Đó là mục tiêu của Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới thuộc Chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố giai đoạn 2012 – 2020 được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt tại Quyết định 3286/QĐ-UBND ngày 28/6/2012. Góp phần nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, điều hành và thực thi của cán bộ xây dựng nông thôn mới, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực để triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố. Trang bị cho cán bộ các sở ban ngành đoàn thể, các quận huyện, xã phường, người dân, các hợp tác xã, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hiểu đúng và đủ các chủ trương, cơ chế, chính sách xây dựng nông thôn mới của Chính phủ, thành phố; để từ đó, cùng chung sức thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới thành công.
Đối tượng được đào tạo, bao gồm: Thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố; thành viên Tổ Công tác giúp việc Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới; cán bộ các sở, ngành, các đoàn thể được giao nhiệm vụ thực hiện các nội dung của Chương trình xây dựng nông thôn mới, thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới các huyện: Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ; cán bộ được giao nhiệm vụ thực hiện các nội dung của Chương trình xây dựng nông thôn mới của các phòng, ban, đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cán bộ là báo cáo viên của thành phố và các huyện (thực hiện nhiệm vụ báo cáo viên cho các lớp đào tạo cán bộ xây dựng nông thôn mới cấp huyện và cấp xã); cán bộ của các phòng, ban có liên quan của 05 huyện được giao nhiệm vụ thực hiện các nội dung của Chương trình xây dựng nông thôn mới; thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới của 05 huyện; cán bộ công chức các xã theo quy định tại Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ; cán bộ Đảng, đoàn thể, cán bộ được cấp trên tăng cường về xã; cán bộ nguồn trong diện quy hoạch của xã; thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý, Ban vận động xây dựng nông thôn mới xã và Ban giám sát cộng đồng; cán bộ ấp, tổ nhân dân: Bí thư, trưởng ấp; thành viên ban nhân dân, ban phát triển ấp; thành viên ban vận động ấp... Số lượng cán bộ được đào tạo từ năm 2012 đến năm 2020, cấp thành phố: 520 người, cấp huyện: 600 người, cấp xã: 7.600 người.
Nội dung đào tạo, cụ thể: các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới; nội dung xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện; chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo các cấp và bộ máy quản lý, điều hành chương trình; cơ chế huy động nguồn lực và quản lý tài chính ngân sách trong Chương trình xây dựng nông thôn mới; tổ chức tuyên truyền và vận động xây dựng nông thôn mới; chính sách và kinh nghiệm của một số quốc gia đã thành công về phát triển nông thôn; nguyên tắc, phương pháp, cơ chế vận hành trong xây dựng nông thôn mới; phương pháp chỉ đạo, điều hành, quản lý Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới; tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm các mô hình thực tiễn về phát triển, xây dựng nông thôn mới; hướng dẫn triển khai quy hoạch xây dựng nông thôn mới; trình tự, nội dung các bước tiến hành xây dựng, triển khai đề án nông thôn mới ở cấp xã; kỹ năng về tuyên truyền, tổ chức tuyên truyền và vận động người dân và cộng đồng tham gia xây dựng nông thôn mới; nguyên tắc, phương pháp, cơ chế vận hành trong xây dựng nông thôn mới; quy trình triển khai thực hiện dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc chương trình; phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn; đổi mới và nâng cao hiệu của các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn; phương pháp lập kế hoạch có sự tham gia của người dân...
Theo đó, Ủy ban nhân dân thành phố giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố) chịu trách nhiệm chỉ đạo, phân công Chi cục Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, các huyện và các đơn vị liên quan để triển khai, tổ chức thực hiện: Biên soạn tài liệu phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc thù của thành phố; xuất bản, in ấn tài liệu dành cho giảng viên, học viên, báo, đài phục vụ công tác đào tạo, tập huấn; tham mưu, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới hàng năm trên địa bàn thành phố; tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ xây dựng nông thôn mới cấp thành phố và cấp huyện; tổ chức các chuyến khảo sát, học tập các mô hình, điển hình thực tiễn trong xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch được duyệt; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới của Uỷ ban nhân dân các huyện theo kế hoạch đã đề ra; kịp thời đề xuất những khó khăn, vướng mắc và các trường hợp phát sinh (nếu có) xảy ra…
Đồng thời Ủy ban nhân dân thành phố cũng giao Ủy ban nhân dân 05 huyện, Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới 05 huyện: Phối hợp, hỗ trợ Chi cục Phát triển nông thôn thành phố (Cơ quan thường trực Tổ Công tác giúp việc Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố) thực hiện hoàn thành tốt nhất, hiệu quả nhất Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới, đảm bảo đúng theo tiến độ kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đã được phê duyệt; chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan: tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ cấp xã; định kỳ hàng năm, báo cáo kết quả và đăng kí nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng năm tiếp theo về Cơ quan thường trực Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố (Chi cục Phát triển nông thôn) để tổng hợp, báo cáo và đề xuất Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố…
Đ.K