SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
7
8
9
4
2
3
3
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 15 Tháng Bảy 2012 1:55:00 CH

kết quả thực hiện công tác quản lý nhà nước về Gap trên địa bàn thành phố

 

1. Tình hình triển khai thực hiện VietGAP trên địa bàn thành phố:

 

Để đẩy mạnh triển khai thực hiện VietGAP trong sản xuất rau, quả an toàn, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách phát triển rau an toàn theo VietGAP như:

- Chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011-2015: Mục tiêu đến năm 2015, 100% diện tích sản xuất rau tại các Hợp tác xã, Tổ hợp tác được chứng nhận VietGAP, 100% xã có sản xuất rau thực hiện chương trình nông thôn mới có mô hình sản xuất rau được chứng nhận VietGAP.

- Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị giai đoạn 2011 – 2015.

         Bằng nhiều hoạt động đào tạo, tập huấn, xây dựng mô hình sản xuất rau, quả an toàn đã nâng cao kỹ thuật sản xuất, mở rộng diện tích được chứng nhận VietGAP, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn thành phố, cụ thể:

- Từ năm 2009 đến nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức tập huấn và cấp Giấy chứng nhận đã tham dự lớp tập huấn về sản xuất và sơ chế rau an toàn theo quy trình VietGAP cho 5.462 người sản xuất rau.

         - Trong năm 2011, các đơn vị trực thuộc Sở đã xây dựng được 75 mô hình sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGAP với tổng diện tích 150 ha, 130 hộ nông dân tham gia mô hình.

- Trong 6 tháng năm 2012, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp thành phố đã tiến hành kiểm tra, đánh giá và cấp Giấy chứng nhận VietGAP cho 45 tổ chức, cá nhân, diện tích 16,18 ha, sản lượng dự kiến 1.527 tấn/năm.

Tính lũy tiến đến nay, tổng số đơn vị sản xuất rau, quả trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã được chứng nhận VietGAP là 182 tổ chức, cá nhân (bao gồm xã viên 3 HTX: HTX Nhuận Đức, HTX Ngã 3 Giòng, HTX Thỏ Việt, HTX Phước An, Liên tổ Tân Phú Trung; 4 công ty và các nông hộ), với tổng diện tích 90,16 ha; sản lượng dự kiến 11.450 tấn/năm.

(Đính kèm danh sách các tổ chức, cá nhân được chứng nhận VietGAP trên địa bàn thành phố tại Phụ lục 6).

2. Danh sách các tổ chức chứng nhận GAP trên địa bàn thành phố:

 

         - 01 tổ chức được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố chỉ định là tổ chức chứng nhận VietGAP cho rau, quả: Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp thành phố.

         - 05 tổ chức được Cục Trồng trọt chỉ định là tổ chức chứng nhận VietGAP:

         + Công ty Cổ phần Giám định và Khử trùng FCC: Địa chỉ 45 Đinh Tiên Hoàng, phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM;

         + Trung tâm Tư vấn và Phát triển nông nghiệp bền vững: Địa chỉ 64/29C Lê Quang Định, phường 14, quận Bình Thạnh, TPHCM;

         + Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ sinh học nhiệt đới: Địa chỉ 29/2G đường D2, phường 25, quận Bình Thạnh, TPHCM;

         + Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lượng chất lượng 3: Địa chỉ 49 Pasteur, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TPHCM;

         + Phân viện cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sinh học: Địa chỉ 54 Trần Khánh Dư, phường Tân Định, quận 1, TPHCM.

3. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động chứng nhận VietGAP:

3.1. Thuận lợi:

- Thành phố đã có chủ trương, chính sách về phát triển rau an toàn theo VietGAP như: Chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011-2015, Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị giai đoạn 2011 – 2015.

  - Bằng nhiều hoạt động xúc tiến thương mại như hỗ trợ thiết kế in ấn logo, bao bì nhãn hiệu, website, hỗ trợ quảng bá sản phẩm thông qua hội chợ, triển lãm, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ Nông nghiệp đã trở thành cầu nối liên kết giữa những hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất rau an toàn với các doanh nghiệp tiêu thụ, góp phần thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm rau an toàn.

 

 

         - Nhận thức người sản xuất, người tiêu dùng thành phố về sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ rau đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng được nâng cao.

3.2. Khó khăn:

 

          Về chủ quan:

          - Diện tích canh tác nhỏ lẻ nên khó khăn trong việc đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu áp dụng VietGAP như đầu tư kho chứa phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, nhà vệ sinh.

- Nhận thức của người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng về sản phẩm VietGAP còn hạn chế.

 

          - Hiệu quả kinh tế sản xuất rau VietGAP chưa cao do mạng lưới tiêu thụ rau VietGAP trên địa bàn thành phố còn ít.

          Về khách quan:

          - Các quy định nhà nước về sản xuất, kinh doanh rau an toàn chưa đầy đủ, còn chồng chéo: Chưa có quy định về trình tự, thủ tục kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm nông sản lưu thông trên thị trường; chồng chéo về chỉ tiêu đánh giá, chứng nhận VietGAP cụ thể về quy định mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

          - Thị trường tiêu thụ: Giá cả không ổn định, đặc biệt là giá của sản phẩm canh tác theo qui trình VietGAP chưa khác biệt so với sản phẩm canh tác thông thường, do vậy chưa tạo được động lực cho người sản xuất.

4. Kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

 

  - Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật về sản xuất, kinh doanh rau, quả an toàn theo GAP. 

  - Sớm ban hành Thông tư hướng dẫn Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

  - Hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm nông sản lưu thông trên thị trường.

 



Số lượt người xem: 5701    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm