các nông hộ chăn nuôi bò sữa, nhất là các xã nông thôn mới và các xã chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (tính từ khi thực hiện Chương trình phát triển giống bò sữa giai đoạn từ năm 2005 đến nay đã bình tuyển, gắn số tai và lập lý lịch cho 69.899 con, chiếm khoảng 85% tổng đàn bò sữa của thành phố); khảo sát và theo dõi khả năng sinh sản, phối giống, năng suất sữa bò nông hộ; khảo sát, đánh giá chất lượng đời sau các dòng tinh bò sữa; đánh giá tiến bộ di truyền giống heo theo phương pháp BLUP; giám định heo đực giống khai thác thụ tinh nhân tạo.

          - Thực hiện Dự án trại thực nghiệm chăn nuôi bò sữa công nghệ cao Israel, Trung tâm Quản lý và Kiểm định giống cây trồng, vật nuôi đang thực hiện hoàn chỉnh các gói thầu thuộc Dự án để chuẩn bị đưa vào vận hành. Trong 4 tháng đầu năm 2012, Trung tâm đã thực hiện gói thầu bò sữa, vận chuyển 120 con về nuôi tại trại. Trung tâm cũng đã tiến hành thu hoạch các giống cỏ trồng tại trại với tổng diện tích 5,8 ha kể từ đầu tháng 02 năm 2012.

- Về công tác quản lý và kiểm định giống cây trồng: Phòng Kiểm nghiệm giống cây trồng của Trung tâm được đưa vào vận hành từ năm 2008, đến nay đã có nhiều kết quả khả quan trong công tác kiểm nghiệm hạt giống; trong 04 tháng đầu năm 2012, đã tiến hành kiểm nghiệm được 50 mẫu. Đã sưu tập thêm được 03 giống ớt mới; tiếp tục sưu tập 03 giống hoa sứ; đang tiếp tục nhân giống và chăm sóc các giống sưu tập hoa kiểng và cây ăn trái từ năm 2010 đến nay. Kết quả thử nghiệm giống cây trồng mới đã bổ sung thêm 02 giống cải củ 45 ngày của Công ty Đại Địa, giống dưa hấu HMN 388 của Công ty Trang Nông có năng suất cao, chất lượng phù hợp với thị trường.

- Đã xây dựng hoàn chỉnh thủ tục hành chính “Cấp mã số doanh nghiệp” cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn thành phố.

IV.- Một số nhận xét, đánh giá chung:

- Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố tiếp tục chuyển dịch theo hướng nông nghiệp đô thị. Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp trên địa bàn thành phố trong 4 tháng đầu năm 2012 duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, tăng 6,1% so cùng kỳ 2011, trong đó trồng trọt tăng 5%, chăn nuôi tăng 4,2%, thủy sản tăng 9,1%, dịch vụ nông nghiệp tăng 10%, dịch vụ thủy sản tăng 13,3%. Một số chỉ tiêu chủ yếu tăng khá như diện tích gieo trồng rau tăng 5,4%, diện tích cây hoa kiểng tăng 7,5%, nuôi chim Yến lấy tổ tăng 28%, sản lượng cỏ thức ăn gia súc tăng 4%, đàn bò sữa tăng 6,6%, sản lượng sữa bò tươi tăng 5,2%, sản lượng nuôi thủy sản tăng 10,3%, cá cảnh tăng 12,2%,…

- Hiện nay, tình hình dịch bệnh Cúm gia cầm, Lở mồm long móng và PRRS trên cả nước có dấu hiệu tạm lắng dịu. Tình hình dịch tễ đàn gia súc, gia cầm của thành phố tương đối ổn định, không phát hiện hộ chăn nuôi xảy ra dịch bệnh. Tuy nhiên, cần thiết duy trì sự phối hợp của toàn thể các lực lượng, ban ngành địa phương trong công tác phòng, chống và xử lý triệt để các ổ dịch ngay từ khi phát sinh.

- Tập trung thực hiện quyết liệt công tác phòng, chống triều cường; tổ chức trực ban 24/24 giờ để cảnh báo, ứng phó, phòng tránh tại các điểm xung yếu; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình đê bao, phòng chống lụt bão.

- Vụ Đông Xuân và Hè Thu đang phát triển ổn định, phù hợp với kế hoạch chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại thành phố.

- Tình hình rừng trên địa bàn thành phố tiếp tục ổn định, hoạt động quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã, phòng chống cháy rừng được tăng cường và duy trì thường xuyên.

- Mặc dù vốn kế hoạch đầu tư xây dựng năm 2012 mới được Ủy ban nhân dân thành phố giao từ ngày 05/3/2012, tuy nhiên các chủ đầu tư đã tập trung tổ chức thi công sớm các công trình chuyển tiếp; đồng thời liên hệ với các địa phương để triển khai công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Các dự án chuẩn bị đầu tư và chuẩn bị thực hiện dự án tiếp tục triển khai công tác: Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp đang trình hồ sơ phê duyệt dự án; Trung tâm Công nghệ Sinh học đã hoàn thành công tác chuẩn bị thực hiện các dự án xây dựng khu nhà lưới, nhà kính nuôi cấy tế bào thực vật, dự án xây dựng khu nghiên cứu Trung tâm Công nghệ Sinh học,…; Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn đang trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt Chương trình cấp nước sinh hoạt nông thôn giai đoạn 2012 – 2015; Ban quản lý Trung tâm Thủy sản đang tiếp tục triển khai công tác đền bù giải phóng mặt bằng.

 

V.- Chương trình công tác tháng 5 năm 2012:

Trong tháng 5 năm 2012, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố tập trung chỉ đạo điều hành một số mặt công tác chính sau đây:

1.- Tiếp tục tổ chức triển khai Chương trình hành động số 43-CTr/TU ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh và Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Thành ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X.

2.- Tiếp tục tập trung xây dựng các mô hình nông thôn mới đúng tiến độ theo chủ trương của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố và chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới theo Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo đẩy mạnh phát triển ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn, xây dựng và phát triển làng nghề ở nông thôn. Hỗ trợ, bù lãi suất tín dụng chương trình khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị.

3.- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 01/2012/CT-UBND ngày 05 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về tập trung thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách thành phố năm 2012; Kế hoạch chỉ đạo, điều hành và Chương trình công tác năm 2012 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố tại Quyết định số 01/2012/QĐ-UBND ngày 04 tháng 01 năm 2012 về ban hành Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách thành phố; Chương trình công tác của Ủy ban nhân dân thành phố năm 2012.

          4.- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, phấn đấu tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp thành phố năm 2012 đạt chỉ tiêu đề ra.

5.- Chỉ đạo sản xuất Vụ Hè Thu 2012 theo tiến độ, đẩy mạnh triển khai chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại thành phố. Tập trung chỉ đạo phòng, chống hạn, phục vụ sản xuất Vụ Hè Thu 2012 có hiệu quả.

6.- Tiếp tục tổ chức, thực hiện đúng tiến độ và hiệu quả các chương trình mục tiêu: chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị; phát triển bò sữa, rau an toàn, hoa - cây kiểng, cá cảnh, cá sấu, chương trình giống cây, giống con chất lượng cao giai đoạn 2011 – 2015; chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật, thủy sản ...

          7.- Tập trung thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; xử lý triệt để các trường hợp xảy ra dịch ngay từ khi phát sinh, quyết tâm không để xảy ra dịch bệnh lây lan trên diện rộng.

8.- Tiếp tục triển khai các chương trình khuyến nông chuyển giao khoa học kỹ thuật phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, khuyến nông 3 giảm, chương trình khuyến nông xóa đói giảm nghèo.

9.- Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 1685/CT-TTg, ngày 27/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ; Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 về ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng; Chỉ thị số 3714/CT-BNN-TCLN ngày 15/12/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường chấn chỉnh hoạt động của lực lượng Kiểm lâm; Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 về Hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản; Chỉ thị số 11/2011/CT-UBND ngày 18/3/2011 của Uỷ ban nhân dân thành phố về tăng cường các biện pháp bảo tồn, phát triển bền vững Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ; Quyết định số 509/QĐ-UBND ngày 03/02/2012 phê duyệt Chương trình quản lý bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 – 2015; Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 13/3/2012 về tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và cây phân tán năm 2012.

10.- Tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình xây dựng cơ bản chuyên ngành trên địa bàn; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án trong mùa khô để hoàn thành đúng kế hoạch.

11.- Tổ chức lễ Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” 19/5/2012 tại Nhà truyền thống Chiến khu An Phú Đông, quận 12. Tổ chức Hội thi An toàn vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn lần thứ VI – năm 2012.

12.- Đảm bảo an toàn tuyệt đối tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại các đơn vị.

 



Số lượt người xem: 6038    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm